• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật Lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường | Giải bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật Lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường | Giải bài tập Vật lí 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Bài C1 (trang 61 SGK Vật Lý 9): Đóng công tắc K trong thí nghiệm ở hình 22.1 SGK. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?

Lời giải:

Khi đóng công tắc K, kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam - Bắc.

Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm không song song với dây dẫn nữa.

Bài C2 (trang 61 SGK Vật Lý 9): Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?

(2)

Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam – Bắc. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm.

Lời giải:

Khi đóng công tắc K, kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam - Bắc.

Bài C3 (trang 61 SGK Vật Lý 9): Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng.

Lời giải:

Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.

Bài C4 (trang 62 SGK Vật Lý 9): Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không?

Lời giải:

Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại.

Bài C5 (trang 62 SGK Vật Lý 9): Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

(3)

Lời giải:

Thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Xoay kim nam châm một góc xoay nào đó, khi cân bằng, nam châm lại trở về theo hướng Bắc Nam địa lí. Chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường.

Bài C6 (trang 62 SGK Vật Lý 9): Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam - Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?

Lời giải:

Xung quanh kim nam châm có từ trường khác từ trường Trái Đất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi đặt hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên (hình a), đẩy nhau nếu các cực cùng tên (hình b).. - Nam

- Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực từ (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó.. Ta nói rằng dòng

- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.. - Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ

- Chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 => có

Không thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các

Chiều của đường sức từ cho ta biết hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đóC. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ

b) Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được

+ Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các cạnh. Vì