• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A………

Tiết 32

LUYỆN KỂ CHUYỆN ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh hiểu được: Cách kể truyện ý vị, tự nhiên, độc đáo của hai văn bản.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

- Kể diễn cảm truyện.

* Kĩ năng sống:

-Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.

- Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thần về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ

- Có ý thức rút ra bài học kinh nghiệm và kĩ năng đọc văn bản.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ, TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục tính khiêm tốn, nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách toàn diện.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

+ Giáo dục phẩm chất tự tin, tránh thói kiêu căng hợm hĩnh. Phải biết học hỏi xung quanh để hoàn thiện bản thân.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC

(2)

I. Ổn định tổ chức. (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Qua câu chuyện “Thầy bói xem voi”, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

* Yêu cầu:

Nội dung

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Nghệ thuật:

- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”

và Thầy bói xem voi. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng luyện đọc diễn cảm hai văn bản này.

Hoạt động thầy - trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian:10 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trìn, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Hãy nhắc lại các yêu cầu trong cách đọc văn bản?

- Đọc đúng: Đọc to, rõ ràng, đọc lưu loát - Phát âm đúng: Các thanh điệu sau:

- Hỏi ( ? ) - Huyền ( \ ) - Ngã ( - Nặng (. )

I. Ôn tập lý thuyết

* Các yêu cầu đọc

(3)

- Sắc ( / )

- Đọc đúng chính tả : Phân biệt được các phụ âm:

- L/n ,s / x , ch / tr , gi/ r /d - Đọc đúng ngữ pháp

- Đọc đúng dấu câu + Ngắt ở dấu phẩy + Nghỉ ở dấu chấm.

+ Dấu …kéo dài

- Thời gian nghỉ hơi ở dấu chấm xuống dòng, bằng hai dấu chấm.

- Thời gian nghỉ ở dấu chấm, bằng hai dấu chấm phẩy.

- Thời gian nghỉ hơi ở dấu chấm phẩy, bằng hai dấu phẩy.

- Thời gian nghỉ ở dấu hai chấm, bằng dấu chấm phẩy.

- Đọc đúng đặc điểm của kiểu văn bản.

Văn miêu tả: Câu văn miêu tả nhìn chung cần đọc thong thả, thoải mái tránh hấp tấp vội vàng, hoặc dồn dập không cần thiết.

Văn kể chuyện:

Đọc lột tả tính cách nhân vật, cần chú ý nhấn mạnh vào những câu diễn tả tâm lý, hành vi nhân vật.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

* Gv chia nhóm đọc văn bản- h.s nhận xét RKN cho các thành viên trong nhóm.

Bài 1

? Theo em câu chuyện này em nên đọc với giọng như thế nào?

- Rõ ràng, mạch lạc, thể hiện rõ sự ngông nghênh, kiêu ngạo của ếch, xen chút hài hước.

- Gv gọi 2-3 h/s đọc diễn cảm văn bản.

- Đọc đúng: Đọc to, rõ ràng, đọc lưu loát

- Phát âm đúng: Các thanh điệu - Đọc đúng chính tả : Phân biệt được các phụ âm.

- Đọc đúng ngữ pháp: Đọc đúng dấu câu

- Đọc đúng đặc điểm của kiểu văn bản.

II. Luyện tập

Bài 1: Luyện đọc diễn cảm văn bản Ếch ngồi đáy giếng

(4)

- H/s khác nhận xét.

- Gv nhận xét uốn nắn.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - Gv củng cố bài học.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình - Tập kể diễn cảm câu chuyện.

- Tìm đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.

- Chuẩn bị: Luyện kể chuyện văn bản Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi.

+ Ôn lại các kĩ năng đọc văn bản.

+ Xem lại cách đọc hai văn bản.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A………

Tiết 33

THẦY BÓI XEM VOI

- Truyện ngụ ngôn- A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện.

- Cách kể truyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

- Kể diễn cảm truyện.

* Kĩ năng sống:

+ Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.

+ Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thần về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ

- Có ý thức rút ra bài học là phải nhìn nhận sự vật, sự việc một cách toàn diện, đầy đủ trước khi nhận xét, đánh giá.

(5)

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ, TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục tính khiêm tốn, nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách toàn diện.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, bình giảng, dạy học nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, tóm tắt tài liệu, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Truyện ngụ ngôn là gì? Qua câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

* Yêu cầu:

- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vât, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện muốn khuyên nhủ con người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

III. Bài mới: (35’) * Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Nếu như trong truyện “ếch ngồi đáy giếng” nhân dân ta đã mượn chuyện

(6)

về con ếch để rút ra những bài học cho con người thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, 1 câu chuyện viết về con người nhưng cũng rút ra những bài học hết sức sâu sắc.

Hoạt động thầy - trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, bình giảng, dạy học nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, tóm tắt tài liệu, phân tích, thực hành.

- KT: Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Văn bản thuộc thể loại nào trong kho tàng văn học dân gian?

- Thể loại: truyện ngụ ngôn

? Nhắc lại cách đọc văn bản?

- H/s nhắc lại. Gv gọi 2 h/s đọc văn bản.

- Gv nhận xét.

? Kể tóm tắt truyện bằng lời văn của mình?

- HS kể, lớp nhận xét, Gv sửa chữa.

? Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần?

- 3 phần:

+ Các thầy bói xem voi: từ đầu -> sờ đuôi.

+ Các thầy phán về voi: tiếp -> cái chổi sể cùn.

+ Hậu quả: còn lại.

? Cả năm ông thầy bói đều có đặc điểm gì?

- Mù

- Chưa biết hình thù voi ra sao.

? Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt?

- Dùng tay xem 1 bộ phận của con voi - Mỗi thầy xem 1 bộ phận

? Nói về cách phán của các thầy, tác giả dân gian đã sử dụng nt nào ? Tác dung ?

- Từ láy tượng hình….

- Phép so sánh…..làm cho sự vật trở nên sinh động, cụ thể . Chúng ta dường như đẫ thầy chú voi hiển hiện qua lời phán của 5 thầy bói

* Thảo luận nhóm (3’)

? Em đánh giá ntn về cách nhận xét của họ ?

I.Giới thiệu chung

- Thể loại: Truyện ngụ ngôn.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

* Đọc, tóm tắt

2. Kết cấu, bố cục.

- 3 phần.

3. Phân tích

(7)

- Các nhóm thảo luận, cử đại diện báo cáo.

- Nhóm khác nhận xset bổ sung, gv chốt.

- Chủ quan, phiến diện.

- Biết bộ phận con voi mà tưởng là toàn thể.

Không chỉ có nhận định chủ quan, phiến diện mà cả 5 thầy còn thể hiện thái độ của mình

Cô mời 1 bạn đọc lại lời phán của các thầy

? Qua cách xem voi của các thầy bói, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì?

- Phê phán cách nhìn lệch lạc, phiến diện, dùng bộ phận mà lại nói toàn thể.

? Câu chuyện kết thúc như thế nào? Có hợp lí không? Vì sao?

- Xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

- Hợp lý vì các thầy ai cũng khẳng định mình đúng, không ai chịu nhường ai.

? Nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

- Kết cục không tốt đẹp, thật buồn cười nhưng cũng để cho ta một bài học.

GV nhấn: sự vật, hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Sai lầm về phương pháp nhận thức sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

? Truyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng có hiệu quả qua câu chuyện trên?

- Lặp cấu trúc phủ định, từ láy, so sánh…

? Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện?

- HS tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục tính khiêm tốn, nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách toàn diện. Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian: 14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, bình

* Nội dung

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

* Nghệ thuật:

- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

III. Luyện tập

(8)

giảng, dạy học nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, tóm tắt tài liệu, phân tích, thực hành.

- KT: Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

Bài 1

? Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản?

- H/s tóm tắt, gv nhận xét, uốn nắn.

Bài 2

? Hãy nêu điểm giống và khác nhau của hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi?

- H/s trả lời, gv chốt.

Bài 1

Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi.

Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sề… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

Bài2

* Điểm giống:

- Đều nêu ra những bài học về nhận thức khi tìm hiểu đánh giá về sự vật, hiện tượng.

- Nhắc mọi người không được chủ quan.

* Điểm khác:

- “Ếch ngồi đáy giếng”: Nhắc nhở con người phải mở rộng tầm hiểu biết không được kiêu ngạo, coi thường đối tượng xung quanh - “Thầy bói xem voi”: Là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.

=> Hai văn bản bổ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

? Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện?

- HS tự bộc lộ.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình - Tập kể diễn cảm câu chuyện.

(9)

- Học bài, nắm nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Tìm đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.

- Chuẩn bị: Luyện đọc diễn cảm văn bản Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi.

+ Ôn lại các kĩ năng đọc văn bản.

+ Xem lại cách đọc hai văn bản.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A………

Tiết 34

LUYỆN KỂ CHUYỆN:

THẦY BÓI XEM VOI

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh hiểu được: Cách kể truyện ý vị, tự nhiên, độc đáo của hai văn bản.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

- Kể diễn cảm truyện.

* Kĩ năng sống:

-Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.

- Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thần về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ

- Có ý thức rút ra bài học kinh nghiệm và kĩ năng đọc văn bản.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ, TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục tính khiêm tốn, nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách toàn diện.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

(10)

+ Giáo dục phẩm chất tự tin, tránh thói kiêu căng hợm hĩnh. Phải biết học hỏi xung quanh để hoàn thiện bản thân.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, dạy học theo tình huống thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ đọc tích cực.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Qua câu chuyện “Thầy bói xem voi”, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

* Yêu cầu:

Nội dung

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Nghệ thuật:

- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

III. Bài mới: (35’) * Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” và Thầy bói xem voi. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng luyện đọc diễn cảm hai văn bản này.

Hoạt động thầy - trò Nội dung

Hoạt động 2 I. Ôn tập lý thuyết

(11)

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:5 phút -

PP : Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, dạy học theo tình huống thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ đọc tích cực.

? Theo em khi kể chuyện cần có những yêu cầu nào?

- H/s phát biếu.

- Gv nhận xét, chốt.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 25 phút

- PP : Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, dạy học theo tình huống thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ đọc tích cực.

Gv: Theo em với văn bản này chúng ta có thể đọc với giọng như thế nào?

- HS: Trả lời.

GV chốt và nêu yêu cầu đọc:

- Đọc rõ ràng, mạch lạc, thể hiện rõ sự ngông nghênh, kiêu ngạo của ếch, xen chút hài hước.

* Thảo luận theo nhóm bàn - Thời gian 2 phút

- Các nhóm báo cáo –nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Giáo viên chốt

Thảo luận nhóm (5’)

? Tìm ra những sự kiện chính trong câu truyện?

Sau đó dựa vào những chi tiết chính đó kể lại câu truyện?

- Học sinh thảo luận.

- Hết thời gian, cử đại diện nhóm trình bày.

* Các yêu cầu khi kể chuyện - Cần phải biết xây dựng cốt truyện, đảm bảo được sự lập luận chặt chẽ khi kể chuyện, phải miêu tả đặc điểm ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật để làm rõ tính cách, thân phận của nhân vật.

II. Luyện tập

Luyện kể chuyện văn bản Thầy bói xem voi.

(12)

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.

Cần đảm bảo nội dung sau:

Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sề… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

? Từ các ý chính đó hãy kể lại văn bản bằng lời văn của em?

Mở bài

- Nhân dân ta thường lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để chế giễu châm biếm những thói hư tật xấu hoặc để phê phán đả kích những gì xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

- Truyện “Thầy bói xem voi” là một trong những truyện cười hay, chứa đựng một bài học giáo dục sâu sắc đối với mọi người.

Thân bài

Nội dung câu chuyện

- Câu chuyện kể về việc 5 ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau nhân buổi ế hàng. Cả 5 ông đều mù.

Ông nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Thế là khi nghe có voi đi qua, năm ông chung nhau liền biếu người quản voi xin cho voi dừng lại để cùng xem.

- Điều đặc biệt là cả 5 ông đều xem voi bằng “tay”.

Người thì sờ vòi, người thì sờ ngà, người thì sờ tai, người thì sờ chân còn người thì lại sờ đuôi.

- Mỗi thầy chỉ “quan sát” một bộ phận của cơ thể con voi chứ không thể quan sát được toàn bộ cơ thể của nó.

- Vì quan sát bằng “tay” nên mỗi thầy đưa ra một nhận xét khác nhau về con voi.

+ Thầy sờ vòi thì bảo “Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đĩa”. Sự so sánh cái vòi con voi với con đĩa rất hay vì cái vòi voi và con đỉa

a. Luyện đọc

b. Kể chuyện

(13)

cũng có nét tương đồng.

+ Thầy sờ ngà thì lại cho rằng con voi “nó chằn chẳn như cái đòn càn”. Sự so sánh và đưa ra nhận xét của thầy bói thứ hai này cũng thật lí thú. Cái ngà voi và cái đòn càn cũng có nét tương đồng.

+ Thầy sờ tai thì khẳng định con voi “bè bè như cái quạt thóc”. Tai voi cũng to và bè bè như cái quạt ngày xưa người nông dân thường dùng để quạt thóc.

Sự so sánh này cũng rất hay.

+ Thầy sờ chân thì nhất quyết cho rằng con voi

“sừng sững như cái cột đình”. Sự so sánh này rất đúng và rất hay. Chân voi to như cây cột người xưa thường dùng làm cột đình của làng xã.

+ Thầy sờ đuôi cũng chẳng chịu thua. Thầy cứ một hai khẳng định rằng con voi “tun tủn như cái chổi sể cùn”.

- Thầy bói nào cũng nói đúng về con voi như mình đã sờ được. Năm thầy đều nhận xét một cách hóm hỉnh và cho rằng ý kiến của mình là đúng tuyệt đối.

Như vậy là thầy nào cũng có lí, nhưng cộng cả năm ý kiến lại thì thật là vô lí vì chẳng ý kiến của thầy nào đúng với con voi thật ngoài đời.

Bài học rút ra từ câu chuyện

Câu chuyện cho em những bài học sâu sắc:

- Khi nhận xét đánh giá về sự vật, sự việc,... ta không được nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc, ta phải xem xét chúng một cách toàn diện.

- Ta không nên tin vào những điều mê tín dị đoan.

Cha ông ta đã nhắc nhở con cháu “thầy bói nói mò”.

Nếu ta tin thầy bói, khác nào ta tin con voi giống như con voi của mỗi thầy đã định nghĩa.

- Không vì bảo vệ cái vô lí của mình mà dẫn đến gây gỗ mất đoàn kết như 5 ông thầy bói trong truyện.

Trong cuộc sống, ta cần phải lắng nghe, biết phân biệt cái đúng cái sai để từ đó ta rút ra được một nhận xét đúng nhất.

Kết bài

- Truyện “Thầy bói xem voi” có nội dung phê phán một cách nhẹ nhàng và thâm thúy. Người xưa đã nhắc nhở con cháu phải biết nhìn sự vật, sự việc một cách toàn diện không nên đánh giá sự vật, sự việc bằng sự nhìn nhận phiến diện chủ quan.

- Truyện còn gây cười bằng cách đưa ra những yếu

(14)

tố riêng lẻ có lí đê rồi hợp lại tạo thành một điều hoàn toàn phi lí.

- H/s kể lại.

- Gv nhận xét, uốn nắn.

? Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện?

- HS tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục tính khiêm tốn, nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách toàn diện. Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

Hoạt động 4

* Mục tiêu:

- H.s nắm được ưu điểm nhược điểm của bản thân.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 4 phút

- PP : Vấn đáp, thuyết trình, phân tích.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.

- GV nhận xét giờ luyện đọc và kể chuyện.

- Nhận xét về ý thức, sự cố gắng của các em trong tiết học.

- Nhận xét về ý thức hoạt động nhóm.

- Dặn dò-nhắc nhở.

III. Tổng kết- nhận xét

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - Gv củng cố bài học.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình - Tập kể diễn cảm câu chuyện.

- Tìm đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.

- Chuẩn bị: Giá trị nội dung và nghệ thuật từ các truyện ngụ ngôn đã học.

+ Ôn lại các các các truyện ngụ ngôn.

+ Xem lại nội dung nghệ thuật các truyện ngụ ngôn.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

============********=============

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A………

(15)

Tiết 35

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TỪ CÁC TRUYỆN NGỤ NGÔN ĐÃ HỌC

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn.

- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết, cách sống, cách đánh giá nhìn nhận sự vật, sự việc.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

- Kể lại được truyện.

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức giá trị tinh thần, trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân, tương ái trong cuộc sống. Cách đánh giá nhìn nhận sự vật, sự việc.

- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Có cách đánh giá nhìn nhận sự vật, sự việc.

- Giao tiếp, phẩn hồi, lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện.

3. Thái độ:

- Biết vận dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống: sống đoàn kết, khiêm tốn, chan hòa với mọi người trong tập thể, đánh giá nhìn nhận sự vật, sự việc một cách toàn diện.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

B. CHUẨN BỊ

(16)

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, tóm tắt tài liệu, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Kể lại câu chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của em?

* Định hướng

- H/s kể lại câu chuyện theo các ý sau:

- Câu chuyện kể về việc 5 ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau nhân buổi ế hàng. Cả 5 ông đều mù. Ông nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Thế là khi nghe có voi đi qua, năm ông chung nhau liền biếu người quản voi xin cho voi dừng lại để cùng xem.

- Điều đặc biệt là cả 5 ông đều xem voi bằng “tay”. Người thì sờ vòi, người thì sờ

ngà, người thì sờ tai, người thì sờ chân còn người thì lại sờ đuôi.

- Mỗi thầy chỉ “quan sát” một bộ phận của cơ thể con voi chứ không thể quan sát được toàn bộ cơ thể của nó.

- Vì quan sát bằng “tay” nên mỗi thầy đưa ra một nhận xét khác nhau về con voi.

- Kết quả: đánh nhau toạc đầu chảy máu.

III. Bài mới: (35’) * Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Các em đã được học và ôn tập các văn bản truyện ngụ ngôn. Để củng cố sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật các truyện ngụ ngôn đã học, chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

Hoạt động thầy - trò Nội dung Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s nắm được giá trị nội dung của các truyện ngụ ngôn.

I.Giá trị nội dung của các truyện ngụ ngôn

(17)

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, tóm tắt tài liệu, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn?

- HS trả lời.

- K/n truyện ngụ ngôn:

Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo, khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.

? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học?

- Ếch ngồi đáy giếng.

- Thầy bói xem voi.

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

? Nhân vật trong các truyện ngụ ngôn đã học là ai?

- Con Ếch.

- Thầy bói.

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

-> Qua các nhân vật này truyện ngụ ngôn đã để lại những bài học gì?

? Giá trị nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng?

- Phê phán: những kẻ hiểu biết nông cạn lại huênh hoang

- Khuyên răn: phải mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

? Truyện Thầy bói xem voi có giá trị nội dung gì?

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

? Nội dung truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?

Bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi người không thể sống

* Văn bản Ếch ngồi đáy giếng - Phê phán: những kẻ hiểu biết nông cạn lại huênh hoang

- Khuyên răn: phải mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

* Văn bản Thầy bói xem voi

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

* Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi người không thể sống đơn độc , tách ḿình mà cần đoàn kết, gắn bó đề cùng tồn tại và phát triển.

(18)

đơn độc , tách ḿnh mà cần đoàn kết, gắn bó đề cùng tồn tại và phát triển.

* Thảo luận nhóm (3’)

? Qua các văn bản truyện ngụ ngôn muốn khuyên răn chúng ta những bài học nào?

- Các nhóm thảo luận-báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gv chốt

- Khuyên răn: phải mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

- Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

- Mỗi người cần đoàn kết, gắn bó đề cùng tồn tại và phát triển.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s nắm được giá trị nghệ thuật của các truyện ngụ ngôn.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, tóm tắt tài liệu, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản Ếch ngồi đáy giếng?

- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

- Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên mà sâu sắc.

- Cách kể bất ngờ, hài hước.

? Giá trị nghệ thuật văn bản Thầy bói xem voi - Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

? Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sử dụng những nghệ thuật đặc sắc nào?

- Truyện sáng tạo bằng nhân hoá, ẩn dụ và tưởng tượng.

II. Giá trị nghệ thuật của các truyện ngụ ngôn

* Văn bản Ếch ngồi đáy giếng - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

- Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên mà sâu sắc.

- Cách kể bất ngờ, hài hước.

* Văn bản Thầy bói xem voi

- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

* Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Truyện sáng tạo bằng nhân hoá, ẩn dụ và tưởng tượng.

(19)

? Nhân vật trong các truyện ngụ ngôn đã học là ai?

- Con Ếch.

- Thầy bói.

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

? Để có những bài học ngụ ý răn đời truyện ngụ ngôn đã sử dụng nhũng nghệ thuật tiêu biểu nào?

- Nghệ thuật nhân hóa, tưởng tượng.

- Nghệ thuật ẩn dụ.

- Kể chuyện sáng tạo bất ngờ.

? Em rút ra được bài học gì qua các câu chuyện?

- HS tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

? Kể các câu chuyện ngụ ngôn em đã học?

? Rút ra đặc điểm truyện ngụ ngôn?

- Nhân vật: loài vật, con người.

- Ngụ ý kín đáo nhằm khuyên nhủ con người bài học nào đó trong cuộc sống.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Nắm chắc định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên các truyện ngụ ngôn đã học.

- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.

- Chuẩn bị: Kiểm tra tổng kết chủ đề.

+ Ôn lại các kiến thức đã học trong chủ đề Các truyện ngụ ngôn.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

============********=============

(20)

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A………

Tiết 36

KIỂM TRA VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

I/ MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức

- Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh về thể loại ngụ ngôn.

- Hiểu và vận dụng vào bài làm.

2. Kỹ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Rèn cho hs kỹ năng làm một bài kiểm tra khoa học, sạch sẽ.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng suy nghĩ trình bày ý tưởng, ra quyết định.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức ôn luyện kiến thức đã học vận dụng vào bài viết.

- Có thái độ trung thực khi làm bài, không sao chép tài liệu.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục giá trị TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học (từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự).

- Năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ở đề bài, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống).

- Năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết đề bài ).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi tạo lập văn bản.

- Năng lực tự quản lí được thời gian khi làm bài và trình bày bài.

II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận - Thời gian: 45’

III/ THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Cộng

Cấp độ

thấp Cấp độ cao

Chủ đề 1

- Khái niệm truyện ngụ ngôn.

- Kể tên các

văn bản

truyện ngụ

(21)

ngôn.

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ:

Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20 %

Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ:20 % Chủ đề 2

- Hiểu và giải thích được nghệ thuật;

nội dung, ý nghĩa truyện

“Thầy bói xem voi”.

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ:

Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20 %

Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ:20 %

Chủ đề 3

- Viết một đoạn văn từ 7- 10 câu nêu suy nghĩ của em về bài học trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.

Số câu : Số điểm:

Tỷ lệ:

Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỷ lệ 60%

Số câu : 1 Số điểm:6 Tỷ lệ:60 % Tổng số

câu:

Số điểm:

Tỷ lệ:

Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20 %

Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20 %

Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỷ lệ 60%

Số câu: 3 Số điểm:

10

Tỉ lệ: 100%

IV/ BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ Câu 1: (2 điểm)

Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các văn bản truyện ngụ ngôn đã học?

Câu 2: ( 2 điểm)

Nêu nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa truyện “Thầy bói xem voi”.

Câu 3: (6 điểm )

Viết một đoạn văn từ 7-10 câu nêu suy nghĩ của em về bài học trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.

V/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1:

*

K/n truyện ngụ ngôn:

Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo, khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.

* Các văn bản truyện ngụ ngôn.

(22)

- Ếch ngồi đáy giếng.

- Thầy bói xem voi.

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

* Mức tối đa: (2,0 điểm) Trả lời đầy đủ chính xác nội dung câu hỏi nhỏ.

Mỗi ý trả lời đúng được 1,0 đ.

* Mức chưa tối đa: Nêu được câu trả lời chính xác nào tính điểm câu đó.

* Mức không đạt: Trả lời không chính xác tất cả các câu hỏi.

Câu 2

Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện “Thầy bói xem voi”.

* Nội dung

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

* Nghệ thuật:

- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

* Mức tối đa: (2,0 điểm) Trả lời đầy đủ chính xác nội dung. Mỗi ý trả lời đúng được 0,5đ.

* Mức chưa tối đa: Nêu được câu trả lời chính xác nào tính điểm câu đó.

* Mức không đạt: Trả lời không chính xác tất cả các câu hỏi.

Câu 3:

* Hình thức: Viết đúng yêu cầu một đoạn văn, lời văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả...

* Nội dung: Đảm bảo các ý sau

- Dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống.

- Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời.

- Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

Tiêu chí cho bài viết: 5,0 điểm

* Mức tối đa: ( 5,0 đ) HS giới thiệu được tác dụng của các chi tiết trong truyện.

Có đánh giá, nhận xét.

* Mức chưa tối đa ( 4,0-3,0 đ) : HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu

* Không đạt: lạc đề, các ý sắp xếp không khoa học, chưa làm nổi bật được từng đặc điểm của nhân vật

Các tiêu chí khác

1. Tiêu chí về hình thức: 0.5 điểm

* Mức tối đa: HS viết đúng yêu cầu của một đoạn văn, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.

(23)

* Không đạt: HS chưa hoàn thiện bài viết, các ý lộn xộn, câu tù không hay, chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc HS không làm bài.

2. Sáng tạo: 0,5 điểm

* Mức đầy đủ: HS đạt được 3 các yêu cầu sau:

1) Giớ thiệu chi tiết

2) Câu văn gọn, rõ, hành văn trong sáng.

3) Biết sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

* Mức chưa đầy đủ (0,25) HS đạt được 2 trong số các yêu cầu trên

* Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm.

* Củng cố (2’) PP vấn đáp - Giáo viên thu bài.

- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.

* Hướng dẫn về nhà (3’): PP thuyết trình

- Xem lại và nắm chắc nội dung,nghệ thuật các văn bản đã học.

- Rèn kĩ năng kể tóm tắt truyện.

Chuẩn bị: Danh từ và cụm danh từ.

+ Ôn lại khái niệm danh từ, cụm danh từ.

+ Chức năng, cấu tạo của danh từ, cụm danh từ.

+ Xem các dạng bài tập.

* RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

………

      &       

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì ở nửa cầu Bắc tạp trung nhiều lục địa nên còn được gọi là “lục bán cầu” và đại dương tập trung nhiều ở nửa cầu Nam nên được gọi là “thủy bán cầu”?. Để hiểu rõ hơn cô và

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So