• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Tiết: 7 Ngày giảng:

BÀI 7: BÀI LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

+ Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.

+ Biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập.

+ Thông qua bài tập HS giải thích được quy luật di truyền của Men đen, 2. Kỹ năng

- Viết được sơ đồ lai.

* Kĩ năng sống và các nội dung tích hợp - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3.Thái độ

- Cẩn thận, nghiêm túc trong khi làm bài.

4. Các năng lực hướng đến 4.1. Các năng lực chung

- Vận dụng kiến thức: làm bài tập

- Sử dụng ngôn ngữ: Định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích, 4.2. Các năng lực/kĩ năng chuyên biệt

- Tính toán: làm các bài tập

- Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận:...

II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- GV: bảng phụ ghi một số ví dụ.

2. Học sinh

- HS: ôn lại nội dung kiến thức đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Vấn đáp- tìm tòi, dạy học nhóm, phát hiện giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1.Ổn định lớp: 1'

2. Kiểm tra bài cũ

Kết hợp trong quả trình làm bài tập.

3. Các hoạt động dạy học :

Mục tiêu: HS biết cách giải bài tập lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng.

Thời gian: 43'

(2)

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học: pp nghiên cứu trường hợp điển hình, dạy học nhóm.

Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút, kt giao nhiệm vụ.

1/ Hướng dẫn cách giải bài tập.

a)Lai một cặp tính trạng

 Dạng 1: Biết kiểu hình của P  xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở F1, F2. Cách giải:

+ Bước 1: quy ước gen

+ Bước 2: xác định kiểu gen của P + Bước 3: viết sơ đồ lai

VD: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 và F1.

Biết rằng tính trạng chiều cao do một gen quy định.

Dạng 2: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con  xác định kiểu gen kiểu hình ở P.

Cách giải:

Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con:

F: (3:1)  P Aa x Aa F: (1:1)  P Aa x aa

F:(1:2:1)  P Aa x Aa (trội không hoàn toàn)

VD: ở cá kiếm, tính trạng mắt đen (quy định bởi gen A) là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ (quy định bởi gen a)

P: cá mắt đen x cá mắt đỏ  F1: 51% cá mắt đen :49% cá mắt đỏ. Kiểu gen của P trong phép lai trên sẽ như thế nào ?

b) Lai hai cặp tính trạng

Giải bài tập trắc nghiệm khách quan.

 Dạng 1: biết kiểu gen, kiểu hình của P  xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1(F2).

Cách giải: căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng (theo các quy luật di truyền )  tích tỉ lệ của các tính trạng ở F1 và F2 là:

(3:1)(3:1) = 9:3:3:1 (3:1)(1:1) = 3:3:1:1 (3:1)(1:2:1) = 6:3:3:2:1

VD: Gen A quy định hoa kép, gen a hoa đơn; BB – hoa đỏ; Bb – hoa hồng; bb – hoa trắng.

Các gen quy định hình dạng và màu hoa di truyền độc lập.

P thuần chủng: Hoa kép x hoa đơn đỏ thì F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào ?

* Dạng 2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con  xác định kiểu gen của cặp P.

Cách giải: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con  kiểu gen của P.

F2: 9:3:3:1 = (3:1)(3:1)  F2 dị hợp về hai cặp gen.

 P thuần chủng về hai cặp gen.

F2: 3:3:1:1 = (3:1)(1:1)  P AaBb x Aabb

 AaBb x aaBb

F2: 1:1:1:1 = (1:1)(1:1)  P AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb

(3)

2/ Bài tập vận dụng.

*Viết sơ đồ lai từ P đến F2 : +P : A A x A A +P : A A x A a +P : A A x a a +P : A a x A a +P : A a x a a +P : a a x a a

*GV yêu cầu hs đọc kết quả và giải thích ý lựa chọn.

GV chốt lại đáp án đúng.

Bài 1: P lông ngắn thuần chủng x lông dài F1 toàn lông ngắn

F1 đồng tính mang tính trạng trội  đáp án a Bài 2: Từ kết quả F1 : 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục

 F1 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục

Theo quy luật phân li  P Aa x Aa  đáp án d Bài 3: F1 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng : 25% hoa trắng

 F1 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng

 tỉ lệ kiểu hình của trội không hoàn toàn  đáp án b,d

Bài 4: để sinh ra người con mắt xanh (aa)  bố cho một giao tử a và mẹ cho một giao tử a .

Để sinh ra người con mắt đen (A-)  bố hoặc mẹ cho một giao tử A  kiểu gen và kiểu hình của P là :

Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (Aa) Hoặc Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (Aa)

 Đáp án b hoặc d.

Bài 5: F2 có 901 cây quả đỏ, tròn : 229 cây quả đỏ, bầu dục:

301 cây quả vàng, tròn : 103 cây quả vàng, bầu dục  tỉ lệ kiểu hình ở F2 là : 9 đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu dục : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục

= (3đỏ : 1vàng)(3tròn : 1bầu dục)

 P thuần chủng về hai cặp gen

P quả đỏ, bầu dục x quả vàng, tròn

 Kiểu gen của P là AAbb x aaBB

 Đáp án d.

4. Củng cố:

5. Hướng dẫn về nhà: 1'

+ Làm lại các bài trong sgk.

+ Đọc trước bài 8 V. RÚT KINH NGHIỆM

(4)

CHỦ ĐỀ: NHIỄM SẮC THỂ

Mục tiêu chương:

*Kiến thức:

+ Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài.

+Trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào.

+ Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể, chức năng của nhiễm sắc thể.

+ Trình bày được ý nghĩa của sự thay đổi trạng thái( đơn, kép), biến đổi số lượng( ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kỳ của nguyên phân và giảm phân . +Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

+Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.

+Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực cái là1:1.

+ Nêu được các yếu tố môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.

+ Nêu được thí nghiệm của Moóc Gan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó.

+ Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.

*Kỹ năng:

-Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi.

- Biết cách quan sát tiêu bản hiển vi hình thái NST.

*Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích bộ môn.

(5)

Ngày soạn: Tiết: 8 Ngày giảng:

BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

+ HS nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài.

+ Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân.

+ Hiểu được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.

* Kĩ năng sống và các nội dung tích hợp - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3.Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.

4. Các năng lực hướng đến 4.1. Các năng lực chung - Quan sát: hình ảnh

- Ghi chép, xử lí và trình bày số liệu: cấu tạo NST - Phát hiện và giải quyết vấn đề: cặp NST tương đồng

- Sử dụng ngôn ngữ: Định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích, 4.2. Các năng lực/kĩ năng chuyên biệt

- Quan sát: hình ảnh SGK

- Đưa ra các tiên đoán, nhận định: cấu tạo, chức năng của NST II.CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

+ Tranh phóng to :

- Cặp NST tương đồng.(h.8.1) - Bộ NST ruồi giấm (h.8.2)

- Hình dạng NST ở kì giữa(h.8.3)

- ảnh chụp NST ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào dưới kính hiển vi điện tử.(h.8.4)

- Cấu trúc NST ở kì giữa của quá trình phân chia tếbào.(h.8.5) 2. Học sinh

III. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Vấn đáp- tìm tòi, dạy học nhóm, phát hiện giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1.Ổn định lớp:1'

(6)

2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Các hoạt động dạy học

ĐVĐ:Sự di truyền của các tính trạng thường có liên quan tới các nhiễm sắc thể có trong nhân tế bào.

Hoạt động 1: Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

*Mục tiêu: Hiểu được mục đích của di truyền học.

Thời gian: 12'

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.

*Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: giới thiệu cho hs quan sát hình 8.1

? Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng?

? Phân biệt bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ?

HS: quan sát kĩ hình, rút ra nhận xét về hình dạng, kích thước.

HS: một vài em phát biểu hs khác nhận xét bổ sung.

GV: nhấn mạnh:

+ Trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.

GV: yêu cầu hs quan sát hình 8.8 . Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không.

- HS: so sánh bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của người với các loài còn lại, nêu được: số lượng nhiễm sắc thể không phản ánh trình độ tiến hoá của loài.

GV: yêu cầu hs quan sát h 8.2:

? Ruồi giấm có mấy bộ nhiễm sắc thể ?

? Mô tả hình dạng bộ nhiễm sắc thể ?

HS: quan sát kĩ hình  nêu được : có 8 nhiễm sắc thể gồm :+ 1 đôi hình hạt

+ 2 đôi hình chữ V

+ Con cái hình que, con đực 1 chiếc hình que 1 chiếc hình móc.

GV: có thể phân tích thêm cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể tương đồng (XX) không tương đồng (XY) hoặc chỉ có một chiếc (XO)

? Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài sinh vật ?

+ ở mỗi loài bộ nhiễm sắc thể giống nhau về:

- Số lượng nhiễm sắc thể

1.Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:

+ Trong tế bào sinh dưỡng nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước.

+ Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

+ Bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) là bộ nhiễm sắc thể chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng.

+ ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp nhiễm sắc thể giới tính.

+ Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về hình dạng, số lượng.

(7)

- Hình dạng các cặp nhiễm sắc thể

………

………

Hoạt động 2: Cấu trúc của nhiễm sắc thể.

*Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể ở kì giữa.

Thời gian: 14'

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.

*Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: thông báo cho hs : ở kì giữa nhiễm sắc thể

có hình dạng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể được mô tả ở kì này.

GV: yêu cầu hs:

- Mô tả hình dạng, cấu trúc của nhiễm sắc thể ?

- Hoàn thành bài tập /sgk.25 ?

HS: quan sát hình 8.3, 8.4, 8.5  nêu được + Hình dạng, đường kính, chiều dài của nhiễm sắc thể.

+ Nhận biết được 2 crômatit, vị trí tâm động.

+ Điền chú thích hình 8.5:

+ Số 1: 2 crômatit +Số 2: tâm động

=> một số hs phát biểu lớp bổ sung.

GV: chốt lại kiến thức

………..

………..

II.Cấu trúc của nhiễm sắc thể:

+ Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.

+ Hình dạng: hình hạt, hình que hoặc hình chữ V.

+Dài: 0,5- 50m

+ Đường kính: 0,2 – 2 m

+ Cấu trúc: ở kì giữa nhiễm sắc thể gồm 2crômatit (nhiễm sắc thể chị em) gắn với nhau ở tâm động(eo thứ nhất). Một số nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai.

+ Mỗi loại crômatit gồm 1 phân tử AND và Prôtêin loại histôn.

Hoạt động 3: Chức năng của nhiễm sắc thể.

*Mục tiêu: HS nắm được chức năng của nhiễm sắc thể.

Thời gian: 10'

Hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân.

Phương pháp dạy học: pp thuyết trình, trực quan, pp phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật dạy học: kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi, kt trình bày 1 phút.

*Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: phân tích thông tin sgk.

+ Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen  nhân tố di truyền (gen) được xác định ở nhiễm sắc thể.

III. Chức năng của nhiễm sắc thể:

+ Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định + Nhiễm sắc thể có đặc tính tự nhân

(8)

+ Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi liên quan đến ADN (sẽ học ở chương III)

HS: ghi nhớ thông tin

………

……….

đôi  các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

+ Kết luận chung: sgk/26

4. Củng cố: 5'

GV: sử dụng câu hỏi :

1.Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loại sinh vật.

Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội ? 2.Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của các tính trạng 5. Hướng dẫn về nhà: 2'

+ Học bài theo nội dung sgk + Đọc trước bài 9

+ Kẻ bảng 9.1, 9.2 vào vở bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các DNXDNY cần quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực dựa trên việc xây dựng một số chính sách như sau: chính sách lương

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

- Trình tự gen PB2 của 6 biến chủng virus cúm A/H5N1 nghiên cứu, có số lượng nucleotide và amino acid được mã hóa đúng bằng trình tự gen này, của 19 chủng đại diện

Ấn liên tiếp các phím để máy tính hiển thị kết quả tính các số đặc trưng của mẫu số liệu. Ấn tiếp phím để xem thêm

Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc gây nghiện phải báo cáo khẩn tới cơ quan xét duyệt dự trù trong trường hợp nhầm lẫn, thất thoát hoặc khi có nghi ngờ thất thoát. Các cơ

I.. Ñeå giaûi thích nguyeân nhaân cuûa söï vieäc hoaëc tình traïng neâu trong caâu , ta coù theå theâm vaøo caâu nhöõng traïng ngöõ chæ nguyeân nhaân .. 2.

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác