• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 9. Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh

Bài 1 trang 21 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung trong SGK, hãy nêu những sự kiện chính dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

Trả lời:

- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ.

- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

=> Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

Bài 2 trang 21 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 24 trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy cho biết việc làm của hai nhân vật trong hình bên nói lên điều gì? Ghi tên cho bức hình vào chỗ chấm (…)

(2)

Trả lời: HS trả lời theo gợi ý sau

- Năm 1972: Hai nhà lãnh đạo Mĩ và Liên Xô kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT- 1).

- Thể hiện sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn đông tây

Bài 3 trang 21 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Hãy khoanh tròn chữ in hoa, trước ý đúng trong các phương án dưới đây:

1) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có ưu thế gì về vũ khí?

A. Chế tạo nhiều vũ khí thông thường mới.

B. Có tàu ngầm.

C. Nhiều hạm đội trên biển.

D. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử Lời giải:

Đáp án: D

(3)

Giải thích: Mĩ là nước khởi nguồn cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại như năng lượng mới.

2) Mĩ cho mình lãnh đạo thế giới là do A. kinh tế Mĩ giàu nhất thế giới.

B. Mĩ là thành viên của Ủy ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

Lời giải:

Đáp án: A, D

Giải thích: Sau chiến tranh TGT2, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử và Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

3) M. Goocbachốp và G. Busơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào A. năm 1973

B. năm 1985 C. năm 1989 D. năm 1991 Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 12/1989 tại cuộc gặp không chính thức tại đảo Man-ta ( Địa Trung Hải), tổng thống Goocbachốp và G. Busơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

4) Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô là

A. sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta (2-1945).

B. sự ra đời của “Học thuyết Truman” và Chiến tranh lạnh (3-1947).

C. việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).

D. sự ra đời của khối NATO (4-4-1949).

Lời giải:

Đáp án: B

(4)

Giải thích: Sự kiện mở đầu cho chính sách chống Liên Xô, ngày 12 - 3 - 1947, tổng thống Truman đọc diễn văn trước quốc hội và khẳng định “Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghỉ viện trợ 400 tỉ USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì”.

5) Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động nhằm mục đích A. chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

B. xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước XHCN.

C. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, làm cho nhân loại thấy “luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh”.

D. dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Mục đích của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh lạnh “ Bao vây kinh tế, cô lập chính trị các nước XHCN”

6) Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là cuộc đụng đầu trực tiếp giữa A. Triều Tiên và Mĩ.

B. Mĩ và Trung Quốc.

C. Mĩ và Liên Xô.

D. hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Theo hiệp định Ianta (tháng 2/1945) phân chia khu vực chiếm đóng Triều Tiên: Phía Bắc CHDCND Triều Tiên do Mĩ; phía Nam Đại Hàn Dân Quốc do Liên Xô chiếm đóng. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là “sản phẩm” đụng độ trực tiếp giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

7) Cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là

A. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954).

B. cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

C. cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở Việt Nam (1954-1975).

(5)

D. cuộc chiến tranh xâm lược Lào của đế quốc Mĩ (1954-1975).

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:Sau khi Pháp rút quân về nước, Mĩ đã dự chính quyền Ngô Đình Diệm ở Việt Nam. Cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở Việt Nam.

Bài 4 trang 23 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung SGK kết hợp với kiến thức bản thân, em hãy cho biết:

a. Nguyên nhân Chiến tranh lạnh chấm dứt:

b. Những biến đổi của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

Trả lời: HS trả lời theo nội dung sau

Yêu cầu a: Nguyên nhân Chiến tranh lạnh chấm dứt

- Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.

- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu… Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tệ, khủng hoảng.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ

=> đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.

=> Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

Yêu cầu b: Những biến đổi của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

- Trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực, nhiều trung tâm”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

- Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.

- Ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi, Trung Á.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

☐ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

Tô màu các mũi tên chỉ hương tấn công của phe phát xít... Trả lời: Học sinh điền thông tin và tô màu mũi tên theo gợi

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì,

+ Đại hội VII (1935) chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân chống phát xít.. + Từ

- Thứ nhất, thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức từ

- Sự kiện được coi là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là Thông điệp của Tổng thống Truman đọc tại Quốc hội Mĩ (12/3/1947), khẳng định

- Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết