• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 33

Ngày soạn : 4/5/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2018 Tập đọc

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2.Kĩ năng: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

3.Thái độ: Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh SGK ; Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Luyện đọc(10')

- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.

- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp 4 điều luật.

- Hướng dẫn hs luyện đọc từ khó.

- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó hiểu.

- YC học sinh luyện đọc theo cặp.

- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.

c) Tìm hiểu bài(12').

+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em?

+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.

+ Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?

+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần phấn đấu thực hiện?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự liên hệ xem mình đã thực hiện những bổn phận đó

Hoạt động của trò

- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.

- 1 học sinh đọc toàn bài.

- Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài.

- Học sinh đọc phần chú giải - HS luyện đọc.

- Các điều 15; 16; 17

- 5 bổn phận được quy định trong điều 21.

- HS đọc lại 5 bổn phận, tự liên hệ, nối tiếp nhau phát biểu.

- Cả lớp bình chọn người phát

(2)

như thế nào: bổn phận nào được thực hiện tốt, bổn phận nào thực hiện chưa tốt.

- Vậy nội dung bài này nói lên điều gì?

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

d)Luyện đọc diễn cảm(10'):

- Mời 4 học sinh đọc lại 4 điều luật.

- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.

Điều 21

- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Mời học sinh nhắc lại nội dung bài.

-Nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình và xh.

-Chuẩn bị bài sang năm con lên bảy

biểu ý kiến chân thành, hấp dẫn nhất.

- Nêu ý kiến

- 4 học sinh đọc lại 4 điều luật.

- HS luyện đọc, thi đọc.

__________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cách tính chu vi, diện tích một số hình.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình.

3. Thái độ: Tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ:

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ:(4’)

- Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích của một số hình.

- GV nhận xét 2- Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’)

b. Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài 1(8’)

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Nêu kích thước của mảnh đất hình chữ nhật trên bản đồ.

+ Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào?

Hoạt động của trò

- Nối tiếp nhau nêu quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích của một số hình.

- 1 Hs đọc.

+ Sân bóng có chiều dài 11cm, chiều rộng 9cm.

(3)

+ Hãy giải thích về tỉ lệ này.

+ Vậy để tính được diện tích mảnh đất trước hết chúng ta phải tính được gì?

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Thu vở của một số bàn để chấm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

Bài 2(8’)

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Muốn tính được diện tích sân gạch hình vuông ta phải biết được yếu tố nào?

+ Đề bài đã cho biết gì?

+ Làm thế nào để tính được độ dài cạnh của sân gạch hình vuông?

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- GV thu vở của một số bàn để chấm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

*Bài 3(8’)

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Muốn biết bác Năm thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó thì trước tiên ta phải biết được cái gì?

+ Muốn tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật ta làm thế nào?

+ Làm thế nào tính được chiều rộng của thửa ruộng hình chữ nhật đó?

- Yêu cầu HS làm cùng bài 2.

- Gọi HS đọc kết quả bài làm.

- GV nhận xét

+ Tỉ lệ 1 : 1000

+ Nghĩa là trên bản đồ khoảng cách 1cm bằng 1000 cm trên thực tế.

+ Chúng ta cần tính được các kích thước của mảnh đất trong thực tế.

- HS làm theo yêu cầu của GV.

Bài giải:

a) Chiều dài sân bóng trong thực tế là:

11  1000 = 11000 (cm) = 110m Chiều rộng sân bóng trong thực tế là:

9  1000 = 9000 (cm) = 90m Chu vi sân bóng là:

(110 + 90)  2 = 400 (m) b) Diện tích sân bóng là:

110  90 = 9900 (m2)

Đáp số: a) 400m ; b) 9900 m2. - 1 HS đọc.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

+ Muốn tính được diện tích sân gạch hình vuông ta phải biết được độ dài cạnh của sân gạch hình vuông đó.

+ Đề bài đã cho biết chu vi của sân gạch hình vuông.

+ Ta lấy chu vi hình vuông chia cho 4.

- HS làm theo yêu cầu của GV.

Bài giải:

Độ dài cạnh của sân gạch hình vuông là:

48 : 4 = 12 (m)

Diện tích sân gạch hình vuông là:

12  12 = 144 (m2) Đáp số: 144 m2 - 1HS đọc.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

+ Muốn biết bác Năm thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó thì trước tiên ta phải biết được diện tích của thửa ruộng.

+ Muốn tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

+ Ta áp dụng dạng toán tìm phân số của một số.

- HS làm theo yêu cầu của GV.

Bài giải:

Chiều rộng thửa ruộng là:

(4)

Bài 4(8’)

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Muốn tính chiều cao của hình thang ta làm thế nào?

+ Làm thế nào tính được diện tích hình thang?

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, ghi điểm.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

100 

5

3= 60 (m) Diện tích thửa ruộng là:

100  60 = 6000 (m2) 6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:

6000 : 100 = 60 (lần)

Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:

55  60 = 3300 (kg) Đáp số: 3300 kg.

- 1 HS đọc.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

+ Muốn tính chiều cao của hình thang ta lấy hai lần diện tích chia cho tổng độ dài hai đáy của hình thang đó.

+ Ta tính diện tích của hình vuông có cạnh 10cm. Diện tích hình thang chính bằng diện tích hình vuông.

- HS làm theo yêu cầu của GV.

Bài giải:

Diện tích hình vuông (hay diện tích hình thang) là:

10  10 = 100 (cm2) Chiều cao hình thang là:

100  2 : ( 12 + 8 ) = 10 (cm) Đáp số: 10 cm.

3. Củng cố, dặn dò(3’) - GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.

________________________________________________

Chính tả (nhớ – viết) BẦM ƠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng chính tả 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi; Củng cố cách viết hoa tên các cơ quan.

2. Kỹ năng: Nhớ - viết 14 dòng đầu bài: Bầm ơi; viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.

3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, viết đúng chính tả

II. CHUẨN BỊ

Bảng phụ kẻ bảng BT2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng.

- Nhận xét,

Hoạt động của trò - 2 HS lên bảng.

(5)

2- Bài mới:

a.. Giới thiệu bài:(1’)

b. Hướng dẫn HS nhớ – viết:(22’) - Gọi 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.

- Cho HS cả lớp nhẩm lại 14 dòng thơ đầu để ghi nhớ.

- Cho HS luyện viết từ khó, dễ viết sai.

- Hướng dẫn HS cách trình bày bài:

+ Bài viết gồm mấy khổ thơ?

+ Trình bày các dòng thơ như thế nào?

+ Những chữ nào phải viết hoa?

- Yêu cầu HS tự nhớ và viết bài.

- Yêu cầu HS soát bài.

- Thu một số bài để nhận xét.

- Nhận xét bài viết của HS.

c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:

(10’)

Bài 2: Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trống trong bảng sau:- Cho HS làm vào VBT.

- Gắn bảng phụ.

- Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

+ Nêu cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.

- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Bài 3: Viết tên các cơ quan, đơn vị sau đây cho đúng:

- Gợi ý, hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài theo nhóm.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

- 2 HS đọc, lớp theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.

- HS nhẩm lại bài.

- Luyện viết nháp: lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe.

- Trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.

+ Trình bày theo thể thơ 6/8 - Viết bài theo trí nhớ.

- Dùng bút chì soát bài.

- HS còn lại đổi vở soát lỗi

Tên cơ quan, đơn vị

Bộ phận

thứ nhất

Bộ phận

thứ hai Bộ phận thứ ba Trường Tiểu

học Bế Văn Đàn

Trường Tiểu học

Bế Văn Đàn Trường

Trung học cơ sở Đoàn Kết

Trường Trung học cơ sở

Đoàn Kết

Công ti Dầu

khí Biển

Đông

Công ti Dầu khí Biển Đông

+Tên các cơ quan đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng thì ta viết hoa theo quy tắc.

- 1 HS nêu.

* Đáp án:

a) Nhà hát Tuổi trẻ

b) Nhà xuất bản Giáo dục c) Trường Mầm non Sao Mai.

3- Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện viết các từ mình thường viết sai.

_______________________________________________

(6)

Đạo đức

TÌM HIỂU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG CỦA XÃ HỒNG THÁI ĐÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm hiểu về môi trường và việc thực hiện luật giao thông của xã em.

2. Kĩ năng: thực hiện tốt luật giao thông.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo về môi trường,

II. CHUẨN BỊ : Tài liệu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra: (4')

- Kể tên các chuẩn mực đạo đức em đã học.

2. Bài mới:(27')

- Giới thiệu vào bài....

- Môi trường là gì?

- Kể tên thành phần môi trường bạn sinh sống.

Em có nhận xét gì về môi trường sống ở địa phương mình?

- Yêu cầu HS trình bày.

- Ở địa phương em có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?

- Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường nơi em sinh sống?

- Yêu cầu HS trình bày.

GV tổng hợp một số ý kiến.

* tìm hiểu ý thức chấp hành luật giao thông ở địa phương em.

- Em có nhận xét gì về việc chấp hành luật giao thông ở địa phương em?

- Qua đó em có đề xuất gì để tình hình trật tự giao thông của địa phương em tốt hơn.

* Vẽ tranh có nội dung về bảo vệ môi trường hay việc thực hiện luật an toàn giao thông.

- 2 HS nêu....

HS theo dõi.

- 2 HS nêu....

nhiều HS nêu...

- Một số HS nêu.

- Nhiều HS nêu...

- HS nêu...

- Một số HS nêu...

- HS thực hiện vẽ

3. Củng cố - Dặn dò:(3')

-Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện tốt ATGT ở địa phương em.

-GV nhận xét giờ học.

-Về nhà: Liên hệ, thực hiện tốt luật an toàn giao thông.

_______________________________________

Khoa học

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

(7)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên và thiên nhiên - Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.

2. Kĩ năng: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.

* GD BVMT: - Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: - Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

*GD QTE – Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Hình minh họa sách giáo khoa.

III. C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi em sinh sống?

- GV nhận xét.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1')

b.Quan sát và thảo luận nhóm (16')

* Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên và thiên nhiên.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

Nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Và quan sát các hình trang 130, 131 SGK để xác định tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.Thư kí ghi lại kết quả làm việc vào phiếu.

Hình Tên tài nguyên thiên nhiên Công dụng Hình1

Hình2 Hình3 Hình4 Hình5 Hình6 Hình7

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.

– GV nhận xét.

* GD BVMT: - Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: - Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

c.Trò chơi: “ Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và

- Một số HS nêu.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận nội dung bài theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.Nhóm khác nhận xét bổ sung.

(8)

công dụng của chúng” (16')

* Mục tiêu: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Gv nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và hướng dẫn cách chơi.

- GV chia lớp thành 3 đội tham gia chơi.

- Khi giáo viên hô bắt đầu lần lượt từng thành viên trong đội lên tham gia chơi.

- Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều thì đội đó thắng.

Bước 2: HS và Gv bình xét đội thắng cuộc.

*GD QTE – Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

3. Củng cố, dặn dò (3')

- Nêu lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.

- Các đội theo dõi và tham gia chơi.

- Bình chọn đội thắng cuộc.

_________________________________________________________________

Ngày soạn : 5/5/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2018 Toán

ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

2.Kĩ năng: Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Gv : Mô hình, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.

- Nhận xét, chữa bài . 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn hs ôn lại các công thức đã học(10')

- Nêu công thức tính Sxq, S toàn phần,

Hoạt động của trò - 1 em lên bảng thực hiện yêu cầu

- Tiếp nối nhau nêu, mỗi em một

(9)

V thể tích hình hộp chữ nhật ? Sxq = ( a+b)  2  c

STP = S xq + S đáy  2 V = a  b  c

-Nêu công thức tính S xung quanh, S toàn phần, thể tích hình lập phương?

Sxq = a  a  4 STP = = a  a  6 V = a  a  a

c) Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1(7')

- Gọi học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề

- Cho Hs thảo luận nhóm 4, nêu hướng giải

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở

 Giáo viên lưu ý : Diện tích cần quét vôi = S4 bức tường + Strần nhà - Scác cửa .

- Nhận xét, chữa bài, kết luận :

- Ở bài này ta được ôn tập kiến thức gì?

Bài 2(8')

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm.

- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng.

- Nhận xét

- Nêu kiến thức ôn luyện qua bài này?

Bài 3(8'):

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm.

- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng .

- Nêu kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?

3.Củng cố dặn dò(3')

- Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm thế nào ?

- Nhận xét chung - Chuẩn bị : Luyện tập

công thức. Lớp nhận xét

- 1 em đọc

- Học sinh thảo luận, nêu hướng giải - Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm vào bảng nhóm.

- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN.

- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu - Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải - Làm bài

- Nhận xét bạn và sửa bài mình

- Tính thể tích, diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu - Trao đổi nêu cách giải

- làm bài

Giải

Thể tích bể nước HHCN là:

2  1,5  1 = 3 (m3)

Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:

3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ

(10)

_________________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.

2. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp ; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu hai chấm trong câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(4')

- Y/c HS chữa bài 2 của giờ trước.

- 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài.(1')

b.Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1. (10')

- HS đọc kĩ y/c của bài 1.

- 1HS đọc kĩ từng câu văn và nêu tác dụng của dấu hai chấm trong từng câu văn.

- GV chốt lại câu trả lời đúng .

- HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm trong từng trường hợp.

Bài 2(10')

- HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài . - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập và đọc từng khổ thơ, câu văn xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm

- HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài..

- GV cho HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh.

Bài 3: (10')

- HS đọc nội dung bài tập 3, đọc lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu rồi làm bài vào vở.

- Gv và HS cùng chữa bài.

3.Củng cố, dặn dò:(5')

- Nêu lại tác dụng của dấu hai chấm

- 1 em chữa bài, lớp nhận xét.

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS làm vở bài tập.

- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

- Đại diện 3 em chữa bài và nêu tác dụng của dấu hai chấm.

(11)

* GD QTE: - Quyền được tham gia hoạt động vui chơi.

- GV nhận xét tiết học.

- Y/c HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm . Dặn HS chuẩn bị bài sau.

_______________________________________

Kể chuyện NHÀ VÔ ĐỊCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn. Trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.

- Trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe - nói: Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.

3. Thái độ: Yêu quý nhân vật Tôm Chíp vì những phẩm chất đáng quý của cậu.

II. CHUẨN BỊ

PHTM, Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy

1- Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gọi HS kể lại việc làm tốt của một người bạn.

- Nhận xét 2- Bài mới:

a.. Giới thiệu bài:(1’) b. GV kể chuyện:(12’)

b.GV kể chuyện Nhà vô địch (7') - PHTM: màn hình quảng bá

- GV giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện.

-GV vừa kể lần hai vừa kết hợp chỉ tranh vẽ

c. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(20’)

* Yêu cầu 1:

- Gọi HS đọc lại yêu cầu 1.

- Cho HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ truyện, kể chuyện trong nhóm 2 (HS thay đổi nhau mỗi em kể 2 tranh, sau đó đổi lại )

- Mời HS lần lượt kể từng đoạn câu

Hoạt động của trò - 2 HS lên bảng kể.

- Hs quan sát tranh trong máy tính bảng - HS chú ý lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên các nhân vật.

- 1 HS đọc.

- HS kể chuyện trong nhóm 2 lần lượt theo từng tranh.

- Kể từng đoạn trước lớp.

(12)

chuyện theo tranh.

- GV bổ sung, góp ý nhanh.

* Yêu cầu 2, 3:

- Gọi HS đọc lại yêu cầu 2,3.

- Yêu cầu HS kể chuyện theo lời của nhân vật. Nhắc HS kể lại câu chuyện theo lời nhân vật cần xưng “tôi” kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật.

- Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi đối thoại với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Cùng HS nhận xét, đánh giá, bình chọn.

+ Người kể chuyện nhập vai đúng và hay nhất.

+ Người hiểu truyện, trả lời câu hỏi đúng nhất.

- Kết luận chốt lại nội dung câu chuyện.

- 1 HS đọc.

- HS nhập vai nhân vật kể chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trong nhóm 2.

- Thi kể chuyện và trao đổi với bạn về nguyên nhân, ý nghĩa câu chuyện.

* Về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp: Tình huống bất ngờ xảy ra khiến Tôm chíp mất đi tính rụt rè hằng ngày, phản ứng rất nhanh, thông minh, dũng cảm nên kịp cứu em nhỏ.

* Về ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.

3- Củng cố, dặn dò(3’)

- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________________________

Ngày soạn : 6/5/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Biết tính thể tích, diện tích một số trường hợp đơn giản.

2.Kĩ năng: Tính toán.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng lớp kẻ 2 bảng/169

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình

2. Bài mới

Hoạt động của trò

- Học sinh thực hiện yêu cầu GV.

(13)

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn hs làm bài tập : Bài 1(11').

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1.

- Đề bài hỏi gì?

Nêu quy tắc tính Sxq , Stp , V hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

- Gọi hs lần lượt lên điền kết quả.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng : a)

Hình lậpphương (1) (2)

Độ dài cạnh 12cm 3,5m

Sxq 576cm2 49m2

Stp 8864cm2 73,5m2

V 1728cm3 42,875m3

b)

Hình hộp CN (1) (2)

Chiều cao 5cm 0,6m

Độ dài 8cm 1,2m

Chiều rộng 6cm 0,5m

Sxq 140 cm2 2,04m2

Stp 236 cm2 3,24m2

V 240 cm3 0,36 m3

Bài 2(10').

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc đề.

- Đề bài hỏi gì?

- Nêu cách tìm chiều cao bể?

- Gọi 1 học sinh làm bảng lớp.

Giải

Diện tích đáy bể là:

1,5 × 0,8 = 1,2 (m2) Chiều cao của bể:

1,8 : 1,2 = 1,5 (m)

Đáp số: 1,5 m -Nhận xét,

Bài 3(11').

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.

- Đề toán hỏi gì?

- Gợi ý: Trước hết tính cạnh khối gỗ là: 10 : 2 = 5 (cm), sau đó tính diện tích toàn phần của khố nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó.

- Gọi 1 học sinh làm bảng lớp.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu -Sxq , Stp , V

- Học sinh nêu.

- Học sinh giải vào vở

- HS đọc đề,xác định yêu cầu - Chiều cao bể nước.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh giải vào vở.

- học sinh đọc đề.

- Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp mấy lần diện tích toàn phần của khối gỗ.

(14)

3.Củng cố dặn dò(3')

- Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.

- Muốn tính chiều cao của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?

- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.

- HS làm bài, nhận xét.

_____________________________________

Tập đọc

SANG NĂM CON LÊN BẢY

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).

2.Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Luyện đọc(10') :

- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.

- GV mời từng tốp 3 học sinh đọc nối tiếp nhau 3 khổ thơ.

-Giáo viên giúp các em giải nghĩa từ.

- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.

- GV hướng dẫn và đọc bài thơ c) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài(12'):

- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?

(Đó là những câu thơ ở khổ 1) :

- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?

- Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?

- Điều nhà thơ muốn nói với các em?

Hoạt động của trò - 2 HSthực hiện yêu cầu.

-1 học sinh đọc toàn bài.

-Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ – đọc 2-3 lượt.

-Đọc chú giải.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ 1 và 2

Học sinh đọc lại khổ thơ 2 và 3, suy nghĩ, trả lời

Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.

+ Con người phải giành lấy hạnh

(15)

d) Luyện đọc diễn cảm + học thuộc lòng bài thơ(10').

- Mời 3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài thơ.

- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Bài thơ muốn nói về điều gì?

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ; đọc trước bài Lớp học trên đường

phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong các truyện thần thoại, cổ tích.

- 3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ.

-Nhiều học sinh luyện đọc khổ thơ trên, đọc cả bài. Sau đó thi đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ.

Thi đọc thuộc lòng khổ thơ, cả bài thơ.

____________________________________________

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.

2. Kĩ năng: HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho, xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.

3. Thái độ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c 1, 2 HS đọc dàn bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài.(1')

b,GV nhận xét kết quả bài làm của HS.

(7')

* Nhận xét chung về kết quả bài viết.

+ Những ưu điểm chính:

- HS đã XĐ được đúng trọng tâm của đề bài

- Bố cục : (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ,phong phú, mới lạ), cách diễn đạt ( mạch lạc,

- 2 em nhắc lại.

- HS theo dõi.

- HS đại diện trả lời.

(16)

trong sáng)

* Những thiếu sót hạn chế:

- Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với chi tiết hình ảnh của con vật. Một số bài viết sai lỗi chính tả nhiều...

c,Hướng dẫn HS chữa bài.(10') - GV trả bài cho từng HS

- 2 HS nối tiếp đọc yc 2, 3, 4 của tiết trả bài văn tả con vật.

* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung .

GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu chưa đúng hs lên bảng chữa.

d)HS học tập 1 số đoạn văn hay(10') - GV đọc 1 số đoạn văn, bài văn có ý sáng tạo riêng để HS tham khảo.

- Y/c viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

3.Củng cố dặn dò:(3')

- Nêu cấu tạo bài văn tả con vật.

- GV nx tiết học.

- Y/c các em về nhà chuẩn bài sau.

- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở bài tập..

- HS trao đổi tìm ra cái riêng, cái hay và tự viết lại đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn mới viết lại..

_______________________________________

Địa lí

ĐỊA LÍ ĐÔNG TRIỀU

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nắm được điều kiện tự nhiên-xã hội Thị xã Đông Triều về vị trí địa lí, diện tích, dân số, khí hậu, các hoạt động kinh tế của thị xã Đông Triều.

2.Kĩ năng: Quan sát, chỉ trên bản đồ.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tài liệu về Thị xã Đông Triều. PHTM, Máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Kể tên các đại dương trên thế giới?

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Vị trí địa lí(12')

- GV giới thiệu cho HS vị trí địa lí thị xã Đông Triều

Đông Triều là thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh (Toạ độ 21001’

Hoạt động của trò - 2HS lên bảng, lớp nhận xét

- Quan sát và chỉ - Nghe

(17)

đến 21013’ vĩ độ bắc và từ 106026’ đến 106043’ kinh độ đông). Thị xã cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km.

cách Hà Nội 90km.

- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và Lục Nam tỉnh Bắc Giang bằng vòng cung núi Đông Triều.

- Phía tây giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, ranh giới là sông Vàng Chua,

- Phía nam giáp huyện Kinh Môn cũng thuộc Hải Dương bằng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc.

- Phía đông nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới cũng là sông Đá Bạc và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.

- Phía đông giáp thành phố Uông Bí, ranh giới là sông Tân Yên.

Đông Triều giáp những tỉnh và huyện nào?

c) Diện tích, dân số(6')

- Diện tích:Tổng diện tích tự nhiên là 397,2 km2 - Dân số: 163.984 người.

d) Khí hậu(6')

Khí hậu Đông Triều tương đối ôn hoà. Có hai hướng gió mùa chính: Gió Đông Nam và Gió mùa Đông Bắc.

d) Các ngành kinh tế chính(8')

Kể tên các ngành kinh tế chính ở huyện Đông Triều mà em biết?

GV kết luận: thị xã Đông Triều có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản (than atraxit)

* PHTM: Yêu cầu Hs sử dụng máy tính bảng vào mạng tìmhình ảnh về mỏ than Mạo Khê 3.Củng cố dặn dò(3')

- Củng cố bài - Nhận xét giờ

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

- Trả lời

- nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản

- HS sử dụng máy tính bảng để vào mạng tìm hình ảnh về mỏ than Mạo Khê.

____________________________________

____________________________________

Khoa học

VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

(18)

1. Kiến thức: Nêu được ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

3. Thỏi độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, tự giác bảo vệ môi trường.

* GD BVMT: - Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: - Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

*GD QTE – Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình trang 132 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Tài nguyên thiên nhiên là gì?

- Nêu công dụng của một số tài nguyên.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1’) b. Quan sát (16’)

* Mục tiêu: -HS biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

- Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?

Thư kí ghi kết quả của nhóm làm việc vào phiếu.

Hình

Môi trường tự nhiên Cung cấp cho con người

Nhận từ các HĐ của con người

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

- Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.

* GV kết luận: - Môi trường tự nhiên cung cấp cho con

- Một số HS nêu.

- Các nhóm trao đổi và thảo luận nội dung bài.

- Đại diện các nhóm báo cáo

(19)

người

+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,….

+ Các nguyên liệu và nhiên liệu ( quặng kim loại, than đá, dầu mỏ,…) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.

- Môi trừơng còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

* GD BVMT: - Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: - Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

c.Trò chơi. Nhóm nào nhanh hơn’’(16’)

* Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo đội .

- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào phiếu giao bài những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ hoạt động của con người.

Môi trường cho Môi trường nhận

Bước 2. Làm việc cả lớp.

- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS – GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò (3’)

*GD QTE – Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

- Liên hệ giáo dục về việc biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Tác động của con người đến môi trường rừng ”.

kết quả thảo luận.

- HS làm việc trên phiếu theo hướng dẫn.

- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 7/5/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.

(20)

2.Kĩ năng: Làm tính, giải toán.

3.Thái độ: Ý thức học tốt

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Học sinh nhắc lại một số công thức tính diện tích, chu vi.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Ôn công thức tính(7') :

- Diện tích tam giác, hình chữ nhật.

-Gọi hs nêu các công thức trên c) Luyện tập.

Bài 1(8).

- Yêu cầu học sinh đọc bài 1.

- Đề bài hỏi gì?

- Muốn tìm ta cần biết gì?

-Gọi 1 em lên bảng làm.

Gi ả i

Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

160 : 2 = 80 (m)

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:

80 – 30 = 50 (m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

50  30 = 1500 (m2)

Cả thửa ruộng thu hoạch được là:

15 : 10  1500 = 2250 (kg) Đáp số : 2250 kg - Nhận xét

Bài 2(9'):

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Nhắc lại công thức tính chu vi đáy hình hộp chữ nhật, chiều cao hình hộp chữ nhật.

- Gọi 1 em lên bảng làm.

Giải

Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:

(60 + 40) : 2 = 200(cm) Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:

Hoạt động của trò

- STG = a  h : 2 - SCN = a  b

- HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.

- Rau thu hoạch trên thửa ruộng được bao nhiêu kg.

- S mảnh vườn và một đơn vị diện tích thu hoạch.

- Học sinh làm vở.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu -HS nêu.

-Học sinh làm bài vào vở

(21)

600 : 200= 30(cm)

Đáp số: 30 cm - Nhận xét .

Bài 3(8'):

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Đề bài hỏi gì?

- Gọi 1 em lên bảng làm.

- Nhận xét .

3.Củng cố dặn dò(3')

- Thi đua dãy A đặt câu hỏi về các công thức dãy B trả lời.

Nhận xét chung

Chuẩn bị tiết sau; Ôn tập về giải toán.

Một số bài toán đã học.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.

-Học sinh làm bài

_______________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẺ EM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT 1, 2).

2.Kĩ năng: Tìm được hình ảnh đẹp so sánh trẻ em (BT 3) Hiểu nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em (BT 4) 3.Thái độ: Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, kẻ bảng nội dung BT4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 2HS nêu tác dụng của dấu hai chấm và làm bài tập 2.

-Gv nhận xét .

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1(10'):

- Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu

Câu hỏi: Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý trả lời đúng

- Gv Hướng dẫn HS làm Bt1 vào VBT, gọi vài hs trả lời cho lớp nhận xét.

- Gv nhận xét chốt lại câu trả lời đúng : Ý c- Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ

Hoạt động của trò -1Hs nêu tác dụng của dấu hai chấm, nêu ví dụ minh hoạ.

-1HS làm lại BT2 tiết trước.

-Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu BT 1

suy nghĩ trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.

-Lớp nhận xét.

(22)

em . Còn ý d không đúng , vì người dưới 18 tuổi( 17,18 tuổi)- đã là thanh niên.

Bài 2(11') :

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập -Gv hướng dẫn HS làm Bt2:

-Gv phát bút dạ cho HS làm nhóm và thi làm bài.

-GV chốt lại ý kiến đúng : Lời giải:

- Các từ đồng nghĩa với trẻ em : trẻ, tr ẻ con , con trẻ,…[ không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng…], tr ẻ th ơ , thi ế u nhi , nhi

đồ ng , thiếu niên,…[có sắc thái coi trọng], con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con…[có sắc thái coi thường].

- Đặt câu, VD :

Trẻ con thời nay rất thông minh.

Thiếu nhi là măng non của đất nước.

Bài 4(11'):

- Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu -Gv hướng dẫn HS làm vào VBT

- Gọi hs lần lượt lên bảng làm, cho lớp nhận xét.

-GV chốt lại ý kiến đúng : Lời giải:

Bài a)Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế thế.

Bài b) Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc con nhỏ dễ hơn.

Bài c) Trẻ người non dạ : Con ngây thơ, dại dột chua biết suy nghĩ chín chắn.

Bài d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói : Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.

3.Củng cố dặn dò(3') -GV củng cố bài -Nhận xét chung

-Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về dấu ngoặc kép.

- HS đọc yêu cầu Bt2, suy nghĩ trả lời, trao đổi và thi làm theo nhóm, ghi vào bảng phụ, sau đó đạt câu đặt câu với từ vừa tìm được.

- hs đọc đề, nêu yêu cầu - HS làm vào VBT

- Một số hs lần lượt lên bảng làm, lớp nhận xét.

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 8.5. 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2018 Toán

MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐÃ HỌC

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết một số dạng toán đã học.

(23)

2.Kĩ năng: Biết giải một số bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3.Thái độ; Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 1 hs lên bảng làm lại bài 2 . 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1').

b)Ôn lại các dạng toán đã học(10').

Nêu quy tắc cách tìm trung bình cộng của nhiều số hạng?

Nêu các bước giải dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ?

Nêu cách tính dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu?

Nêu cách tính dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số?

-Giáo viên yêu cầu các học sinh tìm các dạng toán khác?

c) Luyện tập, thực hành.

Bài 1(7').

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Cho hs làm bài vào vở - Gọi 1 em lên bảng làm.

- Nhận xét.

Bài 2(8'):

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Giáo viên gợi ý hs đưa về dạng toán

“tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”

Hoạt động của trò

- Học sinh nhận xét.

Lấy tổng các số hạng: số các số hạng.

Tìm 2 số biết tổng và tỉ 2 số đó.

B1 : Tổng số phần bằng nhau.

B2 : Giá trị 1 phần.

B3 : Số bé.

B4 : Số lớn.

Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó.

B1 : Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 B2 : Số bé = (tổng – hiệu) : 2 Dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ 2 số đó.

B1 : Hiệu số phần bằng nhau.

B2 : Giá trị 1 phần.

B3 : Số bé.

B4 : Số lớn.

-Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.

Bài toán có nội dung hình học.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu - 1 em nêu

- Làm bài

- HS đọc đề, xác định yêu cầu

-Học sinh tự giải vào vở.

(24)

-Cho hs làm bài vào vở -Nhận xét.

Bài 3(7').

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

*Gợi ý: Bài toán này là bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị.

-Cho hs làm bài vào vở Tóm tắt:

3,2 m3 : 22,4g 4,5 cm3: . . . g ? Nhận xét.

3.Củng cố dặn dò(3')

Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu ta làm thế nào ?

Muốn tìm số trung bình cộng ta làm thế nào ?

Nhận xét chung

-Ôn lại các dạng toán điển hình đã học.

-Chuẩn bị: Luyện tập.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu -Học sinh tự giải vào vở.

_______________________________________

Lịch sử

ÔN TẬP : LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: -Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng nước ta giành nhiều thắng lợi.

-Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 ; Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (02-9-1945).

-Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta đã chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1954).

-Giai đoạn 1954-1975 nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng và đại thắng mùa xuân năm 1975.

2. Kĩ năng: Ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu.

3. Thái độ: Có lòng yêu nước, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt nam (để chỉ địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập).

- Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến kiến thức các bài.

- Phiếu học tập.

- Các tư liệu (nếu có)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(25)

.Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào ?

- Những đóng góp của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta như thế nào ?

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động :

Hoạt động 1(10') : Các thời kì lịch sử . - Gv yêu cầu HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học ?

- GV chốt lại và yêu cầu HS năm được những mốc quan trọng.

+Từ năm 1858 đến năm 1945.

+Từ năm 1945 đến 1954.

+ Từ năm 1954 đến 1975.

+ Từ 1975 đến nay.

Hoạt động 2(20'): Các sự kiện tiêu biểu của từng thời kì.

- Cho lớp thảo luận nhóm nêu lên các sự kiện tiêu biểu theo từng thời kì

- Hãy nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945?

- Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào?

+ Nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh chống Pháp như thế nào, tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa nào?

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời.Lớp nhận xét.

-HS nêu

- Các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945 : + 1958 : Thực dân Pháp xâm lược nước ta.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX, Đầu thế kỉ XX: Phong trào chống Pháp tiêu biểu: phong trào Cần Vương.

+ 3-2-1930 : Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ 19-8- 1945: Cách mạng tháng 8 thành công

+ 2-9-1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”.

- Ngày 1-8-1858 Thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

+ Ngay sau khi thực dân Pháp nổ

(26)

- Năm 1884 xảy ra sự kiện gì ?

+ Phong trào yêu nước của Phan Bội Châu diễn ra vào thời điểm nào?

+ Năm 1911 có sự kiện gì xảy ra?

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày, tháng, năm nào ?

- Cách mạng tháng 8 thành công vào thời gian nào ?

- Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”

khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày, tháng, năm nào?

- Năm 1975 xảy ra sự kiện gì ?

- Nêu tình hình đất nước ta từ 1975 đến nay ?

- Nêu ý nghĩa nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.

3.Củng cố dặn dò(4')

- GV hệ thống lại kiến thức bài học.

- Nhận xét chung

-Về nhà ôn lại bài, nhớ các mốc thời gian diễn ra các sự kiện.

súng nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung trực,…trong đó lớn nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định.

+ Năm 1884, triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta….

+ Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta.

+ Năm 1911, với lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

+ Ngày 3-2 -1930. Thành lập đảng cộng sản VN

- Từ chiều 18-9-1945 - 2-9-1945

- Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

- Cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. . - Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần cách mạng đã giành được chính quyền, giành được độc lập, tự do cho nước nhà, đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.

_________________________________________

Văn hoá giao thông

Bài 8: KHÔNG NÉM ĐẤT ĐÁ LÊN TÀU, XE, THUYỀN BÈ ĐANG CHẠY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết hành động ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè là hành động vi

(27)

phạm pháp luật, gây tai nạn cho người tham gia giao thông và phá hoại tài sản của người khác.

2. Kĩ năng: HS biết phản đối những hành động ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy của người khác.

3. Thái độ: HS có ý thức trách nhiệm với an toàn giao thông. Biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt Luật An toàn giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tài liệu văn hoá giao thông. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ(4')

Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở em cần phải làm gì? Tại sao?

GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1') Không ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy

b . Hoạt động 1: Đọc truyện: Không nên chơi đùa như thế (10')

- GV đọc truyện: Không nên chơi đùa như thế/32 - 33.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/33. Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Hành động ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè là hành động vi phạm pháp luật, có thể gây tai nạn cho người tham gia giao thông và phá hoại tài sản của người khác. Các em cần lên án những hành động ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè và khuyên bạn không nên đùa nghịch như thế.

- HS đọc ghi nhớ sgk/33

c. Hoạt động 2: (10') Hoạt động thực hành

Bài 1: Em sẽ nói gì với các bạn có hành động như trong các hình sau

- Các nhóm quan sát tranh minh hoạ/33 - 34, thảo luận: Em sẽ nói gì với bạn về hành động của bạn trong từng hình.

- Đại diện nhóm phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét.

- GV: Em cần giúp bạn nhận ra việc làm

- 2HS trả lời, nhận xét.

-Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/29. Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ sgk

Bài 1:

- Các nhóm đọc tình huống, kết hợp quan sát tranh minh hoạ, thảo luận

- Đại diện nhóm phát biểu - Nhận xét, bổ sung.

(28)

của bạn là sai trái, nguy hiểm đến tính mạng của người tham gia giao thông, phá hoại tài sản và đó là hành động vi phạm pháp luật. cần khuyên các bạn không nên làm như vậy.

Bài 2: Nếu những người bạn của em từng có hành động như ở các hình ảnh trên và mặc dù em đã khuyên nhủ nhiều lần nhưng các bạn vẫn không thay đổi thì em sẽ làm gì?

- Các nhóm thảo luận về tình huống đưa ra.

- Đại diện nhóm báo cáo. Cả lớp và GV nhận xét.

- GV: Nếu em đã khuyên nhủ các bạn nhiều lần nhưng các bạn vẫn không thay đổi thì em sẽ báo với người lớn như: thầy cô giáo, cha mẹ hoặc những người có trách nhiệm để tiếp tục khuyên nhủ bạn hoặc tìm cách giáo dục bạn không nên có những hành động như thế.

d. Hoạt động 3: (10') Hoạt động ứng dụng: Thảo luận tình huống

- GV phát phiếu tình huống sgk/35 cho các nhóm. 1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu. Các nhóm thảo luận: Thuỷ phải nói thế nào để Tấn ngưng ngay trò đùa thiếu văn hoá đó?

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

- GV: Thuỷ cần giúp bạn nhận ra hành động đó là sai trái, nhắc bạn không được ném bất cứ vật gì lên tàu, xe, thuyền bè để đảm bảo an toàn cho mọi người và giữ gìn nếp sống văn minh.

- HS đọc ghi nhớ sgk/35

- Cả lớp bình bầu nhóm học tốt, HS học tốt. Tuyên dương.

3.Củng cố ,dặn dò (4')

- HS nhắc lại các ghi nhớ trong bài học.

Giáo dục HS không được ném bất cứ vật gì lên tàu, xe, thuyền bè để đảm bảo an toàn cho mọi người và giữ gìn nếp sống văn minh.

- Chuẩn bị bài sau.

Bài 2:

- Các nhóm quan sát hình sgk, chú ý những hành động của từng nhân vật có trong hình, nhận xét và nêu suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của từng nhân vật.

- Đại diện nhóm báo cáo. Cả lớp nhận xét

-1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu. Các nhóm thảo luận: Hà và Trang nên làm gì trong tình huống này.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

- 1 HS đọc lại ghi nhớ

- Cả lớp bình bầu nhóm học tốt, HS học tốt. Tuyên dương.

(29)

____________________________________________

Tập làm văn

TẢ CẢNH: KIỂM TRA VIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu , liên kết câu tốt, câu văn có hình ảnh và cảm xúc.

2. Kĩ năng: Củng cố lại cách làm bài văn tả cảnh.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài vận dụng tốt để viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS có dàn ý cho bài văn đã lập ở tiết trước.

- Một số tranh ảnh gắn với đề văn đã gợi ý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài (1')

b)Hướng dẫn HS viết bài(5')

- Mời HS nhắc lại một số đề văn trong SGK.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của từng đề

- Nhắc nhở HS chỉnh sửa lại dàn ý , sau đó dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.

c.Tổ chức cho HS làm bài.(22') - Thu bài.

3.Củng cố dặn dò(3') - GV nhận xét tiết học.

- Dặn những em chưa hoàn thành bài về nhà tiếp tục viết cho hay . Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.

- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của đề bài và gợi ý..

- HS sửa lại dàn bài đã lập và tự làm bài.

- Vài em nêu đề bài mình chọn.

- HS hoàn thành bài.

_______________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết giải một số bài toán có dạng đã học 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng làm tính và giải toán.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ