• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 8 Bài 21: Con người và môi trường địa lí | Giải bài tập Địa lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 8 Bài 21: Con người và môi trường địa lí | Giải bài tập Địa lí 8"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 21: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

Câu hỏi trang 75 SGK Địa lí 8: Dựa vào hình 21.1 và kiến thức đã học, cho biết:

Hoạt động nông nghiệp đã làm cảnh quan tự nhiên thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Hoạt động nông nghiệp đã làm cảnh quan tự nhiên thay đổi:

(2)

Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra rất đa dạng, bao gồm: trồng cây lương thực (lúa mì, lúa gạo), cây công nghiệp (bông), cây ăn quả (chuối) và phát triển chăn nuôi (nuôi cừu). Các hoạt động này diễn ra trên rất nhiều vùng lãnh thổ của bề mặt đất, tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên giàu có: cánh đồng lúa trù phú, ruộng bậc thang, rừng chuối...

- Con người hình thành nên các vùng trồng cây chuyên canh hoặc đa canh, khiến cho cảnh quan mới không theo quy luật của tự nhiên.

Ví dụ: Vùng xích đạo theo quy luật tự nhiên phát triển rừng thường xanh quanh năm rậm rạp, nhưng con người đã thay thế rừng bằng các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, đậu tương, cao su, cà phê,... theo mùa vụ.

- Cùng với lịch sử khai thác tự nhiên, phát triển nông nghiệp, con người đã ngày càng mở rộng diện tích cảnh quan nhân tạo, làm biến đổi cảnh quan ban đầu, thường là rừng hoặc đồng cỏ.

- Con người phát triển các giống vật nuôi mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn như:

trâu, bò, lợn, dê, gà,... làm giảm đi các loài động vật hoang dã.

Câu hỏi trang 75 SGK Địa Lí 8: Quan sát hình 21.2, 21.3, nhận xét và nêu những tác động của một số hoạt động công nghệp đối với môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Hình 21.2 cho thấy ngành công nghiệp khai thác mỏ, nhất là khai thác lộ thiên thường làm thay đổi diện mạo của cả một khu vực, tạo nên các hố sâu khổng lồ.

(3)

- Hình 21.3 là quang cảnh khu công nghiệp luyện kim nhả khói lên trời làm ô nhiễm không khí.

Qua đó có thể thấy, hoạt động công nghiệp có tác động mạnh đến môi trường tự nhiên, làm cho nhiều vùng thay đổi diện mạo, làm cho không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nặng :

+ Việc khai thác khoáng sản đã gây biến đổi địa hình, phá hoại cảnh quan tự nhiên.

+ Nước thải và rác công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Khí thải công nghiệp gây ra các hiện tượng mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thửng tầng ô dôn,...

Câu hỏi trang 75 SGK Địa Lí 8: Dựa vào hình 21.4, hãy cho biết các nơi xuất khẩu và nơi nhập khẩu dầu chính. Nhận xét về tác động của các hoạt động này tới môi trường tự nhiên.

Trả lời:

(4)

Các nơi xuất khẩu và các nơi nhập khẩu dầu chính:

+ Các nơi xuất khẩu dầu chính: Tây Nam Á, Bắc Phi, Trung Phi, Trung Mĩ, LB.

Nga, Đông Nam Á.

+ Các nơi nhập khẩu dầu chính: Bác Mĩ, Tây Âu, Đông Âu, Nhật Bản.

- Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển dầu khí có tác động mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên: làm ô nhiễm môi trường không khí, sự cố rỉ tràn dầu làm ô nhiễm biển và đại dương... gây tác động xấu, nguy hại cho con người.

Câu 1 trang 76 Địa Lí 8: Lựa chọn trong sách giáo khoa Địa Lí 8 hai ảnh về hoạt động nông nghiệp, hai ảnh về công nghiệp hoặc về cảnh thành phố của châu Á, cho biết ảnh thể hiện cảnh quan gì? Các hoạt động này có thể diễn ra ở khu vực nào thế giới?

Trả lời:

Hình 8.3. Cảnh thu hoạch lúa ở I đô nê xi a. hoạt động này diễn ra phổ biến ở các quốc gia Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á.

(5)

Hình 11.4 (SGK trang 39): Thu hái chè ở Xri-lan-ca. Hoạt động này diễn ra phổ biến ở Nam Á, Việt Nam, Trung Quốc,...

- Hình 9.2 (SGK trang 30): Khai thác dầu ở mỏ I ran. Hoạt động khai thác dầu có thể diễn ra ở các nước có nhiều dầu mỏ như Tây Nam Á, Đông Nam Á, LB Nga,...

(6)

- Hình 13.1 (SGK trang 45): Thành phố cảng I-ô-cô-ha-ma – trung tâm công nghiệp và hải cảng lớn. Hoạt động này có thể diễn ra ở các thành phố cảng lớn trên các bờ đại dương (Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Á,...).

Câu 2 trang 76 SGK Địa Lí 8: Thu thập tranh ảnh, thông tin về hoạt động sản xuất diễn ra trên thế giới. Quan sát các ảnh và nhận xét cảnh quan tự nhiên của nơi đang có hoạt động đó.

Trả lời:

Một vườn cà phê ở Gia Lai (Việt Nam)

(7)

Cảnh quan tự nhiên được thay thế bởi các vườn cây công nghiệp đem lại năng suất và chất lượng cao cho con người.

Một nhà máy nhiệt điện ở Trung Quốc Môi trường bị ô nhiễm do khí tải từ các nhà máy.

Hình ảnh Đảo Cọ-đảo nhân tạo ở Du-bai

(8)

Cảnh quan tự nhiên bị thay thế bằng cảnh quan nhân tạo, xuất hiện các đạo nhân tạo ngoài biển khơi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có chí tuyến đi qua nên quanh năm thống trị bởi áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn, không có mưa. - Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, gió mùa Đông Bắc đi qua lục

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ:...

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).. Hình: Hoạt

Giai đoạn Tân kiến tạo (Tạo nên diện mạo lãnh thổ và vẫn còn đang tiếp diễn) - Là giai đoạn tương đối ngắn, điễn ra trong đại Tân sinh và là một giai đoạn rất quan

- Nguyên nhân: đây là thời kì gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ ở miền Bắc với tính chất lạnh, khô vào nửa đầu mùa đông và lạnh ẩm vào nửa cuối mùa đông đã làm hạ thấp

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.. Nhiệt độ trung

Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nóng ẩm sinh vật phát triển xanh tốt quanh năm, là vựa lúa trọng điểm lớn nhất cả nước, là vựa cây trái các nông sản của cả

+ Rừng cận nhiệt: phân bố ở khu vực địa hình cao của cao nguyên Mộc Châu, ở đây có khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp, đất feralit trên đá vôi.