• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

NS: 26 / 9 / 2021

NG: 6 / 9 / 2021 Thứ 2 ngày 6 tháng 9 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

(Theo Tô Hoài)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT::

- Hiểu các từ ngữ khó: cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục,…

ND: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia TLN cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc.

+ Tôn trọng lẽ phải, biết đấu tranh vì lẽ phải, biết yêu thương giúp đỡ những người xung quanh đặc biệt là tinh thần dũng cảm bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu

* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.

* Giảm tải ý 2 câu hỏi 4: Cho biết vì sao em thích?

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK; tranh, ảnh Dế Mèn. Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (Tô Hoài). Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

- HS: SGK, vở,..

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

- HS cùng hát: Lớp chúng ta đoàn kết - GV gthiệu 5 chủ điểm của SGK TV4 T1.

nói sơ qua nội dung từng chủ điểm.

- GV giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân và bài học

+ Tranh vẽ gì?

+ Em có biết 2 nhân vật trong bức tranh này là ai, ở tác phẩm nào không?

-> GV vào bài.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

Hướng dẫn luyện đọc: (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn - Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài (3lượt)

- LP điều hành lớp hát, vận động - HS mở Mục lục.

- 1 HS đọc tên 5 chủ điểm

- Quan sát tranh SGK- trang 3 - Quan sát tranh trang 4:

- HS lắng nghe + Đoạn 1: Hai câu đầu.

+ Đoạn 2: “Chị Nhà Trò…mới kể”.

+ Đoạn 3: “Năm trước ...ăn thịt em”.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

(2)

+ Lần 1: kết hợp luyện đọc từ khó (bướm non, nức nở, cánh bướm non, lương ăn..) +Lần 2: kết hợp đọc chú giải

Luyện đọc câu văn dài + Lần 3: Luyện đọc nhóm 2

- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với lời lẽ và tính cách từng nhân vật.

Tìm hiểu bài: (12’)

- HS đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi

? Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?

? Ý đoạn thứ nhất là gì? (GV ghi bảng) - 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

? Em hiểu thế nào là “ngắn chùn chùn”?

* GV treo tranh giảng.

? Đoạn 2 nói lên điều gì? (ý đoạn) - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

? Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp và đe doạ như thế nào?

? Đoạn này muốn nói lên điều gì? (Gv ghi bảng)

- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:

? Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

? Em có nhận xet gì về lời nói, hành động của Dế Mèn?

? Đoạn này muốn nói lên điều gì? (Gv ghi bảng)

? Nêu những hình ảnh nhân hoá trong bài?

? Em thích hình ảnh nhân hoá nào?

? Theo em ý chính toàn bài là gì?(ghi bảng) 3- HĐ thực hành. (8’)

- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.

- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn 2,3.

- GV đọc mẫu đoạn trên bảng phụ.

- Nối tiếp đọc bài - HS sửa sai - HS giải nghĩa từ như trong SGK - HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp - HS lắng nghe.

- Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước nghe tiếng khúc tỉ tê ...

- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.

1.Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò:

- Thân hình chị bộ nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột, cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quỏ yếu.

- Quá ngắn.

- Chị Nhà Trò rất yếu ớt.

2. Hành động Nhà Trò

- Bọn Nhện đánh Nhà Trò mấy bận, chăng tơ chăn đường, đe bắt ăn thịt.

- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp.

3. Nhà Trò bị ức hiếp :

- Hãy trở về với tao đây, đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu.

- Xoè cả hai cánh ra, dắt Nhà Trò.

- Lời nói dứt khoát mạnh mẽ.

- Hành động mạnh mẽ, che chở 4.Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn - Xoè cả hai cánh ra, dắt Nhà Trò.+

Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá + Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò..

+ Dế Mèn dắt Nhà Trò đi - HS tự do trả lời....

* Nội dung: (Mục tiêu) - 4 HS đọc bài.

- Cách đọc như đã hướng dẫn.

- 3 đến 5 HS đọc từng đoạn, cả bài.

(3)

- 3 HS đọc phân vai.

- Nhận xét từng HS đọc tốt.

4- HĐ Vận dụng (5’)

- Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn?

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

*. Củng cố, dặn dò:

- Nêu ND bài.

Liên hệ: Em đã bao giờ thấy một người biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa?

VN: Đọc và tìm hiểu nội dung trích đoạn tiếp theo "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"

- HS đọc thuộc lòng theo cặp đôi.

- Thi đọc.

- HS nêu bài học của mình (phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, phải bênh vực người yếu,...)

- Hs nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

….……….……….

CHÍNH TẢ

TIẾT 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả theo hình thức đoạn văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT 2a phân biệt l/n. BT 3a giải câu đố.

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, khi tự đọc và tìm nội dung đoạn viết, viết bài đúng và đẹp. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn giải đố.

+ Biết tôn trọng lẽ phải, biết đấu tranh vì lẽ phải, biết yêu thương giúp đỡ những người xquanh đặc biệt là tinh thần dũng cảm bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Giấy khổ to + bút dạ. Bài tập 2a, 3a viết sẵn. Bảng nhóm cho hs làm bài tập.

- HS: Vở, bút,...

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (3’)

- HS cùng hát: Lớp chúng ta đoàn kết Nhắc nhở hs nội qui, yc của giờ chính tả.

- Gt vào bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

Hướng dẫn chính tả (7’) - Gv đọc đoạn chính tả cần viết + Đoạn trích cho em biết điều gì?

+ Đoạn văn gồm mấy câu ?

+ Trong đoạn có những danh từ riêng nào,

- LP điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- HS đọc đoạn văn.

-Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò;

Hình ảnh đáng thương yếu ớt của Nhà Trò.

(4)

cách viết như thế nào ?

- HS đọc thầm đoạn văn, lưu ý những từ dễ viết sai.( các danh từ riêng, từ khó):

cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn.

- GV nhận xét

Học sinh viết bài (12’)

- Gv lưu ý hs cách trình bày bài:

+ Tên bài viết giữa dòng.

+ Tiếng đầu đoạn lùi 1 ô, viết hoa. Sau chấm xuống dòng viết lùi một ô, viết hoa.

- Giáo viên đọc HS viết.

Nxét, đánh giá bài chính tả: (5’) - Gv đọc lại, HS soát lỗi.

- Nhận xét, đánh giá 7 bài viết - Gv nhận xét, chữa lỗi cho học sinh.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’)

* Bài 2a:

- GV tổ chức chơi trò chơi: Tiếp sức + GV phổ biến luật chơi và cách chơi - Nxét, kết luận, tuyên dương nhóm thắng.

* Bài 3a:

- Y/c HS đọc yêu cầu.

- T/c HS thi giải nhanh - GV nhận xét.

4- HĐ Vận dụng (5’) - Viết 5 tiếng, từ chứa l/n

*. Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Yêu cầu Hs học thuộc câu đố.

- Chép lại đoạn văn ở BT 2 vào vở Tự học cho đẹp

+ Dế Mèn , Nhà Trò ..

- HS luyện viết từ khó

- HS viết

- Trao đổi vở soát lỗi

- HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi.

2. a. Điền l/n:

- 2 đội tham gia thi

Lời giải: Lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho.

3. Giải câu đố:

- HS đọc yêu cầu.

- HS thi giải nhanh

a. Cái la bàn b. Hoa ban - Hs tự nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

….……….……….

TOÁN

TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc, viết được các số đến 100 000. Biết phân tích cấu tạo số . - Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

(5)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- G: Sgk, bảng phụ viết BT 2, thước kẻ, bút dạ.

- H: Thước kẻ, Sgk.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

- Tổng kết trò chơi

- GV kết nối bài học: Ở lớp 3 các em đã được đọc, viết, so sánh các số đến 100.000. Tiết toán đầu tiên ở lớp 4 hôm nay các em sẽ được ôn lại các số đến 100.000

2. Hoạt động thực hành: (30p) Bài 1 : GV kẻ sẵn tia số:

+ Yc tìm ra quy luật của dãy số trên tia số?

+ Điền trên tia số các số còn thiếu?

Phần a :

0 10 000 … 30 000 . . . . . . . . . + Các số trên tia số được gọi là những số gì?

+ Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?

Phần b :

+ Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?

+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?

Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.

Bài 2 : Đọc , viết số - Gv treo bảng kẻ sẵn

- GV hướng dẫn làm mẫu 1 số: 48 653 - Các số còn lại y/c HS tự làm.

- Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số

Bài 3: Viết thành tổng:

a) GV h/d HS làm mẫu 1 số:

M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3 b) GV h/d làm tương tự

M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232

GV: Giá trị của các chữ số phụ thuộc vào vị trí đứng của nó trong số đó.

Bài 4: Tính chu vi

- Chơi trò chơi "Chuyền điện"

+ Cách chơi: đọc nối tiếp ngược các số tròn chục từ 90 đến 10.

- HS nêu yêu cầu của bài

+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn nghìn.

- HS tự làm - Đổi chéo vở KT - HS tự tìm quy luật và viết tiếp.

a, 0; 10 000; 20 000; 30 000,...

+ Số tròn chục nghìn

+ Số trước kém số sau 10 000 đơn vị.

+ Số tròn nghìn

+ Số trước kém số sau 1000 đơn vị.

- Hs tự làm bài, đọc kết quả

b. Số: 38 000; 39 000; 40 000; 42 000

- HS kiểm tra bài lẫn nhau.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS phân tích mẫu.

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....) b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...)

- Hs đọc yêu cầu bài

(6)

+ Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm ntn?

+ Nêu cách tính chu vi HV, HCN?

- Gv hướng dẫn giải bằng 2 cách.

- Chốt kiến thức Phv; P hcn

3- HĐ Vận dụng 5’

- Y/c hs Tính chu vi cái bàn hs

*. Củng cố – Dặn dò:

- Ghi nhớ nội dung bài học

- Củng cố cánh đọc viết và tính chu vi hình vuông, CN, tam giác.

- GV n/x đánh giá giờ học

- VN luyện tập tính chu vi và diện tích của các hình phức hợp

+ Tính tổng độ dài các cạnh Phv = a x 4 P hcn = (a + b) x 2 - Hs quan sát hình H, nêu cách làm (nhiều cách)

- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:

Chu vi hình tứ giác ABCD là:

6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm) Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:

(4 + 8) ¿ 2 = 24 (cm) Chu vi hình vuông GHIK là:

5 ¿ 4 = 20 (cm) - Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đo, tính và nên kq

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

….……… ĐẠO ĐỨC

TIẾT 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC

+ NL hợp tác, sáng tạo để đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến trung thực trong học tập.

+ Có thái độ trung thực trong học tập. Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

* GDKNS: KN tự nhận thức về sự trung thực của bản thân trong học tập

KN bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập KN làm chủ bản thân trong học tập

*TT HCM: Khiêm tốn học hỏi. Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.

* GDQPAN: Nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

- GV: Tranh minh hoạ, máy tính, ti vi

(7)

- HS: Vở BT Đạo đức, thẻ bày tỏ ý kiến

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: 5’

T/c lớp hát: Em yêu trường em lớp hát, vận động tại chỗ

- GV giới thiệu môn học, giới thiệu bài: Trung thực là đức tính quý của con người nhất là trung thực trong học tập. Vậy vì sao chúng ta cần phải trung thực trong học tập, điều đó có ý nghĩa như thê nào? ta cùng học bài Trung thực trong học tâp sẽ hiểu rõ hơn điều đó.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: 10’

- Cho HS xem tranh trong SGKvà đọc nội dung tình huống

-> GV tóm tắt cách giải quyết: Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau

- Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?

3- HĐ thực hành. 20’

Chọn lựa hành vi đúng: bài tập 1 - GV nêu yêu cầu bài tập 1

-> GV kết luận:

+Việc c là trung thực trong học tập +Việc a, b, d, là thiếu trung thực trong ht GV KL, tổng kết bài học, giáo dục tư tưởng HCM: Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.

Bày tỏ ý kiến: bài tập 2

- Cho HS thảo luận nhóm theo bài tập 2 -> GV kết luận:

ý kiến b,c là đúng; ý kiến a là sai - Đọc phần ghi nhớ trong SGK.

- Cho HS đọc BT 3 SGK

-> GV kết luận: + Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.

+ Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm.

+ Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực.

Trình bày tư liệu đã sưu tầm. 4’

- Gọi một vài HS trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.

- Em nghĩ gì về những mẩu truyện, tấm gương đó.

* GDQPAN: Em hãy kể những tấm gương về lòng trung thực mà em biết?

GV: Trong cuộc sống và truyền thống của

- HS đọc và tìm cách giải quyết các tình huống

- HS nêu các cách giải quyết: Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.

- HS làm việc cá nhân - Trình bày ý kiến trao đổi - lớp nhận xét, bổ xung.

- HS nêu lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- Thảo luận nhóm:

- Đại diện nhóm trả lời; giải thích lý do lựa chọn của mình.

- Vài em đọc.

- HS TLN theo nội dung BT - Đại diện nhóm trình bày - lớp nhận xét, bổ xung.

- Thảo luận cả lớp.

- HS trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.

(8)

chúng ta cũng đã có tinh thần trung thực, đoàn kết. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

Trình bày tiểu phẩm. 7’

- Nếu em ở vào tình huống đó em có hành động như vậy không? Vì sao?

4- HĐ Vận dụng. 5’

- Trò chơi: Phóng viên nhỏ: HS trả lời phỏng vấn qua các bài tập 1 - 2 - 3 - 4.

- Thực hiện trung thực trong học tập

*. Củng cố , dặn dò:

- Nhận xét tiết học

Dặn dò: Thực hiện đúng theo bài học.

- Nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị.

- HS trình bày quan điểm - Lớp nhận xét.

- Hs kể

- Hs chơi trò chơi - Nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

….……….……….

KĨ THUẬT

TIẾT 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quan những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL làm việc nhóm, ....

+ Giáo dục tính cẩn thận, an toàn khi thực hành. GD ý thức thực hiện AT lao động

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

GV: Một số mẫu vật liệu và :

+ Một số mẫu vải và chỉ khâu chỉ thêu các màu.

+ Kim khâu, kim thêu các cỡ.

+ Kéo cắt vải, khung thêu cầm tay, phấn màu, thước dẹt, thước dây.

+ Một số sản phẩm may, khâu, thêu.

HS: Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- HS hát bài hát khởi động:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS

- TBVN điều hành 2- HĐ Hình thành kiến thức mới:12’

* Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.

a) Vải: Cho học sinh đọc nội dung (a) và quan sát màu sắc, độ dày của một số mẫu vải..

Nhóm 2 – Lớp - HS đọc, quan sát mẫu vải

- Thảo luận nhóm 2, đưa ra nhận xét về màu sắc, độ dày của các loại vải khác

(9)

b) Chỉ: Cho HS đọc nội dung b, kết hợp quan sát, nêu đặc điểm của chỉ - GV kết luận, lưu ý HS khi khâu chúng ta nên chọn chỉ giống với màu vải để đường khâu không bị lộ

* Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.

- Cho học sinh so sánh sự giống và khác nhau của kéo cắt vải và cắt chỉ - Hướng dẫn cách cầm kéo cắt vải - GV chốt ý, chuyển hoạt động 3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) - Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác.

- GV yc nêu 1số dụng cụ khâu, thêu khác

- HS t/hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS GV đến các bàn, q/sát, chỉ dẫn cho HS - GV gọi 1 số HS thực hiện các thao tác xâu kim, vê nút chỉ, cho HS khác nhận xét các thao tác của bạn.

- GV đánh giá kquả htập của 1 số HS.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Y/c HS thực hành thao tác cắt vải

* Củng cố - Dặn dò

- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần, thái đô học tập và thực hành của HS - VN thực hành thao tác cắt vải

- Sưu tầm một số mẫu vải hay dùng trong may mặc

nhau, các loại chỉ khác nhau

- HS lắng nghe

- HS quan sát 2 loại kéo, thảo luận nhóm phát hiện ra điềm giống và khác nhau, chia sẻ trước lớp

- HS quan sát hướng dẫn, thực hành ngay tại lớp

Cá nhân – Lớp

- HS nối tiếp nêu - HS thực hành

- 3 HS lên thực hiện các thao tác xâu kim, vê nút chỉ, cho HS khác nhận xét các thao tác của bạn.

===============================================

NS: 26 / 9 / 2021

NG: 7/ 9 / 2021 Thứ 3 ngày 7 tháng 9 năm 2021

TOÁN

TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.

- Củng cố kĩ năng tính toán, so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên - Góp phần phát triển các năng lực - PC:

(10)

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài .

+ Tích cực, tự giác học bài. Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- G: Sgk, bảng phụ viết bài tập 2, thước kẻ, bút dạ.

- H: Thước kẻ, Sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Trò chơi: Sắp thứ tự

- GV chuẩn bị sẵn các tấm thẻ có ghi các số, yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đén lớn (lớn đến bé)

- TK trò chơi, nêu lại cách sắp thứ tự - Gv nhận xét

- GV giới thiệu & ghi đầu bài.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

* Bài 1: Tính nhẩm 5’

- Hs làm cá nhân.

? Giải thích cách làm?

- Tổng kết trò chơi, chốt cách tính nhẩm -> GV: Củng cố lại 4 phép tính trong phạm vi 10 000.

Bài 2: Đặt tính rồi tính 8’

- Y/c đọc yêu cầu bài

? Giải thích cách làm

? Nêu cách cộng các số TN?

? Nêu cách nhân các số TN?

? Nêu cách chia các số TN?

*GV:Cách đặt tính, thực hiện các phép tính.

Bài 3: Điền dấu ( > < = ). 5’

- Y/c đọc yêu cầu bài

? Bài yêu cầu gì?

- Muốn so sánh các số có nhiều chữ số ta làm như thế nào ?

- Nhận xét, yêu cầu Hs giải thích cách làm?

-> Gv chốt: Cách so sánh các số đến 100000 Bài 4: Khoanh vào trước câu trả lời đúng 5’

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi sắp xếp theo thứ tự nhanh

? Giải thích cách làm của đội mình.?

- Nhận xét tuyên dương đội thắng.

- HS chơi theo tổ

- HS lên bảng bốc các thẻ và TL - HS cầm thẻ đứng theo thứ tự quy định

- Tổ nào xếp nhanh, xếp đúng thì thắng cuộc.

- HS Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài - Bài yêu cầu gì.

- HS chơi trò chơi Truyền điện

* Đáp án: 7000 + 2000 = 9000 ; 9000 – 3000 = 6000 ; 8000 : 2 = 4000 - Nhận xét đúng sai.

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng.

+ viết các số hạng phải thẳng hàng + Ta thực hiện cộng từ phải sang trái + Nhân từ phải sang trái

+ Chia từ trái sang phải - Nhận xét bài làm.

- Bài yêu cầu điền dấu.

- 2 HS làm bảng phụ.

4327 > 3742 28 676 = 28 676 5870 < 5890 97 321 < 97 400 - Nhận xét đúng sai.

- 2 đội chơi

- Sắp xếp thứ tự từ bé – lớn - Sắp xếp thứ tự từ lớn – bé

(11)

-> Gv chốt: Cách so sánh nhiều chữ số.

Bài 5: Viết vào ô trống theo mẫu 9’

Bài 5: Điều chỉnh giá từng mặt hàng (Giá tiền không phù hợp): Giá tiền 1 cái bát: 10 000 đồng; Giá tiền 1 kg đường: 18 000 đồng; Giá tiền 1 kg thịt : 1000 000 đồng;

- Gv ghi mẫu và giải thích mẫu:

- Trong bảng thống kê có mấy cột, mấy hàng?

- Đó là hàng nào, cột nào ?

- Muốn tìm số tiền phải trả ta làm ntnào?

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

Mua 1 quyển vở giá 6500 đồng, hỏi mua 10 quyển hết bao nhiêu tiền?

*. Củng cố - Dặn dò:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thực hiện cộng, trừ số có 5 chữ số.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét đúng sai.

- HS đọc yêu cầu

Viết vào ô trống theo mẫu

- giá tiền 1(loại hàng) ¿ số lượng (mua)

VD: Ta lấy giá tiền 1cái bát x 5 cái:

10000 ¿ 5 = 50000 (đồng) - Một HS đọc cả lớp soát bài.

- HS nhẩm và trả lời nhanh

- Học sinh nhắc lại

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

….……….……….

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ. Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu.

Giải được câu đố trong SGK

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm để giảỉ câu đố.

+ HS học tập đức tính nhân hậu biết yêu thương, nhân ái, bao dung, đoàn kết với mọi người. HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận của tiếng viết một màu).

- HS: vở BT, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu: (5p)

T/c lớp thi đọc các câu tục ngữ - GV kết nối bài học

- Để người khác hiểu ta phải viết trọn câu. Câu gồm có nhiều từ ngữ tạo thành.

- Trò chơi: truyền điện - LP điều hành lớp thi đọc

*Giới thiệu:

(12)

Và từ ngữ đó do tiếng tạo thành. Vậy tiếng được cấu tạo như thế nào thì ta sẽ học bài hôm nay.

- Giáo viên ghi

2. Hình thành kiến thức mới:(12p) a. Phần nhận xét.

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu làm việc nhóm 2 với các nhiệm vụ sau:

* Yêu cầu 1: Câu tục ngữ dưới đây gồm bao nhiêu tiếng?

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn..

*Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu.

* Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu.

* Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại, rút ra nhận xét.

+ Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu?

+ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

=> Vậy tiếng có cấu tạo gồm mấy phần?

+ Bộ phận nào bắt buộc phải có trong tiếng, bộ phận nào có thế khuyết?

* GV KL, chốt kiến thức b. Ghi nhớ:

+Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ vào sơ đồ và nói lại phần Ghi nhớ.

->KL: Các dấu thanh của tiếng đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính cửa vần.

- Yc lấy VD về tiếng và phân tích cấu tạo

- HS nối tiếp đọc các yêu cầu.

- HS làm việc nhóm 2 với các câu hỏi phần nhận xét – Chia sẻ trước lớp

+ Câu tục ngữ có 14 tiếng

+ B-âu-bâu-huyền-bầu

+ Tiếng bầu gồm: âm đầu: b, vần: âu, thanh: huyền

+ HS phân tích theo bảng trong VBT + Các tiếng: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn

+ Tiếng: ơi

- HS trả lời

- 2 hs đọc ghi nhớ.

- HS lấy VD

3. Hoạt động thực hành:(18p) Bài 1: Phân tích các bộ phận của tiếng...

* Nhận xét phiếu học tập của HS, chốt lại cấu tạo của tiếng

- HS: Nêu yêu cầu bài tập, làm cá nhân – đổi vở kiểm tra chéo -ghi vào PHT.

Tiếng Âm đầu Vần Thanh Nhiễu

Điều Phủ

Nh ...

...

iêu ...

...

ngã ...

...

- HS trình bày phiếu học tập.

(13)

-> Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận.

Bài 2: Giảỉ câu đố sau:

Để nguyên lấp lánh trên trời Bỏ đầu, thành chỗ cá bơi hàng ngày - GV ra hiệu lệnh cho hs đồng loạt giơ bảng kết quả câu đố.

-> Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

4- HĐ Vận dụng 5’

- Yc lấy VD về tiếng và phân tích cấu tạo

* Củng cố - Dặn dò

- GV cho HS nhắc nội dung và hỏi.

- Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?

- GV nxét tiết học, khen ngợi những em học tốt.

- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, xem trước bài.

- HS chơi trò chơi giải câu đố bằng cách viết vào bảng con để bí mật kết quả.

Để nguyên là sao Bớt âm đầu thành ao Đó là chữ sao

- Ghi nhớ cấu tạo của tiếng

- Tìm các câu đố chữ và viết lời giải đố - Lấy VD

- HS nhắc lại

- Âm đầu + Vần + Thanh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

….……….……….

KHOA HỌC

TIẾT 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong cuộc sống.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ NL giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm kể những đk con người để sống.

+ Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các hình minh hoạ SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng nhóm.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu: 5’

T/c lớp hát: Ba ngọn nến lung linh

- GV giới thiệu chương trình khoa học, dẫn vào bài.

- Đây là 1 phân môn mới có tên là khoa

- Điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

(14)

học với nhiều chủ... sẽ mang lại cho các em những kiến thức quý báu về cuộc sống. ...

- GV ghi tựa.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới: 30’

*Các điều kiện cần để con người duy trì sự sống

*GV hdẫn HS TLN theo các bước:

- Các em hãy TL để trả lời câu hỏi: “ Kể ra những thứ các em cần hằng ngày để duy trì duy trì sự sống của mình?”.

* GV tiến hành hđộng cả lớp.

- Ycầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất.

- Em có cảm giác thế nào? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không?

? Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào?

? Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gđình, bạn bè thì sẽ ra sao?

-> Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.

*Các điều kiện đủ để con người phát triển 10’

 Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.

- Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình?

 Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát phiếu cho từng nhóm.

- Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng.

+ Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống?

- Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống?

GDMT: GD hs có ý thức giữ gìn MT xquanh sạch sẽ, có ý thức giữ gìn các điều kiện sống về vật chất và tinh thần.

3- HĐ thực hành

- 1 HS đọc tên các chủ đề.

- HS nhắc lại.

1. Con người cần gì để sống?

- HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận.

- Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy.

- Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa.

- Em cảm thấy đói khát và mệt.

- Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn.

- HS Lắng nghe.

2. Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần.

- HS quan sát. 5- 6 HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu 1 nội dung của hình:

+ Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao, …

+ Chia nhóm nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm.

- 1 nhóm dán phiếu của nhóm lên bảng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(15)

Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” 10’

- Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi.

- Phát các phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu. Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì. Các em hãy viết những thứ mình cần mang vào túi.

- Chia lớp thành 4 nhóm.

- Yc các nhóm tiến hành trong 5’ rồi mang nộp cho GV và hỏi từng nhóm VS lại phải mang theo những thứ đó.

- GV nhận xét, khen các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt.

4- HĐ Vận dụng 5’

- GDBVMT: Con người cần thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường.

Vậy cần làm gì để bảo vệ môi trường?

*. Củng cố- dặn dò: 3’

? Như những sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống?

? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó?

- VN vẽ sơ đồ mối liên hệ giữa con người với các điều kiện sống

“Trao đổi chất ở người”

- GV nhận xét tiết học.

- HS tiến hành chơi theo hd của GV.

- Nộp các phiếu vẽ hoặc cắt cho GV và cử đại diện trả lời. Ví dụ:

+ Mang theo nước, thức ăn để duy trì sự sống vì chúng ta không thể nhịn ăn hoặc uống quá lâu được.

+ Mang theo đài để nghe dự báo thời tiết.

+ Mang theo đèn pin để khi trời tối có thể soi sáng được.

+ Mang theo quần áo để thay đổi.

+ Mang theo giấy, bút để ghi lại những gì đã thấy hoặc đã làm.

- HS nối tiếp trả lời

- HS nối tiếp trả lời

+ Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi ....

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

….……….……….

===============================================

NS: 2 / 9 / 2021

NG: 8/ 9 / 2021 Thứ 4 ngày 8 tháng 9 năm 2021

TOÁN

TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tt )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số. Tính được giá trị của biểu thức - Củng cố kĩ năng tính toán, nhẩm nhanh, đặt tính đúng

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài .

+ Học tập tích cực, tự giác học bài và làm việc cẩn thận

(16)

* ĐCND: Bài tập 3 ý b: Chỉ cần tính giá trị của biểu thức với hai trường hợp của n.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: bảng phụ - HS: Bút, SGK, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Trò chơi: Truyền điện (BT1-SGK) - Gv nhận xét - chốt cách nhẩm.

- GV: Giờ học hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài 2: Đặt tính rồi tính 7’

(?) Khi tính ta cần thực hiện từ phía nào.

- GV cho HS tự thực hiện phép tính. Cho 4 HS lên bảng làm bài .

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét HS.

* GV chốt: Cách thực hiện các phép tính Bài 3: Tính giá trị biểu thức 8’

a. 3257 + 4659 - 1300 (?) Giải thích cách làm?

(?) Thực hiện phép tính trên như thế nào?

(?) Các phép tình vừa rồi vừa có nhân chia vừa có cộng trừ ta làm như thế nào?

(?)Với biểu thức có dấu ngoặc ta làm ntnào.

- GV nhận xét HS.

Bài 4: Tìm x 8’

(?) Giải thích cách làm.

(?) Nêu lại cách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính?

- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

- GV nhận xét HS.

Bài 5: Bài toán 7’

(?)Bài toán hỏi gì? Bài toán cho biết gì.

(?) Đây là dạng toán gì (?) Giải thích cách làm.

+ TBHT điều hành + Nội dung: Tính nhẩm + HS tự nhẩm và đọc kết quả - HS nghe GV giới thiệu bài.

Cá nhân - Cả lớp

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính.

- HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài.

- HS nhận xét bài làm trên bảng nhận xét bổ sung .

- Cả lớp làm bài vào vở và 2 em lên bảng làm bài .

a) 3257 + 4659 - 1300

7916 - 1300 = 6616 b) 6000 - 1300 x 2

6000 - 2600 = 3400 - HS nhận xét

- Nhiều HS trả lời:

Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Muốn tìm số bị trừ……

a, x + 527 = 1892

x = 1892 – 527 -> x = 1365 b, x – 631 = 361

x = 361 + 631 -> x = 992 - HS tóm tắt: 4 ngày: 680 Ti vi

7 ngày: ? Ti vi - HS trình bày bài làm – nhận xét

(17)

(?) Nêu cách giải khác.

- GV nhận xét HS.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

* Củng cố - Dặn dò

- Ghi nhớ các KT trong tiết học - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe.

- HS về nhà làm bài tập còn lại vào vở .

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 2: MẸ ỐM

(Trần Đăng Khoa)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài).

- Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm, nhẹ nhàng.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia TLN cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc.

+ Giáo dục tình cảm hiếu thảo với mẹ, biết giúp đỡ người thân khi bị ốm

* GDKNS : Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ SGK (phóng to nếu có điều kiện). máy tính, tivi - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- T/c lớp hát bài hát: Bàn tay mẹ.

- Giới thiệu bài dựa vào tranh minh hoạ.

- GV chuyển ý vào bài mới: Hôm nay các em học bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* HD luyện đọc: (10’) - Gọi HS đọc toàn bài.

- GV: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm - Gọi HS đọc nối tiếp 7 khổ thơ.

+ Lần 1: Sửa phát âm. (chú ý ngắt giọng đoạn thơ)

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Lớp hát và vận động theo - HS quan sát tranh và trả lời

- HS nghe

- HS thảo luận nhóm, chia đoạn bài tập đọc và chia sẻ trước lớp

- HS đọc nối tiếp - HS sửa sai

Nóng ran, lần giường, nếp khăn….

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK

(18)

- Luyện đọc câu dài

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- Đọc mẫu toàn bài.

* Tìm hiểu bài: (12’)

- HS đọc khổ 1, 2 và trả lời câu hỏi:

? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Cơi trầu: đồ dùng để đựng trầu cau, đáy nông thường bằng gỗ.

-> ý chính của 2 khổ thơ đầu?

- HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi:

? Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?

Y sĩ: người thầy thuốc có trình độ trung cấp.

? Những việc làm đó cho em thấy điều gì?

-> ý chính của khổ thơ 3?

- Đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:

? Chi tiết nào bộc lộ tình yêu sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?

- Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ mong cho mẹ chóng khỏi?

- Bạn nhỏ làm những việc gì để mẹ vui?

- Bạn nhỏ muốn nói gì qua câu: Mẹ là … con

-Tất cả những chi tiết đó nói lên điều gì?

? “Lặn trong đời mẹ” có nghĩa là gì?

-> ý chính của khổ thơ 3

=> Nội dung chính:

* KL: Giáo dục các em biết tình yêu của mẹ rất cao cả và là người có ý nghĩa rất lớn đối với các em .

*GDQTE: Cha mẹ có trách nhiệm gì với con cái?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’)

* HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng:

- HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ - HS lắng nghe.

- Lá trầu khô, truyện Kiều gấp lại, cánh màn khép lỏng, vườn vắng mẹ.

1. Cho biết mẹ bạn nhỏ bị ốm.

- Cô bác hàng xóm đến thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sỹ đã mang thuốc vào.

- Tình làng nghĩa xóm thật đậm đà, đầy lòng nhân ái.

2. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ:

- Bạn nhỏ xót thương mẹ:

“Nắng mưa từ những ngày xưa

…………

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn”

+ Con mong mẹ khoẻ dần dần … cấy cày + Ngâm thơ, kể chuyện, múa ca.

+ Mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình.

+ Bạn nhỏ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của mình đối với mẹ.

+ Những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ làm mẹ ốm.

3. Tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ.

-> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm

+ Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi nấng và dạy bảo con cái. Con cái có nghĩa vụ quan tâm, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.

- 3 HS đọc nối tiếp bài thơ.

(19)

- GV treo bảng phụ ghi khổ thơ cần hướng dẫn đọc diễn cảm: Khổ 4 và 5 + GV đọc diễn cảm hai khổ

- Y/c HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.

- T/c HS thi đọc diễn cảm khổ thơ.

- Nhận xét từng HS đọc tốt.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

+ Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao?

* Củng cố - Dặn dò - Nêu ý nghĩa bài thơ?

* Clip (Karaoke) Khi Mẹ Ốm - Nhận xét tiết học.

- VN tìm đọc các bài thơ khác của nhà thơ Trần Đăng Khoa

+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

+ 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.

- HS thi đọc diễn cảm khổ thơ.

- HS đọc thuộc khổ thơ, bài thơ

+ Thơ lục bát + HS tự nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KỂ CHUYỆN

TIẾT 1: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể) có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. Khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông - Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo diễn đạt khi kể chuyện. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện.

+ Giáo dục HS lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người

* GD BVMT: Ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: + Tranh minh họa truyện trang 8 phóng to, máy tính, tivi.

+ Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời + bút dạ.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- T/c hs thi kể tên các câu chuyện cổ tích

- Cho hs q/s tranh (SGK)

? Bức tranh vẽ gì?

- Trò chơi: truyền điện - LP điều hành lớp thi kể + Hồ, 1 hòn đảo giữa hồ … - Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể

(20)

- Đó chính là hồ Ba bể -> Hôm nay … - Tên câu chuyện cho em biết điều gì?

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* HS nghe GV kể chuyện: (6’)

- GV kể lần 1: Giọng kể thong thả. Rõ rằng, nhanh hơn ở đoạn kể về vài tai hoạ trong đêm hội, trở lại đoạn khoan thai ở đoạn kết

- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.

- GV cùng HS giải nghĩa các từ: “cầu phúc”, “giao long”, “bà goá”, “làm việc thiện”,” bâng quơ”.

+ Lần 3: kể diễn cảm.

*. Tìm hiểu câu chuyện 6’

- Dựa vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi để HS trả lời cốt chuyện:

+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?

+ Mọi người đối xử với bà ra sao?

+ Ai đã cho cụ ăn và nghỉ?

+ Chuyện gì đã xảy ra trong đêm?

+ Khi chia tay bà cụ đã dặn mẹ con bà goá điều gì?

+ Trong đêm hội, chuyện gì đã xảy ra?

+ Mẹ con bà goá đã làm gì?

+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’)

*. Hdẫn kể chuyện từng đoạn:

- Chia nhóm HS, yêu cầu HS Quan sát kĩ từng tranh rồi tóm tắt ý chính. Dựa trên ý chính và câu hỏi gợi ý để kể thành từng đoạn của câu chuyện

- Kể trước lớp: Yêu cầu các nhóm đại

- Tên câu chuyện cho biết c/c sẽ giải thích về sự hình thành (ra đời) của hồ Ba Bể.

- Lắng nghe.

- HS nghe GV kể.

- HS vừa nghe vừa kết hợp nhìn tranh - Giải nghĩa theo ý hiểu chủa mình.

+ Cầu phúc: cầu xin được điều tốt cho mình.

+Giao long: loài rắn to còn gọi là thuồng luồng.

+ Bà goá: người phụ nữ có chồng bị chết.

+Làm việc thiện: Làm điều tốt cho người khác.

+Bâng quơ: Không đâu vào đâu, không tin tưởng.

- Lắng nghe.

- HS nối tiếp nhau trả lời .

+ Bà cụ không biết từ đâu đến. Trông bà gớm giếc, người gầy còm, lở loét, xông lên mùi hôi thối. Bà luôn miệng kêu đói.

+ Mọi người đều xua đuổi bà.

+ Mẹ con nhà goá đưa bà về nhà nghỉ lại.

+ Chỗ bà cụ ăn xin sáng rực lên. Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớ.

+ Bà cụ nói sắp có lụt và đưa mẹ con goá một gói tro và hai mảnh vỏ trấu.

+ Lụt lội xảy ra, nước phun lên. Tất cả đều chìm nghỉm.

+ Mẹ con bà goá dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn.

+ Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ.

- Chia nhóm 4 HS (2 bàn trên dưới quay mặt vào nhau), lần lượt từng em kể từng đoạn.

- Khi một HS kể các em khác lắng nghe, gợi ý, nhận xét lời kể của bạn.

(21)

diện lên trình bày.

+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể.

*. Hdẫn kể toàn bộ câu chuyện:

- Yc HS kể toàn bộ câu chuyện - nhóm.

- Nhận xét theo các tiêu chí: Kể có đúng nội dung, đúng trình tự không? Lời diễn đã tự nhiên chưa?

- Tổ chức cho HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất trong lớp.

- Tuyên dương HS kể tốt.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Câu chuyện cho em biết điều gì?

+ Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?

- Clip: Sự tích Hồ Ba Bể - Truyện tranh thiếu nhi!

- GD BVMT: Cần có ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt) như thế nào?

* Củng cố, dặn dò:

- VN Kể lại c/c cho người thân nghe.

Tìm đọc các c/c cùng chủ điểm

-HS dựa vào phần tóm tắt tranh ở câu trước để kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ kể một tranh.

- 2, 3hs kể

- Nhận xét lời kể của bạn.

+ Câu chuyện cho em biết sự tích hình thành hồ Ba Bể.

+ Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng

- Không chặt phá rừng bừa bãi …

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

LỊCH SỬ

TIẾT 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

HS nắm được hình dáng, vị trí của đất nước ta. Nắm được trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống, có chung một lịch sử, một Tổ quốc. Nắm được một số yêu cầu khi học môn Lịch sử- Địa lí

- Rèn kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm tìm hiểu về Phong tục tập quán của các dân tộc. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo khi tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài.

+ Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào truyền thống dân tộc. Có tinh thần đoàn kết dân tộc

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

(22)

- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN, bản đồ hành chính VN. Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc một số vùng. CNTT

- HS: SGK, vở ghi, bút,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- T/c lớp hát bài hát: Quê hương tươi đẹp.

- G.v giới thiệu chương trình học, giới thiệu s.g.k môn Lịch sử và Địa lý lớp 4.

- LP cho lớp hát, vận động tại chỗ bài hát: Quê hương tươi đẹp.

- GV kết nối bài học: Đất nước ta có vị trí địa lý, hình dáng ra sao? Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống. Bài học hôm nay: Môn Lịch sử và Địa lý sẽ cho ta biết điều đó.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới. (30’)

* HĐ1: Vị trí, hình dáng của nước ta 10’

- Gv chiếu bản đồ, giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.

- Giới hạn: phần đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó.

+ Hình dáng của nước ta ? + Nước ta giáp với nước nào ?

+ Em đang sống ở đâu, nơi đó thuộc phía nào của Tổ quốc, em hãy chỉ vị trí nơi đó trên bản đồ?

* Sinh hoạt của các dân tộc. 10’

- Nước ta gồm bao nhiêu dân tộc ? - GV phát tranh cho mỗi nhóm.

+ Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái + Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao.

+ Nhóm III: Lễ hội của người Hmông.

- Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.

- Mỗi dtộc có những đặc điểm gì riêng biệt ?

* Liên hệ 8’

- Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước.

- Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta?

- GV nhận xét nêu ý kiến

Cá nhân – Lớp – H.s quan sát .

+ Phần đất liền có hìmh chữ S .

+ Phía bắc giáp với Trung Quốc, Phía tây giáp với Lào, Cam pu chia.

Phía đông, nam là vùng biển rộng lớn - H.s xác định vị trí và giới hạn của nước ta trên bản đồ.

- HS tự thảo luận nhóm bàn, xác định vị trí TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ.

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

Nhóm 4 – Lớp - 54 dân tộc

- HS các nhóm làm việc.

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Phong tục tập quán riêng, tiếng nói riêng .

- Cả lớp lắng nghe.

- VD: An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Hai Bà Trưng đánh giặc,...

- HS khác nhận xét, bổ sung.

(23)

* Tìm hiểu về nội dung môn học và cách thức học tập 4’

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm 2 về chương trình Lịch sử - Địa lí

+ Để học tốt môn Lịch sử - Địa lí cần làm gì?

- GV chốt KT, nội dung bài học 3- HĐ Vận dụng. (3’)

+ Môn Lịch sử và Địa lí giúp em hiểu điều gì ?

- Đọc ghi nhớ chung.

* Củng cố - Dặn dò

- Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt.

- Xem tiếp bài “Bản đồ”

- HS làm việc nhóm - Chia sẻ lớp + Môn Địa lí giúp tìm hiểu về con người, đất nước VN

+ Môn Lịch sử giúp tìm hiểu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông

+ Quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử, mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và thảo luận.

- HS lắng nghe

+ con người, đất nước VN

+ quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông

- HS về nhà thực hiện .

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

KHOA HỌC

TIẾT 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hàng ngày của cơ thể con người. Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường

- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với MT.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác để tham gia Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường”. NL sáng tạo, NL khoa học để trình bày sản phẩm của mình.

+ HS yêu thích môn học, tìm tòi và khám phá khoa học

* BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: + Các hình minh hoạ ở trang 6 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

+ 3 khung Sơ đồ trao đổi chất còn trống SGK trang 7 và 3 bộ thẻ ghi từ Thức ăn, Nước, Không khí, Phân, Nước tiểu, Khí các-bô-níc

- HS: Vở, sgk, bút dạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

(24)

- T/c trò chơi: “Hộp quà bí mật”.

+ Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống ?

+ Hơn hẳn động vật, thực vật con người cần những gì để sống ?

+ Ở nhà các em đã tìm hiểu những gì con người lấy vào và thải ra hằng ngày - Giáo viên nhận xét.

- GV chốt, dẫn vào bài mới:

- Con người cần ô-xi, thức ăn, nước uống, vui chơi,...

- Nhà ở, trường học, bệnh viện tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,phương tiện giao thông quần áo,các phương tiện vui chơi giải trí.

- HS trả lời tự do.

-> Con người cần điều kiện vật chất tinh thần để duy trì sự sống .Vậy trong quá trình sống con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi trường những gì .Các em tìm hiểu qua bài học hôm nay.Trao đổi chất ở người.

- GV ghi đề.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì ? 10’

Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.

- HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi:

-Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì ?

-GV nhận xét các câu trả lời của HS.

Bước 2: GV tiến hành HĐ cả lớp.

-Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết”

và trả lời: Quá trình trao đổi chất là gì?

- Cho HS 1-2’ suy nghĩ và gọi HS trả lời, bổ sung đến khi có KL đúng.

* Kết luận:

- Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường xung quanh thức ăn, nước uống, khí ô-xy và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.

-Quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước

-Q/sát tranh, thảo luận cặp đôi và rút ra câu trả lời đúng.

-HS trả lời (Mỗi HS chỉ nói 1 hoặc 2 ý).

+Con người cần lấy thức ăn, nước uống từ môi trường.

+Con người cần có không khí ánh sáng.

+Con người cần các thức ăn như : rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, …

+Con người cần có ánh sáng mặt trời.

+Con người thải ra môi trường phân, nước tiểu.

+Con người thải ra môi trường khí các- bô-níc, các chất thừa, cặn bã.

-HS lắng nghe.

-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS dưới lớp theo dõi và đọc thầm.

+ Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã.

-HS lắng nghe và ghi nhớ.

-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung câu chuyện, phối hợp lời kể điệu bộ,

- Lớp cử 5 bạn dựa vào các bức tranh gợi ý nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.. - Hai học sinh kể lại toàn bộ

Kiến thức: Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ trả lời đ­ược các câu hỏi về nội dung, kể lại đ­ược toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên phối hợp với nét mặt, cử

Hoạt động 2: Kể chuyện

Xếp lại thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh Thắng Thần Gió.. Kể cho

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh1.

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh..

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.