• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/02/2021 Tiết: 43 Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (Tiếp)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vậtvới các loại môi trường khác nhau ( dưới nước,trên cạn, sa mạc, bãi lầy, ven biển).

- Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh rút ra kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.

- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ hạt khi đem gieo.

4. Năng lực, phẩm chất a. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

- Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

b. Phẩm chất: tự tin, tự lập, giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 36.2 đến 36.5/119,120,121 sgk, bảng phụ

2. Chuẩn bị của HS : - Ôn lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan của cây xanh có hoa đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học nhóm; đàm thoại, gợi mở;trực quan; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình, nghiên cứu.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động (3’)

(2)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Ở cây xanh, ngoài sự thống nhất các cơ quan, bộ phận với nhau; còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường (hình thái, cấu tạo cơ thể phù hợp với môi trường)

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Mở bài: Cây xanh không những có sự thống nhất giữa các bộ phận và các cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường, thể hiện ở những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với điều kiện môi trường. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một vài ví dụ cụ thể.

II/ Cây với môi trường.

Hoạt động 1: Các cây sống dưới nước.

- Mục tiêu: HS nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vậtvới các loại môi trường khác nhau ( dưới nước,trên cạn, sa mạc, bãi lầy, ven biển).

- Thời gian: 10’

- Phương pháp: Dạy học nhóm; đàm thoại, gợi mở; dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, động não.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

B1:GV treo tranh H36.2, 36.3 sgk/119,120.

B2:GV yêu cầu : HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, thực hiện lệnh tam giác SGK/119

B3:GV tổng kết ý kiến HS đưa ra kiến thức chuẩn.

HS : quan sát mẫu vật mang đến lớp và H36.2, 36.3, ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm.

Yêu cầu : giải thích sự biến đổi hình dạng lá khi ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

Yêu cầu: Tiểu kết:

Lá biến đổi để thích nghi với môi trường sống trôi nổi, chìm trong nước, chứa không khí giúp cây nổi.

Hoạt động 2: Các cây sống trên cạn

- Mục tiêu: Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.

- Thời gian: 10’

- Phương pháp: Dạy học nhóm; đàm thoại, gợi mở; dạy học nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

B1:GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/120 và cho biết:

? Cây sống trên cạn phụ thuộc vào

HS nghiên cứu thông tin, kết hợp với kiến thức cũ trả lời câu hỏi của GV :

HS nêu được :

(3)

những yếu tố nào.

? Khi cây mọc nơi khô hạn, nắng gió thường có đặc điểm gì?

? Vì sao cây mọc trong rừng rậm hoặc thung lũng thân thường vươn cao, các cành thường tập trung ở ngọn.

B2:GV lấy ví dụ khác để chúng minh đặc điểm của cây thích nghi với môi trường.

+ Cây rau dừa mọc trong nước có rễ phụ phát triển thành phao xốp như bông, nhưng cây mọc trên cạn thì không có.

- Phụ thuộc vào nguồn nước,nhiệt độ, khí hậu,các loại đất.

- Rễ ăn sâu tìm nguồn nước hoặc rễ lan rộng để hút xương đêm.

- Để lấy đủ ánh sáng cho lá quang hợp.

- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.

- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 3: Cây sống trong những môi trường đặc biệt.

- Mục tiêu: Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.

- Thời gian: 10

- Phương pháp: Dạy học nhóm; đàm thoại, trực quan; dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

B1:GV: yêu cầu HS quan sát hình 36.4 và 36.5 sgk/ 120 kết hợp nghiên cứu thông tin SGK/120 và cho biết:

? Thế nào là môi trường đặc biệt.

? Kể tên các loại cây sống trong môi trường này?

? Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này.

B2:GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi của lệnh tam giác:

B3:GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường

HS quan sát hình nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức cũ trả lời câu hỏi của GV :

-Yêu cầu HS nêu được: dự trữ nước, chế tạo tinh bột ,...

- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.

Kết luận: Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài,cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.

* Ghi nhớ :SGK trang 121 3.3: Hoạt động luyện tập(3’)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV củng cố nội dung bài.

- HS làm bài tập: chọn đáp án đúng.

1. Cây xanh có hoa có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất vì:

A. Cây có rễ, thân, lá.

(4)

B. Cây có hoa, quả và hạt.

C. Cây đã hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường.

D. Cây có sự thống nhất giữa các cơ quan với nhau.

2. Nhờ đặc điểm nào mà cây đước có thể sống được trên bãi lầy ngập thuỷ triều ở vùng ven biển.

A. Cây có rễ, thân và lá.

B.Cây có hoa quả và hạt.

C. Cây có rễ chống.

D. Cây có rễ ăn sâu xuống đất

3.4: Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng(5’) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ trang 108 SGK Sinh học 6 4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong vở bài tập - Đọc mục “ Em có biết”

- Đọc trước Bài 37.

Ngày soạn: 15/02/2021 Tiết: 44

(5)

Chương VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT Bài 37: TẢO

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS nêu rõ được môi trường sống của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.

- Phân biệt được một tảo có dạng gống cây( như rong mơ)

- Nhận biết một số tảo thường gặp qua quan sát hình vẽ và mẫu vật (nêu có.).

- Nói rõ được những lợi ích thực tế của tảo.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh rút ra kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực, phẩm chất a. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

- Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

b. Phẩm chất: tự tin, tự lập, giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 37.1 đến 37.4/123,124 sgk, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của HS : Sưu tầm tranh, ảnh hoặc mẫu một số loại tảo nước ngọt.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học nhóm; đàm thoại, gợi mở; trực quan; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình, nghiên cứu.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

Câu 1: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Sống trong các ... khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, ...

đã hình thành một số đặc điểm ... .

(6)

Nhờ khả năng ... đó mà cây có thể ... rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất: trong ..., trên ..., vùng nóng, vùng lạnh, ...

Câu 2: Lấy ví dụ về cây xanh sống trong các môi trường sống khác nhau và đặc điểm thể hiện sự thích nghi với môi trường sống của nó.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi dộng(3’)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV giới thiệu các nhóm thực vật: Tảo, rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

GV cho học sinh quan sát mẫu tảo thu được trong bình.

GV hỏi: Cho biết môi trường sống của tảo? Nhận xét kích thước, màu sắc của tảo?

HS trả lời.

GV: Chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài 37.

- Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó là do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo lên. Tảo cón có nhiều dạng lớn hơn sống ở nước ngọt hoặc nước mặn. Tảo có cấu tạo và vai trò như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Cấu tạo của Tảo.

- Mục tiêu: HS nêu rõ được môi trường sống của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.

- Thời gian: 12’

- Phương pháp: Dạy học nhóm; đàm thoại, gợi mở; trực quan; dạy học nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV cho HS quan sát 2 cốc thuỷ tinh: 1 cốc đựng nước mưa, 1 cốc đựng tảo ( rêu, rớt) Nhận xét?

- GV giới thiệu nơi lấy mẫu.

GV cho mỗi nhóm quan sát 1 cốc đựng rêu rớt (tảo nước ngọt) yêu cầu HS  kêt hợp quan sát mẫu tranh trả lời các câu hỏi:

? Nhận xét hình dạng, máu sắc, kích thước và cấu tạo tế bào tảo xoắn.

? Vì sao tảo xoắn có màu lục.

? Tảo xoắn sinh sản bằng cách nào?

a/ Quan sát tảo xoắn.

- HS quan sát dựa vào màu sắc phân biệt được : 1 cốc đựng nước mưa, 1 cốc màu lục  tảo.

- Hoạt động nhóm: quan sát mẫu, tranh tảo xoắn  Tìm hiểu:

+ Nơi sống, cấu tạo, màu sắc?

+ Sờ tay  Nhận xét ? + Sinh sản?

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

-> Thể màu có chứa diệp lục

(7)

GV giảng giải: 2 hình thức sinh sản của tảo xoắn.

? Nêu dặc điểm cấu tạo của tảo xoắn.

GV giới thiệu tranh rong mơ,Yêu cầu HS quan sát H37.2.

GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ gặp nhiều ở miền nhiệt đới như như nước ta, sống thành từng đám lớn bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ  nhận xét đặc điểm của rong mơ + So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây đậu.

+ GV giải thích: rong mơ chưa có thân lá....thực vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt là mô dẫn (nên phải sống ở nước) bộ phận giống quả chỉ là phao nổi giúp cây đứng thẳng.

+ Vì sao rong mơ có màu nâu?

+ Cách sinh sản.

? So sánh đặc điểm cấu tạo của rong mơ với tảo xoắn

GV tổng kết ý kiến HS đưa ra kiến thức chuẩn.

-> Sinh sản sinh dưỡng hoặc tiếp hợp.

HS trả lời theo hiểu biết của mình.

b/ Tảo rong mơ.

HS nghe và ghi nhận thông tin.

HS quan sát H 37.2, nêu được : - Giống : về hình dạng giống 1 cây

- Khác : rong mơ chưa có rễ, thân, lá thực sự.

Đại diện 1-2 HS phát biểu  Lớp bổ sung.

-> Trong tế bào có chất màu phụ là màu nâu.

- Giống : cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá thực sự. Trong cấu tạo tế bào có thể màu.

- Khác nhau : về hình dạng và màu sắc.

Yêu cầu: Tiểu kết:

Tảo là TV bậc thấp có cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá thật, có thể màu trong tế bào quy định màu sắc của tảo.

Hoạt động 2: Một vài tảo thường gặp

-Mục tiêu: Phân biệt được một tảo có dạng gống cây( như rong mơ) - Thời gian: 10’

- Phương pháp: Dạy học nhóm; đàm thoại, gợi mở; dạy học nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Gv giới thiệu1 số tảo đơn bào và tảo đa bào thường gặp.

Yêu cầu HS quan sát H 37.3 và H 37.4 để thấy được đặc điểm cấu tạo của tảo.

? Nêu kết luận về đặc điểm cấu tạo và sự đa dạng của tảo.

HS quan sát tranh để thấy được đặc điểm cấu tạo của tảo.

- Đại diện HS rút ra kết luận.

- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.

(8)

GV lưu ý : Vì tảo chưa có rễ, thân, lá thật nên người ta xếp tảo vào nhóm thực vật bậc thấp.

Tiểu kết:

Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể có 1 hoặc nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản.

Hoạt động 3: Vai trò của tảo

- Mục tiêu: Biết được vai trò của tảo với cuộc sống.

- Thời gian: 10’

- Phương pháp: Dạy học nhóm; đàm thoại, gợi mở; dạy học nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

-GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/125 và cho biết:

? Vì sao trong nước thiếu ô xi mà sao cá vấn sống được.

? Động vật sống trong nước thường ăn gì?

? ở những vùng biển người ta thường dùng nguyên liệu gì để làm phân bón.

? Tác hại của tảo.

Liên hệ thực tế: các xí nghiệp sản xuất rau câu dùng trong công nghiệp nhẹ.

Làm thạch, nộm rau câu,…

? Tảo có vai trò gì trong tự nhiên và trong sản xuất.

GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của tảo.

HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV :

.

- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.

HS rút ra lêt luận.

Tiểu kết: SGK/ 124, 125.

* Ghi nhớ :SGK trang 125 3.3: Hoạt động luyện tập(3’)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV củng cố nội dung bài.

GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng nhất:

1/ Cơ thể tảo có cấu tạo:

A. Cơ thể chỉ có một tế bào.

B. Cơ thể có nhiều tế bào C. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.

D. Cơ thể đa bào.

2/ Tảo là Thực vật bậc thấp vì:

(9)

A. Chưa có rễ, thân và lá thật.

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

C. Sống ở nước.

D. Cả B và C.

3.4: Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng(2’) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích?

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong vở bài tập - Đọc mục “ Em có biết”

- Đọc trước bài 38.

- Mỗi nhóm mang một đám rêu cao khoảng 1 cm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

phổ biến ở người bệnh ĐTĐ với biểu hiện tăng nồng độ và hoạt tính của nhiều yếu tố đông cầm máu như fibrinogen, yếu tố VII, VIII, XI, XII, kallikrein, von

-Voøng tuaàn hoaøn lôùn: ñöa maùu chöùa nhieàu khí oâxi vaø chaát dinh döôõng töø tim ñi nuoâi caùc cô quan cuûa cô theå, ñoàng thôøi nhaän khí caùc-boâ-níc vaø chaát

Như vậy, các bệnh nhân nghiên cứu có kháng thể kháng synthetase có bệnh tiến triển nặng hơn rất rõ rệt và bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây, giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ