• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Hóa 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng - Natri hiđroxit NaOH | Giải VBT Hóa học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Hóa 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng - Natri hiđroxit NaOH | Giải VBT Hóa học 9"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 8: Một số bazơ quan trọng Natri hiđroxit (NaOH) Học theo Sách giáo khoa

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:

NaOH có tính chất hóa học của một bazơ tan (kiềm).

1. Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu hồng.

2. Dung dịch NaOH tác dụng với axit, sản phẩm là muối và nước (phản ứng trung hòa)

Phương trình hóa học:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3. Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit sản phẩm là muối và nước Phương trình hóa học:

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O III. ỨNG DỤNG

Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất. Nó được dùng trong:

- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.

- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.

- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).

IV. SẢN XUẤT NATRI HIĐROXIT

Phương pháp sản xuất: điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.

Phương trình điện phân dung dịch (có màng ngăn):

2NaCl + 2H2O dpdd cmn 2NaOH + H2 + Cl2

Bài tập

Bài 1 trang 26 VBT Hóa học 9: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng chất rắn sau:

NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học (nếu có).

(2)

Lời giải:

Cách nhận biết chất rắn là NaOH, Ba(OH)2, NaCl: Hòa tan vào nước, sử dụng quỳ tím để nhận ra dung dịch NaCl (không làm quỳ tím đổi màu). Dẫn khí CO2 qua hai dung dịch còn lại, nếu có kết tủa thì đó là Ba(OH)2.

Phương trình hóa học:

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Bài 2 trang 26 VBT Hóa học 9: Có những chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl. Hãy chọn những chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình học:

a) ... to Fe2O3 + H2O

b) H2SO4 + ... → Na2SO4 + H2O c) H2SO4 + ... → ZnSO4 + H2O d) NaOH + ... → NaCl + H2O e) ... + CO2 → Na2CO3 + H2O.

Lời giải:

a) 2Fe(OH)3 to

 Fe2O3 + 3H2O b) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O c) H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2H2O d) NaOH + HCl → NaCl + H2O

e) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.

Bài 3 trang 26 VBT Hóa học 9: Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3.

a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?

b) Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng Lời giải:

Số mol các chất:

CO2 NaOH

1,568 6, 4

n 0,07 mol;n 0,16 mol

22, 4 40

   

Phương trình hóa học: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O a) Khối lượng muối thu được sau phản ứng:

Nhận thấy: 0,16 0,07

2  1 nên NaOH dư, CO2 hết.

Theo phương trình:

(3)

2 3 2

Na CO CO

n n = 0,07 mol

⇒ mNa CO2 3= 0,07.106 = 7,42 gam.

b) Chất đã lấy dư: là NaOH Theo phương trình:

nNaOH pư =

CO2

2.n = 2.0,07 = 0,14 mol

⇒ nNaOH dư = 0,16 - 0,14 = 0,02 mol mNaOH= 0,02.40 = 0,8 gam.

Bài tập bổ sung

Bài 1 trang 27 VBT Hóa học 9: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế dung dịch NaOH bằng phản ứng trao đổi giữa dung dịch Na2CO3 và dung dịch Ca(OH)2.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính số mol NaOH được điều chế từ 0,25mol Na2CO3. Lời giải:

a) Phương trình hóa học:

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓+ 2NaOH b) Số mol NaOH điều chế được:

2 3

NaOH Na CO

n 2n 0, 25.20,5mol

Bài 2 trang 27 VBT Hóa học 9: Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch bão hòa NaCl (có màng ngăn giữa hai điện cực).

a) Viết phương trình điện phân dung dịch NaCl.

b) Tính khối lượng NaOH và thể tích khí thu được khi điện phân dung dịch có hòa tan 58,5 kg NaCl. Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 50% theo lí thuyết.

Lời giải:

a) Phương trình điện phân dung dịch bão hòa NaCl:

2NaCl + 2H2O dpdd cmn 2NaOH + H2 + Cl2

b) Khối lượng và thể tích các khí thu được theo hiệu suất 50% (58,5kg NaCl ứng với 1kmol NaCl; 1kmol khí ở đktc có thể tích 224m3 ; 1kmol =1000mol):

NaCl

n 58,5 1kmol

 58,5

Theo phương trình: nNaOH nNaCl 1kmol Do hiệu suất đạt 50% → nNaOH 0,5kmol

(4)

Vậy mNaOHthực tế = 0,5.40 = 20 kg

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì đều là các dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh. Vì NaCl không làm đổi màu quỳ tím. Vì KOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh. Vì CaCl 2 không làm đổi màu quỳ

Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa... Hình 3: Sơ đồ bình điện phân dung dịch NaCl có màng

1. Viết những phương trình phản ứng hóa học. Dung dịch nào xuất hiện kết tủa.. Bài 2 trang 8 VBT Hóa học 9: Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng

a) Tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat (ứng với hóa trị cao của kim loại nếu kim loại có nhiều hóa trị), không giải phóng khí hiđro. Axit H 2 SO 4 là

Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit sản phẩm là muối và nước. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy sản phẩm là oxit và nước. Có phải tất cả các bazơ đều là

Ca(OH) 2 có tính chất hóa học của một bazơ tan. a) Dung dịch Ca(OH) 2 làm đổi màu qùy tím thành xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu hồng..

- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.. Hãy cho biết hai cặp dung dịch chất ban đầu có thể là những chất nào. Minh họa bằng các phương trình hóa học.. a) Viết các phương

Dung dịch B có thể là dung dịch CH 3 COOH (axit axetic). Dung dịch E có thể là dung dịch NaHCO 3. Dung dịch axit C và B có phản ứng với Mg và NaOH. Dung dịch bazơ A và E