• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: .... / ... / 20 Ngày giảng: ... / ... / 20

Tiết: 10 BÀI: 18

Vẽ trang trí:

TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU:

1: Kiến thức: HS hiểu được cách trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng.

2. Kỹ năng: - HS biết sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trang trí hình vuông, làm được một bài trang trí hình vuông hay cái thảm.

- Quan sát, tư duy

3: Thái độ: HS thêm yêu quý đồ vật xung quanh mình.

4. Các năng lực được phát triển:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực thực hành.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Một vài đồ vật dạng hình vuông có trang trí như nắp hộp, khay, thảm, gạch men,..

- Một vài bài trang trí hình vuông và cái thảm.

- Một số bài trang trí hình vuông của HS các năm trước.

- Hình minh họa các cách sắp xếp trong hình vuông.

(2)

- Hình minh họa trong sgk và ĐDDH mĩ thuật 6.

2. Học sinh: Màu vẽ, thước, bút chì, tẩy, vở, sgk, compa.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quan sát, gợi mở, thảo luận, thực hành.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (2’) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra và hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng học tập bộ môn.

2. Kiểm tra bài cũ (2’)

KT đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:

- Mục tiêu:

+ HS hiểu được cách trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, hợp tác, quan sát, cảm thụ thẩm mỹ, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Thời gian: 5 phút

- Cách thức thực hiện: Dạy trong lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về các thành phần có trong hình vuông

- HS quan sát một số bài vẽ mẫu và nhận xét về các thành phần có trong hình vuông trang trí.

I. Quan sát và nhận xét:

1.Sắp xếp hoạ tiết trang trí đối xứng qua các trục.

2.HTTT ở các góc thường

(3)

trang trí.

- Gv cho HS nêu cách sắp xếp trong trang trí hình vuông ở bài vẽ mẫu.

- GV cho HS quan sát một số hình vuông mang tính ứng dụng như: Viên gạch hoa, ô của sổ, chiếc khăn tay… yêu cầu các em nhận xét về cách sắp xếp, màu sắc và họa tiết.

? Em hãy quan sát và suy nghĩ xem để thấy được sự giống nhau và khác nhau của cách trang trí hình vuông ntn?

? Cách sắp xếp hoạ tiết và màu sắc trong các kiểu trang trí đó ntn? - Các hình hoạ tiết giống nhau thể hiện ntn? Về hình vẽ và màu sắc?

- HS nêu một số cách sắp xếp trong trang trí hình vuông ở bài vẽ mẫu.

HS quan sát một số trang trí hình vuông mang tính ứng dụng và nhận xét về cách sắp xếp, màu sắc và họa tiết.

- Hs suy nghĩ và trả lời.

(-Trang trí đối xứng và trang trí hình mảng không đều)

- HS trả lời.

(-Mỗi bài được thể hiện hình mảng hoạ tiết và màu sắc khác nhau)

giống nhau về hình dáng và mầu sắc.

3.Mảng hình không đều.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí một hình vuông cơ bản.

- Mục tiêu:

+ HS biết sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trang trí hình vuông và biết cách trang trí được một hình vuông.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Thời gian: 5phút

- Cách thức thực hiện: Dạy trong lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG GHI BẢNG

(4)

CỦA HS - GV cho HS xem một số hình trang

trí hình vuông ứng dụng:

? Em hãy quan sát và suy nghĩ xem để thấy được sự giống nhau và khác nhau của cách trang trí hình vuông ntn?

? Cách sắp xếp hoạ tiết và màu sắc trong các kiểu trang trí đó ntn?

?Các hình hoạ tiết giống nhau thể hiện ntn? Về hình vẽ và màu sắc?

+ Kẻ trục, tìm bố cục.

- cho HS quan sát bài vẽ mẫu, yêu cầu HS nêu nhận xét cụ thể về cách sắp xếp các hình mảng.

- vẽ minh họa một số bố cục, nhắc nhở HS khi tìm bố cục cần phải có mảng to, nhỏ, mảng chính, phụ. Chú ý đến khoảng cách giữa các mảng hình.

+ Vẽ họa tiết.

- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về họa tiết trên các bài vẽ mẫu.

- gợi mở để HS lựa chọn cách sắp xếp họa tiết trang trí cho bài vẽ của mình.

- vẽ minh họa. Nhắc nhở HS khi vẽ họa tiết cần chú ý đến đường nét và sự ăn ý giữa họa tiết chính, họa tiết phụ.

+ Vẽ màu.

- cho HS nhận xét về màu sắc ở một số bài vẽ mẫu. Nhắc nhở HS lựa chọn gam màu nhẹ nhàng hay rực rỡ phải tùy thuộc vào mục đích. Nên dùng màu theo cảm xúc, tránh sử

-HS nghe giảng và quan sát theo hướng dẫn của GV và trả lời

- HS quan sát bài vẽ mẫu, nêu nhận xét cụ thể về cách sắp xếp các hình mảng.

- Quan sát GV vẽ minh họa cách bố cục bài vẽ.

- HS quan sát và nêu nhận xét về họa tiết trên các bài vẽ mẫu.

- HS lựa chọn cách sắp xếp họa tiết trang trí cho bài vẽ của mình.

- Quan sát GV vẽ minh họa cách vẽ họa tiết.

- HS nhận xét về màu sắc ở một số bài vẽ mẫu.

II. Cách trang trí hình vuông :

B1 – Kẻ trục và tìm bố cục.

B2 -Tìm hoạ tiết.

B3: Tìm và vẽ họa tiết

B4 - Vẽ màu

(5)

dụng quá nhiều màu. - Quan sát GV phân tích cách dùng màu theo cảm xúc và theo gam màu yêu thích.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết cách làm bài vẽ trang trí.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, quan sát, thực hành.

- Phương pháp: Trực quan, luyện tập - Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ

- Thời gian: 27phút

- Cách thức thực hiện: Dạy trong lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.

- quan sát và hướng dẫn thêm về bố cục, cách chọn và sắp xếp họa tiết.

- HS làm bài tập ca nhân

III. Bài tập.

- Trang trí hình vuông có cạnh 16 cm.

4. Đánh giá kết quả học tập:

- Mục tiêu:

+ HS trình bày nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục, hình vẽ, đường nét, màu sắc.

+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, biểu đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Thời gian: 3 phút

(6)

- Cách thức thực hiện: Dạy trong lớp

+ Gv để HS tự treo bài theo nhóm, hướng dẫn HS nhận xét bài của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục, hình vẽ, đường nét, màu sắc.

+ Gọi một vài HS nhận xét bài:

? Bài trang trí có cách sắp xếp đẹp đảm bảo những yêu cầu nào?

? Có những cách sắp xếp trang trí nào? Các bước làm bài trang trí cơ bản?

- HS trả lời.

+ Gv chốt kiến thức, động viên, xếp loại một số bài.

+ Nhận xét – kết luận.

5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút

- Bài tập về nhà: + Hoàn thành bài tập.

+ Sưu tầm và quan sát thêm một số đồ vật được trang trí hình vuông.

- Chuẩn bị bài mới: Đọc và xem trước bài 15: Vẽ theo mẫu – Mẫu có dangh hình trụ và hình cầu (T1).

V. RÚT KINH NGHIỆM:

- Nội dung:...

- Phương pháp: ...

- Thời gian: ...

Duyệt, ngày .... tháng ... năm 20 Tổ trưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán