• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 01/05/2021 Tiết: 66 Bài 26: CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH (tiếp)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:

1. Kiến thức

- Nêu được các khoản chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam và sự cần thiết cân đói thu chi trong gia đình.

2. Kĩ năng

- Áp dụng được một số biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK - Hệ thống câu hỏi 2. Học sinh:

- Đọc trước bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’):

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 6B

(2)

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Câu hỏi: Chi tiêu trong gia đình là gì? Hãy kể tên các khoản chi tiêu trong gia đình.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức

Mỗi gia đình, mỗi các nhân lại có những nhu cầu và mức độ chi tiêu khác nhau.

Chúng ta hãy tìm hiểu xem sự khác nhau đó là gì trong bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức(28’)

Mục tiêu: các khoản chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam và sự cần thiết cân đói thu chi trong gia đình.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm

hiểu chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam - Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu.

? Theo em, mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có giống nhau không? Vì sao?

- Yêu cầu hs theo dõi bảng 5: Chi tiêu của các hộ gia đình và thực hiện yêu cầu sgk: đánh dấu vào các cột ở bảng

- Hs trả lời: không giống nhau vì có hoàn cảnh sống, điều kiện sống, môi trường sống, nhu cầu khác nhau.

- Hs theo dõi bảng 5 đánh dấu và nhận xét: gia đình ở ông thôn có thể sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng, còn gia đình ở thành phố thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả.

Hộ gia đình Nhu

Nông thôn Thành phố Tự

cấp

Mua (hoặc chi

Tự cấp

Mua (hoặc chi

I. Chi tiêu trong gia đình là gì?

II. Các khoản chi tiêu trong gia đình

III. Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam

Chi cho các nhu cầu đi lại, bảo vệ sức khoẻ, học tập là những khoản

(3)

5 và rút ra kết luận về sự khác nhau giữa chi tiêu của một hộ gia đình ở nông thôn và một hộ gia đình ở thành phố.

- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu.

? Thế nào là cân đối thu chi?

- Gv: Dù gia đình ở nông thôn hay thành thị, dù gia đình có điều kiện hay không thì chúng ta vẫn cần có kế hoạch chi tiêu cho hợp lý.

- Yêu cầu hs theo dõi tài liệu, các ví dụ 1, ví dụ 2.

* Ví dụ 1:

? Gia đình có mấy

cầu trả) trả)

Ăn uống

X X

May mặc

X X

Ở (nhà, điện nước)

X X X

Đi lại X X X

Bảo vệ sức khoẻ

X X

Học tập X X

Nghỉ ngơi, giải trí

X x

- Hs nghiên cứu tài liệu - Trả lời theo sgk

- Hs nghiên cứu 2 ví dụ sgk

- Gia đình có 4 thành viên, thu nhập 1.500.000đ

chi không thể thiếu đối với gia đình dù ở thành phố hay nông thôn. Tuy nhiên, mức chi cho các nhu cầu này tuỳ thuộc vào khả năng thu nhập của từng gia đình.

IV. Cân đối thu, chi trong gia đình

- Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích luỹ cho gia đình.

1. Chi tiêu hợp lý a. Ở thành thị

(4)

thành viên? Thu nhập trong 1 tháng của gia đình là bao nhiêu?

? Họ đã có kế hoạch chi tiêu như thế nào: Chi cho những khoản gì? Chi bao nhiêu và đã tiết kiệm được bao nhiêu?

* Ví dụ 2:

? Gia đình có mấy thành viên? Thu nhập trong 1 tháng của gia đình là bao nhiêu?

? Họ đã có kế hoạch chi tiêu như thế nào: Chi cho những khoản gì? Chi bao nhiêu và đã tiết kiệm được bao nhiêu?

- Yêu cầu hs theo dõi tài liệu, các ví dụ 1, ví dụ 2.

* Ví dụ 1:

? Gia đình có mấy thành viên? Thu nhập trong 1 năm của gia đình là bao nhiêu?

? Họ đã có kế hoạch chi tiêu như thế nào: Chi cho những khoản gì? Chi bao

- Hs trả lời

- Gia đình có 4 thành viên, thu nhập 3.000.000đ

- Hs trả lời

- Hs nghiên cứu tài liệu

- Gia đình có 6 thành viên, thu nhập 5.000.000đ

- Hs trả lời

- Gia đình có 6 thành viên, thu nhập 10.000.000đ

- Hs trả lời

- Hs so sánh và nhận xét theo ý kiến riêng.

b. Ở nông thôn

Nhận xét: Dù ở nông thôn hay thành thị, mức chi tiêu của mỗi gia đình đều phải được cân đối với khả năng thu

(5)

nhiêu và đã tiết kiệm được bao nhiêu?

* Ví dụ 2:

? Gia đình có mấy thành viên? Thu nhập trong 1 năm của gia đình là bao nhiêu?

? Họ đã có kế hoạch chi tiêu như thế nào: Chi cho những khoản gì? Chi bao nhiêu và đã tiết kiệm được bao nhiêu?

? Hãy so sánh và rút ra nhận xét về việc cân đối thu, chi của gia đình ở nông thôn và gia đình ở thành thị?

? Theo em chi tiêu như các hộ gia đình trên đã hợp lý chưa? Vì sao?

- Để có thể cân đối thu, chi trong gia đình ta cần có những biện pháp cụ thể.

? Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình?

- Hs trả lời: đã hợp lý vì đã cân đối thu chi và có tích luỹ.

- Ta có thể chi tiêu theo kế hoạch và đồng thời có tích luỹ.

- Hs trả lời

- Hs quan sát hình vẽ dưới sự hướng dẫn của gv

- Người đó đang muốn mua áo khoác đại hạ giá, mua máy vi tính.

- Người đó cân nhắc có nên mua áo không và mua máy tính của hãng nào rẻ hơn.

- Người đó đang có kế hoạch để dành tiền để mua máy tính.

- Hs trả lời:

- Tích luỹ từ chi tiêu hàng ngày.

- Hs trả lời: dùng cho những việc đột xuất như ốm đau, thăm viếng, cưới hỏi hoặc có thêm tiền mua sắm, chi tiêu

nhập của gia đình, đồng thời phải có tích luỹ.

2. Biện pháp cân đối thu, chi

a. Chi tiêu theo kế hoạch

- Chi tiêu có kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập:

+ Những chi tiêu thiết yếu: ăn, ở, mặc…

+ Những chi tiêu định kì: điện, nước, học phí…

+ Những chi tiêu đột xuất: ốm đau, thăm hỏi…

- Chỉ chi tiêu khi cần thiết.

b. Tích luỹ (tiết kiệm) Mỗi cá nhân đều phải có kế hoạch tích luỹ.

- Có tích luỹ nhờ chi tiêu hàng ngày.

- Tích luỹ giúp chúng ta có một khoản tiền để chi cho những việc đột xuất, mua sắm thêm các đồ dùng khác hoặc để

(6)

? Thế nào là chi tiêu có kế hoạch?

- Yêu cầu hs quan sát hình 4.3

(Gv hướng dẫn hs khai thác hình vẽ bằng các câu hỏi:

+ Nhân vật trong hình vẽ đang có những dự định, lựa chọn nào?

+ Người đó đang cân nhắc điều gì?

+ Người đó đang có kế hoạch gì để thực hiện những dự định của mình?

? Em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp:

rất cần- cần- chưa cần?

Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu và liên hệ thực tế.

? Ta có thể tích luỹ bằng cách nào?

? Mục đích của việc tích luỹ?

phát triển kinh tế gia đình.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (5') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Con người có những nhu cầu gì trong cuộc sống?

(7)

A. May mặc.

B. Ăn uống

C. Giải trí, đi lại, thăm viếng.

D. Tất cả đều đúng Đáp án: D

Câu 2: Chi tiêu trong gia đình là gì?

A. Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất

B. Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần C. Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu xã hội

D. Đáp án A và B đúng Đáp án: D

Câu 3: Nhu cầu vật chất là những nhóm nhu cầu nào?

A. Ăn uống, may mặc, xem phim, khám bệnh.

B. Ăn uống, may mặc, mua nhà, khám bệnh . C. Thăm viếng bạn bè, du lịch, xem phim.

D. Thăm viếng bạn bè, mua nhà, du lịch.

Đáp án: B

Câu 4: Nhu cầu văn hóa tinh thần là những nhóm nhu cầu nào?

A. Ăn uống, may mặc, xem phim, khám bệnh.

B. Ăn uống, may mặc, mua nhà, khám bệnh . C. Thăm viếng bạn bè, du lịch, xem phim.

D. Thăm viếng bạn bè, mua nhà, du lịch.

Đáp án: C

Câu 5: Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình ? A. Phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chi tiêu

B. Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết

C. Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 6: Chi tiêu các hộ gia đình ở thành phố so với nông thôn như thế nào?

A. lớn hơn B. nhỏ hơn C. bằng nhau

D. Cả A, B, C đều sai Đáp án: A

Câu 7: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình không nhằm mục đích?

A. Để chi cho những việc đột xuất

(8)

B. Mua sắm thêm các đồ dùng khác C. Để phát triển kinh tế gia đình

D. Tiết kiệm để mua sắm những đồ hàng hiệu đắt tiền Đáp án: D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (3’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

- Liên hệ: liệt kê bảng chi tiêu của gia đình mình và số tiền tích luỹ được.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Sưu tầm một số thành ngữ, tục ngữ nói về lợi ích của tiết kiệm.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 3, 4 sgk.

- Gọi hs đọc Ghi nhớ sgk - Về học bài cũ.

(9)

Ngày soạn: 01/05/2021 Tiết: 67 Bài 27: Thực hành: Bài tập tình huống chi tiêu trong gia đình I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:

1. Kiến thức

- Củng cố thêm kiến thức về thu chi trong gia đình.

2. Thái độ

- Xác định được mức thu chi của gia đình trong 1 năm, một tháng để có kế hoạch phù hợp.

3. Kĩ năng

- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, năng lực tính toán.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK - Hệ thống bài tập 2. Học sinh:

- Đọc trước bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A

(10)

6B

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

Câu hỏi: Nêu các biện pháp để cân đối thu chi trong gia đình.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức - GV đặt vấn đề

Chúng ta đã được tìm hiểu về thu, chi trong gia đình và các biện pháp thu chi trong gia đình và để củng cố thêm kiến thức và kĩ năng của nội dung này, hôm nay chúng ta cùng vào bài thực hành về các tình huống thu chi trong gia đình.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức(30’)

Mục tiêu: các khoản chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam và sự cần thiết cân đói thu chi trong gia đình.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Xác

định thu nhập của gia đình

- Yêu cầu hs nghiên cứu yêu cầu sgk đưa ra, thực hiện yêu cầu - Gv nhận xét và kết luận.

- yêu cầu hs nghiên

- Hs nghiên cứu và thực hiện yêu cầu sgk

- hs lên bảng trình bày, các hs khác nhận xét.

- Hs nghiên cứu tài liệu và thực hiện tính toán.

I. Xác định thu nhập của gia đình

a. Gia đình có 6 người sống ở thành phố có mức thu nhập một tháng là:

900.000 + 350.000 + 1.000.000

+ 800.000= 3.050.000 đồng.

b. Gia đình có 4 người,

(11)

cứu nội dung phần b và thực hiện yêu cầu đề bài ra:

- Gv nhận xét và kết luận

- Yêu cầu hs nghiên cứu yêu cầu sgk đưa ra, thực hiện yêu cầu - Gv nhận xét và kết luận.

Hoạt động 2: Xác dịnh mức chi tiêu của gia đình

- yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình huống đã đưa ra.

? Hãy xác định yêu cầu của đề bài?

? Yêu cầu hs thảo luận và làm bài tập theo yêu cầu.

- Hs nghiên cứu tài liệu và trả lời

- bài yêu cầu ta ước tính mức chi tiêu từng khoản của gia đình trong 1 tháng hay 1 năm.

- Hs nghiên cứu, thảo luận và hoàn thành phần bài tập.

sống ở nông thôn có mức thu nhập 1 năm là:

(5000 kg-1500 kg). 2000 + 1.000.000 = 8.000.000 đồng c. Gia đình em có 6 người, sống ở miền trung du, trong 1 năm có thu nhập như sau:

10.000.000+ 1.000.000 +200.000 +1.800.000=

13.000.000 đồng

II. Xác định mức chi tiêu của gia đình

- Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, mua quần áo, giày dép, trả tiền điện, điện thoại, nước, mua đồ dùng gia đình.

- Chi cho học tập: mua sách vở, học phí, mua sách báo, tạp chí…

- Chi cho đi lại: tàu xe, xăng xe

- Chi khác: … Tiết kiệm:

Hoạt động 3: Cân đối thu chi trong gia đình.

- yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ

? Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình?

- Hs nhắc lại kiến thức

- Hs nghiên cứu

III. Cân đối thu - chi

a. Gia đình em có 4 người, thu nhập 1 tháng là 800.000 , hãy tính mức chi tiêu cần thiết để tiết kiệm được ít nhất 100.000 đồng

(12)

- Yêu cầu hs nghiên cứu nội dung bài tập sgk

? nêu yêu cầu mà em cần thực hiện ở mỗi tình huống?

Hoạt động 4: Thực hành.

- Gv yêu cầu hs hoàn thành báo cáo thực hành với 3 bài tập tình huống nêu trên và có thể thảo luận với nhau để tìm ra phương án tốt nhất.

- Tổ chức cho hs nhận xét đánh giá phần giải quyết vấn đề của bạn.

- Hs trả lời

+ Tính mức chi tiêu để mỗi tháng gia đình tiết kiệm được 100.000 đồng

+ Xác định khoản tiền mà em có thể để dành được từ tiền ăn sáng.

+ Em sử dụng khoản tiền 200.000 như thế nào để có tiền tiết kiệm?

- Hs hoàn thành bài tập, sau đó 1 số báo cáo để cả lớp nhận xét, rút kình nghiệm

b. Mỗi ngày bố mẹ cho em 1.500 đồng ăn sáng. Em thường mua quà sáng hết 1000 đồng. Số tiền còn lại em mua truyện và mua quà sinh nhật tặng bạn. Em có để dành được tiền không?

c. Em tham gia kế hoạch nhỏ nuôi gà, trồng rau và hoa ở vườn, gom sách báo cũ…Tổng số tiền mỗi năm em có khoảng 200.000 đồng. Em sử dụng khoản tiền đó như thế nào? Để dành được bao nhiêu?

IV. Thực hành

Hs hoàn thành báo cáo thực hành với 3 bài tập tình huống đã cho

3.3,4: Hoạt động luyện tập, vận dụng(5’) - Nhận xét đánh giá giờ thực hành

- Nhấn mạnh 1 số vấn đề cần chú ý

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Về nhà tìm hiểu thêm trong thực tế gia đình về các khoản thu chi và cân đối thu chi trong gia đình.

4. Hướng dẫn về nhà(1’) - Xem lại các bài tập đã làm.

- Chuẩn bị các nội dung đã học để tiết sau ôn tập học kì II.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp