• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 13/11/2020 Tiết: 21 Bài 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

- Cần làm gì để giữ nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

- Nắm được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

2. Kỹ năng:

- Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập ngăn nắp, sạch sẽ.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

- Yêu thích môn học, thích tìm tòi khám phá.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng 5. Nội dung tích hợp

Tích hợp BĐKH: Bảo vệ môi trường nhà ở và xung quanh, - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, để rác đúng nơi quy định.

- Có nếp sống, sinh hoạt văn minh.

- Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo có liên quan.

- Máy chiếu, máy tính - Phiếu học tập.

- Bảng phụ, đồ dùng phục vụ học tập.

2. Học sinh:

- Học bài cũ.

- Đọc trước bài mới

- Đồ dùng phục vụ học tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 19/11/2020

(2)

6B 24/11/2020 2. Kiểm tra bài cũ (3’)

? Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở

* Đáp án:

- Chỗ sinh hoạt chung - Nơi thờ cúng

- Chỗ ngủ, nghỉ - Chỗ ăn

- Bếp

- Khu vệ sinh - Chỗ để xe

GV nhận xét và cho điểm.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

GV cho HS quan sát bức tranh + Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

? Em có nhận xét gì về không gian của ngôi nhà trên.

- HS quan sát và nhận xét: (sạch sẽ, ngăn nắp...)

- GV kết luận: Vậy ai cũng muốn được ở trong ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp.

Sự sạch sẽ, ngăn nắp giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, giữ được sức khỏe tốt, đồng thời làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà. Vậy để biết được nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và cần giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp như thế

nào? Chúng ta tìm bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (21’) Mục tiêu: khái niệm thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

(3)

- Cần làm gì để giữ nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

- Nắm được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Ai cũng muốn sống trong ngôi nhà sạch sẽ ngăn nắp sẽ giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái giữ được sức khoẻ tốt đồng thời làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.

-Treo tranh phóng to h2.8 và 2.9/40 cho HS quan sát.

- Em có nhận xét gì ở h2.8 và h2.9/40 sgk?

- Ngoài nhà không có rác, lá rụng có cây cảnh điều này thể hiện điều gì?

- Trong nhà đồ đạc được đặt ở vị trí như thế nào?

- Chỗ ngủ, chăn màn như thế nào?

- Góc học tập như thế nào?

- Chỗ nấu ăn có dụng cụ gì?

- Ngược lại h2.9 ngoài nhà như thế nào?

-Trong nhà như thế nào?

- Nếu ngôi nhà như vậy có tác hại gì?

- Làm cho nơi ở của mình như thế nào?

- Bên trái h2.8 là khung cảnh bên ngoài nhà ở.

- Bên phải h2.8 là cảnh một khu bên trong của nhà ở . + Ngoài nhà :

- Sân sạch sẽ không có rác, không có lá rụng, có cây cảnh, nhìn quang đãng.

- Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp đẹp mắt.

+ Trong nhà :

- Chăn màn ở giường ngủ được sắp xếp gọn gàng và được sắp xếp vào môt chỗ.

-Dép guốc để gọn cùng chiều phía dưới giường…

- Ngôi nhà có bàn tay người chăm sóc, giữ gìn môi trường sạch đẹp.

- Tiện sử dụng, hợp lý.

- Sách vở xếp ngay ngắn trên bàn, trên giá sách.

- Chạn thức ăn, bếp xoong, chỗ để chén để tiện sử dụng.

- Lá rụng, đồ dùng để ngổn ngang.

- Trong nhà đồ đạc lộn xộn.

- Dễ đau ốm, môi trường bị ô nhiễm, cảm giác khó chịu, làm việc không hiệu quả.

- Xấu đi, như nhà hoang không có bàn tay người chăm sóc, môi trường sống

I. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

a. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

- Ngoài nhà:

không có rác, lá rụng (có bồ rác) - Trong nhà: các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý.

b Nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh:

- Ngoài nhà:

Sân đầy lá rụng, rác, đồ dùng để ngổn ngang.

-Trong nhà:

Đồ dùng vứt bừa bãi.

(4)

- Vậy lợi ích của việc giữ nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và tác dụng của nhà ở lộn xộn mất vệ sinh?

bị ô nhiễm.

- Nếu không thường xuyên giữ gìn sắp xếp gọn gàng, giữ vệ sinh, nhà ở sẽ như thế nào?

- Ngoài ra thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến nhà ở như thế nào?

- Vậy sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là gì?

-Khi sơ chế thức ăn có rác ta làm gì?

- Chén đĩa bẩn phải làm gì?

- Ở nhà em, ai là người làm công việc dọn dẹp nhà cửa và các công việc nội trợ?

+ Đây là công việc phải làm thường xuyên và khá vất vả. Vậy mỗi thành viên tuỳ theo sức của mình cần đảm nhận 1 phần việc để giúp đỡ gia đình.

-Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?

- Bản thân em cần làm những công việc gì?

- Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.

- Nhà ở sẽ lộn xộn, bừa bãi, mất vệ sinh.

- Lá rụng, bụi bặm hoặc phân súc vật.

- Nhà ở đã được sắp xếp bố trí hợp lí, ngăn nắp nhưng sau khi sử dụng đã trở nên lộn xộn, cần thường xuyên lau chùi dọn dẹp mới giữ được nhà ở gọn gàng sạch sẽ.

- Bỏ đúng nơi thùng rác.

- Rửa sạch sẽ úp vào chỗ để chén.

- Mẹ, chị, bà, mỗi người làm một việc.

- Nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng các đồ vật sau khi sử dụng phải để đúng nơi quy định.

Không vứt rác bừa bãi.

- Tham gia công việc giữ vệ sinh nhà ở quét dọn nhà, xung quanh nhà, lau chùi bàn ghế đồ đạc, đổ rác đúng nơi quy định.

- Nếu làm thường xuyên sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn.

- HS đọc phần ghi nhớ.

II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

- Để đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.

- Thường xuyên quét dọn lau chùi sắp xếp đồ đạc đúng vị trí để giữ nhà ở ngăn nắp sạch sẽ.

2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

(5)

- Nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, để đúng nơi quy định và phải làm đều đặn, thường xuyên.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (8') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập C1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

Thiên nhiên, môi trường và các hoạt động hàng ngày của con người đã ảnh hưởng như thế nào đến sự sạch sẽ, ngăn nắp của nhà ở?

- Ảnh hưởng của thiên nhiên: hàng ngày bụi, bẩn sẽ tích tụ ở trong nhà gây mất vệ sinh.

- Ảnh hưởng của các hoạt động hàng ngày của con người:

+ Nấu ăn: mùi thức ăn, vết bẩn khi nấu nướng.

+ Ngủ: vi khuẩn trên người truyền vào chăn, gối + Học tập: nhiều đồ dùng học tập được bày ra.

+ Tập thể dục, thể thao: mồ hôi, vi khuẩn do ta tiết ra tiếp xúc với nhà ở.

Vì vậy, cần thường xuyên mới giữ được nhà ở được ngăn nắp, sạch sẽ.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (6’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, nhóm

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Hãy kể những công việc em thường làm ở nhà dể góp phần giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Lời giải:

(6)

CÁC KHU VỰC SINH HOẠT

CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM

Khu vực tiếp khách Phòng ngủ

Góc học tập Khu vực nấu ăn Khu vệ sinh Sân, vườn

Dọn dẹp đồ đạc để khu tiếp khách luôn gọn gàng

Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chăn, gối Thu gọn đồ đạc mỗi lần học tập

Vệ sinh sạch sẽ mỗi khi nấu nướng xong Vệ sinh đều đặn hàng tuần

Quét hàng ngày

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Giả sử em có một phòng nhỏ hoặc một khu vực riêng để học tập, ngủ, nghỉ.

- Em cần những đồ đạc gì và bố trí chúng như thế nào cho thuận tiện cho việc học tập và nghỉ ngơi?

- Em sẽ làm gì hằng ngày để chỗ ở của em luôn ngăn nắp, sạch đẹp?

4. Hướng dẫn về nhà(1’) - HS đọc ghi nhớ

- Chuẩn bị bài sau V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày soạn: 13/11/2020 Tiết: 22 Bài 11: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT (T1)

(7)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết được công dụng, cách lựa chọn tranh ảnh và gương để trang trí nhà ở 2. Kỹ năng

- Trang trí được nhà ở bằng một số đồ vật 3. Thái độ

- Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở 4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng 5. Nội dung tích hợp

- Tích hợp giáo dục nếp sống gọn gàng, ngăn nắp,…

- Tái sử dụng, tiết kiệm,…

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu SGK, SGV

- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu liên quan

- Sưu tầm một số tranh, hình ảnh về trang trí nhà ở bằng các đồ vật tranh ảnh, gương…

2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài cũ

- Đọc trước bài mới

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 21/11/2020

6B 27/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?

Đáp án: Phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp vì

+ Đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình + Tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết + Tiết kiệm thời gian khi dọn dẹp

+ Làm tăng vẻ đẹp của ngôi nhà 3. Tổ chức các hoạt động học tập

(8)

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

Cho HS quan sát tranh hoặc video quay các đồ vật trang trí trong ngôi nhà:

Để làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà của mình, ngoài việc thường xuyên lau chùi, quét dọn để giữ cho ngôi nhà luôn sạch đẹp thì chúng ta cũng cần biết cách trang trí thêm làm cho ngôi nhà đẹp hơn nữa. Một cách rất đơn giản mà chúng ta thường sử dụng là trang trí nhà ở bằng một số đồ vật

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’)

Mục tiêu: - công dụng, cách lựa chọn tranh ảnh và gương để trang trí nhà ở Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

G: Nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, bài trí hài hòa đẹp mắt không chỉ dừng lại ở giá trị thẩm mỹ mà nó còn có tác động trực tiếp đến tâm lý của bạn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái sau một ngày dài làm việc trong căn phòng ngủ gọn gàng, thơm mát chứ không phải một đống chăn gối, sách báo lộn xộn. Vì vậy, hãy dành mỗi ngày một chút thời gian để sắp xếp cho ngôi nhà được gọn gàng để tránh cảm giác khó chịu, bực bội khi quay trở về nhà sau mỗi ngày làm việc.

? Theo em, để được sử dụng vào trang trí nhà ở

- Đảm bảo phải có giá trị sử dụng vừa có tác dụng

I. Tranh ảnh (15’) 1. Công dụng

(9)

thì các đồ vật cần đảm bảo những chức năng gì?

- Yêu cầu HS quan sát hình 2.10 theo hướng dẫn

? Hãy nêu tên các đồ vật được dùng trong trang trí nhà ở ?

- Định hướng để giới hạn, lựa chọn những đồ vật thường dựng trong trang trí nhà ở như tranh ảnh, gương, mành, rèm…

? Vậy các đồ vật này có công dụng gì và cách trang trí như thế nào ?

? Nhà em có thường dùng tranh ảnh để trang trí nhà ở không?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 3’ (4 – 5 HS/

nhóm) và trả lời câu hỏi

? Tranh ảnh có công dụng gì ?

- Chốt kiến thức

? Tranh ảnh thường được treo ở khu vực nào trong nơi ở ?

? Lựa chọn tranh ảnh cần dựa vào những yếu tố nào?

G: Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, mỗi khu vực trong gia đình có một chức năng riêng, và mỗi thành viên trong gia đình cũng có sở thích riêng do đó cần lựa chọn tranh cho phù hợp

? Lựa chọn tranh ảnh

trang trí

- Quan sát H2.10

- Các đồ vật như: tranh, ảnh, các đồ vật nhỏ, bình cổ, đồng hồ, thảm, khăn trải bàn, gương, rèm…

- Liên hệ thực tế và trả lời

- Có

- Thảo luận và trình bày

- Lưu giữ các kỉ niệm, các sự kiện có ý nghĩa của gia đình, bản thân -Lưu giữ các giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ…

- Là những đồ vật đẹp, có tác dụng trang trí...

- Ghi bài

- Trong phòng khách, phòng riêng, góc học tập, nhà ăn…

- Lựa chọn tranh ảnh dựa vào ý thích của chủ nhà và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình

- Có thể là tranh phong - Tranh ảnh thường được

(10)

theo những nội dung nào ?

? Cần chú ý điều gì khi chọn nội dung tranh ? - Kết luận

? Khu vực phòng khách hay treo tranh gì? Phòng riêng treo tranh gì ?

? Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không gian nhà ở đơn giản thì chúng ta có cần phải treo một bức tranh có nội dung sang trọng và đắt tiền không ? G: Thông thường, trong nhà ở gia đình, gia chủ thường thích lựa chọn treo tranh ảnh phong cảnh, chân dung, ảnh vẽ… để trang trí. Việc lựa chọn tranh có nội dung và thể loại như thế nào phụ thuộc vào sở thích của gia chủ. Tuy nhiên chủ đề của những bức tranh cần tuân theo quy luật về màu sắc và bố cục của không gian để tạo ra được điểm nhấn nổi bật cho không gian nội thất.

- Màu sắc của tranh rất phong phú, sang, tối, rực rỡ, nhẹ nhàng…

- Yêu cầu HS quan sát một số bức tranh:

? Màu sắc giữa bức tranh

cảnh, tranh tĩnh vật, tranh thư pháp, ảnh gia đình, ảnh cố nhân, ảnh những người mình yêu thích … - Chọn theo sở thích, theo khu vực treo tranh và theo điều kiện kinh tế - Hoàn thiện vào vở ghi - Phòng khách treo tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh của cả gia đình; phòng riêng có thể treo tranh gia đình, tranh cố nhân, tranh các nghệ sĩ hay người mà mình yêu thích

- Không cần vì sẽ làm mất cân xứng

- Lắng nghe.

- Quan sát, nhận xét - Chọn màu sắc của tranh phự hợp với màu tường, màu đồ đạc....

dùng để trang trí tường nhà.

- Biết cách chọn tranh ảnh và cách bài trí sẽ tạo thêm sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

2. Cách chọn tranh ảnh a. Nội dung tranh ảnh

- Tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh thư pháp…

- Ảnh gia đình, ảnh cố nhân, ảnh những người mình yêu thích …

b. Màu sắc của tranh

(11)

và tường như thế nào ?

? Cần chú ý điều gì chọn màu sắc của tranh để tăng hiệu quả trang trí ?

- Kết luận

? Em nên chú ý đến kích thước của tranh ảnh như thế nào với kích thước của bức tường ?

- Cho HS quan sát hình 2.11

? Tranh có thể treo ở đâu?

? Cần treo tranh thế nào tạo cảm giác dễ chịu, dễ nhìn ?

- Cần chọn màu sắc của tranh phù hợp với màu tường,

- Hoàn thiện kiến thức - Không nên treo bức tranh to trên khoảng tường nhỏ

- Nhiều bức tranh nhỏ có thể ghép lại và treo trên khoảng tường rộng

- Quan sát

- Tranh được treo ở khoảng trống tường, ở khu thờ cúng, ở đầu giường, ở góc học tập, ở phòng ngủ…

- Treo vừa vặn, ngay ngắn, không quá dày…

- Cần chọn màu sắc của tranh phù hợp với màu tường, màu đồ đạc để làm nổi bật được tranh và tạo cảm giác dễ chịu cho căn phòng

c. Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường

3. Cách trang trí tranh ảnh

- Vị trí treo tranh: có thể trên khoảng trống của tường, phía trên tràng kỉ, kệ, đầu giường…

- Nên treo vừa tầm mắt, ngay ngắn

? Nhà em có sử dụng gương không ?

? Gương có công dụng gì?

? Trang trí gương sẽ có tác dụng gì cho căn phòng?

? Hãy kể 1 câu chuyện hay lấy 1 ví dụ về sự tăng độ sáng cho căn phòng nhờ gương ?

- Chốt kiến thức

- Cho HS quan sát vị trí

- Liên hệ thực tế

- Gương dùng để soi, trang trí...

- Làm căn phòng rộng rãi, sảng sủa hơn

- Kể câu chuyện về nhà bác học Ê-đi-xơn vì không có đủ ánh sáng để mổ cho mẹ, đã nghĩ ra cách dùng nhiều ngọn nến để trước gương để tăng thêm ánh sáng - Ghi bài

- Quan sát

II. Gương (10’) 1. Công dụng

- Gương dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng

- Gương tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn

2. Cách treo gương

(12)

treo gương hình 2.12

? Trong gia đình gương thường được treo ở đâu ?

? Treo gương ở những vị trí đó, thì cần chú ý điều gì khi chọn gương ?

? Căn nhà hẹp, nên treo gương như thế nào ?

? Nếu nhà không có khung gương hay gương cá nhân quá nhỏ có nên treo tường hay ko ?

- Kết luận

- Treo ở trên tường, trên kệ, trên tủ, trên ghế dài, gần cửa ra vào, trên bàn học…

- Cần chọn gương kích thước tương đối lớn để tạo cảm giác chiều sâu cho căn phòng…

- Nhà hẹp nên treo gương 1 phần hoặc toàn bộ tường để tạo cảm giác rộng ra

- Không nên treo mà nên đặt ở trên mặt tủ, mặt bàn, hoặc đặt ở góc cá nhân

- Ghi bài

- Tạo cảm giác chiều sâu cho căn phòng: treo gương rộng phía trên tràng kỉ, ghế dài

- Tạo cảm giác căn phòng rộng ra: treo gương trên một phần tường hoặc toàn bộ tường

- Tăng vẻ thân mật ấm cúng, tiện sử dụng: treo trên tủ, kệ, trên bàn làm việc hoặc ngay sát cửa ra vào

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (5') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập

Câu 1 (Trang 36 – vbt Công nghệ 6): Theo ý em cách chọn và sử dụng tranh ảnh để trang trí nhà ở là:

a) Nội dung, màu sắc, kích thước của tranh:

b) Cách trang trí tranh ảnh:

Lời giải:

a) - Nội dung: tùy theo ý thích của chủ nhân và điều kiện kinh tế của gia đình.

- Màu sắc: cần chọn màu phù hợp với màu tường, màu đồ đạc.

- Kích thước tranh ảnh phải cân đối với tường.

b) Nên treo tranh ảnh ở những vĩ trí thích hợp của ngôi nhà và cần treo ngay ngắn, vừa tầm mắt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Sau khi học xong bài này em rút ra được điều gì?

(13)

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo cho biết những loại tranh ảnh phù hợp treo trong nhà nhất hiện nay

4. Hướng dẫn về nhà(1’) - Học bài cũ

- Đọc trước phần III, IV bài 11

- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về trang trí nhà ở bằng các đồ vật.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp