• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 10

Ngày soạn: 3.11. 2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2017 Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập và kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng, kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.

2. Kĩ năng: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong ba chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).

- Hợp tác (kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin (thuyết trình kết quả tự tin.)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu, VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu HS đọc đoạn bài Đất Cà Mau trả lời câu hỏi 2, 3 và nêu nội dung của bài.

- Nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài (1')

b)Kiểm tra Tập đọc- học thuộc lòng (14') - Kiểm tra 7 em

- Nhận xét từng HS.

c) Hướng dẫn HS làm bài tập(15') Bài 1: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

- Nhận xét – chốt lại kết quả đúng.

3.Củng cố- dặn dò(5') - Hệ thống nội dung ôn tập - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: chuẩn bị bài tiếp

- 3 HS đọc bài Đất Cà Mau.

- HS nhận xét.

- Từng em lên bốc thăm chọn bài Chuẩn bị khoảng 2 phút.

- Đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- HS nhận xét

- 1 HS nêu yêu cầu bài - Làm việc nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Dưới lớp nhận xét bổ sung.

- 2 HS nhìn bảng đọc lại kết quả.

_________________________________________________

(2)

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân

- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

2.Kĩ năng: So sánh số thập phân và trình bày bài toán.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Chữa bài tập 3 – SGK - Nhận xét

2.Bài mới a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1(7'): Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

- Gọi 2 Hs lên bảng

- Nhận xét – Yêu cầu HS đọc số thập phân vừa viết được.

- Gọi 1 HS nhắc lại cách chuyển một phân số thập phân thành số thập phân.

Bài 2(7'): Nối

- Cho học sinh làm bài rồi chữa bài.

- Yêu cầu HS giải thích lí do

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng: b, c, d bằng 11,02km

Bài 3(7'): Viết số thập phân thích hợp.

- Cho HS làm bài rồi chữa bài - Nhận xét chốt kết quả

- Nêu mối quan hệ giữa số đo độ dài Bài 5(8'): Bài toán

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- 1 HS lên bảng làm bài tập 3 - Nhận xét – Chữa bài

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét - Chữa bài - Hs nêu.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài

- Nhận xét - Chữa bài a) 11,20km > 11,02km b)11,02km = 11,020km

c) 11,20km = 11100020 km = 11,02km d)11020m = 11000km + 20m = 11km20m = 11

1000

20 km = 11,02km - 1 HS nêu yêu cầu bài tập

- 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét - Chữa bài

- Đổi chéo bài, kiểm tra kết quả - Hs nêu

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1HS làm bài - Liên quan đến rút về đơn vị

(3)

- Gọi 1 Hs lên làm bảng phụ - Gọi Hs lên nhận xét

- Nhận xét, chữa bài

Bài toán còn cách làm nào khác ? Trong 2 cách chỉ ra đâu là bước rút về đơn vị, đâu là bước tìm tỉ số ?

3.Củng cố- dặn dò(5') - Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dăn: chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs làm bảng phụ, lớp làm vở - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS nêu

____________________________________

Chính tả

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng.

2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng đoạn văn: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phiếu bốc thăm, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- HS đọc thuộc lòng 1 bài thơ đã học - Nhận xét, đánh giá

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Kiểm tra Tập đọc – Học thuộc lòng(13') - Kiểm tra 7 em

- Nhận xét từng HS.

c) Hướng dẫn HS nghe –viết chính tả(16') - Đọc bài chính tả một lượt.

- Gọi 1 Hs đọc lại bài

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man.

- Đoạn văn nói lên điều gì?

- Em cần làm gì để bảo vệ rừng?

BVMT: - GV liên hệ thực tế giáo dục HS

- 2HS

- Nhận xét, bổ sung.

- Từng em lên bốc thăm chọn bài - Chuẩn bị khoảng 2 phút.

- Đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc

- HS nhận xét

- Nghe – theo dõi.

- 1 em đọc lại bài.

- Hs lắng nghe

- Thể hiện nỗi lòng trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ và giữ gìn nguồn nước.

- Hs trả lời

(4)

ý thức BVMT

- Cho HS luyện viết những từ dễ viết sai.

- Đọc cho HS viết bài.

- Đọc cho HS soát lại bài.

- Thu, nhận xét đánh giá 7 bài.

- Nhận xét chung – Rút kinh nghiệm.

3.Củng cố- dặn dò(5')

- Củng cố nội dung kiến thức vừa ôn tập.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị giờ sau.

- Luyện viết: Đà, Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ.

- HS nghe – viết - Soát bài.

- Kiểm tra chéo bài cho nhau.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 4.11. 2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2017 Toán

CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân - Biết giải toán với phép cộng các số thập phân 2.Kĩ năng: Đặt tính và thực hiện tính cộng hai số thập phân 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Đặt tính và tính:

5190+ 2045 ; 35873 + 22985 Nêu cách cộng hai số tự nhiên.

- Nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 2 STP(14')

- GV nêu ví dụ 1

- Cho HS nêu lại bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng

2,45m C 1,48m

A B

- 1,84m + 2,45m =…. (m)

- Yêu cầu tự đổi và thực hiện phép cộng

Hoạt động của trò

- 2HS làm bảng - 2HS nêu

- Nhận xét, chữa

- 1 HS đọc đề toán, lớp đọc thầm - 1 HS nhìn sơ đồ đường gấp khúc nêu lại đề toán.

- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp

(5)

2 số tự nhiên -> rồi chuyển thành kết quả của phép cộng 2 số thập phân.

- GV nhận xét và ghi bảng

- Hãy so sánh sự khác nhau, giống nhau ở 2 phép tính trên? (Đặt tính giống, cộng giống nhau, chỉ khác ở dấu phẩy)

Vậy muốn cộng 1,84 với 2,45 ta làm ? - Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

+ Thực hiện phép cộng như cộng các STN

-> Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng

VD2: ( theo các bước như VD1)

- Trước khi đặt tính GV cho 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu nhận xét => GV nhấn mạnh cách đặt tính.

15,9 +

8,75 24,65

- Quy tắc: Muốn cộng 2 số thập phân ta làm như thế nào?

- GV gọi HS đọc qui tắc (SGK - T 54) c)Luyện tập - Thực hành

Bài số 1 (5'): Tính.

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, chữa bài

(Rèn kỹ năng đặt tính đúng và thực hiện phép cộng 2 phân số thập phân. Cách đặt dấu phẩy)

Bài số 2(5'): Đặt tính rồi tính.

- Cho lớp làm bài, GV kiểm tra cách đặt tính của học sinh

(Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép cộng 2 số thập phân)

Bài số 3(5')

GV gọi HS nêu đề toán Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

Nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- dặn dò(5')

- Trò chơi nối đúng, nối nhanh.

- Hệ thống nội dung bài.

- 1,84m = 184cm; 2,45m = 245cm 184 + 245 = 429(cm)

429cm = 4,29m

- HS tự so sánh và nêu…

- HS nêu miệng - lớp nhận xét bổ sung.

Bước 1: Đặt tính; Bước 2: Tính

- 1 HS làm trên bảng lớp

- HS dưới lớp làm nháp nêu lại cách đặt tính và tính

- 2 HS nêu

- HS phát biểu - 2, 3 HS đọc lại

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - Lớp tự làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng, nhận xét.

1 HS nêu yêu cầu - Hai HS lên bảng làm.

- Nhận xét – Chữa bài.

- HS đọc thầm lại yêu cầu.

- 1 HS làm ở bảng phụ.

- Lớp nhận xét.

(6)

- Dặn dò: chuẩn bị bài sau

___________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng

2. Kĩ năng: Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học(BT2)

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi tên bài tập đọc,VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- HS đọc thuộc lòng một bài đã học và nêu nội dung chính của bài ?

- Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng(14') - Kiểm tra 7 HS tiếp theo.

- Gọi Hs lên bốc thăm bài tập đọc

- Đặt 1 câu hỏi theo nội dung đoạn – bài HS vừa đọc.

- Nhận xét từng HS.

c)Hướng dẫn làm bài tập (15')

Bài 2: GV ghi bảng tên 4 bài tập đọc.

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập đọc - Yêu cầu Hs làm bài, chữa bài

- GV khuyến khích học sinh biết chọn những chi tiết hay và giải thích được vì sao mình thích ?

- GV nhận xét.

3.Củng cố- dặn dò(5')

- Nội dung kiến thức vừa ôn tập ? - Nhận xét giờ học.

- Dăn: tiếp tục luyện đọc.

Hoạt động của trò - 2 HS đọc

- Nhận xét, bổ sung.

- Từng em lên bốc thăm chọn bài - Chuẩn bị khoảng 2 phút.

- Đọc các bài tập đọc, HTL trong SGK1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- Trả lời câu hỏi.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- Nối tiếp đọc bài làm.

- Nhận xét bổ sung.

- HS nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú.

____________________________________

(7)

Kể chuyện

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 4)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học.

2. Kĩ năng: Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của bài tập 2.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bút dạ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Từ đồng nghĩa? Từ trái nghĩa?

Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1(13')

- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2(13')

- Cho Hs làm bài theo nhóm đôi - Gọi Hs chữa bài,

- Gv nhận xét, chốt.

Hoạt động của trò 3 HS nêu

Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu

- HS suy nghĩ, làm việc nhóm đại diện một số nhóm trình bày.

-1-2 HS đọc toàn bộ các từ ngữ vừa tìm được - HS đặt câu với từ vừa tìm được.

- HS nêu yêu cầu - Thảo luận nhóm

- Báo cáo kết quả, nhận xét Việt Nam-

Tổ quốc em

Cánh chim hoà bình

Con người với thiên nhiên Danh

từ

Tổ quốc, đất nước, giang sơn,

Hoà bình, trái đất, mặt đất,…

Bầu trời, biển cả,

… Động

từ, tính từ

Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, vẻ vang,

Hợp tác, bình yên, thanh bình, tự do, …

Bao la, vời vợi, mênh mông, Thành

ngữ, Tục ngữ.

Quê cha đất tổ, non xanh nước biếc,...

Bốn biển một nhà, chia ngọt sẻ bùi,…

Lên thác xuống ghềnh,

(8)

3.Củng cố- dặn dò(4')

Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ? Ví dụ ?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: chuẩn bị bài sau

- Hs trả lời

___________________________________________

Lịch sử

BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết ngày 2-9-1945 tại Quãng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

2. Kĩ năng: Hs biết tường thuật lại cuộc mít tinh Ngày 2-9-1945, nhân dân Hà Nội tập trung tại Quãng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.

3. Thái độ: Ghi nhớ đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Yêu thích học môn lịch sử.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- PHTM, Máy tính bảng. Ảnh tư liệu, băng ghi âm lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Tại sao ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta?

- Nêu nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám ?

- GV nhận xét, 2. Bài mới

a) Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài

*Hoạt động 1: (10')Tìm hiểu về quang cảnh ngày 2/9/1945 (làm việc nhóm) + Em có nhận xét gì về quang cảnh ngày 2/9/1945 ở HN?

+ Quang cảnh náo nức và nghiêm trang đó nói lên điều gì? (1 ngày trọng đại)

- Nêu tiến trình của buổi lễ?

+ Tình cảm của Bác với ND được thể hiện qua những cử chỉ và lời nói nào?

+ Nêu cảm nghĩ về hình ảnh của Bác trong lễ tuyên bố Độc lập?

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời câu hỏi - Nhận xét, bổ sung

- 1 vài HS nêu - HS khác n/x.

- Thảo luận nhóm, 2 nhóm trình bày , bổ sung.

(9)

* PHTM: Gv yêu cầu Hs vào mạng tìm các hình ảnh về quang cảnh ngày 2/9/1945 - Mở băng ghi âm lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

*Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập

*PHTM: sử dụng màn hình quảng bá Gv Mở băng ghi âm lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

- GV phân nhóm và yêu cầu HS thảo luận:

+ Trong bản Tuyên ngôn, Bác đã khẳng định điều gì?

+ Câu nói nào cho thấy sự gần gũi giữa Bác và nhân dân?

+ Lời khẳng định của Bác ở cuối bản Tuyên ngôn thể hiện điều gì?( quyết tâm giữ độc lập, tự do của ND ta)

- GV Kết luận: Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hoà. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng đinh quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Dân tộc VIệt Nam quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do ấy.

* Hoạt động 3: (9')Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của ngày 2/9/1945

- GV nêu các câu hỏi và yêu cầu HSTL:

- Nêu ý nghĩa của ngày 2/9/1945?

- GV nhận xét

- Kết luận: Lễ Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền độc lập, khai sinh ra chế độ mới của dân tộc ta

3. Củng cố, dặn dò(5')

- Hệ thống bài, liên hệ giáo dục HS niềm tự hào dân tộc.

- Dặn HS học theo câu hỏi trong sgk - Nhận xét tiết học.

- Hs sử dụng máy tính bảng vào mạng tìm kiếm hình ảnh về quang cảnh buổi lễ.

- Hs lắng nghe.

- Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm, đại diện nhóm trình bày, bổ sung.

- Hs lắng nghe

- HS trình bày ý kiến, trao đổi theo nhóm 4

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm khác bổ sung

__________________________________________

Khoa học

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.

(10)

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

3. Thái độ: Có ý thức chấp hành luật giao thông và tuyên truyền mọi người thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.

II. CÁC KĨ NẮNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn - Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu, phông chiếu. PHTM, máy tính bảng.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động:

Hoạt động 1: (14') Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông

- GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm 2:

+Quan sát trên phông chiếu.

+Lần lượt tự đặt câu hỏi cho bạn trả lời theo nội dung các hình.

- Mời đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong nhóm khác trả lời.

- GV kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông….

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm 2 - quan sát trên phông chiếu

- Đại diện một số cặp lên hỏi và trả lời

- HS nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe và nhận xét.

- Hs sử sụng máy tính bảng để vào mạng tìm các hình ảnh về tai nạn giao thông.

*Hoạt động 2: (15') Hậu quả, biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.

- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các bước +HS quan sát trên phông chiếu.

+Nêu những việc cần làm đối với người tham gia giao thông thể hiện qua hình?

- GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.

- GV ghi lại các ý kiến, cho 1-2 HS đọc.

- GV tóm tắt, kết luận chung.

* PHTM: Học viêm làm mẫu: Gv yêu cầu Hs vào mạng tìm các hình ảnh về một số tại nạn giao thông, nguyên nhân và cách phòng tránh.

(11)

3.Củng cố- dặn dò(5')

- Nêu một số biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ?

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 5.11. 2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cộng các số thập phân.

- Biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính, thực hện tính và giải toán có nội dung hình học.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- b ng ph .ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Đặt tính rồi tính 34,76+57,79 0,345+ 9,25 19,4+ 120,41

Nêu cách cộng hai số thập phân?

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1 (11'): Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a:

- Cho HS làm vào nháp.=> GV ghi kết quả lên bảng lớp.

+ Em có nhận xét gì về giá trị, vị trí các số hạng của a +b và b+a

+ Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng như thế nào?

=> Đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

Bài tập 2 (9'): Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại:

- Em hiểu yêu cầu của bài dùng tính chất

Hoạt động của trò - 3 HS lên bảng-lớp nháp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

a + b = b + a

- Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng không đổi.

=> Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

a + b = b + a - HS đọc đề bài.

- Thực hiện phép cộng xong, đổi

(12)

giao hoán để thử lại là như thế nào?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3 (9'):

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Muốn tính được chu vi hình chữ nhật trước hết ta phải tìm gì?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ?

3.Củng cố- dặn dò(5')

Nêu tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn;chuẩn bị bài sau.

chỗ các số hạng để tính tiếp.

a) +54,,6639 b)+54,,6639 - 2 HS lên chữa bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- Chiều dài HCN

- 1HS làm bảng-lớp làm vở - Chữa bài - nhận xét

Bài giải

Chiều dài mảnh vườn là:

30,63 + 14,74 = 45,37 (m) Chu vi mảnh vườn là:

( 30,63 + 45,37) x 2 = 152(m) Đáp số: 152m

____________________________________

Địa lí

NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.

- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.

2. Kĩ năng: Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ, SGK, VBT.

- Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5') - Cho HS nêu phần ghi nhớ

- Mật độ dân số là gì ? Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

- 3- 4 HS trả lời.

- HS nhận xét.

(13)

a. Giới thiệu bài(1') b. Các hoạt động

* Hoạt động 1: Ngành trồng trọt (7') (Làm việc cả lớp)

- Hs đọc, lớp thep dõi và trả lời câu hỏi +Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

- GV nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động 2: (7') (Làm việc theo cặp) - Cho HS quan sát trên phông chiếu.

- Cho HS trao đổi theo cặp theo nội dung các câu hỏi:

+Kể tên một số cây trồng ở nước ta?

+Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn?

+Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?

+Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo?

+Hãy kể những loại cây được trồng ở địa phương mình?

- GV kết luận.

* Hoạt động 3: Ngành chăn nuôi (18') - Gọi Hs đọc thông tin trong SGk

- Ngành chăn nuôi phát triển như thế nào - Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?

- Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta?

- GV cho HS quan sát trên phông chiếu và làm bài tập 2.

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

+ Trâu, bò thường được nuôi nhiều ở đâu?

+ Lợn và gia cầm thường được nuôi nhiều ở đâu?

3.Củng cố, dặn dò (5')

- Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng ?

- Cho 1 HS đọc mục 1-SGK - Cho HS trao đổi cả lớp theo các câu hỏi:

- Ngành trồng trọt có vai trò:

+Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

+Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.

- HS nhận xét.

- HS quan sát trên phông chiếu.

- Trao đổi theo cặp.

- Lúa gạo, ngô, rau, cà phê, cao su, hồ tiêu.

- Lúa gạo

- Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới.

- Đủ ăn, có gạo xuất khẩu.

- Mời HS trình bày.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Cho HS đọc thông tin trong Sgk.

- Cho HS trả lời câu hỏi

- Do lượng thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo.

- Hs kể tên

- HS làm bài tập 2-Tr. 88

Cây trồng Vật nuôi Vùng

núi

Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

Trâu, bò, dê, ngựa.

Đồng bằng

Lúa gạo, rau, ngô, khoai.

Lợn, gà, vịt, ngan.

(14)

- Kể tên một số cây trồng ở nước ta?

- GV nhận xét giờ học.

- Về học bài chuẩn bị bài sau.

__________________________________

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

(

TIẾT 5

)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập và kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).

2. Kĩ năng: Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch Lòng dân. Bước đầu có giọng đọc phù hợp.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Gọi HS đọc phân vai vở kịch Lòng dân

- Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( 14')

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV nhận xét từng HS.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập(15') Bài tập 2:

a) Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân.

- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Hoạt động của trò - 6 Hs đọc

- Nhận xét, bổ sung.

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại bài khoảng 1-2 phút).

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- 1 HS nêu yêu cầu. HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4

- đại diện một số nhóm trình bày.

Nhân vật và tính cách một số nhân vật:

Nhân vật

Tính cách Dì

Năm

Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm, bảo vệ cán bộ.

An Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.

Chú cán bộ

Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.

(15)

b) Luyện đọc đoạn kịch.(đóng vai) - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS thảo luận nhóm 7:

+Phân vai.

+Chuẩn bị lời thoại.

+Chuẩn bị trang phục, diễn xuất.

- GV nhận xét, bình chọn nhóm 3.Củng cố- dặn dò(5')

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm diễn kịch giỏi.

- Dặn HS về tích cực ôn tập.

Lính Hống hách.

Cai Xảo quyệt, vòi vĩnh.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV

- Các nhóm lên diễn kịch.

- Nhận xét

____________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của bài tập 1, BT2.

- Đặt được câu để phân biệt được từ nhiều nghĩa BT4.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ ,đặt câu và mở rộng vốn từ.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ kẻ bảng phân loại BT4. VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Thế nào là từ đồng nghĩa, trái nghĩa? Cho ví dụ

- Nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1(10'): Thay từ in đậm ….. hơn.

- Vì sao cần thay những từ in đậm?

- Cho HS tự làm việc cá nhân.

- Gọi HS nêu kết quả

- GV giúp HS hiểu rõ nghĩa các từ và nên dùng trong trường hợp nào.

Hoạt động của trò - 2 HS

- Nhận xét.

- 1HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.

+ Vì các từ đó dùng chưa chính xác.

- HS làm việc cá nhân.

- Lớp nhận xét, sửa sai.

+bê thay từ bưng +bảo ………mời +vò…………xoa +thực hành…làm

(16)

Thế nào là từ đồng nghĩa.

Bài 2(10'): Tìm từ trái nghĩa - Cho HS làm miệng.

- Gọi HS nối tiếp nhau nêu từ cần điền.

- GV nhận xét – Bổ sung.

- Thế nào là từ trái nghĩa?

- Đặt câu với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được

Bài 4(9'): Đặt câu phân biệt nghĩa - Cho HS làm cá nhân vào VBT.

- Nhận xét, chữa bài

- Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 3.Củng cố- dặn dị(5')

- Thế nào là từ đồng nghĩa, trái nghĩa? Ví dụ?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị ơn tập tốt để kiểm tra.

- HS đọc yêu cầu

- HS tìm cặp từ trái nghĩa.

- HS làm tồn bộ bài tập 2.

đĩi-no; sống-chết;đậu –bay;

- Nhận xét – Bổ sung.

- Hs nêu - HS đặt câu.

- HS đọc yêu cầu - Làm bài cá nhân.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

_______________________________________

Văn hĩa giao thơng

AN TỒN KHI ĐI XE ĐẠP QUA CẦU ĐƯỜNG BỘ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết khi đi xe đạp trên cầu đi thành hàng 1, cần đi chậm và quan sát cẩn thận và tuyệt đối khơng được đùa nghịch.Thực hiện đúng luật giao thơng đường bộ.

2. Kĩ năng: HS cĩ kĩ năng đi xe đạp an tồn khi đi trên cầu đường bộ.

3. Thái độ: HS biết thực hiện văn hố giao thơng khi đi trên cầu. Biết được cách ứng xử lịch sự, cĩ văn hĩa khi đi trên đường.

II. CHUẨN BỊ: Tranh SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C CH Y U Ủ Ế

Hoạt động của thầy 1.Hoạt động trải nghiệm(5') - Cho Hs hát bài

- GV nhận xét, giới thiệu bài học.

2. Hoạt động cơ bản: (12')

- Gv yêu cầu HS đọc câu chuyện: Đừng đua xe đạp trên cầu.

- GV chia lớp thành 4 nhĩm. Các nhĩm thảo luận các câu hỏi sgk.

Yêu cầu đại diện nhĩm báo cáo. Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận, chốt lại ý đúng: Khi đi xe đạp trên cầu đi thành hàng 1, cần đi chậm và quan

Hoạt động của trị

- cả lớp hát: Đèn đỏ, đèn xanh

- 1hs đọc. Cả lớp theo dõi.

- Các nhĩm thảo luận - Đại diện nhĩm báo cáo.

Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung.

(17)

sát cẩn thận và tuyệt đối không được đùa nghịch.

- HS đọc ghi nhớ sgk

3. Hoạt động thực hành :(15')

- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm quan sát tranh, thảo luận: Hình nào thể hiện hành động đúng, sai khi đi xe đạp trên cầu và nêu rõ lí do. Em sẽ nói gì để ngăn cản bạn có hành động sai trong các ảnh trên.

- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Chúng ta cần phản đối những hành động sai trái khi đi xe đạp trên cầu. Khi đi xe đạp trên cầu đi thành hàng 1, cần đi chậm và quan sát cẩn thận và tuyệt đối không được đùa nghịch.

- HS đọc ghi nhớ: Khi đi qua cầu đường bộ, em cần đi chậm, quan sát cẩn thận và tuyệt đối không được đùa nghịch.

4. Hoạt động ứng dụng :(5')

- GV phát phiếu tình huống sgk/11 cho các nhóm. 1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu.

- Các nhóm thảo luận: Nếu là Mai em có đồng ý không? Tại sao? Theo em, ở tình huống trên Mai nên hành động như thế nào?

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

- GV: Khi đi xe đạp trên cầu đi thành hàng 1, cần đi chậm và quan sát cẩn thận và tuyệt đối không được đùa nghịch.

- Cả lớp bình bầu nhóm học tốt, HS học tốt.

Tuyên dương.

5. Tổng kết - dặn dò : (3')

- Khi đi qua cầu bộ em cần đi thế nào ? - GV nhận xét. Giáo dục HS thực hiện đúng Luật ATGT khi đi xe đạp trên cầu.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 hs đọc

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 2 hs đọc ghi nhớ

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện báo cáo

1 hs trả lời

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 6.11. 2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2017 Toán

TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tính tổng nhiều số thập phân.

(18)

- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân

2.Kĩ năng: Biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Nêu cách cộng hai số thập phân?

12,3 + 11,5=?

6,7 + 31,24 =?

+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?

- GV nhận xét 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Cách tìm tổng nhiều số thập phân(10') Ví dụ 1: GV nêu bài toán.

- Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng.

- Dựa vào cách tính tổng 2 số thập phân suy nghĩ và tìm cách tính tổng của 3 số này?

- GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng tương tự như cộng hai số thập phân:

- Cho HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.

Ví dụ 2: GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm + Nêu cách tính chu vi hình tam giác?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Cho HS nêu lại cách tính tổng nhiều STP.

c)Luyện tập Bài 1(6')

+ Cho HS nêu lại cách đặt tính, cách tính của 1 phép tính.

+ Khi tính tổng của nhiều số thập phân có cách làm nào để tính tổng được nhanh hơn không?

Bài tập 2 (7')

Hoạt động của trò

- 2HS làm bảng, lớp nháp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Ta phải tính:

27,5 + 36,75 + 14,5 = ? ( l )

- 1HS lên bảng, lớp trao đổi theo cặp, làm nháp.

- Chữa nhân xét.

Đặt tính rồi tính. 27,5 +36,75 14,5 78,75

- để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.

-1 HS lên bảng làm-lớp nháp.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Chu vi của hình tam giác là:

8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm) Đáp số: 24,95 dm

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2HS chữa bài.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu

(19)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Cho HS nêu cách làm.

- Em đã gặp 2 biểu thức như trên khi học t/c nào của phép cộng các số tự nhiên - phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp.

- Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

Bài tập 3 (6')

- Hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh.

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Muốn tìm tổng nhiều số thập phân ta làm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: chuẩn bị bài sau

- HS làm bài và tự rút ra nhận xét:

(a + b) + c = a + (b + c) - T/c kết hợp

- HS đọc ( SGKtrang 52)

- 1 HS đọc đề bài - HS làm vào vở.

- 2 HS lên bảng chữa bài, giải thích cách làm bài.

a) 4,67 + 5,88 + 3,12 = (5,88 + 3,12) + 4,67 = 9 + 4,67 = 13,67

_____________________________________

Khoa học

ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng phòng bệnh và tuyên truyền mọi người cùng tham gia phòng bệnh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình trang 42-43 SGK.Giấy vẽ, bút màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?

- GV nhận xét 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hoạt động 1(14') Làm việc với SGK +GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1, 2, 3 trang 42 SGK.

+GV quan sát giúp đỡ HS.

Hoạt động của trò - 3 HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS làm việc cá nhân - HS lên chữa bài.

Đáp án:

(20)

+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

c)Hoạt động 2(15'):Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1- SGK, trang 43, sau đó giao nhiệm vụ:

+Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt rét.

+Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt xuất huyết.

+Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh viêm não.

+Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.

- Vẽ xong các nhóm mang bài lên bảng dán. Nhóm nào xong trước và đúng, đẹp thì thắng cuộc.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

kết luận nhóm thắng cuộc.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Mỗi chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh nói trên ?

GV nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện tốt việc phòng các loại bệnh đã học.

Câu 1: Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15 tuổi Tuổi dậy thì ở nam: 13-17 tuổi Câu 2: ý d

Câu 3: ý c

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

_____________________________________________

Tập đọc

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài văn: Thấy được giá trị của khu vườn và tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn, thể hiện được niềm băn khoăn của bé Thu; giọng hiền từ của ông.

3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu HS đọc bài “Cái gì quý nhất? + Trả lời câu hỏi 2.

- GV nhận xét

Hoạt động của trò - HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

(21)

2. Bài mới

a)Giới thiệu chủ điiểm và bài học(1') b)Luyện đọc(10')

- GV chia bài làm ba đoạn

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - Nêu câu hỏi giải nghĩa từ

- GV đọc toàn bài.

c)Tìm hiểu bài(11')

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

- Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

- Hãy nói về những loài cây ở ban công nhà bé Thu?

- GV tiểu kết, chuyển ý.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 của bài.

- Bạn Thu chưa vui vì điều gì?

- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

- Em hiểu câu nói của ông nội Thu như thế nào?

- Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?

- Tiểu két ghi nội dung đoạn 2 - Bài văn muồn nói về điều gì?

- Ghi nội dung

*Liên hệ GD biển đảo: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HS về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển -Vịnh Hạ Long nói riêng.

d)Đọc diễn cảm(8')

- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài?

*QTE: Qua bài tập đọc này em thây mình có những quyền gì? Bên cạnh những quyền

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- 1 HS đọc toàn bài

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ giải nghĩa từ

- HS đọc theo cặp- đại diện đọc

- HS đọc lướt đoạn 1.

- Để ngắm cây và nghe ông kể chuyện về từng loài cây.

- Cây quỳnh lá dày, cây hoa ti gôn thích leo trèo, Cây đa Ấn Độ liên tục bật ra những cái búp hồng.

1.Vườn nhà bé Thu có rất nhiều loại cây.

- HS đọc đoạn 2, 3 của bài.

- Hằng bảo ban công nhà Thu không phải là vườn

- Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn.

- Khẳng định vườn nhà Thu chắc chắn là nơi chim thích về, vì ở đây có những người yêu thiên nhiên.

2.Tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu.

- Giá trị của khu vườn và tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu Thu.

- Nhắc lại

- HS nối tiếp đọc đoạn - HS theo dõi, nêu cách đọc.

- 4 HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay

(22)

đó em có bổn phận gì?

- GV tổng kết bài và nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài Luyện đọc Chuyện một khu vườn nhỏ.

_________________________________

Chính tả( nghe viết)

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng

2.Kĩ năng: Nghe- viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài: Luật Bảo vệ môi trường.

3.Thái độ: - HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

*GD BVMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu HS viết các từ: long lanh, lúc lắc, nao núng.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe - viết(20')

- GV đọc bài viết: Luật Bảo vệ môi trường.

+ Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường nói gì?

BVMT:Mỗi chúng ta cần phải làm gì để giữ cho môi trường luôn trong lành?

- GV giải nghĩa từ sự cố.

- GV lưu ý HS viết một số từ khó: môi trường, trong lành, suy thoái,

- GV lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế.

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc cho HS soát lại bài.

- GV nhận xét 5-7 bài.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập (9')

Bài tập 2 : Tìm từ ngữ có chứa các tiếng . - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV dán phiếu lên bảng.

Hoạt động của trò - 2 HS viết bảng, lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

-HS theo dõi, 1HS đọc lại bài

- Những quy định để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

- giữ môi trường sạch sẽ, không chặt phá rừng...

-2 HS lên bảng viết-lớp viết nháp.

- HS gấp SGK.

- HS nghe viết bài.

- HS xem lại bài, tự sửa lỗi

- Từng cặp HS đổi chéo vở soát lỗi - HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào VBT.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp đối chiếu, nhận xét bài.

(23)

- GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3a: Tìm từ láy có âm đầu là n/l.

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thi tìm từ láy có âm đầu là n/l.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS.

- GV nhận xét, tuyên dương 3.Củng cố- dặn dò(5') Lưu ý HS khi viết n/l.

*QTE: GV liên hệ thực tế GDHS quyền bổn phận trẻ em...

- GV tổng kết kiến thức, nhận xét giờ học.

- Về nhà: Ghi nhớ quy tắc chính tả.

- Chuẩn bị bài sau.

nắm: nắm tay, nắm xôi, nắm chặt, lắm: thích lắm, …

nấm: cái nấm, …

lấm: lấm lem, lấm tấm…

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS thi tìm từ nhanh theo nhóm.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Nao núng, na ná, nao nao, năn nỉ, năng nổ, náo nức, nâng niu, nức nở, nài nỉ,…

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 7.11. 2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về cộng só thập phân 2.Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Chữa bài tập 2 trang SGK.

Muốn cộng hai hay nhiều số thập phân ta làm như thế nào?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập

Hoạt động của trò - 2 HS làm bài tập.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

(24)

Bài 1(7'):Tính

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, củng cố bài.

Nêu cách cộng nhiều số thập phân?

Bài 2 (6'):Tính bằng cách thuận tiện - GV hướng dẫn HS vận dụng các tính chất của phép cộng số thập phân để làm . - GV theo dõi, hướng dẫn HS làm . - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Em đã vận dụng những tính chất nào để làm?

Nêu tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng số thập phân?

Bài 3(6'): >; <; =

Để điền được dấu ,chúng ta phải làm gì?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

Nêu cách so sánh các số thập phân?

Bài 4 (7'): Giải toán

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài rồi chữa.

- GV theo dõi, giúp HS làm bài.

Nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- dặn dò(4')

Nêu cách cộng hai số thập phân?

- Tổng kết kiến thức và nhận xét tiết học - Về nhà ghi nhớ cách cộng số thập phân và các tính chất của phép cộng các số thập phân

- Chuẩn bị bài sau.

- 1HS đọc yêu cầu của bài.

- Lớp làm vở, 2 HS lên bảng làm.

- Lớp nhận xét , chữa bài - Đổi chéo bài kiểm tra

15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66 - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm bài

4,68+6,03+3,97= 4,68+(6,03 + 3,97) = 4,68 + 10

= 14,68

tính chất giao hoán và kết hợp

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

Tính kết quả

- HS tự làm, 1HS lên bảng làm - Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc bài toán - 1 HS lên bảng tóm tắt

- HS tự làm - 1 HS làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài

Bài giải:

Số vải người đó dệt trong ngày thứ hai..

28,4 + 2,2 = 30,6(m) Ngày thứ ba người đó dệt là:

30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Cả ba ngày người đó dệt là:

28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1(m) Đáp số: 91,1m

__________________________________

An toàn giao thông + Sinh hoạt

(25)

An toàn giao thông

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa một số biển báo hiệu GTĐT thông dụng.

2.Kĩ năng: HS nhận xét nhanh chóng và chính xác các biển báo đã được học.

3.Thái độ: Có ý thức chú ý các biển báo hiệu lệnh của GTĐT và nhắc nhở mọi người tuân theo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Biển báo cấm (10): Cấm thả neo, cấm quay trở, cấm pt vượt nhau, cấm bơi lội.

- Biển thông báo (4): Sắp đến ngã tư nơi sông hẹp, được phép quay trở, sắp đến ngã tư nơi sông rộng, phía trước là nơi giao nhau có nhiều sông, kênh.

- Áo phao, phao cứu sinh, thùng rỗng thực hành kĩ năng.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Bài cũ (2')

- Nguyên nhân nào gây ra TNGT đường bộ ? - Làm thế nào để phòng TNGT đường bộ ? - GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hoạt động 1:(5' Giới thiệu nội dung các biển báo.

- Biển báo cấm (10) - Biển thông báo chỉ dẫn (4)

GV giao mỗi nhóm 2 biển báo (Biển báo cấm và biển thông báo). Mỗi nhóm thảo luận về hình dạng, màu sắc, hình vẽ bê trong (TG 3 phút). Đại diện HS trình bày.

- GV nhận xét, ghi bảng.

Tên biển

Nội dung

Hình dạng

Màu sắc

Hình vẽ bên trong Biểnbáo

cấm

Cấm thả neo

Hình vuông

Nền trắng viền đỏ,

Màu đen

Biển thông báo chỉ dẫn

Được phép quay trở

Hình vuông

Nền xanh

Màu trắng

…. … … … …

- GV kết luận : Về hình dạng, đặc điểm phân biệt 2 loại biển báo cấm và biển chỉ dẫn:

- Giống nhau: Hình vuông

- 2 HS trả lời.

- Học sinh thảo luận theo yêu cầu.

- Đại diện HS trình bày. HS bổ sung.

- HS lắng nghe.

(26)

- Khác nhau: Biển báo cấm: nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen

- Biển thông báo chỉ dẫn: Nền xanh, hình vẽ trắng.

Hoạt động 2: (5') Thực hành kĩ năng

- GV để 8 biển báo trên bàn (biển theo nội dung bài). Gọi một số HS lựa đúng biển báo theo yêu cầu GV.VD: Cấm thả neo.

- GV yêu cầu HS thực hành áo phao, phao cứu sinh, thùng mủ rỗng.

- Cho HS xem một số h/ả, một số việc nên hoặc không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy.

Hoạt động 3 :(5') Trò chơi

Cách tiến hành: - Chọn 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi nhóm nhận 8 biển báo theo nội dung bài học (1HS 2 biển báo khác nhau).

Khi GV nêu tên biển báo nào thì từng em trong mỗi nhóm sẽ đưa lên biển báo thích hợp.

- Nhóm nào sai 3 lần trước thì nhóm khác lên thay thế.

GV nhận xét , tuyên dương nhóm làm đúng 3. Củng cố- dặn dò:(2')

- Nhận xét tiết học.

- Ôn bài, ghi nhớ các nội dung đã học.

- HS thực hành theo yêu cầu.

- HS tham gia trò chơi.

SINH HOẠT ĐỘI (20')

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua, thực hiện sinh hoạt Đội theo chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- Đội viên biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần của cán bộ Đội.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ổn định tổ chức- Chào cờ- Quốc ca - Đội ca 2.Nhận xét chung trong tuần.

a. Chi đội trưởng nhận xét - ý kiến của các đội viên trong chi đội.

b. Phụ trách chi đội nhận xét

* Nề nếp:...

...

...

(27)

* Học tập

...

...

...

* Thực hiện An toàn giao thông:...

...

* Phụ trách chi đội:...

...

c. Triển khai nội dung chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”

- Chi đội hát bài: Vui đến trường

- Chi đội trưởng tuyên truyền thực hiện chủ đề: '' Tôn sư trọng đạo”

3. Bình bầu học sinh xuất sắc tiêu biểu

………

………

4. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tập trung vào ôn bài có hiệu quả, thực hiện tốt hoạt động Đọc và làm theo báo Đội. Thực hiện tốt an toàn giao thông, an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Tuyên truyền tiết kiệm điện, nước

- Nhắc nhở tuyền truyền HS y thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung….

- Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.. - Cộng như cộng các số

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng... Tính chu vi của hình tam

-Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.. -Cộng như cộng các số

Kỹ năng : Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.b. Kiến

• Bước 1: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.. • Bước 2: Cộng như cộng các số

• Bước 1: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.. • Bước 2: Cộng như cộng các số

+ Nếu số dương lớn hơn hoặc bằng số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm. + Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi

Cộng hai số nguyên trái dấu ta bỏ dấu “–“ trước mỗi số, trong hai số nguyên dương vừa nhận được ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn.. Đặt dấu của số lớn hơn trước