• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 NGỮ VĂN 11 NH 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 NGỮ VĂN 11 NH 2019-2020"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 1 NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 11.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ đầu năm đến thời điểm bài viết số 1 trong chương trình Ngữ văn 11 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II.HÌNH THỨC:

- Hình thức kiểm tra: Tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài văn viết tại lớp, thời gian 45 phút.

III.THIẾT LẬP MA TRẬN:

1/Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của các phân môn.

Phần Văn học: (4 tiết)

- Vào phủ chúa Trịnh ( 2 tiết ) - Tự tình II ( 1 tiết )

- Mùa thu câu cá (1 tiết) Phần Tiếng Việt: (1 tiết)

- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (1 tiết) Phần Làm Văn : (2 tiết)

- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (2 tiết) 2/ Xây dựng khung ma trận:

Mức độ Chủ đề/ nội dung

Nhận

biết Thông

hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng cao Cộng 1 1

Số câu 1 1

Số điểm 10,0 10,0

IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

*Đề: Viết bài văn nghị luận bàn về một đức tính mà anh/chị cho là cần thiết đối với tuổi trẻ hôm nay.

V. ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Viết bài văn nghị luận bàn về một đức tính mà anh/chị cho là cần

thiết đối với tuổi trẻ hôm nay. 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận, yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng và kiến thức trong thực tế để tạo lập văn bản nghị luận: tuổi trẻ hôm nay cần xác định một giá trị trong cuộc sống qua một đức tính cụ thể: lòng trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, vị tha…

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt các thao tác nghị luận, kết hợp biểu cảm và nghị luận

trong bài văn nghị luận. 6,00

* Mở bài:

(2)

-Giới thiệu khái quát về đức tính cần thiết ( ví dụ lòng trung thực, sống chân thành).

-Giới thiệu lí do lựa chọn, chuyển ý...

* Thân bài 1/ Giải thích:

- Trung là lòng thành, ngay thẳng.

- Thực là không dối trá, không thay đổi, giữ nguyên mẫu của sự vật, sự việc.

- Trung thực: sống thật với lòng mình, không dối trá, đánh lừa ngườikhác.

2/ Bàn luận

a/ Từ cách giải thích trên, ta thấy, trung thực là phẩm chất tốt đẹp:

-Người sống trung thực sẽ tạo nên quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, phẩm chất này khiến cho ta có cơ hội thành đạt và tiến thân, tạo uy tín trong cách nhìn của mọi người.

- Có trung thực mới được mọi người tôn trọng, quý mến, dễ dàng thành công.

- Làm điều trung thực thì lương tâm yên ổn, làm điều gian dối thì lương tâm cắn rứt.

+ Không nói dối hại người.

+ Không lường gạt người khác để hưởng lợi.

- Làm người cần phải có lương tâm, ai cũng muốn mình sống hạnh phúc. Sống trung thực là bảo vệ lương tâm trong sáng, bảo vệ hạnh phúc của mình, của mọi người.

-Những biểu hiện của trung thực: thành thật, ngay thẳng, không gian lận, suy nghĩ và lời nói thống nhất với nhau, không nói theo ý kiến của người khác khi bản thân không tin vào điều đó.

b/ Bên cạnh đó, cuộc sống không thiếu những người sống giả dối, che đậy:

- Nói dối với người, đặt điều vu khống người khác.

- Lường gạt người trong buôn bán.

- Ngầm hãm hại người khác.

Sự thật bao giờ cũng được phanh phui ra ánh sáng, người thiếu trung thực khác nào tự mình hại mình. VD. Lí Thông trong truyện Thạch Sanh, nhận vật mẹ con Cám trong truyện Tấm Cám.

-Tính trung thực của người học sinh: thiếu trung thực sẽ tạo ra kết quả ảo, đánh lừa gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân mình, ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng nhân lực của xã hội.

3/Bài học nhận thức và hành động: rèn luyện đức tính trung thực.

- Phải giữ chữ tín khi đối nhân xử thế.

- Trong học tập, làm việc phải ngay thẳng, thành thật.

- Tôn trọng pháp luật và biết quý trọng lương tâm.

* Kết bài

-Khẳng định, muốn thành công thì nói không với giả dối.

-Cần phấn đấu sống có ích cho bản thân và cộng đồng xã hội.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước ---///---

(3)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 2 NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian : Bài làm ở nhà ---oOo---

I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 11.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ đầu năm đến thời điểm bài viết số 2 trong chương trình Ngữ văn 11 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản nghị luận văn học của học sinh.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài ở nhà.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học 1.1. Phần Văn học : (8 tiết)

1. Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác (2 tiết) 2. Tự tình II - Hồ Xuân Hương (1 tiết)

3. Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến (1 tiết) 4. Thương vợ - Trần Tế Xương (1 tiết)

5. Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ (1 tiết) 6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát (2 tiết) 1.2. Làm văn : (4 tiết)

1. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (2 tiết) 2. Thao tác lập luận phân tích (1 tiết)

3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích (1 tiết) Một số đề:

-Đề 1: Phân tích để thấy được tâm sự của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua bài thơ Tự tình (II).

-Đề 2: Làng cảnh Việt Nam qua bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.

-Đề 3: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”.

2. Xây dựng khung ma trận Mức độ

Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông

hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng

cao Cộng

…… …… …… 1 1

Số câu Số điểm

…… …… 1

10

1 10 điểm

(4)

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

*Đề: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Thu điếu“.

V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Thu

điếu“. 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận, yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng và kiến thức trong thực tế để tạo lập văn bản nghị luận: tình yêu thiên nhiên, quê hương và lòng yêu nước, thương dân qua bài thơ Thu điếu.

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt các thao tác nghị luận, kết hợp biểu cảm và nghị luận

trong bài văn nghị luận. 6,00

* Mở bài:

-Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. Với tài năng quan sát tinh tế, thể hiện bằng vốn từ ngữ đời thường dân dã, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh làng quê đẹp, gắn bó với vùng nông thôn Việt Nam.

-Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân và tình yêu thiên nhiên nồng nàn.

* Thân bài

*Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.

-Cảnh mùa thu với những chi tiết điển hình, mang nét đẹp của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.

+Cảnh trong bài thơ “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt nam” (Xuân Diệu). Không khí mùa thu được gợi lên từ sự diệu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Dịu nhẹ thanh sơ trong màu sắc: nước trong veo, dóng biếc, trời xanh ngắt. Dịu nhẹ thanh sơ trong đường nét, chuyển động: sóng hơi gợi tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng…

+Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã được gợi từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

-Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

Không gian trong câu cá mùa thu là một không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng (Ngõ trúc quanh co khánh vắng teo). Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh; sóng hơi gợn, mây lơ lững, khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ cái “động” rất nhỏ của tiếng cá đớp mồi.

*Vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân: tâm trạng thời thế, tâm lòng yêu thiên nhiên, đất nước.

-Bài thơ có nhan đề câu cá mùa thu nhưng không chú ý vào việc câu cá mà thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.

+Dường như là nhà thơ rất hờ hững với việc câu cá mà chỉ chú ý tới cảnh thu: bâng quơ trước tiếng cá đớp động dưới chân bèo nhưng cảm nhận sâu sắc mọi biến động tinh vi của cảnh vật.

+Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng đến ghê gớm. Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ trong veo của nước, cái hơi gợi tí của sóng, cái độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt tĩnh lặng mới nhận ra được tiếng ca đớp động dù rất khẽ.

(5)

+Sự tĩnh lặng của ngoại cảnh và tâm cảnh đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn của nhà thơ. Trong bức tranh thu xuất hiện nhiều gam màu xanh: xanh nước, xanh sóng, xanh trời, xanh èo, xanh trúc…

-Tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước thể hiện qua sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất nước.

+Tác giả cảm nhận mùa thu bằng nhiều giác quan: thị giác(trong veo, lơ lững, xanh ngắt), thính giác( lá vàng rơi), xúc giác (ao thu lạnh lẽo).

+Phải là người gắn bó sâu sắc và thiết tha yêu quê hương đất nước, Nguyễn Khuyến mới cảm nhận và thể hiện được những biến thái tinh vi của cảnh sắc mùa thu.

*Nghệ thuật đặc sắc:

-Nghệ thuật miêu tả cảnh vật: chỉ vài nét phác họa nhưng linh hồn cảnh vật nông thôn Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ đã được thể hiện rõ nét.

-Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc, gợi tả, gợi cảm: khác với yêu cầu của thi pháp trung đại, Nguyễn Khuyến không dùng ngôn ngữ mang tính ước lệ mà sử dụng ngôn ngữ dân tộc.

-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

-Nghệ thuật gieo vần: vần eo góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.

* Kết bài

-Bài thơ cho thấy một tài năng thơ điêu luyện.

-Bài thơ cho thấy bức tranh thiên nhiên đẹp, mang linh hồn quê hương Việt Nam.

-Qua bài thơ thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến. Đó là một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước

(6)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 3 - NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian : 90 phút ---oOo---

I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 11.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ sau thời điểm bài viết số 2 đến bài viết số 3 trong chương trình Ngữ văn 11 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản nghị luận văn học của học sinh.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học 1.1. Phần Văn học : (18 tiết)

1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu (3 tiết) 2. Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm (2 tiết)

3. Ôn tập văn học trung đại (2 tiết)

4. Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX – CM8 năm 1945 (3 tiết) 5. Hai đứa trẻ - Thạch Lam (3 tiết)

6. Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân (3 tiết)

7. Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng (2 tiết) 8. Chí Phèo - Nam Cao (2 tiết)

1.2. Làm văn : (5 tiết)

1. Thao tác lập luận phân tích (2 tiết) 2. Thao tác lập luận so sánh (2 tiết)

3. Luyện tập kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh (1 tiết) 2. Xây dựng khung ma trận :

Mức độ

Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng

cao Cộng

Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm rõ tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

1 1

Số câu Số điểm

1 10

1 câu 10 điểm

(7)

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Đề bài: Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm rõ tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm rõ tư tưởng

nhân đạo của tác phẩm. 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận, bàn luận không gian, thời gian nghệ thuật, hình ảnh con người, tâm trạng nhân vật chính trong tác phẩm..

Từ đó, nêu lên giá trị nhân đạo của thiên truyện.

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt việc nêu luận điểm, tìm dẫn chứng phù hợp. 6,00

* Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về nhà văn: một đại diện xuất sắc của nhóm nhà văn Tự lực văn đoàn. Ông có biệt tài về truyện ngắn không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật.

- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật.

* Thân bài

a/ Cuộc sống nơi phố huyện buồn, nghèo nàn, quẩn quanh:

- Mở đầu truyện ngắn, Thạch Lam để một phần khá dài tả bức tranh phố huyện:

+ Thiên nhiên: tất cả vắng lặng, chỉ trừ có âm thanh ếch nhái kêu ngoài đồng và tiếng muỗi vo ve…Một mùi hương quen thuộc tỏa lên từ sự ẩm mốc của rác và mùi đất quê hương.

+ Cuộc sống con người: xuất hiện những mảnh đời nhỏ nhoi, lặng lẽ chờ đợi một cái gì thay đổi cuộc sống của họ:

+ Bóng tối đỗ xuống in đậm cái nghèo. Mấy ngọn đèn dầu nơi mấy hiệu buôn, hàng nước nhỏ của mẹ con chị Tí không có nhiều khách ngoài mấy chú lính lệ đến hút ít thuốc lào, bà cụ Thi đến mua rượu uống. Gánh phở bác Siêu là thứ hàng xa xỉ mà chị em Liên không bao giờ nghĩ đến.

b/ Hoàn cảnh sống của chị em Liên:

-Là một cô bé, Liên đã có cái tính đảm đang của người lớn: sợi dây xà tích với chiếc chìa khóa buộc lên người. Hạnh phúc tuổi thơ không được hưởng trọn vẹn.

- Ngày qua ngày, trong gian hàng nhỏ nơi phố huyện, hai chị em đứng bán hàng giúp mẹ. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ bán chừng ấy thứ hàng hóa nhỏ nhặt: mấy xu dầu, mấy bao diêm, vài cá bánh xà phòng. Chiều tối, hai chị em kiểm lại chỉ thấy món tiền nhỏ thu được dù là chợ phiên.

c/ Sự chờ đợiđoàn tàu quen thuộc:

- Buổi chiều xuống, nỗi chờ đợi nhen nhóm.

- Hai chị em ngồn đếm lại tiền, nhìn những cảnh đời quen thuộc…Cơn buồn ngủ kéo đến: “Bao giờ tàu đến, chị nhớ đánh

(8)

thức em dậy”.

- Hai đứa trẻ tỉnh hẳn người ra khi nhận ra vẻ tất bật của người trên sân ga, từ những nhân viên nhà ga đến những người buôn bán.

d/ Chuyến tàu đêm xuất hiện thật nổi bật:

- Lúc đầu là những âm thanh xa xôi, mơ hồ, một đóm sáng lập lòe như ánh lửa ma trơi ở phía chân trời.

- Khi xuất hiện: những toa tàu sáng trưng ánh điện, những khách đi tàu giàu có và sang trọng, những cửa kính sáng lấp lánh đồng và kền….

- Khi xa khuất: hai chị em vẫn dõi mắt trông theo cho đến khi ngọn đèn cuối đuôi tàu đã khuất, những hòn than đỏ rơi xuống đường cũng đã tắt ngấm. Hai chị em yên lòng đi ngủ đê chờ một chuyến tàu đêm hôm khác.

* Ý nghĩa của việc chờ tàu:

- Đó là hiện thân của cuộc sống để mơ ước, cuộc sống có ánh sáng đối lập những gì ở phố huyện nghèo. Phải chăng nó mang hình ảnh một câu chuyện cổ tích trong đời thường.

- Riêng đối với bé liên, những chuyến tàu đêm còn đến từ Hà Nội, nơi em đã từng sống những ngày thơ ấu lúc gia đình chưa sa sút. Em cùng cha mẹ đi chơi, được uống những cốc nước mát lạnh có màu xanh đỏ. Những chuyến tàu đêm trả lại cho em hạnh phúc tuổi thơ đã mất.

* Kết bài

- Tiếng nói nhân đạo của Thạch Lam: quan tâm đến ước mơ của con người.

- Cuộc sống quanh ta vẫn còn nhiều người nghèo khó, bất hạnh…

- Cuộc sống có ý nghĩa khi ta tìm cho mình một điều gì mơ ước.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước

---///---

(9)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 5 - NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian : 45 phút ---oOo---

I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn lớp 11.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ HK I đến bài viết số 5 trong chương trình Ngữ văn 11 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản nghị luận xã hội từ thực tế học tập của học sinh.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1. Liệt kê các đơn vị bài học : 1.1. Phần Văn học :

- Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu (1 tiết) - Hầu trời – Tản Đà (1 tiết)

- Vội vàng – Xuân Diệu (2 tiết) -Tràng giang – Huy Cận (2 tiết)

-Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (2 tiết) 1.2. Làm văn : Nghị luận xã hội

2. Xây dựng khung ma trận

Mức độ

Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông

hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng

cao Cộng

-Đề : Suy nghĩ về hành trang của tuổi trẻ trên bước đường lập thân, lập nghiệp.

1 1

Số câu Số điểm

1 10

1 10 điểm

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Đề : Anh/chị viết bài văn nêu suy nghĩ về hành trang của tuổi trẻ trên bước đường lập thân, lập nghiệp.

(10)

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Suy nghĩ về hành trang của tuổi trẻ trên bước đường lập

thân, lập nghiệp. 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận, bàn luận về những điều kiện cần và đủ để tuổi trẻ ngày nay vững bước trên con đường đi đến tương lai. Từ đó, có những bước chuẫn bị vững chắc..

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt việc nêu luận điểm, tìm dẫn chứng phù hợp. 6,00

* Mở bài:

-Có bao giờ bạn tự hỏi thành công bắt nguồn từ đâu không?

-Có bao giờ bạn tự hỏi trên con đướng lập nghiệp trong tương lai, ta cần mang theo hành trang gì không?

Tùy theo nhận thức và năng lực của mỗi người, sẽ có cách trả lời khác nhau cho những câu hỏi đó. Tuy nhiên để đi tìm một điểm chung cho mọi người, có lẽ ý chí, nghị lực và học vấn sẽ là hành trang cho các bạn trẻ sắp bước vào cuộc sống mai sau.

* Thân bài 1. Giải thích

-Lập thân là gì? Tạo lấy cuộc sống và sự nghiệp riêng.

-Lập nghiệp là gì? Gây dựng cơ nghiệp

 Có một nghề nghiệp ổn định, tạo cho mình một địa vị trong xã hội, sống có ý nghĩa cho gia đình và cộng đồng.

2. Phân tích và bình luận.

*Cơ hội và thách thức của thanh niên.

-Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập rộng rãi hiện nay là cơ hội, môi trường thuận lợi

-So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ phát triển của nước ta đang ở mức thấp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn…chưa đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng tốt các nhu cầu về việc làm, thu nhập, học tập, lập nghiệp của thanh niên.

-Yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp này đang tạo ra nhiều thức đối với bộ phận thanh niên không có lý tưởng sống, trình độ học vấn thấp, năng lực chuyên môn yếu, thiếu sự sáng tạo.

-Chúng ta cũng không thể phủ nhận những biểu hiện tiêu cực của kinh tế thị trường đang có xu hướng gia tăng, lan truyền trong đời sống xã hội đặc biệt là thế hệ trẻ, tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của thanh niên.

*Những phẩm chất cần có của thanh niêm trong thời hội nhập.

-Phải có lí tưởng, hoài bão, tự tin bước vào cuộc sống.

-Phải có sức khỏe tốt. Để sẵn sàn thực hiện những nhiệm vụ khó khăn.

-Sống trung thực, thẳng thắn, có ý chí tiến thủ và khiêm tốn.

(11)

-Phải nâng cao trình độ tư duy, lao động sáng tạo, nhậy bén với cái mới.

-Tinh thần tự giác, tự nguyện, nói lời hay, làm việc giỏi.

Tóm lại, thanh niên phải có sức khỏe, trí tuệ, đạo đức, năng động sáng tạo, và sống có mục đích.

3. Bài học nhận thức và hành động:

-Nhân thức:

+Con đường lập nghiệp chính là điểm đến cần thiết trong đời nhưng phải trải qua nhiều gian nan, thử thách.

+Thanh niên cần có sức mạnh tinh thần và trí tuệ để xây dựng nền tảng cho tương lai.

-Hành động:

+Tận dụng thời gian sống có ích, vui chơi lành mạnh.

+Ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức.

+Tránh xa tệ nạn xã hội, ma túy học đường.

* Kết bài

-Thanh niên là lực lượng nòng cốt, trụ cột để xây dựng và làm chủ đất nước.

-Tuổi trẻ cần thắp sáng ước mơ, đám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm.

-Hành động hôm nay để hướng tới tương lai tương sáng.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước

---///---

(12)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 6 - NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian : HS làm ở nhà ---oOo--- I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn lớp 11.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ sau thời điểm bài viết số 5 đến bài viết số 6 trong chương trình Ngữ văn 11 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản nghị luận văn học của học sinh.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm tại nhà.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1. Liệt kê các đơn vị bài học : 1.1. Phần Văn học : (6 tiết) - Tràng giang – Huy Cận (2 tiết)

- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (2 tiết) - Chiều tối – Hồ Chí Minh (1 tiết) - Từ ấy – Tố Hữu (1 tiết)

1.2. Làm văn : (2 tiết)

- Thao tác lập luận bác bỏ (1 tiết)

- Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ (1 tiết) 2. Xây dựng khung ma trận

Mức độ

Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng

cao Cộng

Đề: Cảm nhận về một bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11. Từ đó, nêu lên những bài học về nhận thức và hành động của bản thân qua bài thơ.

1 1

Số câu Số điểm

1

10 1

10 điểm

(13)

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Đề: Cảm nhận về một bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11. Từ đó, nêu lên những bài học về nhận thức và hành động của bản thân qua bài thơ.

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Cảm nhận về một bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11. Từ đó, nêu lên những bài học về nhận thức và hành động

của bản thân qua bài thơ. 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận cảm nhận về một bài thơ đã học. Từ đó, nêu lên những tác động của bài thơ về nhận thức và tình cảm đối với bản thân. Ví dụ: bà thơ Tràng Giang của Huy Cận.

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt việc nêu luận điểm, tìm dẫn chứng phù hợp. 6,00

* Mở bài:

-Giới thiệu tác phẩm, tác giả Huy Cận (cuộc đời hoạt động văn hóa nghệ thuật, những đóng góp cho nền văn học…),

- Tác phẩm Tràng giang (hoàn cảnh sáng tác, chiều sâu tư tưởng, bút pháp nghệ thuật…) và quan điểm của bản thân về ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này.

* Thân bài

-Với Tràng giang, tư tưởng che khuất sau những hình tượng thiên nhiên, vũ trụ được khắc họa trong bài thơ. Đó là việc thể hiện phương thức phản ánh nghệ thuật. Nhà thơ không trực tiếp phát biểu tư tưởng của mình mà biểu hiện điều đó thông qua hình tượng.

-Hình ảnh của thiên nhiên (sóng, bầu trời, núi, mây, cành cây, bèo trôi, cánh chim…) là những nét chấm phá thể hiện cảm hứng vũ trụ thường thấy trong các sáng tác của Huy Cận. Đó là những hình ảnh của quê hương, một dòng sông Việt Nam.

-Hình tượng nhân vật trữ tình: con người trước bao la trời rộng, sông dài, con người khao khát tình đời, tình người, cảm nhận thấm thía mối sầu cô đơn. Nỗi buồn nhân thế vốn hiện hữu nhưng khi nó tìm thấy những đồng điệu, nó sẽ bộc phát thành những rung động mạnh mẽ.

-Nghệ thuật: bút pháp kết hợp cổ điển và hiện đại.

-Bài học nhận thức và hành động:

+Nhận thức: tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, giang sơn đất nước rất chân thành sâu nặng và tinh tế.

+Hành động: tuyên truyền vận động mọi người xây dựng vào bảo vệ cảnh quan, môi trường để quê hương xứ sở càng thêm tươi đẹp.

* Kết bài

-Khẳng định Tràng giang chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ của Huy Cận và trong phong trào Thơ mới.

-Tình yêu gian sơn, Tổ quốc thầm kín, thiết tha được thể hiện qua những hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp cổ điển và cái tôi

(14)

với xúc cảm chân thành.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước

---///---

(15)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 1 NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 – giúp giáo viên phân loại trình độ học sinh, từ đó có định hướng dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Khảo sát bao quát một số nội dung trọng tâm của chương trình theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn, với mục đích ôn lại kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình Ngữ văn 10, 11 và 12, kiểu bài Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và việc tạo lập văn bản của học sinh.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1. Liệt kê các đơn vị bài học và đề tài : 1.1. Làm văn :

- NLXH về tư tưởng đạo lý và luyện tâp (2 tiết) -Nghị luận về một hiện tượng đời sống (2 tiết) 1.2. Đề tài :

- Tình thương - Hạnh phúc - Học tập - Lý tưởng

- Đạo đức, lối sống ...

2. Xây dựng khung ma trận : Mức độ

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao Cộng

1 1

Số câu

Số điểm 1

10 1

10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ

Đề: Anh/chị hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về câu nói của Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

(16)

Anh/chị hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về câu nói của Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận, yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng và kiến thức trong thực tế để tạo lập văn bản nghị luận: con người cần có lòng can đảm để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt các thao tác nghị luận, kết hợp biểu cảm và nghị luận

trong bài văn nghị luận. 6,00

* Mở bài:

-Giới thiệu khái quát về lòng can đảm, ý chí nghị lực.

-Giới thiệu câu nói của Nguyễn Bá Học, chuyển ý...

* Thân bài

* Giải thích: Hiểu câu nói của Nguyễn Bá Học là như thế nào?

+Mượn hình ảnh đường đi không khó để diễn tả nội dung gì, vấn đề gì? “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi” – Cho dù ngăn sông cách núi nhưng con người vẫn khẳng định không khó. Điều này nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng quyết tâm của con người.

+Vế thứ hai của câu nói “mà khó vì lòng người ngại núi e sông”-Thì ra tư tưởng của con người, tinh thần của con người rất quan trọng với mọi công việc.

*Bàn luận:

-Tại sao “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”?

+Tư tưởng, tinh thần của con người quyết định sự thành bại của công việc.

+Trông thấy công việc đã ngại thì không thể hoàn thành tốt.

+Nếu con người quyết tâm thì không có gì khó (chứng minh)

+Khẳng định câu nói đúng và mở rộng bàn bạc: Có nhiều trường hợp yếu tố tinh thần dẫn đến thất bại, cần suy xét nguyên nhân và khắc phục.

-Bên cạnh đó, cần phê phán những đối tượng nhút nhát, thụ động…

*Bài học nhận thức và hành động.

-Câu nói trên là bài học đúng đắn, là phương châm quý báu cho con người nhất là thế hệ trẻ.

-Cần xây dựng tư tưởng và tinh thần quyết tâm cao trước bất cứ khó khăn nào, công việc nào.

* Kết bài

-Khẳng định, muốn thành công thì không ngại khó.

-Cần phấn đấu sống có ích cho bản thân và cộng đồng xã hội.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước

(17)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 2 NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian : Bài làm ở nhà ---oOo--- I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 12.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ đầu năm đến thời điểm bài viết số 2 trong chương trình Ngữ văn 12 hoặc những vấn đề xã hội đã học / đã đọc, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài ở nhà.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1. Liệt kê các đơn vị bài học và đề tài : 1.1. Làm văn :

- NLXH về hiện tượng đời sống và luyện tâp (2 tiết) 1.2. Đề tài :

- Chọn nghề nghiệp

- Đạo đức, lối sống của thanh niên - Văn hóa giao tiếp ứng xử

- An toàn giao thông - Ô nhiễm môi trường ...

2. Xây dựng khung ma trận : Mức độ

Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng

cao Cộng

1 1

Số câu Số điểm

1 10

1 10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ

Đề: Hiện nay dự luận quan tâm đến vấn đề thiếu trung thực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Là học sinh trong nhà trường, anh/chị hãy viết bài bàn luận về hiện tượng đó.

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

(18)

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Hiện nay dự luận quan tâm đến vấn đề thiếu trung thực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Là học sinh trong nhà trường, anh/chị hãy viết bài bàn luận về hiện tượng đó.

10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận, yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng và kiến thức trong thực tế để tạo lập văn bản nghị luận: vấn đề thiếu trung thực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt các thao tác nghị luận, kết hợp biểu cảm và nghị luận

trong bài văn nghị luận. 6,00

*Mở bài

- Hiện nay, trong môi trường giáo dục đang xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực khiến cho xã hội quan tâm như: bạo lực học đường, ma túy học đường, chửi thề nói tục... Tróng đó, đáng quan tâm nhất là hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

-Tuổi trẻ học đường là một trong những lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, cần phải có nhân thức và hành động đúng đắn trước hiện tượng trên.

*Thân bài

1/ Giải thích vấn đề:

-Giáo dục là nhân tố cần thiết để tạo dựng nên nhân tài của đất nước,

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.”.Ngành giáo dục nước ta hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn còn nhiều tồn tại, đáng ngại nhất là tình trạng thiếu trung thực trong thi cử và bệnh thành tích. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu.

-Những tiêu cực trong thi cử: là những hành vi vi phạm quy chế, pháp luật ở một khâu trong quá trình giáo dục. Đó là khâu cuối cùng: kiểm tra đánh giá kết quả của cả quá trình giáo dục. Hiện tượng tiêu cực trongthi cử biểu hiện chủ yếu ở hành vi gian lận, thiếu trung thực của học sinh như quay cóp; nhìn bài của bạn, dùng tiền đề mua đề, mua điểm từ người ra đề, người chấm... Hiện tượng này còn xuất hiện ở đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục: thầy lộ đề, vô tình hay cố ý chấm bài không đúng thực chất, vào nhầm điểm...

-Những tiêu cực trong thi cử là một biểu hiện của căn bệnh thành tích trong giáo dục. Gọi là bệnh thành tích vì trước đó nó chỉ là hiện tượng cá biệt ở một vài cá nhân hay cơ sở giáo dục, về sau dần trở nên trầm trọng như một căn bệnh cần phải chữa kịp thời, nghiêm túc.

-Thành tích là kết quả của phong trào thi đua lành mạnh và đáng trân trọng , rất cần khuyến khích. Song nếu vì chạy theo thành tích mà bất chấp cả quy chế, pháp luật thì lại rất cần ngăn chặn, lên án.

-Bệnh thành tích có các biểu hiện đặc thù như: sẵn sàng che dấu thực chất yếu kém để được vinh danh, mong nhận các danh hiệu, phần thưởng, ganh đua hơn kém quyết liệt mà bỏ qua việc nhìn lại mình, chấn chỉnh mình. Tình trạng trò ngồi nhầm lớp, thầy chọn nhầm nghề không còn là cá biệt.

2/ Phân tích đúng sai:

a/ Phân tích tác hại

* Hậu quả, tác hại:

(19)

-Bệnh thành tích có tác hại rất lớn. Nó có thể làm suy đồi nhân cách con người, phá hủy những nền tảng văn hóa tốt đẹp được xây đắp từ lâu. Nó có thể đưa một xã hội, một đất nước tuột dốc không phanh do sự ngộ nhận về mình. Nó dẫn đến xáo trộn các giá trị thật thành giả, giả thành thật.

-Giáo dục là quốc sách. Giáo dục đảm nhận sứ mệnh bồi dưỡng nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Liệu đất nước sẽ đi về đâu khi những người điều hành quản lí lại là những người có năng lực rỗng?

-Nếu tiếp tục xảy ra hiện tượng thiếu trung thực trong ngành giáo dục thì sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm giáo dục: chất lượng văn hóa, chất lượng đạo đức, chất lượng trí tuệ đều bị hụt hẫng.

-Đây là căn bệnh xã hội có nguy cơ lây nhiễm cao khiến mọi đối tượng từ cá nhân đến các tổ chức xã hội đều có thể mắc, Nó có thể làm mất lòng tin của nhân dân và với bạn bè thế giới.

b/ Phân tích nguyên nhân:

-Cội nguồn của bệnh này là thói chuộng hư danh, thích phô trương, sẵn sàng nói dối một cách không cần ngượng ngùng.

-Chạy theo danh lợi, ăn trên ngồi trước, không làm mà muốn hưởng thụ.

-Cũng bắt nguồn từ hiện tượng chạy chức, chạy quyền, dẫn đến chạy điểm, chạy trường.

c/ Giải pháp:

-Để chửa bệnh thành tích, thực chất là bệnh dối trá, phải đề cao tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”.

-Nâng cao công tác kiểm tra để bài trừ thói “làm láo báo cáo thì hay”. Công tác kiểm tra phải giáo cho những người thật sự liêm chính.

-Trong nhà trường, học sinh cần khắc phục lối học chay, học vẹt, khuyến khích bộc lộ thẳng thắn ý kiến cá nhân của người học.

3. Bài học nhận thức và hành động.

-Trước hết cần xác định đúng đắn mục đích học tập để có đọng cơ học tập đúng: học để có hiểu biết cùng với kĩ năng sống cần thiết làm hành trang bước tới tương lai.

-Tự rèn luyện cho mình tính trung thực trong cuộc sống cũng nhưng trong học tập. Từ đó mới cần cù, chăm chỉ, có ý chí và quyết tâm sẵn sàng vượt khó học tập.

-Hình thành phương pháp học tập khoa học để nắm vững, vận dụng thành thạo kiến thức. Dũng cảm bày trừ lối học vẹt, từ bỏ lối ghi nhớ máy móc, thái độ thụ động.

*Kết bài

-Đánh giá chung vấn đề, nêu những điều tâm niệm

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước

(20)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 3 - NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian làm bài : 90 phút

---oOo---

I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 12.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ đầu năm đến thời điểm bài viết số 3 trong chương trình Ngữ văn 12 với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản nghị luận văn học.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài ở lớp.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1. Liệt kê các đơn vị bài học : 1.1. Phần Văn học :

- Tây Tiến (2 tiết) - Việt Bắc (2 tiết) - Đất nước (2 tiết) - Sóng (2 tiết)

1.2. Làm văn : Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 2. Xây dựng khung ma trận :

Mức độ

Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng

cao Cộng

Cảm nhận hai đoạn thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu … suối Lê vơi đầy” (Việt Bắc-Tố Hữu) và đoạn

“Con sóng dưới lòng sâu… ngày đêm không ngủ được” (Sóng-Xuân Quỳnh)

1 1

Số câu Số điểm

1 10

1 10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

(21)

*Đề : Cảm nhận có so sánh hai đoạn thơ sau:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngói Thia sông Đáy suối Lê vơi đầy”

(Việt Bắc – Tố Hữu) Và đoạn thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Cảm nhận hai đoạn thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu … suối Lê vơi đầy” (Việt Bắc-Tố Hữu) và đoạn “Con sóng dưới lòng sâu… ngày

đêm không ngủ được” (Sóng-Xuân Quỳnh) 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận văn học nêu cảm nhận về hai đoạn thơ có phân tích và đối chiếu.

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt các kĩ năng làm văn nghị luận, kết hợp các thao tác lập

luận, từ ngữ, câu văn mạch lạc. 6,00

* Mở bài:

-Giới thiệu về hai tác phẩm, hai đoạn thơ

* Thân bài Tác giả, tác phẩm -Xuân Quỳnh -Tố Hữu

Cảm nhận về hai đoạn thơ -Bốn câu thơ bài Việt Bắc

+Nỗi niềm hoài niệm, nhớ thương tuôn chảy về không gian nghĩa tình găn bó giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Bức tranh thơ lãng mạn, hài hòa giữa cảnh và người.

+Những địa danh đã từng gắn bó máu thịt “suối Lê”, “ngòi thia, sông Đáy” gợi tình cảm bâng khuâng da diết.

-Sáu câu thơ của Xuân Quỳnh

+Hình ảnh ẩn dụ: sóng dưới lòng sâu, trên mặt nước, nhân hóa: sóng nhớ bờ, không ngủ được.

+Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ da diết: “cả trong mơ còn thức”.

-Nhận xét, đối chiếu giữa hai đoạn thơ

(22)

+Cùng thể hiện nỗi nhớ da diết trong tình yêu.

+Tình cảm thiết tha, sâu nặng

+Tố Hữu: nhà thơ trữ tình chính trị, nội dung hướng về tình cảm cách mạng. Sử dụng thể thơ lục bát.

+Xuân Quỳnh: là nhà thơ của tình yêu; sử dụng thể thơ 5 chữ, nhân hóa, ẩn dụ để mang đến vẻ đẹp của hình tượng sóng và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.

* Kết bài

-Khái quát lạ những nét chính về hai đoạn thơ.

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tình yêu và cuộc sống cách mạng.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước ---///---

(23)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 5 - NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian làm bài : 90 phút

---oOo---

I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn lớp 12.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ HK I đến bài viết số 5 trong chương trình Ngữ văn 12 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản Nghị luận văn học của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học :

1.1. Phần Văn học : - Vợ nhặt (2 tiết)

- Vợ chồng A Phủ (2 tiết) - Rừng xà nu (2 tiết)

-Những đứa con trong gia đình,

1.2. Làm văn : Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (2 tiết) 2. Xây dựng khung ma trận :

Mức độ

Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng

cao Cộng

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn

“Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

1 1

Số câu

Số điểm 1

10 1

10 điểm

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Đề: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

của nhà văn Tô Hoài.

(24)

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn

“Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận văn học nêu cảm nhận về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt các kĩ năng làm văn nghị luận, kết hợp các thao tác

lập luận, từ ngữ, câu văn mạch lạc. 6,00

* Mở bài:

-Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

-Nêu vấn đề cần phân tích.

* Thân bài

a. Giá trị hiện thực:

* Chế độ phong kiến miền núi dưới sự thống trị hà khắc của thống lí Pá Tra

- Thống lí Pá Tra rất giàu vì ăn của dân, cho vay nặng lãi, bóc lột sức lao động của con nợ.

- Đánh đập, hành hạ, trói người một cách dã man, coi rẻ mạng sống con người

* Cuộc sống của người dân miền núi chịu bao cảnh đau thương, tủi nhục:

- Bị cướp mất tự do, hạnh phúc - Bị bóc lột cùng cực

- Bị đoạ đày, chà đạp lên thân thể, cuộc sống, nhân phẩm, tinh thần...

b. Giá trị nhân đạo:

* Nhà văn đã cảm thông với kiếp đời tủi nhục của Mị và A Phủ. Từ cuộc đời của nhân vật, tác giả đã tái hiện thành công những chi tiết, những hình tượng nghệ thuật xúc động:

- Mị còn thua trâu ngựa. Mị như một tù nhân bị giam hãm trong căn buồng kín mít, bỏ quên tuổi xuân, trở nên lạnh lùng, vô cảm.

- A Phủ là một chàng trai khoẻ mạnh, giỏi giang chỉ vì nghèo mà trở nên một con nợ đời đời kiếp kiếp trong nhà thống lí Pá Tra và có thể chết vì một lí do nhỏ nhặt.

* Nhà văn trân trọng những khao khát đẹp đẽ của Mị và A Phủ.

- Tiếng sáo bay bổng của Mị đã nói lên một tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm, yêu tự do. Mị vẫn khao khát tình yêu và hạnh phúc nên Mị muốn đi chơi trong đêm tình mùa xuân.

- A Phủ dù nghèo, không có vàng bạc, áo quần đẹp nhưng A Phủ vẫn muốn đi chơi, vẫn muốn đi tìm người yêu.

- Tô Hoài đã trân trọng Mị với những vẻ đẹp tâm hồn nhạy

(25)

cảm, hiếu thảo, quý tự do... và A Phủ giỏi giang, dũng cảm, thật thà... Những vẻ đẹp ấy vẫn cứ tiềm tàng trong họ dù cha con thống lí Pá Tra cố tình vùi dập.

* Kết thúc có hậu, mở ra con đường cách mạng.

Cuối cùng, bản tính nhân hậu đã bừng dậy trong lòng Mị khiến cô can đảm cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cuộc đời mình để trở về với tự do, để được sống, được làm người.

c. Nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật thật đặc sắc, A Phủ miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu qua khắc hoạ tâm tư

- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, giới thiệu nhân vật tự nhiên, bất ngờ, kể chuyện ngắn gọn, hấp dẫn.

- Miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi tài tình.

- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.

* Kết bài

-Vợ chồng A Phủ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu nặng ,tình cảm trân trọng và niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào sự đổi đời của nhân dân Tây Bắc khi gặp ánh sáng Cách mạng.

-Vợ chồng A Phủ là một đóng góp đáng nâng niu, gìn giữ của Tô Hoài đối với nền văn học Việt Nam giàu truyền thống nhân đạo.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước ---///---

(26)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Huỳnh Thiện Phước

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 6 - NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian làm bài : bài làm ở nhà

---oOo---

I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn lớp 12.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ HK II đến bài viết số 6 trong chương trình Ngữ văn 12 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản nghị luận văn học của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài ở nhà.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học : 1.1. Phần Văn học :

- Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (2 tiết) - Vợ nhặt – Kim Lân (2 tiết)

- Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành (2 tiết)

- Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi (2 tiết) - Một người Hà Nội- Nguyễn Khải (1 tiết)

- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu (2 tiết) - Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ (2 tiết) 1.2. Làm văn : Nghị luận văn học :

- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (2 tiết) - Rèn luyện mở, kết bài trong văn nghị luận (2 tiết)

- Diễn đạt trong văn nghị luận (2 tiết) 2. Xây dựng khung ma trận :

Mức độ

Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng

cao Cộng

Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (“Vợ nhặt” – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu).

1 1

Số câu

Số điểm 1

10 1

10 điểm

(27)

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

*Đề: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (“Vợ nhặt”-Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu).

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

*Đề: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (“Vợ nhặt” –Kim Lân) và người đàn bà hàng

chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu). 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

Bài văn nghị luận văn học nêu cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ trong hai tác phẩm: Vợ nhặt-Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.

c. Triển khai vấn đề

Vận dụng tốt các kĩ năng làm văn nghị luận, kết hợp các thao tác

lập luận, từ ngữ, câu văn mạch lạc. 6,00

* Mở bài:

Vẻ đẹp người phụ nữ là một trong những đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam. Trong văn học giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX, vẻ đẹp người phụ nữ được thể hiện qua nhiều nhân vật.

Trong đó, có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

* Thân bài

a/Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm:

-Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thông và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống nhặt vợ độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người.

-Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời kì đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa viết về gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.

b/ Phân tích nét đẹp nhân vật:

*Người vợ nhặt:

- Lai lịch: Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường. có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.

- Tính cách và vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.

+Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là người biết ứng xử, ý tứ.

+Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.

*Người đàn bà hàng chài:

-Lai lịch: cũng là một người phụ nữ không tên, kiếm sống bằng nghề kéo lưới trên biển, thường xuyên bị bạo lực gia đình bởi

(28)

người chồng vũ phu.

-Tính cách và vẻ đẹp khuất lấp:

+Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.

Phía sau vẻ cam chịu nhẫn nhục vẫn là người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.

+Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu sâu sắc lẽ đời.

c. Nhận xét, so sánh:

-Giống nhau:

+Cả hai đều là thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.

+Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ vì hoàn cảnh cơ cực, lam lũ che khuất.

+Cả hai đều được khắc hoa bằng những chi tiết chân thực.

-Khác nhau:

+Nhân vật thị: chủ yếu là phẩm chất của nàng dâu trong nạn đói thê thảm.

+Nhân vật người đàn bà: hình ảnh người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên trong tình cảnh bạo lực gia đình.

* Kết bài

- Qua hai nhân vật, hai nhà văn đều thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả. Đó là tấm lòng trân trọng những vẻ đẹp cao quý của con người trong hoàn cảnh khốn cùng.

- Nghệ thuật: Cách khắc họa nhân vật: sắc sảo, có cá tính sinh động. Nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mang ý nghĩa khám phá phát hiện cuộc sống. Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước ---///---

(29)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trỡ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ, ….. - Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói,

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ đầu năm đến thời điểm bài viết số 3 trong chương trình Ngữ văn 12 theo

Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”(SGK Ngữ văn, tập 1) Đề 2 : Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, người đã đoạt giải Nobel

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8 học kì 1 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của phân môn Tiếng Việt với mục đích đánh giá năng lực làm bài của HS thông qua hình thức kiểm tra

- Học sinh vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết được một bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế đời sống và học tập của

+Khó khăn: Nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải giỏi; Một số ngành được xã hội đề cao hứa hẹn mức thu nhập tốt thì lại