• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: .... / ... / 20 Ngày giảng: ... / ... / 20

Tiết: 8 BÀI: 11

Vẽ trang trí:

MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ I. MỤC TIÊU:

1: Kiến thức: Học sinh hiểu được tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống của con người và trong trang trí.

2. Kỹ năng: + Học sinh phân biệt được cách sử dụng màu sắc khác nhau trong một số ngành trang trí ứng dụng.

+ Quan sát, tư duy

3: Thái độ: HS thêm yêu màu sắc trong trang trí và làm được bài trang trí bằng màu sắc.

4. Các năng lực được phát triển:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực thực hành.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

1.1. Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu về tự học vẽ, phần màu sắc, NXB Giáo dục, tái bản 2002, tr92 (Phạm Viết Song).

(2)

- Một số tư liệu trang trí dân tộc, gốm Việt Nam, trang trí nội, ngoại thất, đồ mây tre,...ở các họa báo.

1.2.Đồ dùng dạy học:

- Ảnh màu của cỏ, cây, hoa, lá,..

- Hình trang trí ở sách báo, nhà ở, y phục, gốm, mây tre và trang trí dân tộc.

- Một vài đồ vật trang trí.

- Một số màu để vẽ.

- Sgk, sgv.

- Bài vẽ của học sinh các năm trước.

2. Học sinh: Màu vẽ, thước, bút chì, tẩy, vở, sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quan sát, gợi mở, thảo luận, thực hành.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (2’) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra và hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng học tập bộ môn.

2. Kiểm tra bài cũ (2’)

KT đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu mầu sắc trong các hình thức trang trí.

- Mục tiêu:

+ Học sinh hiểu được tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống của con người và trong trang trí.

(3)

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, hợp tác, quan sát, cảm thụ thẩm mỹ, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Thời gian: 10 phút

- Cách thức thực hiện: Dạy trong lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- Giới thiệu trên tranh ảnh về một số hình thức trang trí trong cuộc sống như:

Trang trí thời trang, sách báo, sân khấu, hội trường, kiến trúc…

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả về đặc điểm của màu sắc trong các loại hình trang trí. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

? Em có nhận xét gì về mầu sắc?

- Góp ý chung và nhấn mạnh về đặc điểm, mục đích sử dụng màu sắc trong các loại hình trang trí khác nhau.

- Quan sát tranh ảnh về một số hình thức trang trí trong cuộc sống

- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả về đặc điểm của màu sắc trong các loại hình trang trí. Các nhóm khác nhận xét.

-HS trả lời.

- Quan sát GV nhấn mạnh đặc trưng của màu sắc trong các loại hình trang trí khác nhau.

I. Màu sắc trong các hình thức trang trí.

- Trong cuộc sống có rất nhiều hình thức trang trí khác nhau như: Trang trí kiến trúc, sân khấu, thời trang, ấn loát, đồ vật…

- Mỗi hình thức trang trí đều có cách sử dụng màu sắc khác nhau phù hợp với tính chất và nội dung của hình thức trang trí đó.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử dụng màu trong trang trí.

- Mục tiêu:

+ Học sinh phân biệt được cách sử dụng màu sắc khác nhau trong một số ngành trang trí ứng dụng.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

(4)

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ - Thời gian: 10 phút

- Cách thức thực hiện: Dạy trong lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- GV cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước và yêu cầu HS nhận xét về cách dùng màu.

? Tại sao lại dùng mầu vào trang trí?

? Dùng mầu như thế nào để có vật trang trí đẹp?

? Tìm ra, nhận biết cách dùng mầu trong bài.

?Bài dùng mầu theo các dạng mầu nào?

- Trên tranh ảnh giáo viên phân tích các yếu tố tạo nên sự hài hòa của màu sắc (Nóng, lạnh, chính, phụ, đậm, nhạt…)

- cho HS quan sát tranh đề tài và tranh trang trí để HS nhận ra sự khác biệt về tính chất và đặc trưng màu sắc của mỗi loại tranh.

- nhấn mạnh đặc trưng về màu sắc trong trang trí (Màu sắc tô theo diện phẳng, không có chiều sâu, mỗi mảng màu nằm ở mỗi vị trí tách bạch nhau,

- HS quan sát bài vẽ của HS năm trước và yêu cầu HS nhận xét về cách dùng màu.

-HS trả lời

- Quan sát GV phân tích các yếu tố tạo nên sự hài hòa của màu sắc.

- HS quan sát tranh đề tài và tranh trang trí để nhận ra sự khác biệt về tính chất và đặc trưng màu sắc của mỗi loại tranh.

- Quan sát GV phân tích đặc trưng màu sắc trong trang trí.

- Màu sắc dùng để trang trí cho mọi vật thêm đẹp và hấp dẫn.

- Màu sắc trong trang trí cần hài hoà thuận mắt và rõ trọng tâm.

- Tuỳ theo từng đồ vật và ý thức của mỗi người mà có cách dùng mầu sắc khác nhau trong trang trí.

+ Dùng màu nóng hoặc lạnh.

+ Dùng màu hài hoà giữa nóng và lạnh.

+ Màu tương phản.

+ Màu bổ túc

+ Màu tươi sáng, rực rỡ + Màu trầm, êm dịu…

(5)

không có sự vờn khối và vờn sáng tối. Có thể tô nét viền để nổi bật trọng tâm, làm nổi bật nội dung trang trí).

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết cách làm bài vẽ trang trí.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, quan sát, thực hành.

- Phương pháp: Trực quan, luyện tập - Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ

- Thời gian: 20 phút

- Cách thức thực hiện: Dạy trong lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

GHI BẢNG - GV cho HS làm bài tập theo nhóm (xé dán

giấy).

- Quan sát và hướng dẫn thêm cho HS về cách chọn họa tiết, bố cục và sử dụng màu sắc.- Quan sát học sinh thực hành và hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng trong vẽ hình, vẽ màu.

- HS làm bài tập.

- Trang trí hình vuông.

Sử dụng cách xé dán.

4. Đánh giá kết quả học tập:

- Mục tiêu:

+ HS trình bày nhận xét được bài tập của nhóm, của nhóm bạn theo các tiêu chí: Bố cục, hình xé dán, đường nét, màu sắc.

+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, biểu đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Thời gian: 3 phút

(6)

- Cách thức thực hiện: Dạy trong lớp

+ Gv để HS tự treo bài theo nhóm, hướng dẫn HS nhận xét bài của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục, hình vẽ, đường nét, màu sắc.

+ Gọi một vài HS nhận xét bài:

? Bài xé dán có cách sắp xếp đẹp đảm bảo những yêu cầu nào?

? Có những cách sắp xếp trang trí nào?

- HS trả lời.

+ Gv chốt kiến thức, động viên và xếp loại một số bài.

+ Nhận xét – kết luận.

5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút

- Bài tập về nhà: Tô màu hoàn chỉnh hình vuông vừa vẽ.

- Chuẩn bị bài mới: Đọc và xem trước bài 14: Vẽ trang trí – Trang trí đường diềm V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:

- Nội dung:...

- Phương pháp: ...

- Thời gian: ...

Duyệt, ngày .... tháng ... năm 20 Tổ trưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Từ tháng 7/1954, nhận thức rõ đế quốc Mĩ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, TW Đảng đã chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang

Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD nội tiếp trong đường tròn (C) và có diện tích bằng 10.. Do hình chữ nhật ABCD nội tiếp (C) tâm I nên I cũng là giao điểm của

Ấn liên tiếp các phím để máy tính hiển thị kết quả tính các số đặc trưng của mẫu số liệu. Ấn tiếp phím để xem thêm

Kết quả mô hình cho thấy và MGĐB chế độ sóng tại hai khu vực phía biển Đông và phía biển Tây có sự khác biệt rõ rệt, sóng biển đông mùa này mạnh, hướng sóng chủ đạo

Câu 5: Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tích cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.. *

Nhiệm vụ 3: Luyện tập và thảo luận - GV yêu cầu mỗi HS vẽ một bức tranh đề tài lễ hội với yêu cầu: màu sắc và hình ảnh thể hiện được đặc trưng của lễ hội em chọn..

Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung, hình thức trong thời gian nhất định?. - Học sinh

+Bước 2: tìm trục dọc trục ngang để vẽ hình túi cân xứng và xác định tỷ lệ các bộ phận của túi..-. +Bước 3: tìm hình quai túi (dài,ngắn,vừa phải) cho phù hợp và