• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/1/2021 Tiết: 39 Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (TIẾP)

I.MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:

1. Kiến thức

- Nắm được nhu cầu của mỗi chất dinh dưỡng đối với cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng với cơ thể trong một ngày

2. Kĩ năng

- Lựa chọn và sử dụng được một số nguồn lương thực, thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người một cách hợp lí

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế 4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

a. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu SGK

- Hệ thống câu hỏi

b. Chuẩn bị của học sinh

- Sưu tầm một số tranh ảnh về tác dụng của các chất dinh dưỡng với cơ thể, thông tin về các chất dinh dưỡng và nhu cầu của cơ thể

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 21/01/2021

6B 19/01/2021

(2)

2. Kiểm tra bài cũ(4’)

Câu 1: Nêu chức năng dinh dưỡng của vitamin và chất khoáng. Những nguồn thực phẩm nào có chứa các chất dinh dưỡng này?

Câu 2: Dựa vào giá trị dinh dưỡng, thức ăn được phân chia như thế nào? Việc phân chia đó có ý nghĩa gì?

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (4’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

? GV: Chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng theo các em, có phải chúng ta cứ cố gắng ăn được càng nhiều càng tốt hay không? Chúng ta nên ăn như thế nào cho hợp lí?

- Hs: Các chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, nhưng cơ thể cũng chỉ cần hấp thụ một lượng nhất định nào đó, nên chúng ta cần cung cấp cho cơ thể hợp lí, không thừa cũng không thiếu, tránh gây hậu quả xấu

GV: cụ thể chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức(23’)

Mục tiêu: Nhu cầu của mỗi chất dinh dưỡng đối với cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng với cơ thể trong một ngày

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt

? Yêu cầu hs nhắc lại chức năng dinh dưỡng của chất đạm

- Cho hs quan sát hình 3.11 và THẢO LUẬN NHÓM

? Nhận xét về thể trạng của cậu bé trong hình?

? Cậu bé đang mắc bệnh gì?

Nguyên nhân?

? Thiếu chất đạm sẽ gây ra

Nhắc lại

- Quan sát

- Cậu bé gầy còm, ốm yếu, vì mắc bệnh suy dinh dưỡng do thiếu chất đạm

- Cơ thể phát triển không

I. Vai trò của các chất dinh dưỡng II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 1. Chất đạm

a. Thiếu chất đạm trầm trọng:

(3)

hậu quả gì?

? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị thiếu chất đạm?

? Dự đoán xem nếu thừa chất đạm thì cơ thể sẽ như thế nào?

? Theo em, nhu cầu cơ thể cần bao nhiêu đạm?

- Gv thông báo cho hs số liệu

? Nhắc lại chức năng dinh dưỡng của chất đường bột?

? Nếu thiếu chất đường bột sẽ gây ra hậu quả gì với cơ thể?

- Yêu cầu hs quan sát hình 3.12

? Bạn trai trong hình trông như thế nào? Nguyên nhân?

? Làm thế nào để giảm cân?

? Ăn nhiều chất đường bột còn có tác hại gì với hàm răng?

THẢO LUẬN

? Theo em nhu cầu chất đường bột của cơ thể là bao nhiêu?

- Gv cho cung cấp thông tin cho hs về nhu cầu chất đường bột với cơ thể

- Yêu cầu hs nhắc lại chức

bình thường, cơ bắp yếu ớt, chân tay khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa - Chậm lớn, hậm mở mang trí óc, dễ mệt, thiếu máu, ăn không ngon, da có quầng thâm

- Chất đạm thừa sẽ biến thành mỡ, gây béo phì

- Hs: cần vừa đủ, hợp lí

- Hs nhắc lại

- Người sẽ mệt mỏi, ốm yếu - Quan sát

- Bạn trai rất béo, do ăn nhiều bánh kẹo và hoa quả có chất đường bột

- Để giảm cân, cần giảm chất đường bột, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời cần tập thể dục đều đặn - Ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt còn bị sâu răng

- Hs thảo luận và trả lời theo suy nghĩ

- Hs lắng nghe

- Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn

- Trí tuệ kém phát triển

b. Thừa chất đạm Cơ thể béo phì, dễ mắc bệnh thận hư, béo phì, huyết áp, tim mạch…

2. Chất đường bột a

. Thiếu chất đường bột

- Cơ thể ốm yếu, đói mệt.

b

. Thừa chất đường bột

- Làm cơ thể béo phì, sâu răng

(4)

năng dinh dưỡng của chất béo

? Nếu thiếu chất béo, cơ thể sẽ thế nào?

? Dấu hiệu cụ thể cho thấy cơ thể thiếu chất béo?

? Ăn quá nhiều chất béo sẽ có tác hại gì?

? Cơ thể con người ăn lượng chất béo thế nào là đủ?

? Ngoài các chất dinh dưỡng trên, còn những chất dinh dưỡng khác nữa?

? Khi cơ thể thiếu các chất này thì sẽ có dấu hiệu gì?

? Cần cung cấp những chất dinh dưỡng này cho cơ thể như thế nào?

? Qua đó, em có nhận xét gì về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể? Chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý nhất?

* Các chất dinh dưỡng khác

- Các chất khoáng, vitamin, chất xơ, nước cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý.

- Nên ăn nhiều rau, củ, quả, phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác để thay đổi trong các bữa ăn, đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

- Yêu cầu hs quan sát hình 3.13a, giải thích lượng dinh dưỡng cần thiết cho một học sinh mỗi ngày

- Hs nhắc lại

- Nếu thiếu chất béo, người sẽ mệt, ốm, không có năng lượng hoạt động, và chống đỡ với môi trường kém, nhất là chịu rét kém

- Cơ thể ốm yếu, lở ngoài da, mệt, đói, sưng thận - Nếu nhiều chất béo quá, cơ thể sẽ béo phì, bụng to, dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao

- Hs trả lời:

- Hs: chất khoáng, chất xơ, nước, vitamin

- Thiếu vitamin: da khô, đóng vảy, mắt không khoẻ, không tập trung, đau đầu, bị nhiệt miệng, lợi chảy máu, chân tay đâu nhức, toàn thân mệt mỏi, xương yếu

Thiếu chất khoáng: xương yếu, dễ gãy, răng không cứng cáp, mệt mỏi, dễ cáu gắt, da xanh xao

- Cần cung cấp đầy đủ, hợp lí, và cần thay đổi các thực phẩm trong bữa ăn.

- Hs: Cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ và hợp lí tất cả các chất dinh dưỡng

- Hs quan sát, trình bày - Hs quan sát và trình bày

3. Chất béo a. Thiếu chất béo Cơ thể sẽ không đủ năng lượng và khả năng chống đỡ với bệnh tật và thời tiết, dễ bị mệt, ốm

b. Thừa chất béo - Làm cơ thể béo phì, dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, bụng to…

Tóm lại: Mọi sự thừa thiếu chất dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể, do đó cần cung cấp đầy đủ và hợp lý.

(5)

- Yêu cầu hs quan sát hình 3.13b, nêu lượng dinh dưỡng trung bình cho 1 người trong 1 tháng.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (6') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV phát phiếu học tập cho HS

Hãy đánh dấu (x) và điền tiếp vào cột trống (…..) của bảng dưới đây để nêu rõ những thức ăn gia đình em thường dùng trong bữa ăn hàng ngày; các thức ăn đó thuộc nhóm nào và cách thay thế các thức ăn đó để có bữa ăn hợp lí.

- Nhóm 1: Giàu chất đạm; - Nhóm 3: Giàu chất béo

- Nhóm 2: Giàu chất đường bột - Nhóm 4: Giàu vitamin và chất khoáng) Lời giải:

TÊN THỨC ĂN

NHÓM THỨC ĂN

THỨC ĂN THAY THẾ

(1) (2) (3) (4)

Cơm rang x x Bún xáo – mì xào

Rau cải xào x Rau muống xào

Thịt kho x x Cá kho

Dầu đậu nành x Dầu vừng (mè)

Cá hấp x Thịt luộc

Cá rán x x Thịt rán

Cơm trắng x Mì

Đậu phụ x Đậu côve

Chuối x Bưởi

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (4’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực

(6)

xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo Liên hệ:

Nếu hằng ngày em ăn quá nhiều hoặc quá ít chất béo cơ thể em có được bình thường không?

Em sẽ bị hiện tượng gì?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Tìm hiểu thêm trong thực tế về các bệnh do thiếu chất mang lại. Sưu tầm một số tranh ảnh về tác dụng của các chất dinh dưỡng với cơ thể, thông tin về các chất dinh dưỡng và nhu cầu của cơ thể

4. Hướng dẫn về nhà(1’) - Trả lời các câu hỏi trong sgk.

- Đọc trước bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày soạn: 16/1/2021 Tiết: 40 Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:

1. Kiến thức

(7)

- Giải thích được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Kĩ năng

- Thực hiện được một số biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

3. Thái độ

- Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu SGK

- Hệ thống câu hỏi

2. Chuẩn bị của học sinh

Sưu tầm một số tranh ảnh, mẫu vật về vệ sinh an toàn thực phẩm, thông tin về hậu quả của nhiễm trùng thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp(1’):

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 23/01/2021

6B 22/01/2021

2. Kiểm tra bài cũ(3’):

(8)

Câu hỏi: Nếu thiếu và thừa chất béo sẽ dẫn đến hậu quả gì? Ngoài chất đạm, chất đường bột, chất béo, các chất dinh dưỡng khác cần cho cơ thể như thế nào?

Cần cung cấp chúng cho cơ thể như thế nào?

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: Tình huống, quan sát tranh

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

? Nếu gia đình em chẳng may mua rau mới bị phun thuốc trừ sâu, thịt lợn bị bệnh thì có thể gây hậu quả gì với các thành viên trong gia đình?

Hs: Mọi thành viên có thể bị đau bụng, bị bệnh hoặc nặng hơn nữa

Gv:Trên đây là một bức tranh biếm họa về an toàn thực phẩm. Qua đài, báo, tivi chúng ta đã thấy vấn đề ngộ độc thực phẩm hiện nay đang gia tăng rất mạnh.

Nguyên nhân là do đâu, và làm thế nào để tránh bị ngộ độc thức ăn? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta có câu trả lời.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức(23’) Mục tiêu: Giải thích được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Yêu cầu hs đọc phần thông

tin mở đầu

- Hs đọc và theo dõi I. Vệ sinh thực phẩm

(9)

? Em hiểu thế nào là vệ sinh thực phẩm?

Gv thông báo: những thực phẩm tươi sống nếu không được bảo quản tốt thì sau một thời gian ngắn sẽ bị vi khuẩn có hại xâm nhập, có mùi lạ, màu sắc biến đổi…

nhất là với khí hậu thời tiết nóng và ẩm của nước ta.

Những thực phẩm đó đã bị nhiếm trùng.

? Theo em, thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?

- Gv kết luận

? Hãy kể tên 1 số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng, nhiễm trùng? Tại sao?

? thực phẩm được để trong tủ lạnh có đảm bảo an toàn không? Tại sao?

(Gv có thể gợi ý hs đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến chín)

THẢO LUẬN

? Với những thực phẩm được chế biến sẵn như đồ

- Vệ sinh thực phẩm là làm cho thực phẩm sạch, tươi, không bị bẩn, ôi, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc

- Hs trả lời theo suy nghĩ của mình

- Thực phẩm dễ bị hư hỏng như: thịt gia cầm, gia súc, thịt thuỷ hải sản…Nguyên nhân là do những thực phẩm này sau khi giết mổ không được bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật, không chế biến ngay hoặc không để nơi thoáng mát nên dễ dàng bị vi khuẩn có hại từ môi trường xâm nhập và phá huỷ, dẫn đến nhiễm trùng - Hs: không đảm bảo vì thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến thì chỉ giữ được trong một thời gian nhất định, nếu quá thời gian đó sẽ bị nhiễm trùng.

Với thực phẩm đã chế biến chín cũng không nên giữ

- Là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiếm khuẩn, ngộ độc

1. Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?

- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm (thịt,cá tươi sống để lâu…)

- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm (rau củ bị phun thuốc sâu, đồ uỗng sử dụng chất phụ gia quá tỉ lệ cho phép…) 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn

- Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm:

100oC - 115oC

(10)

hộp, giò chả, đồ uống có ga, rượu, rau, củ, quả bị phun thuốc bảo vệ thực vật không cho phép hoặc quá liều lượng có phải là thực phẩm bị nhiễm trùng không? Tại sao?

- Gv thông báo và kết luận:

Đó không phải thực phẩm bị nhiễm trùng mà là bị nhiễm độc

? Thế nào là nhiễm độc thực phẩm?

- Gv mở rộng thêm:

+ Cá nóc là loài cá nhiều độc tố nên khi sử dụng làm thực phẩm cần rất thận trọng (liên hệ cho các em về hiện tượng ngộ độc thực phẩm do ăn cá nóc thời gian qua)

+ Thịt con có là loại thịt rất bổ, nhưng một số bộ phận trong cơ thể cóc như gan, mật, ruột, trứng…rất độc, cần chú ý khi chế biến (liên hệ cho hs về một vài trường hợp ăn thịt cóc có lẫn 1 chút gan, trứng cóc gây nguy hiểm tính mạng)

- Yêu cầu hs quan sát hình 3.14, đọc nội dung ghi trong các ô màu

? Vậy nhiệt độ nào thì an toàn cho thực phẩm nhất?

- Gv nhấn mạnh:

- Yêu cầu hs quan sát hình

lâu trong tủ lạnh tránh nhiễm trùng

- Hs trả lời theo suy nghĩ của mình

-Hs trả lời

- Hs lắng nghe và liên hệ thực tế

- Quan sát

- Nhiệt độ: 50oC, 60oC, 70oC, 80oC

- Nhiệt độ -10oC, -20oC

- Nhiệt độ: 0oC, 10oC, 20oC, 37oC

- Nhiệt độ 100oC, 115oC - Hs lắng nghe, ghi nhớ - Hs quan sát, thảo luận, trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Hs liên hệ

- Nhiệt độ làm vi khuẩn không sinh nở nhưng không chết hoàn toàn: 50oC - 80oC

- Nhiệt độ giúp vi khuẩn sinh nở mau chóng: 0oC - 37oC - Nhiệt độ làm vi khuẩn không sinh nở nhưng không chết được: -10oC, -20oC

(11)

3.15, hoạt động theo nhóm

? Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?

- Gv kết luận và nhấn xét - Yêu cầu hs liên hệ với phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm ở gia đình mình

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (5') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Vấn đáp

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng ? A. 80oC – 100oC

B. 100oC - 115oC C. 100oC - 180oC D. 50oC - 60oC Đáp án: B

Câu 2: Vi khuẩn sinh sôi và nảy nở mạnh nhất ở nhiệt độ nào ? A. -10oC - 25oC

B. 50oC - 60oC C. 0oC - 37oC D. Tất cả đều đúng Đáp án: C

Câu 3: Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là:

A. Nhiễm độc thực phẩm B. Nhiễm trùng thực phẩm C. Ngộ độc thức ăn

D. Tất cả đều sai Đáp án: A

Câu 4: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?

A. Là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

B. Là bản thân thức ăn có sẵn chất độc

(12)

C. Là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm D. Đáp án A và B

Đáp án: C

Câu 5: Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

A. Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố B. Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc

C. Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng D. Đáp án A, B C đúng

Đáp án: D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo Em phải làm gì khi phát hiện:

a) Một con ruồi trong bát canh?

b) Một con ruồi trong túi bột?

Trả lời

a) Em nên bỏ bát canh đi không sử dụng vì chân con ruồi chứa rất nhiều vi khuẩn.

b) Em có thể lấy thìa xúc phần bột có con ruồi bỏ đi và có thể sử dụng phần còn lại.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Sưu tầm một số tranh ảnh, mẫu vật về vệ sinh an toàn thực phẩm, thông tin về hậu quả của nhiễm trùng thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.

4. Hướng dẫn về nhà(1’) - Đọc phần Có thể em chưa biết - Trả lời các câu hỏi trong sgk

- Đọc trước phần II, phần III cho tiết sau học.

(13)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp