• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 59 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?

Lời giải:

Sau năm 1945, hai nước Liên Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh, thông qua các sự kiện sau:

- Sự kiện được coi là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là Thông điệp của Tổng thống Truman đọc tại Quốc hội Mĩ (12/3/1947), khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn với nước Mĩ, đề nghị viện chợ khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp, biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và mặt khác còn nhằm chuẩn bị điều kiện can thiệp vùng Trung Đông.

- Với Kế hoạch Macsan (6/1947), Mĩ đã viện trợ cho Tây Âu khoảng 17 tỉ USD, giúp các nước này phục hồi nền kinh tế bị tàn phá vì chiến tranh. Qua đó, Mĩ tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu, tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa với Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời (4/1949) là liên minh quân sự lớn nhất do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị - quân sự mang tính phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

=> Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava là những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm khắp thế giới.

(2)

2

Thông điệp của tổng thống Mĩ Truman tại Quốc Hội ngày 12-3-1947

Câu hỏi trang 62 sgk Lịch Sử 12: Từ ba cuộc chiến tranh đã nêu trong bài, em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ?

Lời giải:

- Các cuộc chiến tranh ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trước hết là do chính sách xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh đó đều liên quan tới sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ.

- Chính sách đối ngoại của Mĩ ở cả ba cuộc chiến tranh đều nhằm triển khai “chiến lược toàn cầu” thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ với mục tiêu chủ yếu là: ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dân chủ, tiến bộ thế giới,...

(3)

3

Câu hỏi trang 64 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Lời giải:

Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, giữa hai cường quốc Liên Xô – Mĩ đã diễn ra những cuộc gặp gỡ thương lượng, mở ra xu hướng hòa hoãn Đông – Tây:

- 9/11/1972, trên cơ sở những thỏa thuận Xô – Mĩ, hai nước Đức đã ký Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức -> Giảm rõ rệt sự căng thẳng ở Châu Âu.

- Năm 1972, Liên Xô và Mĩ ký Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT -1) -> Hình thành thế cân bằng chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.

- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ, Ca-na-đa ký Định ước Hen-xin-ki:

+ Nhằm đảm bảo an ninh và sự hợp tác giữa các nước.

+ Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

+ Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh ở châu lục này.

- Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), hai nước Xô – Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao, nhất là từ năm 1985 khi Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô. Hầu như hàng năm đều diễn ra các cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước. Nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật đã được kí kết giữa hai nước, nhưng trọng tâm là những thỏa thuận về việc thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược giữa hai nước.

- Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mĩ đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi trang 65 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm sứt?

(4)

4

Lời giải:

- Những năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô:

+ Khối SEV tuyên bố giải thể (28/6/1991).

+ Tổ chức Hiệp ước Vacsava chấm dứt hoạt động (1/7/1991).

=> “Cực” Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ là “cực” duy nhất còn lại.

+ Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á bị mất, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

- Từ sau năm 1991, thế giới có những thay đổi to lớn và phức tạp:

+ Một là, trật tự thế giới hai cực sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá Trình hình thành: Xu thế đa cực nhiều trung tâm.

+ Hai là, các quốc gia đều điểu chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

+ Ba là, Mĩ có lợi thế tạm thời sau sự tan rã của Liên Xô, Mĩ chủ trương thiết lập trật tự thế giới đơn cực nhưng do sự lớn mạnh của các cường quốc nên Mĩ khó thực hiện được tham vọng.

+ Bốn là, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực, tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột đẫm máu.

- Mối quan hệ các nước lớn mang tính 2 mặt: Mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

- Cuộc tấn công bất ngờ ngày 11/9/2001 vào nước Mĩ mở đầu cuộc chiến chống Chủ nghĩa khủng bố.

- Với xu thế phát triển của thế giới cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI, các quốc gia dân tộc đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa đối mặt với những thách thức gay gắt.

(5)

5

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Câu 1 trang 65 sgk Lịch Sử 12: Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kì Chiến tranh lạnh?

Lời giải:

Những sự kiện tiêu biểu của thời kì Chiến tranh lạnh:

- Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mĩ Truman phát động cuộc chiến tranh lạnh nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 6/1947, Mĩ viện trợ cho Tây Âu thông qua “kế hoạch Mácsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu, tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa với Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

- Ngày 4/4/1949, Mĩ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu chống Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Vácsava, một liên minh chính trị - quân sự mạng tính phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.

- Ngày 9/11/1972 hai nước Đức - Cộng hòa Dân chủ và Cộng hòa Liên bang đã kí kết Hiệp định về những cơ sở quan quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

- Năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).

- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng hai nước Mĩ, Canada đã kí kết Định ước Henxinki, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

- Tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

(6)

6

Bản đồ các nước đã nhận viện trợ theo Kế hoạch Marshall.

(7)

7

(8)

8

Câu 2 trang 65 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

Lời giải:

Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt:

- Một là, trật tự thế giới hai cực sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá Trình hình thành: Xu thế đa cực nhiều trung tâm.

- Hai là, các quốc gia đều điểu chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Ba là, Mĩ có lợi thế tạm thời sau sự tan rã của Liên Xô, Mĩ chủ trương thiết lập trật tự thế giới đơn cực nhưng do sự lớn mạnh của các cường quốc nên Mĩ khó thực hiện được tham vọng.

- Bốn là, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực, tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột đẫm máu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đại hội III đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; đồng thời phân tích, làm rõ vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

- Thứ nhất, thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức từ

Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực

– Năm 1952: Mở cuộc vận động lao động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm; Đề ra chính sách chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.

– Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông

- Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết

- Đảng chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nội dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, nhằm ba mục tiêu chính: Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ, quân đồng minh của