• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26/09/2020 Tiết 7

BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động môi trường xã hội.

- Biết cách phối hợp trang phục hợp lí.

- Biết cách bảo quản trang phục qua các công đoạn: Giặt, phơi, là, cất giữ.

2. Kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng phối hợp được áo của bộ trang phục này với quần của bộ trang phục khác một cách hợp lý.

- Đọc, chọn đúng các kí hiệu của dụng cụ, vải khi tiến hành bảo quản trang phục.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữ độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt.

4.Năng lực, phẩm chất 4.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực sử lí tình huống, năng lực phân tích.

4.2. Phẩm chất

- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

*Tích hợp BĐKH: Giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm và bảo quản tốt trang phục cá nhân.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh về các loại trang phục, bảng ký hiệu trang phục.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp – kĩ thuật

(2)

1. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Động não, đọc tích cực, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: (1phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tổ chức các hoạt động dạy học 3.1. Khởi động: ( 3 phút)

Buổi học trước, chúng ta đã tìm hiểu xong cách sử dụng trang phục. Vậy, làm thế nào để giữ trang phục được lâu và đảm bảo độ bền đẹp thì ôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp “phần II: Bảo quản trang phục”.

3.2.Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo quản trang phục - Mục tiêu: Biết cách bảo quản trang phục phù hợp.

- Thời gian: 18 phút

- Hình thức tổ chức:Cá nhân

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

- Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Sau khi phơi khô quần áo, em sẽ

bảo quản những bộ quần áo đó như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: Vì sao phải bảo quản quần áo?

HS: Để giữ độ bền, đẹp, tiết kiệm tiền chi tiêu trong may mặc.

GV: Ở gia đình em thường giặt quần áo như thế nào?

HS: Tách riêng, ngâm, vò, giũ, phơi.

GV: Chia nhóm, thảo luận trong 2

I. Sử dụng trang phục:

II. Bảo quản trang phục:

1. Giặt, phơi:

- Lấy => Tách riêng => Ngâm =>

Vò => Giũ nước sạch => Xả chất làm mềm vải => Vắt => Phơi.

(3)

phút và YCHS: Hãy chọn từ hoặc nhóm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống.

HS: Làm bài tập theo nhóm, đại diện nhóm trả lời.

GV: Mời nhóm bạn nhận xét => Đưa ra đáp án.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát H1.13/ SGK/23:

- Em hãy kể tên các dụng cụ là quần áo ở gia đình?

HS: Bàn là, bình phun nước, cầu là hoặc chăn dạ.

GV: Muốn làm quần áo phẳng cần thực hiện theo quy trình như thế nào?

HS: Điều chỉnh núm nhiệt, là, dụng bàn là hoặc đặt vào nơi quy định.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Đưa ra bảng kí hiệu giặt, là – Phân tích, đặt một số câu hỏi.

HS: Chú ý quan sát, trả lời.

GV: Phải cất giữ quần áo như thế nào cho khoa học?

HS: Cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Gia đình em đã bảo quản quần áo như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

2. Là ( ủi):

a. Dụng cụ là:

- Bàn là, bìmh phun nước, cầu là.

b. Quy trình là:

Điều chỉnh núm nhiệt => Bắt đầu là

=>Thao tác là => Dựng bàn là vào đúng nơi quy định.

c. Kí hiệu giặt, là:

- Bảng 4/SGK/ Tr24

3. Cất giữ:

- Sau khi giặt, phơi khô cần cất kĩ quần áo ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

3.3: Hoạt động luyện tập (15p)

Kiểm tra 15 phút

(4)

Câu 1 : Nêu các cách phối hợp màu sắc của trang phục ? Cho ví dụ ? 6đ Câu 2 : Trình bày quy trình là (ủi) quần áo ? 4đ

Đáp án

Câu 1 : Mỗi ý đúng 1,5 đ

- Các sắc độ khác nhau trong cùng một màu : Xanh nhạt và xanh thẫm,…

- Giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu : đỏ và tím đỏ,…

- Giữa 2 màu đối nhau trên vòng màu : xanh và cam,…

- Màu trắng và đen có thể kết hợp bất kì màu khác : Đen và hồng, trắng và tím,…

Câu 2 : Mỗi ý đúng 1đ

- Điều chỉnh nấc nhiệt độ phù hợp với từng loại vải - Ủi vải có nhiệt độ thấp đến vải có nhiệt độ cao - Ủi theo chiều dọc vải

- Khi ngừng nên đặt bàn ủi vào nơi quy định

3.4: Hoạt động vận dụng (4’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo Hãy tìm hiểu cách sử dụng trang phục của mọi người trong gia đình mình.

Đối chiếu với cách sử dụng trang phục trong bài học, nêu nhận xét và dề xuất cách lựa chọn trang phục cho của mọi người cho phù hợp.

3.5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Em hãy tìm hiểu trên internet, nhập vào địa chỉ WWW.google.vn, gõ chữ “ Kí hiệu giặt, là quần áo” để tìm hiểu một số kí hiệu, ý nghĩa của kí hiệu giặt là, phơi khô quần áo. Sau đó điền ý nghĩa của từng kí hiệu vào cột Ý nghĩa của bảng các kí hiệu.

Em hãy tìm hiểu cách sử dụng trang phục của những người xung quanh và ghi lại những gì em quan sát được.

4. Hướng dẫn về nhà: (2p)

*- Học bài, làm bài tập 2,3 vào vở BT.

- Vẽ BĐTD cho cả bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục

(5)

- Hằng ngày các em phải thường xuyên tham gia giúp bố mẹ và hướng dẫn các thành viên trong gia đình bảo quản trang phục được đúng kĩ thuật

- Nghiên cứu bài 5. Ôn một số mũi khâu cơ bản

- Chuẩn bị:Kéo,kim chỉ khâu,2 miếng vải KT8 x15 cm,1 miếng vải KT 10 x 15 cm.

V. Rút kinh nghiệm :

………

………

………

Ngày soạn: 26/09/2020 Tiết: 8 CẮT KHÂU MỘT SỐ SẢN PHẨM

Bài 5: THỰC HÀNH :ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học

(6)

1. Kiến thức

- Biết được các mũi khâu cơ bản: Khâu mũi thường, khâu mũi đột, khâu vắt.

2. Kĩ năng

- Hình thành kĩ năng khâu một số mũi khâu trên vải.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để khâu một số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành sau.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin, tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, quan sát, tạo ra các đường may dựa theo quy trình và kỹ năng sẵn có vào cuộc sống.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

*Nội dung tích hợp: Tiết kiệm nguyên vật liệu, giữ gìn dụng cụ, trách nhiệm với công việc

- Giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Định hướng nghề nghiệp tương lai II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh phóng to có liên quan đến nội dung bài học, vải, kim, chỉ, kéo, thước kẻ, bút chì.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập, vải hình chữ nhật, chỉ, kim, kéo, thước kẻ, bút chì.

III. Phương pháp- kĩ thuật dạy học

1. Phương pháp : trực quan, vấn đáp, thực hành – làm mẫu, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật : Động não, kĩ thuật đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình giờ bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp:( 1 phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Câu hỏi :

(7)

Câu 1: Bảo quản áo quần gồm những công việc chính nào?

- Làm sạch: Giặt, phơi; Làm phẳng: là; Cất giữ.

Câu 2: Có những cách phối hợp trang phục nào?

- Phối hợp vải hoa văn với vải trơn; Phối hợp màu sắc.

3. Tổ chức các hoạt động dạy học 3.1 Khởi động: (2 phút)

Ở cấp tiểu học, các em đã được học những mũi khâu cơ bản. Để các em có thể vận dụng các mũi khâu đó vào hoàn thành một số sản phẩm đơn giản cho bài học sau. Hôm nay, cô cùng các em sẽ ôn lại kĩ thuật khâu các mũi khâu cơ bản đó “ Bài 5: TH: Ôn một số mũi khâu cơ bản”.

3.2. Hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành (8 phút) - Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài thực hành yêu cầu.

- Thời gian: 6 phút

- Hình thức tổ chức:Cá nhân

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

- Kĩ thuật: Động não

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Nêu mục tiêu bài thực hành và

yêu cầu cần đạt: Biết được các mũi khâu cơ bản: Khâu mũi thường, khâu mũi đột, khâu vắt. Hình thành kĩ năng khâu một số mũi khâu trên vải. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để khâu một số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành sau.

GV: Để khâu được những mũi khâu cơ bản cần chuẩn bị những gì?

HS: Vải, kim, chỉ, bút chì, thước.

GV: Bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

I. Mục tiêu, dụng cụ và vật liệu thực hành:

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức:

- Biết được các mũi khâu cơ bản:

Khâu mũi thường, khâu mũi đột, khâu vắt.

b. Về kĩ năng:

- Hình thành kĩ năng khâu một số mũi khâu trên vải.

c. Về thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để khâu một số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành sau.

(8)

2. Chuẩn bị:

- Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cm x 15cm và 10cm x 15cm.

- Chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kéo, thước, bút chì.

* Hoạt động 2: Ôn lại các mũi khâu cơ bản: Khâu mũi thường, khâu mũi đột mau, khâu vắt

- Mục tiêu: Biết khâu những mũi khâu cơ bản.

- Thời gian: 8 phút

- Hình thức tổ chức:Cá nhân

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hãy kể tên những mũi khâu

cơ bản mà em đã được học?

HS: Khâu mũi thường, mũi đột mau, khâu vắt.

GV: Khâu mũi thường là kiểu khâu như thế nào?

HS: Là cách khâu nhìn hai mặt giống nhau.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hiểu gì về khâu mũi đột mau?

HS: Là cách khâu đưa kim lùi lại 3/4 canh sợi vải rồi lại khâu tiến lên một khoảng 4 canh sợi vải.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

II. Ôn lại những mũi khâu cơ bản đã được học:

1. Khâu mũi thường( mũi tới):

- Là cách khâu dùng kim, chỉ tạo thành những mũi lặn, mũi nổi cách đều nhau, nhìn hai mặt giống nhau.

2. Khâu mũi đột mau:

- Là phương pháp khâu mà mỗi mũi chỉ nổi được tạo thành bằng cách đưa kim lùi lại 3-4 canh sợi vải, rồi lại khâu tiến lên một khoảng 4 canh sợi vải.

3.3: Hoạt động luyện tập: Thực hành khâu các mũi khâu cơ bản - Mục tiêu: Khâu được các mũi khâu cơ bản.

(9)

- Thời gian: 15 phút

- Hình thức tổ chức:Cá nhân

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc, quan sát H1.14/SGK

và giáo viên làm mẫu:

- Khâu mũi thường được tiến hành như thế nào?

HS: Đọc, quan sát, trả lời và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

GV: Đi từng bàn quan sát học sinh thực hành.

GV: YCHS đọc, quan sát H1.15/SGK và giáo viên làm mẫu:

- Muốn khâu mũi đột mau ta phải làm thế nào?

HS: Đọc, quan sát, trả lời và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

GV: Đi từng bàn theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hành.

III. Thực hành khâu các mũi khâu cơ bản

1. Khâu mũi thường ( Mũi tới):

- Vạch 1 đường thẳng ở giữa mảnh vải bằng bút chì

- Sâu chỉ vào kim, thắt nút một đầu để giữ mũi khâu khỏi tuột.

- Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim, khâu từ phải sang trái.

- Lên kim từ mặt trái của vải - Khi khâu xong cần lại mũi.

2. Khâu mũi đột mau:

- Kẻ nhẹ tay một đường thẳng trên vải

- Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 0,5cm, xuống kim lùi lại 0,25cm, lên kim về phía trước 0,25cm, xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên, lên kim về phía trước 0,25cm. Cứ khâu như vậy cho hết đường. Lại mũi khi kết thúc đường khâu

3.4: Hoạt động vận dụng (5p) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

Quan sát quần áo chúng ta đang mặc xem trên đó mỗi chi tiết thường sử dụng mũi khâu gì để may.

3.5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2p)

(10)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

- Vận dụng những kiến thức đã được học về khâu, vá lại những quần áo của bản thân và các thành viên trong gia đình đã bị bục chỉ hoặc rách.

4. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự thực hành, hoàn thiện sản phẩm.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

WWW.google.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp