• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ: NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KÌ ĐẠI MỚI (4 tiết)

Tiết: 11,12,13,14 I/ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC

- Nhận thức đúng về phẩm chất năng động sang tạo là đức tính cần thiết đói với học sinh trong thời kì đất nước đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện địa hóa.

- Hiểu được ý nghĩa tích cực của việc rèn luyện phẩm chất năng động sang tạo.

- Định hướng cho học sinh hành động đúng đắn trước luôn tích cưc chủ động, tìm tòi cái mới sáng tạo trong học tập, trong cuộc sống.

- Giúp HS hiểu thế nào là làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả, ý nghĩa của làm việc năng suất, chất lượng hiệu quả.

- Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

II/ NỘI DUNG CHỦ ĐỀ BÀI HỌC Bài 8: Năng động, sáng tạo

1.Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm

- Sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

- Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác… nhằm đạt kết quả cao.

2.Năng động, sang tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những rang buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.

- Nhờ năng động, sang tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

3. Năng động, sang tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.

- Để trở thành người năng động sang tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuốc sống.

Bài 9: Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả

1. Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn nhất.

2. Ý nghĩa:

- Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là yêu cầu cần thiết của người lao động trong thời đại mới.

- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.

3. Biện pháp:

- Lao động tự giác và kỷ luật - Tìm tòi sáng tạo trong học tập - Có lối sống lành mạnh

- Vượt qua khó khăn - Tránh tệ nạn xã hội.

III/ MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

(2)

Bài 8: Năng động, sáng tạo 1.

Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.

- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.

2. Kĩ năng:

- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

3 . Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- GD HS lòng yêu nước và các phẩm chất siêng năng, trung thực, trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong học tập và lao động.

4. Năng Lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi; phát triển bản thân; tìm hiểu và tham gia các hoạt động KTXH:

+ Biết năng động sáng tạo trong học tập, lao động, cuộc sống hàng ngày.

+ Biết quý trọng người năng động sáng tạo, ghét thói thụ động, máy móc 5. Nội dung tích hợp

* Tích hợp KNS : tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin, đặt mục tiêu.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: TRUNG THỰC, SIÊNG NĂNG, KIÊN TRI, ĐÒAN KÊT, HỢP TÁC

- Biết năng động sáng tạo trong học tập, lao động.

- Biết thể hiện tính năng động sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày.

- Cần phải siêng năng kiên trì, tích cực trong học tập và lao động.

- Biết quý trọng người năng động sáng tạo, ghét thói thụ động, máy móc Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

1.

Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân.

3 . Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- GD HS lòng yêu nước và các phẩm chất siêng năng, trung thực, trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong học tập và lao động.

4. Năng Lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi; phát triển bản thân

+ Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về làm viêc có năng suất chất lượng hiệu quả.

+ Biết làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày, trướcc hết là học tập.

(3)

+ Quý trọng những người lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả 5. Nội dung tích hợp

* Tích hợp KNS : tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định và giải quyết vấn đề.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: TRUNG THỰC, SIÊNG NĂNG, SÁNG TẠO, TRÁCH NHIỆM, HƠP TÁC.

- Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về làm viêc có năng suất chất lượng hiệu quả.

- Biết thể hiện làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày, trướcc hết là học tập.

- Quý trọng những người lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả IV/ BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao Bài 8: Năng

động, sang tạo

- Nhận biết được khái niệm về năng động, sáng tạo - Nêu các biểu hiện, ý nghĩa của năng động, sáng tạo.

- Hiểu và đưa ra cách rèn luyện bản thân.

- Lấy ví dụ về việc năng động, sáng tạo trong học tập.

- Vận dụng kiến thức trong bài để lí giải một vấn đề trong cuộc sống liên quan đến phẩm chất năng động, sang tạo.

- Giải thích các câu ca dao, tục ngữ có liên quan phẩm chất năng động, sang tạo.

- Vận dụng kiến thức để giải quyết một

tình huống cụ thể có liên

quan đến phẩm chất năng động,

sang tạo - Viết đoạn văn giới thiệu

tấm gương năng động, sang tạo.

Bài 9: Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả

- Nhận biết khái niệm năng xuất, chất lượng, hiệu quả -Nêu ý nghĩa của việc làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả.

- Hiểu và đưa ra cách rèn luyện bản thân.

- Lấy ví dụ về làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả.

- Vận dụng kiến thức trong bài để lí giải một vấn đề trong cuộc sống liên quan đến phẩm chất làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả - Giải thích các câu ca dao, tục ngữ

- Vận dụng kiến thức để giải quyết một

tình huống cụ thể có liên quan đến làm

việc có năng xuất, chất lượng, hiệu

quả.

- Viết đoạn văn giới thiệu

tấm gương làm việc có

(4)

có liên quan làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả.

năng xuất, chất lượng,

hiệu quả.

V/ HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC 1.Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Thế nào là năng động, sáng tạo (làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu quả)? Cho ví dụ?

- Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm

- Sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

- Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn nhất.

Câu 2: Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của phẩm chất năng động, sang tạo (làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả)?

- Luôn cải tiến công cụ lao động.

- Tìm tòi, học hổi cách mới trong lao động, công tác.

- Áp dụng khoa học, kĩ thuật vào trong sản xuất.

- Tìm nhiều cách để làm bài tập…

Câu 3: Trình bày ý nghĩa của phẩm chất năng động, sáng tạo (làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả) trong cuộc sống.

- Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoànồn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích một cách nhanh chóng và tốt đẹp.

- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những điều vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

- Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là yêu cầu cần thiết của người lao động trong thời đại mới.

- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Câu hỏi thông hiểu C

âu 1 : Bản thân em đã rèn luyện phẩm chất năng động sáng tạo (làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả) như thế nào trong cuộc sống? Cho ví dụ cụ thể?

- Bản thân em luôn cố gắng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.

- Để trở thành người năng động, sáng tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.

VD: Khi gặp một bài Toán khó, em luôn cố gắng tìm tòi cách giải quyết ngắn gọn, dễ hiểu và nhanh nhất.

- Lao động tự giác và kỷ luật - Tìm tòi sáng tạo trong học tập - Có lối sống lành mạnh

- Vượt qua khó khăn

(5)

- Tránh tệ nạn xã hội.

Câu 2: Hãy nêu hai biểu hiện năng động, sáng tạo (làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả) và hai biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo (làm việc không có năng xuất, chất lượng, hiệu quả) trong học tập, lao động của học sinh?

- Hai biểu hiện năng động, sáng tạo trong học tập: Chịu khó suy nghĩ để hiểu sâu bài, mạnh dạn học hỏi khi có điều gì chưa hiểu, tìm những cách giải bài tập khác nhau, mạnh dạn tìm thêm bài tập .

- Hai biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo: học thuộc lòng mà không hiểu bản chất của bài; không biết liên hệ bài học với thực tế...

- Biết tự đánh giá khả năng của bản thân và đánh giá người khác về làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả

- Biết thể hiện làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày trước hết là học tập.

3. Câu hỏi vận dụng thấp:

Câu 1:

Có ý kiến cho rằng : Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo (làm việc) được? Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao?

- Em không tán thành ý kiến đó .

- Vì: Học sinh muốn có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập cần phải chăm chú nghe giảng, đọc kĩ bài. Học tập phải có kế hoạch, tìm hiểu nhiều cách học khác nhau để tiết kiệm thời gian; không nản chí khi gặp khó khăn, luôn khiêm tốn học hỏi mọi người. Học đi đôi với hành; vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tế.

Câu 2: Cho câu ca dao:

Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi

? Hãy giải thích nội dung của câu ca dao? Câu ca dao nói đến phẩm chất đạo đức nào? Em hiểu gì về phẩm chất đạo đức đó?

Đáp án:

- Câu ca dao muốn nói: Dù khó khăn đến đâu thì cũng có cách giải quyết - Câu ca dao nói đến phẩm chất năng động, sáng tạo

- Em hiểu đây là phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống.

+ Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm

+ Sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

+ Người năng động, sang tạo luôn luôn xử lí linh hoạt các tình huống nhằm đạt kết quả cao trong cuộc sống.

4. Câu hỏi vận dụng cao:

Câu 1: Cho tình huống sau:

1. Thấy Nam hí hoáy giải bài tập Toán mà thầy vừa chữa trên bảng theo một cách khác. Tùng bảo: Thầy đã giải rồi, tìm cách khác làm gì cho tốn công, ra ngoài chơi đi.

a.Em đồng tình với cách làm của bạn nào? Vì sao?

(6)

b.Từ tình huống trên em rút ra được phẩm chất đọa đức gì cần thiết với mỗi người học sinh trong học tập?

2. Gv đưa tình huống sau: “Một người bán hàng đang thuyết phục một Hs đi xe đạp điện mua mũ bảo hiểm thời trang – không đảm bảo chất lượng”

? Hãy cho biết mặt hàng trên có đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả cho người sử dụng không?

Đáp án:

1. a.Em đồng tình với ý kiến của bạn Nam.

Giải thích:

- Bạn Nam đang cố giải bài Toán theo một cách khác đó là cách học sáng tạo, tự giác.

- Bạn Tùng phản đối việc Nam làm bài theo cách khác là Tùng không sáng tạo, học một cách thụ động thầy hướng dẫn thế nào thì làm như thế đó.

b.Từ tình huống trên em rút ra bài học cần năng động, sáng tạo trong cuộc sống.

2. - Khi tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải tích cực, tự giác đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, đảm bảo an toàn cho chính mình

- Vì hám lời một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo gây hậu quả không tốt cho người sử dụng, thiếu trách nhiệm với an toàn tính mạng của người dân

Câu 2: Viết đoạn văn ( khoảng 12 câu) giới thiệu về một tấm gương học sinh năng động, sáng tạo (làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả) trong học tập, lao động mà em biết.

Đáp án:

*Về hình thức: Đoạn văn khoảng 15 câu

- Nội dung: Giới thiệu về một tấm gương học sinh năng động, sáng tạo trong học tập mà em biết

- Luôn có tinh thần tự học, biết lo lắng cho việc học tập, tự tìm tòi, mày mò để tìm hiểu, tiếp thu lĩnh hội kiến thức mà không cần ai nhắc nhở. Tấm gương ấy phải đạt được những thành tích nổi bật nhất định được nhà trường, các cấp thi đua công nhận và nhận được sự yêu quý của mọi người.

*Về bố cục:

- Câu 1- 2 giới thiệu về tấm gương

- Câu 3- 7 nêu những biểu hiện năng động, sáng tạo học học tập của tấm gương

- Câu 8 – 10 Nêu những thành tích mà tấm gương học sinh đạt được

- Câu 11 – 12 Suy nghĩ của em về tấm gương, bài học em đã rút ra từ tấm gương ấy.

GV đưa đoạn văn tham khảo:

Hoàng Tuấn Huy là học sinh lớp 9 trường THCS Lê Quý Đôn thị xã Quảng Yên năm học 2014 – 2015( 1). Bạn là tấm gương sáng về tính năng động, sáng tạo trong học tập(2). Huy có niềm đam mê đặc biệt với môn toán, cô giáo và bố mẹ không bao giờ phải nhắc nhở bạn về giờ học(3). Bên cạnh những bài tập cô giao trong sách giáo khoa Huy còn tự bồi dưỡng khả năng giải toán của mình bằng nhiều cách như tìm giải các đề thi trên mạng Internet, thi giải toán nhanh với bạn

(7)

cùng đội tuyển(4). Bạn chia sẻ rằng có những hôm gặp bài toán khó, thử bằng nhiều cách không có kết quả nhưng bạn không nản, mỗi lần vượt qua một bài toán khó bạn cảm thấy như mình vừa vượt qua một ngọn núi, dễ chịu và sảng khoái vô cùng(5). Không chỉ có niềm đam mê toán, Huy còn rất thích tự mày mò, tìm hiểu về kĩ thuật và các môn khoa học khác(6). Bạn là một thành viên tích cực của nhóm nghiên cứu khoa học dành cho học sinh của trường THCS Lê Quý Đôn(7). Nhờ tinh thần tự lập và chủ động trong học tập mà Huy đã đạt được những thành tích đáng khích lệ(8). Năm học 2014 – 2015 bạn đã đạt giải nhất cuộc thi toán viết cấp thị xã, giải khuyến khích cuộc thi giải toán bằng máy tính cầm tay cấp Quốc gia(9).

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học Huy cũng lập được thành tích lớn, đó là giải ba cấp Quốc gia cuộc thi sáng tạo khoa học dành cho thiếu niên với sản phẩm Thước đo tầm xa (10). Với những thành tích nổi bật đó, Huy đã thực sự trở thành niềm tự hào của gia đình và nhà trường.(11). Đối với em Huy không chỉ là người bạn, người anh mà còn là tấm gương đáng trân trọng để cho các bạn học sinh trong trường học tập, noi gương.( 12)

VI/ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

*Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Giáo án

+ Tranh ảnh, thông tin có liên quan.

+ Cùng HS xây dựng tình huống liên quan đến bài học.

+ Phiếu học tập, giấy A0, A4, bút dạ.

- Chuẩn bị của học sinh + Đọc trước sách giáo khoa.

+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, thông tin có liên quan + Bảng nhóm, bút dạ.

+ Thực hiện xây dựng và luyện tập tiểu phẩm theo chủ đề.

*Hoạt động học tập Tiết 1 1 :

A. TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP ( 15 phút) 1.

Mục tiêu : Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

2. Phương thức

-Phương pháp, kĩ thuật: động não, nêu và giải quyết vấn đề

- Phương tiện, tư liệu: nội dung câu hỏi truyền đạt tới học sinh, bảng phụ.

3. Tiến trình hoạt động + Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV chiếu tình huống cho học sinh tìm hiểu. HS quan sát, suy ngẫm Nội dung tình huống

Thấy Nam hí hoáy giải bài tập Toán mà thầy vừa chữa trên bảng theo một cách khác. Tùng bảo: Thầy đã giải rồi, tìm cách khác làm gì cho tốn công, ra ngoài chơi đi.

? Em đồng tình với cách làm của bạn nào? Vì sao?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Suy nghĩ và báo cáo kết quả

(8)

Dự kiến câu trả lời của HS

Em đồng tình với ý kiến của bạn Nam.

Giải thích:

- Bạn Nam đang cố giải bài Toán theo một cách khác đó là cách học sáng tạo, tự giác.

- Bạn Tùng phản đối việc Nam làm bài theo cách khác là Tùng không sáng tạo, học một cách thụ động thầy hướng dẫn thế nào thì làm như thế đó.

+ Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Đánh giá quá trình hoạt động của học sinh: tinh thần, thái độ, hiệu quả...

- GV chốt kiến thức: Trong tình huống trên bạn Nam đã thể hiện mình là người năng động, sang tạo, cố gắng tìm ra cách giải khác của bài toán nhanh và hiệu quả nhất.Đó là phẩm chất đáng quý của một học sinh. Đây là phẩm chất nào? Hôm nay, cô trò ta cùng tìm hiểu bài học.

B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

*Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề bài 8 “ Năng động, sáng tạo” (10 phút)

1. Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh một số thông tin, tư liệu để giúp học sinh bước đầu nhận biết về phẩm chất năng động, sáng tạo.

2. Phương thức:

- Phương pháp:thảo luận nhóm, đàm thoại, trình bày một phút - Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, phiếu học tập

3. Tiến trình hoạt động + Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh đọc hai mẩu chuyện trong SGK 23 - Nhà bác học Ê-đi-xơn

- Lê Thái Hoàng – một học sinh năng động, sang tạo Học sinh đọc nội dung 2 mẩu chuyện SGK 27, 28

GV chia HS làm các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau - Yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 2 phút) trả lời câu hỏi sau

Thảo luận nhóm ( 2phút )

Nhóm 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự năng động sáng tạo của Ê- đi-sơn?Việc làm đó đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn?

Nhóm 2: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự năng động sáng tạo của Lê Thái Hoàng? Việc làm đó đem lại thành quả gì cho Lê Thái Hoàng?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả ( bằng phiếu học tập) Dự kiến câu trả lời của HS

Nhóm 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự năng động sáng tạo của Ê- đi-sơn?Việc làm đó đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn?

- Đặt các tấm guơng xung quanh giuờng mẹ - Đặy các ngọn nến, đèn dầu truớc guơng.

- Điều chỉnh vị trí của ánh sáng đèn dầu cho ánh sánh tập trung lại đúng chỗ thuận tiện cho thầy thuốc mổ cho mẹ mình.

- Kết quả:

+ Cứu sống đuợc mẹ

(9)

+ Trở thành nhà khoa học vĩ đại.

- GV: cung cấp thêm một số thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Ê-đi-xơn thông qua một số hình ảnh phát minh sáng chế của ông.

“ Thành công chỉ đến với tôi nhờ sự kiên trì theo đuổi những ươc mơ nghiên cứu và trải qua hàng trăm lần thất bại...” Ê-đi-xơn

Nhóm 2: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự năng động sáng tạo của Lê Thái Hoàng? Việc làm đó đem lại thành quả gì cho Lê Thái Hoàng?

- Lê Thái Hoàng đã tìm ra cách giải toán nhanh hơn, tìm đề thi quốc tế dịch ra tiếng việt, kiên trì

Kết quả: Lê Thái Hoàng đã đạt nhiều huy chương kì thi toán quốc tế lần thứ 39 và huy vàng kì thi quốc tế lần thứ 40.

+ Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Đánh giá quá trình hoạt động của học sinh: tinh thần, thái độ, hiệu quả...

Giáo viên dẫn dắt vấn đề:

Ê- đi-xơn dám nghĩ, dám làm sáng tạo ra ánh sáng…

- Lê Thái Hoàng: Say mê nghiên cứu, tìm tòi cách học mới có hiệu quả.

-> Năng động, sáng tạo. Sự thành công của mỗi người là kết quả của tính năng động sáng tạo. Năng động sáng tạo đượ thể hiện ở mọi khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn, cô trò ta cùng tìm hiểu nội dung bài học

*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện của năng động, sáng tạo: ( 15 phút) 1. Mục tiêu

- Hiểu đuợc thế nào là năng động, sáng tạo, - Tìm đuợc biểu hiện của năng động sáng tạo.

- Hình thành năng lực tư duy, hợp tác, hoạt động nhóm.

2. Phương thức:

- Phương pháp:đàm thoại gợi mở, trình bày một phút, trực quan - Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, hình ảnh, thông tin

3. Tiến trình hoạt động:

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

Gv chiếu nội dung câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời Câu 1: Thế nào là năng động, sáng tạo?

Câu 2: Em hãy trình bày biểu hiện của năng động trong các lĩnh vực: học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. sáng tạo và thiếu năng động sáng tạo trong cuộc sống.

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Suy nghĩ trả lời và báo cáo kết quả Dự kiến câu trả lời của HS

Câu 1:

- Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.

- Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra các cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

Câu 2:

* Trong học tập:

(10)

- Có phương pháp học tập khoa học.

- Say mê tìm tòi.

- Kiên trì, nhẫn nại phát hiện cái mới.

- Không thoả mãn với điều đã biết.

- Linh hoạt xử lý các tình huống.

* Trong lao động:

- Dám nghĩ, dám làm.

- Tìm ra cái mới, cách làm mới.

- KHông bằng lòng với thức tế.

- Luôn phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.

* Trong sinh hoạt hằng ngày - Có ý thức phấn đấu vươn lên.

- Vượt khó.

- Có lòng tin, kiên trì, nhân nại.

+ Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Đánh giá hoạt động học của HS

- Chốt kiến thức.

+ Khái niệm:

- Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.

- Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra các cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

+ Biểu hiện:

- Luôn cải tiến công cụ lao động.

- Tìm tòi, học hổi cách mới trong lao động, công tác.

- Áp dụng khoa học, kĩ thuật vào trong sản xuất.

- Tìm nhiều cách để làm bài tập…

Tích hợp tư tuởng HCM: Bác Hồ dạy : “Phát huy tính năng động sáng tạo phải nêu cao tác phong suy nghĩ, độc lập đối với vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi vì sao, đều phải suy nghĩ kĩ càng .”

- GV: liên hệ cho học sinh về sự năng động sáng tạo của Bác Hồ thông qua hành trình tìm đuờng cứu nuớc của Bác từ năm

1911-1941

*Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa, trách nhiệm của công dân: ( 15 phút) 1. Mục tiêu

- Học sinh hiểu được ý nghĩa, cách rèn luyện phẩm chất năng động sáng tạo.

- Hình thành năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, năng lực hợp tác và kĩ năng trình bày vấn đề.

2. Phương thức:

- Phương pháp:đàm thoại gợi mở, trình bày một phút, trực quan - Phương tiện, tư liệu,hình ảnh, thông tin

3. Tiến trình hoạt động:

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

Gv chiếu nội dung câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời

(11)

Câu 1: Em hãy tìm những từ trái nghĩa với từ năng động, sáng tạo? ? Từ đó, hãy nêu ý nghĩa của của phẩm chất năng động sáng tạo?

Câu 2: HS cần phải làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Suy nghĩ trả lời và báo cáo kết quả Dự kiến câu trả lời của HS

Câu 1:

- Từ trái nghĩa: Thụ động, máy móc, rập khuôn, lươi suy nghĩ, bắt chước, ỷ lại....

Ý nghĩa:

- Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoànồn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích một cách nhanh chóng và tốt đẹp.

- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những điều vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

Câu 2:

- Năng động, sáng tạo là kết quả của sự rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.

- Để trở thành người năng động, sáng tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống

+ Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Đánh giá hoạt động học của HS

- Chốt kiến thức.

* Hết tiết 11 Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị cho tiết 12 : ( 5 phút) - Học bài

- Chuẩn bị nội dung kiến thức bài 9: Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả - GV phân công 2 em làm nhiệm vụ chuyên gia giải đáp tư vấn về vấn đề thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Học sinh nắm được khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện của làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả.

+ Trách nhiệm của học sinh khi rèn luyện phẩm chất làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả

Tiết 12

* Kiểm tra bài cũ : ( 2’) Gv chiếu slide 1 Câu hỏi:

? Vì sao HS phải rèn luyện tính năng động sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó,em cần phải làm gì?

Đáp án:

* Nêu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo:

- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.

- Giúp con người vượt qua khó khăn thử thách.

- Con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

* Cách rèn luyện của bản thân (gợi ý):

(12)

- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ.

- Biết vượt qua khó khăn, thử thách.

- Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt mục đích.

- Vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.

Gv: Nhận xét, cho điểm.

1.

Hoạt động 1. Hoạt động mở đầu

* Mục đích:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp

- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài.

- Hình thành năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, năng lực hợp tác và kĩ năng trình bày vấn đề.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, trực quan - Kĩ thuật: trình bày một phút

*Thời gian: 2 phút

* Cách thức tiến hành: Giáo viên đưa tình huống vào bài.

GV đưa ra tình huống: “ Đi Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao” . Hs: Suy nghĩ và nhận xét sản phẩm hàng hóa đó ?

GV: Đó là làm sản phẩm có chất lượng .

Vậy thế nào là làm việc có năng xuất ,chất lượng, hiệu quả chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay .

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề ( 7 phút )

*. Mục đích: HS nắm được một số biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, trực quan, ...

- Kĩ thuật: trình bày một phút

*Thời gian: 7 phút

* Cách thức tiến hành: GV cho học sinh đọc truyện phần đặt vấn đề và trả lời các câu hỏi SGK trừ câu hỏi phần a. ( Giảm tải)

*. B1: Giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc truyện và thảo luận để trả lời câu hỏi.

GV chia lớp làm 3 nhóm tương ứng với 3 dãy thảo luận thời gian (3 phút) Nhóm 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ Giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

- Chi tiết:

+ Tốt nghiệp bác sĩ loại xuất sắc, hoàn thành hai cuốn sách về bỏng (63 - 65) để kịp thời phát đến các đơn vị trong toàn quốc.

+ Nghiên cứu thành công việc dùng da ếch thay da người trong điều trị bỏng.

(13)

+ Chế ra thuốc trị bỏng B76 & nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc khác nhau có giá trị chữa bỏng và đem lại hiệu quả cao.

Nhóm 2: Việc làm của ông được Nhà nước ghi nhận như thế nào?

- GS được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý. Giờ đây ông là thiếu tướng, giáo sư, tiến sỹ y khoa, thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội, nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam.

Nhóm 3: Em học tập được gì ở Giáo sư Lê Thế Trung?

- Bài học:

+ Có ý chí vươn lên

+ Say mê học tập và nghiên cứu.

+ Có trách nhiệm với công việc.

B2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ

B3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung B4: GV nhận xét, chốt đáp án

? Từ đó, theo em giáo sư Lê Thế Trung là người như thế nào ?

- Bác sĩ Lê Thế Trung là người có ý chí quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường, luôn suy nghĩ, tìm tòi say mê nghiên cứu, sáng tạo và ý thức trách nhiệm cao trong công việc.

*Tích hợp đạo đức: ? Tấm gương bác sĩ Lê Thế Trung đã gợi cho các em có thái độ gì?

- Biết ơn, quý trọng những người lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

GV kết luận : Làm việc có năng suất chất lượng là là một yêu cầu cần thiết của của người lao động trong thời kì CNH- HĐH ngày nay nó được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau .

B1: Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh tìm dẫn chứng liên hệ thực tế.

Gv chia Hs thành các nhóm (6 nhóm ) thảo luận 3 phút

N1+ 2: Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong gia đình.

N3+ 4: Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong nhà trường.

N5+ 6: Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong hoạt động sản xuất trong nhà máy xí nghiệp.

Dự kiến trả lời

Trong gia đình Trong nhà trường. Trong nhà máy xí nghiệp - Làm kinh tế giỏi (chăn

nuôi, trồng trọt, nghề thủ công...)

- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn học giỏi.

- Học tập tốt, lao động tốt.

- Kết hợp học và hành - Giản dị, tiết kiệm

- Thi đua dạy tốt học tốt.

- Cải tiến phương pháp giảng dạy, đạt kết quả cao trong các kỳ thi, nâng cao chất lượng học sinh.

- GD cho HS lối sống có ý chí, ý thức trách nhiệm của công dân.

- Tinh thần lao động tự giác.

- Máy móc kỹ thuật công nghệ hiện đại.

- Chất lượng hàng hoá, mẫu mã tốt, giá thành phù hợp.

- Thái độ phục vụ khách

(14)

hàng tốt.

B2. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ

B3: Các nhóm trình bày, trao đổi chéo kết quả B4: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án

? Tìm gương tốt về làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong thực tế?

- HS tự liên hệ thực tế trong cuộc sống qua sách báo...

VD : Nhà máy phân lân Văn Điển, Công ty gạch ốp lát Hà Nội, thép Việc Đức : giải Sao vàng Đất Việt.

- GV dung bài tập tình huống GDCD 9 để gợi ý và cung cấp thêm cho HS và kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (8 phút )

*Mục đích: HS hiểu thế nào là làm việc năng suất chất lượng hiệu quả, ý nghĩa và biện pháp.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại vấn đáp.

- Kĩ thuật: Động não, kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hiện tượng lười lao động, lười học tập, nhóm chuyên gia

*.Cách tiến hành: Nhóm chuyên gia lên làm việc

*Thời gian: 8 phút

Chỉ huy: ? Thế nào là làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.

HS: - Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn nhất.

GV:

Lưu ý : Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả khác với phương pháp làm việc chạy theo bệnh thành tích, mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả . Liên hệ: GV: Bổ sung tầm quan trọng và giao dục tư tưởng, tình cảm HS .

Chỉ huy: Trái v i cách làm vi c năng xuầt chầt lớ ệ ương hi u qu là gì ?( ệ ả Kĩ năng tư duy phê phán đánh giá)

HS: Làm cầm chừng, không cố gắng, làm mất nhiều thời gian, làm qua loa cẩu thả, làm ẩu cốt cho xong việc mà không chú ý đến chất lượng.

Chỉ huy: Hậu quả gì ?

HS: Trì trệ, yếu kém, đói nghèo, không có khả năng hợp tác, cạnh tranh dể hỏng việc,…

Chỉ huy: Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả có ý nghĩa ntn?

HS: - Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là yêu cầu cần thiết của người lao động trong thời đại mới.

- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Chỉ huy: Để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả cần có biện pháp gì?

HS: - Lao động tự giác và kỷ luật - Tìm tòi sáng tạo trong học tập - Có lối sống lành mạnh

- Vượt qua khó khăn - Tránh tệ nạn xã hội.

GV nhận xét phần hoạt động của nhóm chuyên gia

(15)

*Tích hợp đạo đức?

? Em có suy nghĩ gì nếu bản thân tự giác làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

-Nếu làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả em sẽ:

+Biết tự đánh giá khả năng của bản thân và đánh giá người khác về làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả

+ Biết thể hiện làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày trước hết là học tập.

* Hết tiết 12 Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị cho tiết 13 : ( 5 phút) - Học bài

- Xem trước các bài tập trong sách giáo khoa để tiết sau thực hành luyện tập Viết một đoạn văn 10-12 câu trình bày tấm gương lao động, sáng tạo trong học tập mà em biết.

Tiết 13+14

Hoạt động LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu

- Giúp HS hệ thống kiến thức trong toàn bộ chủ đề 2. Phương thức :

- Phương pháp: Thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề - Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, bảng phụ...

3.Tiến trình hoạt động:

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV chia HS làm các nhóm mỗi nhóm 6 HS thảo luận các câu hỏi sau:

Câu 1: Cho câu ca dao:

Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi

? Hãy giải thích nội dung của câu ca dao? Câu ca dao nói đến phẩm chất đạo đức nào? Em hiểu gì về phẩm chất đạo đức đó?

Câu 2: Có ý kiến cho rằng : Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được? Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao?

Câu 3 : Khái quát kiến thức của mỗi bài bằng sơ đồ tư duy ( Câu 3 chia mỗi nhóm thực hiện 1 bài)

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS trả lời các câu hỏi

+ Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả Dự kiến câu trả lời của HS

Câu 1:

Đáp án:

- Câu ca dao muốn nói: Dù khó khăn đến đâu thì cũng có cách giải quyết - Câu ca dao nói đến phẩm chất năng động, sáng tạo

- Em hiểu đây là phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống.

+ Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm

+ Sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

(16)

+ Người năng động, sang tạo luôn luôn xử lí linh hoạt các tình huống nhằm đạt kết quả cao trong cuộc sống.

Câu 2:

- Em không tán thành ý kiến đó .

- Vì: Học sinh muốn có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập cần phải chăm chú nghe giảng, đọc kĩ bài. Học tập phải có kế hoạch, tìm hiểu nhiều cách học khác nhau để tiết kiệm thời gian; không nản chí khi gặp khó khăn, luôn khiêm tốn học hỏi mọi người. Học đi đôi với hành; vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tế.

- Câu 3 : HS vẽ sơ đồ theo các ý khái quát sau - Khái niệm phẩm chất năng động, sáng tạo - Ý nghĩa, các biểu hiện

- Trách nhiệm bản thân.

+ Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

GV có thể chốt kiến thức cơ bản của bài bằng hệ thống sơ đồ tư duy.

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu HS đọc và lần lượt thực hiện các bài tập 1,2,3,4,5 SGK/ 29,30 Bài tập 1 SGK 29

Bài tập 2,3,4,5 SGK 30

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện làm các bài tập

+ Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả Dự kiến câu trả lời của HS

Bài tập 1 SGK 29

- Hành vi thể hiện tính năng động sáng tạo: b, đ, e, h.

- Hành vi không thể hiện tính năng động sáng tạo: a, c, d, g.

Vì: người năng động luôn say mê tìm tòi trong công việc để đạt năng xuất chất lượng hiệu quả.

Bài tập 2- sgk/30

? Em tán thành hay không tán thành với các quan điểm trên? Vì sao?

- Đồng tình với ý kiến: d, e

Vì đó là những biểu hiện năng động, sáng tạo của con người.

- Không đồng tình với ý kiến: a, b, c, đ

Vì đó là những biểu hiện thiếu năng động sáng tạo.

Bài tập 3-s gk/30

? Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động sáng tạo ? - Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo: a,b, c, d

Bài tập 4 /SGK 30

-Giới thiêu tấm gương năng động, sáng tạo

VD: Học sinh Bùi Huy Tuyền – HS THCS Cẩm La + Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

GV kết luận và đưa ra phương án giải quyết hợp lí trong từng bài học.

B1: Giao nhiệm vụ

- HS làm các bài tập 1,2,3,4 SGK/33

(17)

- Giao mỗi tổ 1 bài thực hiện trong thời gian 7p. Sau đó trao đổi các nhóm với nhau

Dự kiến

1.Bài tập 1 SGK trang 33.

Đáp án:

- Hành vi thể hiện làm việc co năng xuất, chất lượng, hiệu quả: c, đ, e.

- Hành vi ngược lại: a, b, d.

2.Bài tập 2/sgk- 33

- Vì ngày nay xã hội cần có nhiều sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặt.

-Tác hại: Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm tới chất lượng, hiệu quả thì sẽ gây tác hại xấu đến môi trường, con người và xã hội.

3.Bài tập 3/sgk- 33

VD làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:

- Sản xuất ra sản phẩm đẹp, đảm bảo chất lượng, tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Bạn Lan tranh thủ thời gian để học bài, làm bài trước khi đến lớp do đó bạn đã đạt được kết quả cao trong học tập.

4.Bài tập 4/sgk- 33 Liên hệ bản thân

B2: Hs thực hiện nhiệm vụ

B3: Hs trình bày kết quả, nhận xét B4. GV chốt đáp án

GV nhận xét

GV chốt: Trong cuộc sống chúng ta gặp không ít khó khăn và thử thách. Trước những rào cản ấy trên bước đường đời cần phải biết vượt qua để hoàn thành tốt công việc. Làm được như vậy đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, ý thức trách nhiệm cao, yêu người, yêu nghề, năng động, sáng tạo. Các em ạ, dù có khó khăn thế nào hãy biết vượt qua và làm việc thật tốt, thật hiệu quả, cống hiến hết mình vì cuộc sống.

Hoạt động 4: Vận dụng

1.Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học trong chủ đề vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

- Giúp học sinh tiếp tục tìm tòi, mở rộng hiểu biết về vấn đề kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Phương thức

- Phương tiện, tư liệu: Bản báo cáo.

- Phương pháp - kĩ thuật: Động não làm việc theo nhóm tổ 3.Tiến trình hoạt động:

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

Gv đưa tình huống sau: “Một người bán hàng đang thuyết phục một Hs đi xe đạp điện mua mũ bảo hiểm thời trang – không đảm bảo chất lượng”

Hs trao đổi theo nhóm bàn đưa ý kiến. GV định hướng và chốt cho học sinh

? Hãy cho biết mặt hàng trên có đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả cho người sử dụng không?

Hs: trả lời

(18)

Gv: định hướng:

- Khi tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải tích cực, tự giác đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, đảm bảo an toàn cho chính mình

- Vì hám lời một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo gây hậu quả không tốt cho người sử dụng, thiếu trách nhiệm với an toàn tính mạng của người dân

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Bước 3: Trao đổi, thảo luận

+ Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức:

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của học sinh về các nhiệm vụ.

Yêu cầu 1: Em hãy đóng vai nhà báo thực hiện bài phóng sự về các vấn đề sau:

Ở trường học hay tại nơi em ở, có những tấm gương nào luôn năng động, sáng tạo trong cuộc sống? Hãy giới thiệu cụ thể tấm gương đó cho mọi người biết?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện ở nhà + Bước 3: Trao đổi, thảo luận

Nộp dưới dạng bài báo cáo....

Dự kiến sản phẩm của học sinh: bài viết + Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức:

- GV nhận xét ý thức sưu tầm tư liệu, chất lượng các bài sưu tầm, bài học được rút ra ở tiết sau.

Chuẩn bị cho phần HD tự học ngoại khóa

Các em về nhà đọc toàn bộ phần nội dung của bài 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN để nắm được toàn bộ nội dung kiến thức sau đó thực hành.

Tổ 1: làm một bài thuyết trình về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

Tổ 2: Thực hiện làm một bản pano về vấn đề lí tưởng sống của thanh niên.

Tổ 3: Thực hiện làm một bài phỏng vấn về lí tưởng sống của thanh niên.

Tổ 4: Đóng 1 tiểu phẩm về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

*Rút kinh nghiệm của chủ đề:

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh