• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20/03/2021 Tiết: 35 Bài 40: THỰC HÀNH

ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te.

- Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

2. Kỹ năng: Có kỹ năng sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.

3.Thái độ: Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện 4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: 1 Cuộn băng dính cách điện, 5 dây điện hai lõi, kìm cắt dây,tuốt dây.

- 1 đèn ống huỳnh quang 220V loại 0,6m, 1 trấn lưu điện cảm phù hợp với công xuất của đèn.

2. Học sinh: Đọc và xem trước bài.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 24/03/2021

8B 25/03/2021

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết 15 phút

Câu hỏi Đáp án Điểm

Câu 1: Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc đèn ống huỳnh quang?

a. Cấu tạo:Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính: ống thủy tinh và 2 điện cực.

b. Nguyên lý làm việc:Khi dóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điên cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột

5 đ

(2)

Câu 2: Nêu đặc điểm của đèn sợi đốt. Giải thích SLKT ghi trên đèn sợi đốt ( 220v- 60 w)

huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng ( màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang bên trong ống)

- Đèn phát sáng liên tục.

- Hiệu suất phát quang thấp.

- Tuổi thọ thấp (1000 giờ) 220v: Điện áp định mức 60w : Công suất định mức

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức

Bài trước các em đã được nghiên cứu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của đền ống huỳnh quang. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và hoạt động của bộ đèn ống huỳnh quang chúng ta cùng làm bài “ Thực hành: Đèn ống huỳnh quang”

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te.

- Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực thực hành, năng lực nhận thức.

I: GIỚI THIỆU MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH Gv: Chia lớp

thành những

nhóm nhỏ khoảng 4-5 học sinh.

.GV: Kiểm tra các nhóm nhắc lại nội dung an toàn, hướng dẫn nội dung và trình tự thực hành cho mỗi nhóm.

- Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của thành viên trong nhóm

I. Chuẩn bị.

- (SGK)

II: TÌM HIỂU ĐÈN HUỲNH QUANG

(3)

GV: Yêu cầu học sinh đọc và giải thích ý nghĩa, số liệu kỹ thuật ghi trên ống huỳnh quang.

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của đèn ống huỳnh quang, trấn lưu, tắc te ghi vào mục 2 báo cáo thực hành.

GV: Mắc sẵn một mạch điện yêu cầu học sinh tìm hiểu cách nối dây GV: Cách nối dây của các phần tử trong mạch điện như thế nào?

GV: Đóng điện vào mạch cho học sinh quan sát sự mồi phóng điện của đèn huỳnh quang diễn ra như thế nào?

HS: Ghi vào báo cáo thực hành.

Học sinh đọc và giải thích ý nghĩa, số liệu kỹ thuật ghi trên ống huỳnh quang.

Học sinh quan sát tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của đèn ống huỳnh quang, trấn lưu, tắc te ghi vào mục 2 báo cáo thực hành.

Học sinh tìm hiểu cách nối dây

HS: Quan sát nghiên cứu trả lời.

HS: Quan sát nghiên cứu trả lời.

II. Nội dung và trình tự thực hành.

GV: Vẽ sơ đồ mạch điện - Mẫu vật

- Số liệu ghi trên bóng, trấn lưu, tắc te.

- Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang, tắc te mắc // với đèn ống huỳnh quang.

- Hai đầu dây của bộ đèn nối với nguồn điện.

4. Tổng kết(5’)

GV: Nhận xét đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an toàn lao động.

GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo mục tiêu của bài học.

GV: Thu báo cáo thực hành về nhà chấm 5. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Về nhà học bài và tìm hiểu thêm thực tế bóng điện ở gia đình.

(4)

- Đọc và xem trước bài 41 + 42 SGK Chuẩn bị tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt (Bàn là điện, nồi cơm điện, bếp điện).

Ngày soạn: 20/03/2021 Tiết 36 Bài 41 + 42: ĐỒ DÙNG LOẠI: ĐIỆN - NHIỆT

BÀN LÀ – BẾP ĐIỆN – NỒI CƠM ĐIỆN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt: Bàn là, bếp điện, nồi cơm điện.

2. Kỹ năng

- Sử dụng được bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Nghiên cứu bài 41 sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

- Lập kế hoạch dạy bài 41 + 42

- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ và các đồ dùng loại điện – nhiệt.

2. Học sinh

- Đọc truớc bài 41, 42 SGK, và sưu tầm các đồ dùng loại điện – nhiệt ở gia đình.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 26/03/2021

8B 27/03/2021

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tổ chức các hoạt động học tập

(5)

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

Kể tên một số đồ dùng điện nhiệt trong gia đình em đang sử dụng

Đồ dùng điện nhiệt là đồ dùng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của chúng ta hiện nay. Từ nồi cơm điện,bếp điện,bàn là,bình đun nước

nóng…..Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài” Đồ dùng loại điện – Nhiệt: Bàn là điện – bếp điện – nồi cơm điện.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’)

Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt và điện cơ

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng nhiệt của dòng điện (VL7).

GV: Rút ra kết luận

GV: Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất có điện trở xuất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao?

-Gv kết luận

Hs nêu tác dụng nhiệt của dòng điện

-Vì điện trở tỉ lệ thuận với điện trở suất và làm việc ở nhiệt độ cao để tỏa ra nhiều nhiệt

Ghi bài

I. Đồ dùng loại điện – nhiệt.

1.Nguyên lý làm việc.

- Do tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

2.Dây đốt nóng.

a) Điện trở của dây đốt nóng.

- SGK

b) Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng.

- Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở xuất lớn; dây niken – crom f = 1,1.10-6/m

- Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao dây niken – crom 1000oC đến 1100oC.

Gv yêu cầu HS quan sát vật mẫu và hình vẽ SGK:

-Gồm: Dây đốt nóng và vỏ bàn là

II. Bàn là điện.

1. Cấu tạo.

(6)

? Bàn là có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính:

GV: Chức năng của dây đốt nóng và đế của bàn là điện là gì?

GV: Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là điện và được sử dụng để làm gì?

GV: Cần sử dụng bàn là như thế nào để đảm bảo an toàn.

-Dây đốt nóng tỏa nhiệt

-Đế tích nhiệt và giữ nhiệt khi là

-Năng lượng đầu ra và dùng để là quần áo

HS: Trả lời

a) Dây đốt nóng.

- Làm bằng hợp kim niken- Crom chịu được nhiệt độ cao 1000oC đến 1100oC.

b) Vỏ bàn là:

- Đế làm bằng gang hoặc đồng mạ crom.

- Nắp bằng đồng hoặc bằng nhựa chịu nhiệt.

- Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh.

2.Nguyên lý làm việc.

- Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng, làm toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên.

3. Số liệu kỹ thuật.

- (SGK) 4. Sử dụng - (SGK ) GV: Cho học sinh quan

sát hình 42.1 rồi đặt câu hỏi.

Bếp điện gồm mấy bộ phận chính?

GV: Dựa vào đâu để người ta phân biệt bếp điện kín và bếp điện hở GV: Bếp điện nào an toàn hơn và được sử dụng rộng rãi.

G: Bếp điện có những yêu cầu kỹ thuật gì?

HS: Trả lời

HS: Trả lời

- Dựa vào dây đốt nóng, đế, vỏ…

HS: Trả lời

- Bếp điện kiểu kín.

HS: Trả lời Uđm , Pđm

III. Bếp điện.

1. Cấu tạo.

- Bếp điện gồm 2 bộ phận chính:

+ Dây đốt nóng.

+ Thân bếp

a) Bếp điện kiểu hở

- Dây đốt nóng được quấn thành lò xo đặt vào rãnh của thân bếp làm bằng đất chịu nhiệt.

b) Bếp điện kiểu kín.

- Dây đốt nóng được đúc kín trong ống (Có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây đốt nóng).

- Ngoài thân bếp còn có đèn báo hiệu, nút điều chỉnh nhiệt độ.

2) Các số liệu kỹ thuật.

- SGK 3. Sử dụng.

(7)

- SGK GV: Cấu tạo của nồi

cơm điện gồm mấy bộ phận chính?

GV: Lớp bụng thuỷ tinh ở giữa hai lớp của vỏ nồi có chức năng gì?

GV: Vì sao nồi cơm điện lại có hai dây đốt nóng?

GV: Nồi cơm điện có các số liệu kỹ thuật gì?

GV: Nồi cơm điện được sử dụng để làm gì?

H: Trả lời - Giữ nhiệt…

H: Trả lời

- (Dựng ở chế độ nấu cơm)

- (Dựng ở chế độ ủ cơm)

H: Trả lời Uđm , Pđm , Lđm

H: Trả lời

IV. Nồi cơm điện.

1. Cấu tạo.

- Nồi cơm điện gồm 3 bộ phận chính.

- Vỏ nồi, soong và dây đốt nóng.

a) Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bụng thuỷ tinh cách nhiệt.

b) Soong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ một lớp men chống dính.

c) Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken- Crom.

- Dây đốt nóng chính công xuất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm (Dựng ở chế độ nấu cơm).

- Dây đốt nóng phụ công xuất nhỏ gắn vào thành nồi được dựng ở chế độ ủ cơm.

2. Các số liệu kỹ thuật.

- SGK 3. Sử dụng.

- SGK

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (5') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

1. Nguyên lý làm việc của đồ dùng điện – nhiệt?

2. Nhiệt độ của bếp điện được điều chỉnh bằng bộ phận nào?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đềĐịnh hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực

giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo Có hai chiếc bàn là điện với số liệu kỹ thuật sau:

Bàn là 1: 127V-1000W

(8)

Bàn là 2: 220V-1000W

Giải thích ý nghĩa các thông số trên. Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 127V thì bàn là nào nóng hơn? Tại sao?

Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 220V thì chọn loại bàn là nào? Tại sao?

Dự kiến:

Giải thích ý nghĩa các thông số:

Bàn là 1 có điện áp định mức 127V, công suất định mức 1000W Bàn là 2 có điện áp định mức 220V, công suất định mức 1000W

Nếu nối vào nguồn điện có điện áp 127V thì bàn là 1 nóng hơn. Vì điện áp 127V là điện áp định mức của bàn là 1, bàn là 2 không đủ điện áp nên nóng yếu.

Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 220V thì chọn bàn là 2. Vì điện áp 220V là điện áp định mức của bàn là 2 nên bàn là 2 nóng bình thường, còn bàn là 1 điện áp lớn hơn điện áp định mức sẽ bị cháy, đứt dây đốt.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Tìm hiểu thêm về các đồ dung điện sử dụng trong gia đình em.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.

- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc trước bài 44, 45 SGK.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp