• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 25:

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (Văn tự sự)

I. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức.

- Giúp HS đánh giá bài TLV theo yêu cầu của bài văn tự sự (nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp)

- Yêu cầu kể bằng lời của em.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện bằng lời văn của mình, kĩ năng kể chuyện đầy đủ các sự việc, nhân vật trong truyện. Đánh giá chất lượng bài làm so với yêu cầu của đề. Rèn kĩ năng kể, diễn đạt, dùng từ, trình bày bố cục.

3. Thái độ: Giáo dục các em ý thức tự sửa sai, tự phấn đấu vươn lên trong học tập. Tính cẩn thận khi làm bài

4. Năng lực: Giao tiếp TV, hợp tác, tự quản bản thân, tiếp nhận II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. GV: Chấm chữa bài chính xác, tỉ mỉ khách quan 2. HS: Ôn tập kiểu bài

III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại cách làm bài văn kể chuyện.

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 2 phút

GV giới thiệu bài: Điểm số đối với một bài làm là quan trọng, vì nó thể hiện kết quả cụ thể, tổng hợp năng lực, kiến thức, kĩ năng của các em. Nhưng quan trọng hơn đó là sự nhận thức, tự nhận thức ra các lỗi, ưu, nhược điểm về các mặt trong bài làm của mình và tìm cách biết cách sửa chữa nó.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Hoạt động 2: Trả bài và nhận xét bài làm của HS

- Mục tiêu: Qua phân tích, n/x các bài làm hình thành được các kĩ năng làm bài về thể loại văn tự sự.

(2)

- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện, nêu và giải quyết vđề.

- Thời gian: 35 phút

GV: Nhận xét bài làm của học sinh

Thông qua kết quả bài viết Nêu một số lỗi mắc phải Hướng dẫn học sinh sửa lỗi Đọc 1 số bài khá +yếu

- sơn tinh -> Sơn Tinh - thuỷ tinh ->Thuỷ Tinh - tảng viên -> Tản Viên - cục tre -> Cụm tre

- câu truyện -> Câu chuyện - chứng đáng -> Chính đáng - dòng giã -> Ròng rã - cháng xĩ -> Tráng sĩ - tàng quân -> Tàn quân

- Vợ trồng -> vợ chồng 2. Lỗi dùng từ, diễn đạt.

- Làm rể nhà vua hùng -> Làm rể vua Hùng

.- Trong truyện đã học vừa qua nhưng em thích nhất là Sơn Tinh, Thủy Tinh ->Trong các truyện truyền thuyết đã học em thích nhất là truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Câu chuện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã cho biết được câu chuyện.->

- Câu chuện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã cho biết…

III. NHẬN XÉT BÀI LÀM 1. Ưu điểm:

- Nhìn chung các em có ý thức làm bài,

- Một số bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, nhiều em chữ viết rất tốt.

- Bài văn đầy đủ đảm bảo bố cục 3 phần

- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để kể chuyện, lời kể tự nhiên, chân thành, có cảm xúc.

- Khi kể có xen lẫn tình cảm, thái độ của bản thân vào truyện

- Nắm và làm đúng thể loại tự sự (xác định đúng y/c của đề).

- Kể được ND cơ bản, có bố cục đầy đủ.

- Nắm vững các chi tiết, sự việc theo thứ tự sự việc

2. Tồn tại:

- Một số em giấy kiểm tra trình bày chưa đúng quy định (Không có ô ghi tên, điểm, lời phê, rách, …)

- Một số em bài làm chưa cẩn thận, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả nhiều.

- Một số dùng dấu câu chưa đúng, tên riêng không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện

- Chưa biết dùng lời kể của mình khi kể chuyện, quá lệ thuộc vào lời kể SGK

- Một vài em do chưa đọc kĩ đề lẫn lộn sang chuyện cổ tích hoặc kể lạc ngôi.

- Một số em còn kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách thuộc, nhớ và chép lại mà chưa nắm được giới hạn y/c của đề.

- Nhiều em còn làm bài sơ sài, qua loa - Một số em kể thiếu chi tiết, lạc đề 3. Kết quả:

IV. LỖI VÀ SỬA LỖI

(3)

1. Lỗi chính tả: viết tắt, viết số l/ n lước ta, x/s sem, ch/tr che, d/r /gi tiếng dao, sứ rả, áo dáp 2. Lỗi diễn đạt:

- Còn thừa vài tên chạy thoát thân - Tráng sĩ đánh nhanh như thổi.

- Lạ thay 9 tháng 10 ngày mà bà vẫn như không.

- Âu Cơ nhớ né đành xuống né để sống - Mị Nương gọi Âu Cơ lên để chia con - ST vẫn vững cũn Thủy kiệt

- Nhà cửa vừa mọc lên đó bị phỏ - Có 1 người vợ đi ra đồng

- Mẹ em tổ chức cho em mà em nhớ nhất - Khi em ra tới nơi tôi đón em ở sân bay đón em...

3. Lỗi dùng từ: ngựa thổi ra lửa.

Bước, bàn chân rất to

Chú bé đánh giặc rất siêu - chập sáng

Đọc bài mẫu cho h/s tham khảo (nếu có thời gian)

V. Trả bài – ghi điểm.

4. Củng cố: GV gọi điểm, nhận xét giờ trả bài 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.

- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.

- Đọc và soạn bài tiếp theo: Em bé thông minh V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

……….

(4)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 26

EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích) I. Mục tiêu dạy học.

1. Kiến thức. Giúp HS hiểu được:

- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.

- Cấu tạo sâu chuổi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tíchtheo đặc trưng thể loại.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Kể được một câu chuyện.

3. Thái độ: Giáo dục HS

- Lòng yêu thích, ham mê kho tàng truyện cổ tích, lòng khâm phục em

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vđ, tự quản bản thân, tư duy sáng tạo, thưởng thức v/h thẩm mỹ, tiếp nhận.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. GV: Sgk, sgv + KHDH

2. HS: Sgk+ Soạn câu hỏi phần đọc hiểu III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

?Thế nào là truyện cổ tích?Kể tóm tắt truyện “Thạch Sanh”?

?Cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh?Nêu ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh”

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp

(5)

- Thời gian: 2 phút

GV treo tranh Thạch Sanh HS quan sát tranh:

?Cho biết hình ảnh này minh họa cho truyện nào đã học?

?Minh họa cho sự việc nào trong truyện?

HS quan sát tranh -> Trả lời

GV dẫn vào bài mới: Dân tộc ta vốn thông minh, ứng xử nhanh, đối đáp giỏi.

Điều này đã được văn học ghi lại trong các giai thoại đi sứ và trong các truyện cổ tích. Cổ tích sinh hoạt có hẳn một loại truyện về kiểu nhân vật thông minh. Truyện

“Em bé thông minh” mà các em được học hôm nay là một tấm gương khá tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản.

- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở vb Em bé thông minh

- Phương pháp, KTDH: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế, động não

- Thời gian : 35 phút.

- Hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, giọng đọc vui, hóm hỉnh, chú ý đọc thể hiện rõ từng lời thoại, đoạn đối thoại giữa em bé với quan, vua

- GV đọc mẫu đoạn đầu, gọi 2 hs đọc văn bản.

?Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

- PTBĐ: tự sự

GV hướng dẫn HS tóm tắt văn bản (hs dựa vào tranh để tóm tắt)

?Quan sát tranh em hãy nêu những sự việc chính?

- vua sai quan đi tìm người tài - những thử thách của em bé: 4 s/v

- Sự việc 1: Em bé giải câu đố viên quan.

- Sự việc 2: Giải câu đố lần thứ nhất của vua.

- Sự việc 3: Giải câu đố lần 2 của vua.

I. Đọc, kể văn bản 1. Đọc và kể

2. Thể loại: Truyện cổ tích

3. Bố cục: 3 phần.

(6)

- Sự việc 4: Giải câu đố của sứ giả nước ngoài.

- Em bé được làm trạng nguyên.

?Trong các s/v trên có thể thay đổi tình tiết trong truyện được hay k? Tại sao?

- k vỡ xâu thành chuỗi có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

?Em hãy x/đ thể loại?

?Căn cứ vào các s/v trên có thể chia vb thành mấy phần? Nội dung từng phần?

*Bố cục: 3 phần.

- Mở bài: Từ đầu -> Thật lỗi lạc…

->Vua sai quan đi tìm người tài giúp nước.

- Thân bài: Tiếp -> Nước láng giềng:

->Những lần giải đố của em bé.

- Kết bài: Còn lại- Em bé trở thành trạng nguyên.

?Truyện có những nv nào? Nhân vật nào là nv chính?

?Em bé được sinh ra trong 1 gđ có hoàn cảnh ntn?

?Dựa vào đâu em biết được điều đó?

?Ở văn bản nào em đã học nhân vật có h/c xuất thân giống em bé?

?Hoàn cảnh xuất thân của em bé có gì giống và khác hoàn cảnh xuất thân của TG và Thạch Sanh?

- Giống: Sinh ra trong gia đình nông dân bình thường.

- Khác:

+ Không có yếu tố thần kỳ: Là người bình thường, con nd, đang làm ruộng.

+ Không giới thiệu trực tiếp: Giới thiệu việc quan đi tim người tài giỏi trước sau mới giới thiệu n/v thông qua công việc.

?H/c xuất thân bình thường của em bé có ý nghĩa gì?

II. Tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật em bé.

a. Hoàn cảnh xuất thân.

- Sinh ra trong gia đình nông dân bình thường.

(7)

- K’đ ko chỉ những người có nguồn gốc thần kì mới có thể trải qua thử thách mà những người bình thường cũng có thể đối diện và vượt qua những thử thách lớn lao bằng chính khả năng của mình.

GV chuyển: GV đọc đv đầu

?Đoạn văn đầu kể cho chúng ta nghe sự việc gì?

- vua sai quan đi tìm người tài

?Để tìm người tài giỏi viên quan đó làm cách nào?

?Em hiểu “lỗi lạc” nghĩa là gì? - sgk

?Hình thức dùng câu đố để thử tài có phổ biến trong truyện dân gian không? Hãy tìm trong truyện dân gian em đã học có hình thức dùng câu đố để thử tài?

- Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy: vua Hùng đã thử tài để chọn ra người thông minh nối được ý vua và chí vua xứng đáng làm người nối ngôi vua.

?Việc đưa câu đố vào trong truyện cổ dân gian có tác dụng ntn?

+ Tạo tình huống cho truyện, gây hứng thú cho người đọc

+ Để nhân vật bộc lộ tài năng.

?Qua sự việc này phản ánh truyền thống tốt đẹp của dt, đó là truyền thống gì?

- Truyền thống coi trọng nhân tài của người VN đó có từ xa xưa. Nhân tài phải được phát hiện = cách giải những câu đố hóc búa.

?Điều đó chứng tỏ vua và viên quan là người ntn?

=>Vua là người anh minh tài đức, mong muốn đất nước thái bình, luôn chăm lo việc nước, viên quan là một người tận tuỵ, trung thành với vua.

Chuyển ý

?Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?

b. Những thử thách

* Lần 1:

- Giải câu đố viên quan

(8)

+ Em bé giải câu đố của quan

+ Em bé giải câu đố của Vua lần 1,2 + Em bé giải câu đố của sứ giả

?Quan sát tranh sgk cho biết bức tranh này minh họa cho nd nào?

?Viên quan đi tìm người tài giỏi gặp em bé trong h/

c nào?

- 2 cha con đang làm ruộng (cha cày, con đập đất)

?Khi gặp hai cha con người nông dân viên quan đã làm gì?

?Nhận xét câu hỏi của viên quan?

- Câu đố khó, đột ngột, bất ngờ k trả lời được chính xác.

- Thông thường người dân cày chỉ quan tâm đến diện tích cày được nhiều hay ít chứ không quan tâm đến bao nhiêu đường cày đây là câu đố khó, ít ai để ý.

?Biểu hiện của người cha trước câu hỏi của viên quan ntn?

- Cha đứng ngẩn người.

?Em bé giải đố như thế nào?Nhận xét về cách giải đố của em bé?

- Ở đây trí thông minh của em bé được bộc lộ, em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang phía người ra câu đố

- Câu trả lời cũng là một câu đố, cũng bất ngờ khó trả lời.

-> Giải đố bằng cách đố lại, cứu nguy cho cha.

?Thái độ của viên quan?

- Viên quan phải “há hốc mồm sửng sốt không biết đối đáp sao cho ổn” bất ngờ, sửng sốt.

?Vì sao câu hỏi của viên quan và câu nói vặn lại viên quan của em bé là câu đố?

 Cách giải bất ngờ, lí thú.

(9)

-> Là một câu đố vì bất ngờ, khó trả lời.

?Sau khi em bộ giải câu đố khiến cho viên quan bất ngờ ông ta đó có suy nghĩ gì về em bé?

- Phát hiện ra người tài vội về tâu vua

?Qua đó cho thấy em bé là người ntn?

- Là người thông minh nhanh nhẹn chủ động tự tin có bản lĩnh k run sợ trước người có uy quyền.

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: Khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian: 5 phút

? Kể diễn cảm truyện?

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian: 5 phút

? Em thích nhất cho tiết nào của truyện? Vì sao em thích?

*Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS có sự tìm tòi sáng tạo trong bài học - PP, KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề

- Thời gian: 1’

Em biết những truyện dân gian nào nói về các nhân vật thông minh?

4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.

- Xem lại toàn bộ nd bài học, học bài theo nội dung ghi nhớ và nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài tiết 2: Em bé thông minh V. Rút kinh nghiệm

...

...

(10)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

6A………

6B……….

Tiết 27

EM BÉ THÔNG MINH (Tiếp) (Truyện cổ tích) I. Mục tiêu dạy học.

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Đặc điểm của truyện cổ tích qua n/v, sự việc trong văn bản “Em bé thông minh”.

- HS tiếp tục tìm hiểu nhân vật em bé thông minh qua các thử thách, nắm được ý nghĩa của truyện.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Kể được một câu chuyện.

3. Thái độ: Giáo dục hs lòng yêu thích, ham mê kho tàng truyện cổ tích, lòng khâm phục em bé.

4. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vđ, tự quản bản thân, tư duy sáng tạo, thưởng thức v/h thẩm mỹ, tiếp nhận, tạo lập văn bản

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. GV: Sgk, sgv + KHDH

2. HS: Sgk+ Soạn câu hỏi phần đọc hiểu III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

?Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh”?

3. Bài mới

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 1 phút

(11)

Giới thiệu bài: Gv cho hs nhắc lại về thể loại cổ tích…

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản.

- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở vb Em bé thông minh

- Phương pháp, KTDH: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế, động não

- Thời gian: 35 phút.

GV y/c hs theo dõi văn bản

? Ở lần thứ hai, ai trực tiếp ra câu đố?

- Nhà vua

?Vì sao vua có ý định thử tài em bé?

- Để biết tài năng của em bé

?Lần này vua thử tài em bé bằng cách nào?

- Câu đố: Trâu đực đẻ con.

-> Lời đố oái ăm, khó trả lời

?Em có nhận xét gì về câu đố của vua so với câu đố của viên quan?

- Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên.

Mang t/c nghiêm trọng cả làng phải chịu tội.

?Em bé trả lời câu đố của vua như thế nào?

- Em bộ: Nghĩ ra tình huống tương tự: đòi bố đẻ em bé cho mình.

=> Buộc vua tự nói ra sự vô lý ngay trong mệnh lệnh của mình.

?Trong lần giải đố này trí thông minh của em bé được bộc lộ như thế nào?

- Dân gian so sánh trí tuệ của em bé với trí tuệ của dân làng. Mọi người lo lắng trước lệnh vua, chỉ cậu bé hiểu được dụng ý của người đố và đã khôn khéo đưa vua vào bẫy, giúp dân làng thoát khỏi bế tắc - Cho hs chú ý phần 3 văn bản.

?Để tin chắc sự tài giỏi của em bé, lần thứ 3 nhà

I. Tìm hiểu chung văn bản II. Đọc-hiểu văn bản 1. Nhân vật em bé

*Lần 2: Giải câu đố lần thứ nhất của vua

- Câu đố: Trâu đực đẻ con.

-> Lời đố oái ăm, khó trả lời

-> Cứu nguy cho dân làng thoát khỏi bế tắc

(12)

vua thử tài bằng cách nào?

- Người đố: Vua

- Câu đố: một con chim sẻ dọn thành ba mân cỗ.

?Nhận xét về lần thử tài này của vua?

-> Là câu đố khó thậm chí không thể thực hiện được.

?Em bé giải lệnh vua bằng cách nào?

- Em bé: đố lại (đưa cây kim  vua rèn dao) -> Lời giải đố của em bé đã vạch ra được tính chất vô lí trong yêu cầu của nhà vua.

?Cả 2 lần em bé đều trả lời được câu đố của vua, qua đó khẳng định được phẩm chất đáng quí nào của em?

- Cho hs hs đọc đoạn văn còn lại.

?Lần thử thách này có gì đặc biệt?

- Thử thách với sứ thần ngoại quốc

?Vì sao nước láng giềng lại cử sứ thần sang nước ta?

- thăm dò xem có nhân tài k.

?Câu đố ntn? Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ của câu đố?

- Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia. Lần thử thách này không chỉ khẳng định trí thông minh của ḿình mà chính là giữ thể diện cho dân tộc, thanh danh cho đất nước -> Lời thách đố khó.

?Vì sao sứ thần nước ngoài lại thách đố triều đình ta?

- Muốn xâm chiếm nước ta nhưng còn e ngại có nhiều người tài.

?Trước sự việc đó, triều đình đã có những cách giải đố nào?

- Người dùng miệng hút...Kẻ bôi sáp vào sợi chỉ...

*Lần 3: Giải câu đố lần thứ 2 của nhà vua

- Khẳng định được tài năng của em bé.

=> Trí thông minh hơn người, lòng can đảm, tính hồn nhiên.

*Lần 4: Giải câu đố của sự thần nước ngoài

- Người đố: Sứ thần nước ngoài

- Câu đố: xâu chỉ qua vỏ ốc vặn.

(13)

Các quan đại thần vò đầu suy nghĩ, các ông trạng, nhà thông thái đều lắc đầu.

?Em bé đã giúp giải câu đố của sứ giả như thế nào? Qua đó khẳng định em bé là người ntn?

- Hát câu hát dân gian rất đơn giản nhưng lại rất hiệu nghiệm.

GV: Lần giải đố này khẳng định tài trí của em bé hơn tất cả những bậc trong triều, khiến tất cả các sứ thần thán phục, con của một nông dân đă giải bài toán cứu nguy cho cả một quốc gia

?Câu chuyện rất hấp dẫn người đọc bởi nhiều yếu tố nghệ thuật, hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong văn bản?

- Tạo tình huống bất ngờ thú vị - NT tương phản có sự tăng tiến.

?Em thấy mức độ qua bốn lần thử thách như thế nào? Điều đó nhằm mục đích gì?

 Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé.

?Em thích nhất lần giải đố nào của em bé? Vì sao?

(HS tự bộc lộ)

?Những cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ nào?

?Điều đó nhằm mục đích gì?

- Những cách giải đố của em bé rất lí thú:

+ Đẩy thế bị động về người ra câu đố + Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí + Dựa vào kiến thức đời sống

+ Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, hồn nhiên của người giải.

?Em bé trong v/bản là em bé thông minh vượt qua thử thách = trí tuệ của mình. So với những lần

- Em bé đã dùng kinh nghiệm từ đời sống dân gian để giải đố.

- Cách giải đố dễ như một trò chơi trẻ con.

=> Cứu nguy cho cả dân tộc

 Em bé có trí tuệ thông minh hơn người.

- Em bé được phong làm trạng nguyên

(14)

vượt thử thách của nhân vật TS em thấy có điều gì khác biệt?

-> Lần 2, 3 thắng vua, lần 4 thắng sứ giả.

- TS vượt qua thử thách nhờ các yếu tố thần kì.

- Em bé vượt qua thử thách bằng trí tuệ, sự thông minh của con người -> Gần với cuộc sống đời thường.

(Liên hệ: Lương Thế Vinh đổ nước cho quả bưởi nổi lên từ hố sâu, sau này trở thành nhà bác học, Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi -> được tôn là trạng Hiền.

?Ở mỗi lần thử thách t/g đó so sánh trí thông minh của em bé với ai?

- lần 1: với cha- lần 2: dân làng- lần 3: nhà vua- lần 4: cả triều đình (vua, quan trạng, đại thần, nhà thông thái)

?Truyện kết thúc như thế nào?

?Từ những điều phân tích trên, hãy nêu ý nghĩa của truyện?

- Đề cao trí thông minh của người dân

- Kinh nghiệm trong đời sống luôn được vận dụng.

-> GV khái quát, cho hs đọc ghi nhớ

*ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

2. Ý nghĩa văn bản:

Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.

*Ghi nhớ: (Sgk)

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: Khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian: 5 phút

?Qua 4 lần thi tài, đọ sức em thấy tài trí của em bé thông minh được thể hiện như thế nào? Em thích lần thi tài nào nhất? Vì sao?

HS chọn cách trả lời

Gợi ý: Lần vượt đố thứ 4 của em bé là thú vị hơn cả. Vì đây là cuộc đấu trí với sứ thần nước ngoài….;Cách giải đố bất ngờ…

(15)

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian: 5 phút

? Viết đọan văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật em bé?

*Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS có sự tìm tòi sáng tạo trong bài học - PP, KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề

- Thời gian: 1’

?Em biết những truyện dân gian nào nói về các nhân vật thông minh? Theo em, các câu đố trong loại truyện này có ý nghĩa gì?

GV giới thiệu cuốn sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” do Nguyễn Đổng Chi soạn.

*Ý nghĩa: Tạo thử thách để nhân vật có dịp bộc lộ sự thông minh hơn người; Tạo sự hồi hộp hứng thú cho người đọc; Thường có nhiều câu đố.

GV: Đọc truyện Lương Thế Vinh.

HS nghe

4. Hướng dẫn hs tự học.

- Học bài, nhớ ý nghĩa truyện - Chuẩn bị bài Luyện nói kể chuyện V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

(16)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 28

LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức: Giúp HS nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

- Ôn lại chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân 2. Kĩ năng:

- Biết tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn kể miệng theo đề bài có sẵn.

- HS biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay thuộc lòng - Rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể một cách rõ ràng, mạch lạc.

3. Thái độ:

- Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Giao tiếp TV, tự quản bản thân, tiếp nhận.

II. Chuẩn bị của GV, HS

1. GV: KHDH, bảng phụ đã xây dựng dàn bài.

2. HS: Chuẩn bị luyện nói III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

?Khi viết bài văn tự sự k/c có thể kể theo những thứ tự nào? Có thể kể theo mấy ngôi?

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của học sinh - Phương pháp: Thuyết trình.

- Thời gian: 1’

*Giới thiệu bài: GV nói rõ mục đích, lí do của việc luyện nói

(17)

Hoạt động của GV, HS Nội dung

*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý

- Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. Ôn lại chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, quy nạp

- Thời gian: 20’

Giúp HS hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

?Thế nào là chủ đề trong văn tự sự?

?Dàn bài một bài văn tự sự gồm mấy phần, nêu nvụ trong các phần?

?Nêu đặc điểm của đvăn tự sự?

?Lời văn tự sự kể nv và sự việc có gì khác nhau? Ví dụ?

?Thế nào là ngôi kể, có mấy ngôi kể thường sdụng trong văn tự sự?

?Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba?

I. Ôn tập lí thuyết.

- Chủ đề.

- Dàn bài.

- Đoạn văn.

- Lời kể.

- Ngôi kể.

*HS đọc các đề trong sgk

?Các đề văn trên thuộc thể loại nào?

- Thể loại: tự sự.

?Em hãy nhắc lại đ2 cơ bản của văn tự sự?

- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, SV này dẫn đến SV kia, cuối cùng đi đến một kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.

- TS giúp người kể gt sự việc, nêu VĐ và bày tỏ thái độ khen chê

*Tìm hiểu đề bài 1

?Nêu bước đầu tiên trong làm bài văn tự sự?

II. Chuẩn bị 1. Đề bài

Kể về chuyến về quê.

2. Lập dàn bài

a) Xác định yêu cầu của đề

- Thể loại: Tự sự (Kể chuyện đời thường)

- ND: Kể lại nhữg chuyện trong chuyến thăm quê.

b) Lập dàn bài.

*Mở bài: Lý do về quê, về với ai.

*Thân bài:

(18)

?Em hãy xđ yêu cầu của đề bài?

?Gọi 1 hs lên lập dàn ý sơ lược cho đề bài trên?

(đã chuẩn bị ở nhà)

?Em có nxét gì về dàn bài của bạn?

*HS đọc bài tham khảo /tr 112

*Chia tổ cho hs kể cho nhau nghe.

*Gọi 1 số hs lên kể trước lớp.

- Yêu cầu: Nói to, rõ ràng, tự nhiên, mắt nhìn thẳng các bạn trong lớp...

- Tâm trạng khi được về quê.

- Quang cảnh chung của quê.

- Gặp họ hàng ruột thịt.

- Thăm phần mộ tổ tiên.

- Gặp bạn bè cùng trang lứa - Dưới mái nhà người thân.

*Kết bài: Chia tay, cảm xúc về quê hương

3. Bài tham khảo (Sgk/tr112) Kể chuyện một chuyến về quê.

*Hoạt động 3: HS luyện nói

- Mục tiêu: Giúp HS biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay thuộc lòng. Rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Phương pháp: Thuyết trình.

- Thời gian: 20’

Cho hs nói theo nhóm trước sau đó gọi đại diện trình bày.

*Gọi 1 số hs lên kể trước lớp.

- Yêu cầu: Nói to, rõ ràng, tự nhiên, mắt nhìn thẳng các bạn trong lớp...

GV hướng dẫn HS thảo luận về bài nói của các bạn.

?Em có nhận xét gì về tư thế, tác phong của bạn?

?Bạn đã giới thiệu chuyến về quê bằng cách nào? Em thích nhất cách giới thiệu nào?

?Diễn biến bạn trình bày theo thứ tự nào?

- Trình bày 1 chuỗi sviệc theo trình tự thời gian.

?Em thích nhất sự việc nào?

?Em n/xét gì về cách trình bày và cách dùng từ của bạn?

?Trong khi kể lời kể rõ ràng chưa?

?Tìm những chi tiết sâu lắng trong bài viết của bạn Mỗi c/ta, ai cũng có một miền quê để thương, để nhớ.

III. Luyện nói trên lớp HS trình bày trên lớp.

(19)

Em hãy khái quát lại t/c' ấy về miền quê của mình

?Hãy nhận xét về cách trình bày phần kết của bài?

- Gọi HS có phần MB hay trình bày KB.

?Em rút ra điều gì?

- Mở bài và kết bài phải nhất quán, tương ứng.

?Em rút ra được gì từ tiết học hôm nay?

- Lập dàn bài trước khi kể

- Ko theo bài viết sẵn hay học thuộc - Lựa chon ngôi kể, trình tự kể phù hợp

*Gv: Nhận xét, sửa câu sai ngữ pháp, dùng sai từ.

- Cách diễn đạt.

- Tư thế tác phong.

- Biểu dương cách diễn đạt hay.

4. Hướng dẫn HS tự học:

- Ôn lại kĩ năng làm bài văn kể chuyện.

- Tập nói theo dàn ý luyện tập trên lớp.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày tháng năm 2020 Kí duyệt của tổ trưởng

Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (Hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩ, nói về lòng dũng cảm của con người3.

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh.. động,

Kiến thức: Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng phân

Giảng dạy và ôn tập môn ngữ văn, đặc biệt là phần văn miêu tả là một vấn đề không dễ bởi đây là mảng kiến thức rất quan trọng giúp HS vừa củng cố các kiến thức đã học,

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn... 24) Đoạn văn

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.. 3, Thái độ:

TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN?. GV: Vi

- Tập viết bài văn kể một kỉ niệm của bản thân để rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự kể chuyện giúp các em tập cách diễn đạt kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ phù hợp