• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2020

TOÁN

TIẾT 58: BẢNG CHIA 8 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu thuộc bảng chia 8.Vận dụng được trong giải toán có lời văn (có 1 phép chia 8).

- Rèn kỹ năng chia thành 8 phần bằng nhau và chia theo nhóm 8. Có kĩ năng giải các dạng toán có lời văn

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án điện tử - HS: Vở ô li, sgk

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

1. HĐ Mở đầu (3 phút):

- Trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới (10 phút)

- Gv gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm 8 chấm tròn

- Yêu cầu HS lập phép nhân

? Có 24 chấm tròn chia thành các nhóm mỗi nhóm có 8 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu nhóm như thế ?

- Gv tiến hành tương tự với các trường hợp còn lại

- Gv giúp HS hiểu có thể xây dựng bảng chia 8 từ bảng nhân 8

- HS tự hoàn thành bảng chia 8 - GV tổ chức cho HS học thuộc

                       

8 x 3 = 24 24 : 8 = 3 8 : 8 = 1 16 : 8 = 2 24 : 8 = 3 32 : 8 = 4 40 : 8 = 5 48 : 8= 6 56 : 8 = 7

(2)

64 : 8 = 8 72 : 8 = 9 80 : 8 = 10 3. HĐ Luyện tập – Thực hành (15 phút)

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nêu kết quả - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng + GV chốt bài làm đúng + Dưới lớp đọc bài làm + GV kiểm tra xác suất

? Dựa vào đâu để em hoàn thành được bài

Kết luận: Lưu ý vận dụng bảng chia 8 - HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nêu kết quả

- Gv ghi nhanh kết quả lên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng + GV chốt bài làm đúng + HS nêu cách làm + Dưới lớp đổi chéo vở

+ Yêu cầu nêu nhận xét về các phép tính trong một cột

Kết luận: Lưu ý mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia

Bài 1. Tính nhẩm

24 : 8 = 3 16 : 8 = 2 40 : 8 = 5 48 : 8 = 6 32 : 8 = 4 8 : 8 = 1 56 : 8 = 7 80 : 8 = 10 64 : 8 = 8 48 : 6 = 8 72 : 8 = 9 56 : 7 = 8

Bài 2. Tính nhẩm

8 x 5 = 40 8 x 4 = 32 40 : 8 = 5 32 : 8 = 4 40 : 5 = 8 32 : 4 = 8 8 x 6 = 48 8 x 3 = 24 48 : 8 = 6 24 : 8 = 3 48 : 6 = 8 24 : 3 = 8

- HS đọc đề bài

?Bài cho biết gì ?

? Bài hỏi gì ?

- GV tóm tắt lên bảng

- 1 Hs nhìn tóm tắt nêu lại bài toán - Hs làm bài vào vở-

- 1 HS làm trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét đúng sai

Bài 3 .

Tóm tắt Có : 32 m vải Cắt thành : 8 mảnh Mỗi mảnh : ... mét ?

Bài giải

Mỗi mảnh dài số mét là:

32 : 8 = 4 ( m ) Đáp số : 4 m

(3)

+ GV chốt bài làm đúng + Vì sao em lấy 32 : 8

+ Dưới lớp đổi chéo vở- Nhận xét + Nêu câu lời giải khác

Kết luận: Lưu ý cách đặt câu lời giải cho phù hợp

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7 phút)

- HS đọc đề bài

? Bài cho biết gì ? Hỏi gì?

- GV tóm tắt lên bảng

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng + GV chốt bài làm đúng + Giải thích cách làm bài

+ Dưới lớp đổi chéo vở – Nhận xét Kết luận: Lưu ý 2 dạng toán ở bài tập 3 và bài tập 4 (chia thành 8 phần bằng nhau và chia theo nhóm 8 )

* Củng cố, dặn dò

- HS học thuộc lòng bảng chia 8 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

- Nhận xét tiết học.

Bài 4 .

Tóm tắt Có : 32 m vải Mỗi mảnh : 8m Cú : ... mảnh?

Bài giải

Cắt được số mảnh vải là : 32 : 8 = 4 (mảnh) Đáp số: 4 mảnh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 12: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. SO SÁNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1). Tiếp tục học về cách so sánh (biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động). Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).

- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động trạng thái trong khổ thơ.

- Yêu thích môn học Tiếng Việt. Có thái độ kiên trì, nhẫn nại,.Vận dụng kiến thức tìm từ, đặt câu.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Phông chiếu viết sẵn bài tập 1; phiếu học tập bài tập 2.

(4)

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

1. HĐ Mở đầu (3 phút) - Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh hát: “Quê hương tươi đẹp”.

2. HĐ Luyện tâp - Thực hành (28 phút):

Bài 1.

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm bài vào vở bài tập - HS trả lời các câu hỏi của bài - HS nhận xét- bổ sung

*GV:Hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ, đây là cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động.

Bài 2.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS thảo luận nhóm đôi

- Đại diện các nhóm lên bảng báo cáo - HS nhận xét bài trên bảng

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

*GV: Những hoạt động được so sánh

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân trên cỏ.

a) Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thở trên ?

- Từ chỉ hoạt động : chạy, lăn

b) Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào ? - Hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động lăn của những hòn tơ nhỏ

Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau ?

a. Con trâu lông đen mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất Chân trâu đi = đập đất b. Cau cao, cao mãi Tàu vươn giữa trời Như tay ai vẫy Hứng làn mưa rơi

Tàu cây cau vươn = tay ai vẫy c. Xuồng con đậu quanh thuyền lơn giông như đàn lơn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc

(5)

với nhau phải có đặc điểm gần giống nhau hoặc giống nhau .So sánh hoạt động với hoạt động khiến câu văn thơ sống động và gợi tả hơn.

Bài 3.

- HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp tự làm vào vở

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:

Ai thông minh hơn, ai nhanh hơn?

+ Chơi làm tiếp sức

+ Mỗi đội 4 HS thi làm nối tiếp, đội nào nối đúng, nối nhanh đội đó thắng.

+ HS dưới lớp làm Ban giám khảo, nhận xét

- Vài HS đọc bài.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3 phút):

- Đặt câu với từ: Viết bài, chạy nhảy.

- Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình mình có sử dụng từ chỉ hoạt động, trạng thái.

* Củng cố, dặn dò - NX tiết học

vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí.

Xuồng con đậu quanh thuyền lớn = lợn con nằm quanh bụng mẹ

Húc húc vào mạn thuyền mẹ = đòi bú

Chọn từ ngữ thích hợp ở hai cột A và B để ghép thành câu:

- Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông

- Những chú vơi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả.

- Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh.

- Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên sông.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TIẾT 12: ÔN CHỮ HOA H I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng) viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng: Hải Vân... vịnh Hàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- Hiểu nghĩa của từ ứng dụng và câu ứng dụng.

- Cẩn thận, tỉ mỉ. Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

*GDBVMT:

- Giáo dục tình cảm quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

(6)

* Đồ dùng:

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa H, N, V viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ Mở đầu (3 phút)

- Nhận xét kết quả luyện chữ của học sinh trong tuần qua. Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh viết: Ông Gióng, Thọ Xương.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới(10 phút) Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận

xét:

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Hàm Nghi.

=> Hàm Nghi là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- H, N, V.

- 4 Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Viết bảng con: H, N, V.

- 2 chữ: Hàm Nghi.

- Chữ H, N, g, h cao 2 li rưỡi, chữ a, m,

(7)

- Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà.

+ Trong từ, câu ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho học sinh luyện viết bảng con.

i cao 1 li.

- Viết bảng con: Hàm Nghi.

- Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn.

3. HĐ Luyện tập – Thực hành (20 phút) Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa H.

+ 1 dòng chữa V, N.

+ 1 dòng tên riêng Hàm Nghi.

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm ( 2p)

* Củng Cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về địa danh, cảnh đẹp của quê hương, đất nước ta và luyện viết cho đẹp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

(8)

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: BÀI 29. CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC BÀI 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

A. BÀI 29: CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.

- Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.

- Yêu quê hương; có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Một số bì thư, điện thoại đồ chơi (cố định, di động).

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ Mở đầu(3 phút)

- HS hát và vận động bài: Em yêu trường em.

-Yêu cầu học sinh trình bày các sưu tầm về tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế.

-Nhận xét, đánh giá

-Giới thiệu bài: Khi em có người thân đi xa nhà, người ấy báo tin bình an cho gia đình biết bằng cách nào?

-Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không?- Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (10 phút) Hoạt động 1: Hoạt động ở bưu điện

-HS thảo luận nhóm 6, mỗi nhóm thảo luận và nêu:

+ Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh?

+ Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện.Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không?

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh là: gửi thư, gọi điện thoại, gửi bưu phẩm …

(9)

của nhóm mình.

- Nhận xét.

-Giáo viên giới thiệu: Ở bưu điện tỉnh còn có dịch vụ chuyển phát nhanh thư và bưu phẩm, ngoài ra còn có cả gửi tiền, gửi hàng hoá, điện hoa qua bưu điện.

*Kết luận:Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.

Hoạt động 2: Hoạt động phát thanh, truyền hình

- Các nhóm thảo luận câu hỏi:

?Nêu nhiệm vụ, ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình?

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

-Nhận xét

* Kết luận:

- Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước.

- Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế,…

3. HĐ Luyện tập, thực hành ( 5 p)

- HS đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng. Một vài học sinh đóng vai người gửi thư, quà.

-Một số học sinh khác chơi gọi điện thoại.

-Nhận xét.

*Kết luận: Nắm được các hoạt động thông tin liên lạc sẽ giúp chúng ta liên lạc và nắm bắt thông tin dễ dàng, thuận tiện hơn.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2 phút)

* Củng cố

- Gv nhận xét tiết học

- Hs thực hiện

- Hs thực hiện

- Hs thực hiện

- Tự liên hệ bản thân B. BÀI 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tên hoạt động nông nghiệp; biết được ích lợi của hoạt động nông nghiệp.

- Kể tên hoạt động nông nghiệp; nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.

- Yêu quê hương; có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. . NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL

(10)

nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Nội dung tích hợp:

*KNS:

-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

*GD BVMT:

- Biết các hoạt động nông nghiệp, ích lợi và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.

*TH QPAN:

- Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Hình vẽ trang 58, 59 sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ Mở đầu(3 phút)

- Hs hát và vận động theo bài: Ngày mùa.

- HS kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không?

- Giáo viên nhận xét.

-Kết nối nội dung bài: Chúng ta sống ở vùng nông thôn hay thành thị? Các em đã thấy gia đình mình nuôi những con vật gì?

Trồng những cây gì?

- Những hoạt động đó được gọi là hoạt động nông nghiệp. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về Hoạt động nông nghiệp. - Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (10 phút) Hoạt động1:

-HS thảo luận nhóm 6, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 58, 59 sách giáo khoa và thảo luận theo các gợi ý sau:

+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình?

+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?

- HS thực hiện

+ Ảnh 1: chụp người nông nhân đang chăm sóc cây cối, để không khí thêm trong lành.

+ Ảnh 2: chụp cảnh chăm sóc đàn cá – cung cấp cá cho con người làm thức ăn.

(11)

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như: trồng ngô, khoai, sắn, chè,…;

chăn nuôi trâu, bò, dê,…

*Kết luận:Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng … được gọi là hoạt động nông nghiệp.

Hoạt động 2:Thảo luận theo cặp

*Cách tiến hành:

-HS chia sẻ nhóm đôi: kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.

-2-3 cặp đôi chia sẻ trc lớp.

-Giáo viên nhận xét.

*Kết luận:Các hoạt động nông nghiệp rất đa dạng.

3. HĐ Luyện tập, thực hành ( 5 p)

- Hs làm việc nhóm 6: Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, yêu cầu mỗi nhóm dán tranh sưu tầm về hoạt động nông nghiệp và giới thiệu các bức tranh cho nhau nghe.

-Tổ chức triển lãm tranh: Các nhóm treo tranh xung quanh lớp và di chuyển tham quan, triển lãm các bức tranh. Mỗi nhóm cử 1 HS thuyết trình cho các bạn nghe.

-Giáo viên nhận xét chung và khen thưởng.

*Kết luận: Các hoạt động nông nghiệp rất đa dạng, phong phú.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2 phút)

* Củng cố

- Gv nhận xét tiết học

+ Ảnh 3: chụp cảnh gặt lúa – cung cấp cho con người thóc gạo để ăn.

+ Ảnh 4: chụp cảnh chăm sóc đàn lợn – cung cấp thức ăn cho con người.

+ Ảnh 5: chụp cảnh chăm sóc đàn gà – cung cấp thức ăn cho con người.

- Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…

- Hs thực hiện

- Ghi nhớ bài học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

(12)

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 12: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp. Học sinh có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường việc lớp. Ủng hộ, noi gương theo những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

- Thực hiện một cách tích cực, nhiệt tình, hoàn thành tốt các việc của lớp, của trường như: trực nhật, lao động ....

- Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng. Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo).

- Học sinh: VBT Đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

1. HĐ Mở đầu (5 phút):

- Hát bài: Em yêu trường em.

+ Bài hát nói lên điều gì?

- Nhận xét – kết nối bài học - Giới thiệu bài mới – ghi bài

2. HĐ Hình thành kiến thức mới + Luyện tập thực hành: 25 phút

* Hoạt động 1. Xem xét công việc

- Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các thành viên trong tổ.

- Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp

*GVKL: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để hiểu rõ thêm về điều này, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài:

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện các tổ báo cáo, nhận xét các đội viên, thành viên của nhóm mình.

(13)

“Tích cực tham gia việc lớp, việc trường”.

* Hoạt động 2: Nhận xét tình huống.

- Đưa ra tình huống: Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèn những lý do giải thích phù hợp.

+ Tình huống: Lớp 3A đang dọn dẹp khu vực vườn trường. Mỗi tổ được giao một nhiệm vụ khác nhau. Tổ của Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa.

Lan chỉ nhổ vội mấy đám cỏ quanh vườn rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ.

+ Lan làm như thế có được không? Vì

sao?

- Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng.

*GVKL: Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập gắn bó với em nên cần phải tích cực tham gia các việc lớp, việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng.

*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.

- Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Nội dung:

a) Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay.

b) Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự đợt thi báo tường mừng ngày 8/3 ở trường.

c) Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ, riêng Nam cố nhắc mấy lần mà vẫn

- Làm việc cá nhân, tương tác với các bạn trong nhóm, chia sẻ trước lớp.

Nhóm 1: Lan làm như thế cũng đượ.

Có thể là Lan mệt thật, Lan cần nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Nhóm 2: Lan làm như thế là không đúng. Đây là việc chung của lớp, Lan nên cùng các bạn tham gia.

Nếu chỉ hơi mệt, Lan có thể một chút rồi lại ra làm vì công việc được giao cũng không quá mệt nhọc.

+ Đúng, không chỉ hoàn thành các công việc của mình, Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng kết thúc công việc.

+ Đúng, tuy bị mệt, Thơ vẫn cố gắng tham gia để lớp hoàn thành tốt công việc.

+ Sai, nam vừa không có ý thức giúp đỡ các bạn vùng lũ, vừa không có ý thức tham gia vào việc làm chung

(14)

quên.

d) Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo, Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng.

đ) Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, giành nhiều điểm 9,10 để kính tặng các thầy cô nhân ngày 20/11.

- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.

*GVKL: Để tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường, các emcó thể tham gia vào nhiều hoạt động như: lao động, hoạt động học tập, vui chơi tập thể...

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm (8 phút ) - Học sinh hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

- Tự đánh giá bản thân mình về việc thực hiện nội quy của trường của lớp.

* Củng cố, dặn dò:

GV tổng kết.

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Tiết 2).

mà lớp, trường phát động.

+ Sai, đang là giờ học, lại là yêu cầu thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho bài học mà Hùng và Tuấn lại không tham gia.

+ Đúng, các bạn làm thế sẽ làm cho các thầy cô vui lòng, phong trào học tập của lớp sẽ phát triển tốt.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.

- Hs thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021 Toán

TIẾT 59: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thuộc bảng chia 8 và vận dụng vào trong giải toán (có 1 phép chia 8) - Rèn kỹ năng nhân nhẩm và giải toán có lời văn.

(15)

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:

- GV: Giáo án điện tử - HS: vở ô li, sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAỴ HỌC CHỦ YẾU :

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

1. HĐ Mở đầu (5 phút):

- Trò chơi: Đố bạn: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả:

8x8 72:8

32:4 8x6

40:8 56:8 - Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng 2. HĐ Luyện tập – Thực hành

(20 phút)

- Đọc yêu cầu bài 1.

- HD: Dựa vào các bảng nhân chia đã học hoàn thành bài tập.

- Lớp làm bài vào vở -1 hs lên bảng làm bài - Chữa bài:

+ Nhận xét bài trên bảng + GV chốt bài làm đúng + Nêu cách làm bài

+Hs đối chiếu với bài trên bảng

? Em có nhận xét gì về hai phép tính ở mỗi cột?

Kết luận: Củng cố bảng nhân chia 8 - HS đọc yêu cầu bài tập.

- Dựa vào kiến thức nào để làm bài?

- Yêu cầu HS làm bài.

- 1hs lên bảng làm bài - Chữa bài.

+ Nhận xét bài trên bảng + GV chốt bài làm đúng

Bài 1: Tính nhẩm:

a) 8 x 6 = 48 ; 8 x 7 = 56 ; 8 x 8 = 64 48 : 8 = 6 ; 56 : 8 = 7 ; 64 : 8 = 8 b) 16 : 8 = 2 ; 24 : 8 = 3 ; 32 : 8 = 4 16 : 2 = 8 ; 24 : 3 = 8 ; 32 : 4 = 8

Bài 2: Tính nhẩm:

32 : 8 = 4 ; 24 : 8 = 3 ; 40 : 5 = 8 ...

42 : 7 = 6 ; 36 : 6 = 6 ; 48 : 8 = 6 ...

(16)

+ Nêu cách làm bài

+ Lớp đổi chéo vở kiểm tra bài

* Kết luận: Bài củng cố các bảng chia 5, 6, 7, 8.

- Hs đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

- Gv tóm tăt bài toán lên bảng - HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

+ Muốn tìm số con thỏ mỗi chuồng ta phải biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- 1hs lên bảng làm bài - Chữa bài:

+ Nhận xét đúng, sai + GV chốt bài làm đúng

+Nêu cách tìm số con thỏ mỗi chuồng?

?Bài toán thuộc dạng toán gì?

* Kết luận: Củng cố cách giải toán bằng hai phép tính liên quan đến bảng chia 8

Bài 3:

Tóm tắt:

Có : 42 con thỏ Bán : 10 con thỏ.

Còn lại chia đều: 8 chuồng.

Mỗi chuồng : … con thỏ?

Bài giải :

Số con thỏ sau khi bán đi còn lại là:

42 - 10 = 32 ( con)

Số con thỏ trong mỗi chuồng là:

32 : 8 = 4 (con)

Đáp số: 4 con thỏ.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm (10 phút) - Đọc yêu cầu bài tập.

+ Em hiểu 1

8 số ô vuông nghĩa là gì?

(Ta chia số ô vuông trong mỗi hình thành 8 phần bằng nhau thì được số ô vuông của 1phần)

a) Đếm số ô vuông trong mỗi hình, tìm số ô vuông trong mỗi hình đó.

b) Hướng dẫn tương tự.

- Yêu cầu HS tự làm.

- Chữa bài.

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + GV chốt bài làm đúng

+ Nêu cách làm bài + HS đối chiếu bài

Bài 4: Tìm 1

8 số ô vuông của mỗi hình:

a, b)

a) Có 16 ô vuông.

1

8 của 16 ô vuông là:

16 : 8 = 2 (ô vuông) b) Có 24 ô vuông.

(17)

* Kết luận: Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1số.

* Củng cố, dặn dò:

?Bài hôm nay ôn lại những kiến thức nào?

- Chuẩn bị bài sau: So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.

- Nhận xét tiết học.

1

8 của 24 ô vuông là:

24 : 8 = 3 (ô vuông)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

TIẾNG VIỆT: CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT):

TIẾT 24: CẢNH ĐẸP NON SÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất.

- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước; thuộc 2-3 câu ca dao trong bài.

- Có thái độ kiên trì, nhẫn nại, yêu thích môn học Tiếng Việt. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. Hoàn thành nhiệm vụ được giao

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* Đồ dùng:

- Giáo viên: Ứng dụng viết nội dung bài tập 2.

- Học sinh: Vở, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút):

- Kết nối kiến thức.

- Hát: “Quê hương tươi đẹp”.

- Nêu nội dung bài hát.

- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: Một số học sinh thi

(18)

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

tìm và viết tiếng có chứa âm đầu là ch/tr.

- Mở sách giáo khoa.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 10 phút ) a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

- Giáo viên đọc 4 câu ca dao một lượt.

+ Các câu ca dao đều nói lên điều gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài chính tả có những tên riêng nào?

+ 3 câu ca dao thể lục bát được trình bày thế nào?

+ Câu ca dao 7 chữ được trình bày thế nào?

+ Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa?

+ Giữa hai câu ca dao ta viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- Các câu ca dao đều ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta.

- Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.

- Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 1 ô. Dòng 8 chữ sát lề ô vở.

- Cả hai chữ đầu mỗi dòng đều cách lề 1 ô.

- Bắt đầu viết vào ô thứ ba.

- Những tên riêng trong bài: Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.

- Giữa hai câu ca dao để cách ra 1 dòng.

- Học sinh nêu các từ: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh, nước chảy,...

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành ( 20 phút ) - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề

cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu của mỗi câu thơ 6 chữ viết hoa lùi vào 2 ô. Chữ đầu của mỗi câu thơ 8 chữ viết hoa lùi vào 1 ô..., quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh;

ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

(19)

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại bài viết cho các bạn soát bài.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

Bài 2:

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2a.

- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân- chia sẻ cặp đôi- chia sẻ trước lớp

- Mời hs nêu kết quả bài làm.

- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2b.

- HS làm việc cá nhân- chia sẻ trước lớp - HS nêu kết quả bài làm

- Giáo viên nhận xét bài làm tuyên dương học sinh, chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

*Gv lưu ý cho học sinh khi đọc viết ch/tr: chuối, chữa, trông, trâu.

- Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/

tr có nghĩa …

Đáp án: Cây chuối – chữa bệnh – trông

- Gọi 2 học sinh đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh.

- Tìm từ chứa tiếng có vần at hoặc ăc có nghĩa …

Đáp án: vác – khát – thác - Đọc lại kết quả đúng.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( 2 phút )

* Củng cố, dặn dò:

- Gv nhận xét giờ học.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.

- Sưu tầm các câu thơ, ca dao, lục bát hoặc bài hát nói về quê hương đất nước và tự luyện viết cho đẹp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 31: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được lợi ích của hoạt động công nghiệp, thương mại

- Kể tên hoạt động công nghiệp, thương mại. Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.

(20)

- Yêu quê hương; có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Nội dung tích hợp: *KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

*GD BVMT:

- Biết các hoạt động công nghiệp, ích lợi và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Các hình trang 60, 61 trong sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ Mở đầu (3 phút)

- HS hát và vận động bài: “Quê hương tươi đẹp”.

+ Hãy kể tên các hoạt động nông nghiệp mà em biết?

+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới:Em có biết giấy, bút các em viết hay những đồ dùng khác như: kéo, compa, keo, bút màu…

các em sử dụng có từ đâu và đến tay chúng ta như thế nào không? Đó là nhờ hoạt động công nghiệp chế tạo ra, để đến được tay chúng ta nhà sản xuất không thể trực tiếp cung cấp cho tất cả mọi người được mà phải nhờ một thành phần khác phân phối, đó là thương mại. Vậy hoạt động công nghiệp và thương mại là ntn xin mời các em tìm hiểu bài: Hoạt động công nghiệp thương mại.- Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới(20 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động công nghiệp:

- HS thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.

- Hs thực hiện

- Khai thác than, khoáng sản, xây dựng, cơ khí…

(21)

- 1-2 cặp chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu thêm một số hoạt động như : khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, … đều gọi là hoạt động công nghiệp.

Hoạt động 2: Lợi ích của các hoạt động công nghiệp:

- HS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm quan sát 3 bức ảnh trong sách giáo khoa và nêu tên một hoạt động, lợi ích đã quan sát trong hình.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó.

*Kết luận:Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt .. gọi là hoạt động công nghiệp.

Hoạt động 3: Kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.

- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu trong SGK theo gợi ý :

? Những hoạt động mua bán như trong hình 4, 5 trang 61 sách giáo khoa được gọi là hoạt động gì?

? Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?

? Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

*Kết luận:Các hoạt động mua bán được.

3. HĐ Luyện tập, thực hành: 10 phút Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.

+ Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy … + Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt …

+ Dệt cung cấp vải, lụa …

- Hs thực hiện

(22)

- Giáo viên đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một người bán, một số người mua.

- Một vài học sinh đóng vai.

- Nhận xét.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5 phút):

- Ghi nhớ các kiến thức của bài

* Củng cố

- Gv nhận xét tiết học - Hs thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2021 Toán

TIẾT 60: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN I. YÊU CẦU CẦN DẠT

- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- GV: giáo án điện tử - HS: vở ô li, sgk toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. HĐ Mở đầu (5 phút)

- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

32 : 8 =? 48 : 8=?

24 : 8 =? 80: 8 =?

40 : 8 =? 72 : 8 =?

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

Hương dẫn cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn

a, Bài toán 1 - GV nêu bài toán.

Bài toán 1: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, Đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn

(23)

- 2 HS đọc lại bài toán.

? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ

đoạn thẳng.

? Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần đoạn thẳng AB? Nêu cách làm?

? Vậy độ dài đoạn thẳng AB bằng 1 phần mấy đoạn thẳng CD?

? Vậy muốn tính độ dài đoạn thẳng AB bằng 1 phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như thế nào?

- 2 -3 HS nhắc lại.

b, Bài toán 2

- HS đọc bài toán và phân tích.

? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

? Nhìn vào sơ đồ em thấy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?

? Vậy tìm tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ em làm ntn?

- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách làm.

- Chữa bài:

+ Đọc bài giải và nhận xét Đ - S?

+ Giải thích cách làm?

? Hai bài toán trên có dạng như thế nào?

? Vậy muốn tìm số bé bằng 1 phần mấy số lớn ta thực hiện qua những

thẳng AB bằng một phần mấy đoạn thẳng CD?

Tóm tắt A 2cm B

|---|

|---|---|---|

C 6cm D 6 : 2 = 3 ( lần )

- Độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB.

- Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.

- Thực hiện chia độ dài đoạn thẳng CD cho độ dài đoạn thẳng AB :

6 : 2 = 3 ( lần )

==> Vậy độ dài đoạn thẳng AB bằng 1 phần 3 độ dài đoạn thẳng CD.

Bài toán 2:

Tóm tắt 30 tuổi

Mẹ : |---|---|---|---|---|

Con: |---|

6 tuổi

Bài giải

Tuổi mẹ gấp số lần tuổi con là:

30 : 6 = 5 ( lần)

Vậy tuổi con bằng 1 phần 5 tuổi mẹ.

Đáp số: 1/5

- Hai bài toán trên có dạng so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.

- Bước 1: Tìm số lớn gấp mấy lần số bé.

- Bước 2: Tìm số bé bằng 1 phần mấy số lớn dựa vào kết quả của bước 1.

(24)

bước nào?

GV kết luận : Tìm số bé bằng 1 phần mấy số lớn trước tiên ta tìm số lớn gấp bao nhiêu lần số bé thì số bé sẽ bằng 1 phần bấy nhiêu của số lớn.

- 1 số HS nhắc lại.

-

3. HĐ Luyện tập, thực hành (12 phút):

- HS đọc yêu cầu của bài.

H. Bài tập yêu cầu gì?

- 1 số HS nêu kết quả miệng và.

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- Giải thích cách làm?

- Kiểm tra bài của HS

* Kết luận: Tìm số bé bằng 1 phần mấy số lớn, ta tìm số lớn gấp mấy lần số bé rồi kết luận số bé bằng 1 phần bấy nhiêu số lớn.

- HS đọc yêu cầu của bài.

? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

- Đọc bài giải, nhận xét Đ - S?

? Giải thích cách làm?

? NX câu lời giải

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài.

- Một số HS đọc bài giải.

* Kết luận: Lưu ý HS áp dụng cách so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn để giải bài toán.

Bài 1: Viết vào ô trống ( theo mẫu) Số

lớn

Số bé

Số lớn gấp mấy lần số bé

Số bé bằng 1 phần mấy số lớn

8 2 4 1/4

6 3 2 1/2

10 2 5 1/5

Bài 2: Tóm tắt Ngăn trên : 6 quyển sách Ngăn dưới : 24 quyển sácch

Số sách ngăn trên bằng 1 phần mấy số sách ngăn dưới?

Bài giải

Số sách ngăn trên gấp số sách ngăn dưới số lần là :

24 : 6 = 4 ( lần )

Số sách ngăn dưới bằng 1/ 4 số sách ngăn trên là :

Đáp số: 1/4

4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút) Gv đưa ra một số hình vuông

- HS đọc yêu cầu của bài.

? Bài tập yêu cầu gì?

- Nhận xét Đ - S ? - Giải thích cách làm?

(25)

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.

* Kết luận: Đếm số hình vuông màu xanh và số hình vuông màu trắng rồi sau đó thực hiện theo các bước so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn để ...

*Củng cố, dặn dò

? Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm như thế nào?

-Nhận xét giờ học

-Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau

- Kiểm tra bài của HS.

- B1: Tìm số lớn gấp mấy lần số bộ.

-B2: Trả lời: số bộ bằng 1phần mấy số lớn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT: TẬP LÀM VĂN

TIẾT 12: NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó.

- Viết những điều đã nói thành một đoạn văn ngắn.

- Yêu cảnh đẹp quê hương đất nước. Có thái độ hứng thú trong các giờ học

* GDKNS:

- Tư duy sáng tạo.

- Tìm kiếm và xử lí thông tin.

*GDBVMT:

- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: Ảnh biển Phan Thiết trong sách giáo khoa. Tranh ảnh về cảnh đất nước.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu (5 phút) - Hát bài: “Quê hương tươi đẹp”.

(26)

- Gọi 2 học sinh nói về quê hương hoặc nơi em đang ở.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Nêu nội dung bài hát.

2. HĐ Luyện tập - Thực hành: (25 phút) Bài tập 1

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- GV kiểm tra phần chuẩn bị tranh của HS

- 1 HS đọc phần gợi ý viết trên bảng phụ.

- GV nhắc nhở HS có thể nói theo gợi ý - 1 HS làm mẫu nói về bức ảnh chụp cảnh ở Phan Thiết

- HS tập nói theo cặp - Vài HS thi nói trước lớp - Cả lớp nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi HS biết nói đủ ý và hay

*GV: nói cho HS nghe về cảnh bãi biển Phan Thiết.

Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu của bài.

- H. Bài tập yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn HS viết những điều vừa nói thành 1 đoạn văn ngắn.

- Lưu ý: Hướng dẫn HS nói về cảnh đẹp của vịnh Hạ Long

- Gọi 4 HS trình bày trước lớp.

- HS - GV nhận xét, sửa sai về lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu.

KNS: Có Tư duy sáng tạo. Biết Tìm kiếm và xử lí thông tin để viết bài văn về cảnh đẹp đất nước.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm (5 phút) - Nói về quê hương.

- Thực hành viết một bức thư giới thiệu về cảnh đẹp ở quê hương mình cho một bạn ở nơi khác để bạn hiểu hơn về quê

Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu

Bài làm

Em đang cầm trên tay bức ảnh chụp cảnh biển Hạ Long.Bao trùm lên cả bức tranh là màu xanh nhiều sắc độ của biển, của cây cối, núi non.Xen lẫn giữa những màu xanh ấy là màu trắng bạc của sóng nước, màu trắng ngà của bãi cát ven bờ, màu vàng sậm của những nhà nghỉ cao tầng ven biển. Nổi bật giữa những sắc màu ấy là sắc màu rực rỡ của một chiếc dù đang bay lượn giữa khoảng không. ở đây núi và biển liền kề trông thật đẹp. Ngắm bức tranh em càng thêm tự hàovì đất nước mình thật nhiều cảnh đẹp.

- Hs thực hiện

(27)

hương của mình.

* Củng cố, dặn dò.

- Nhận xét tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 32: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết một số đặc điểm của làng quê hoặc

- Biết liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương - Yêu quê hương; có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nội dung tích hợp: *KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Tư duy sáng tạo.

*GD BVMT:

- Nhận ra sự khác biệt giữa mơi trường sống ở làng quê và mơi trường sống ở đô thị.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Hình vẽ trang 62, 63 sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. 1. HĐ Mở đầu (5 phút)

- Hs hát và vận động theo bài: Cùng múa hát dưới trăng.

+ Hãy nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp?

+ Kể tên một số chợ, siêu thị mà em biết. Ở đó, người ta mua bán những gì?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (20 phút)

Hoạt động1:Phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.

- Hs thực hiện

Làng quê Đô thị Phong

cảnh

Nhiều cây cối, ruộng

vườn

Chật hẹp, ít cây cối

(28)

- HS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm quan sát các hình trang 62, 63 sách giáo khoa và thảo luận, nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

*Kết luận:Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,…;

xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,…; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,…; nhà ở tập trung san sẻ đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại.

Hoạt động 2: Những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.

- HS thảo luận nhóm 4, căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên nhận xét.

*Kết luận:Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,…

Ở đô thị, người dân thường đi làm trong

Nhà cửa Nhà mái ngói có vườn cây nuôi động

vật

Nhà cao tầng không

có vườn cây nuôi động vật Đường

Đường làng, bờ

ruộng

Đường bê tông, lát

gạch, đường

nhựa Hoạt

động giao thông

Chủ yếu là đi bộ, ít

xe cộ chỉ có xe bò, máy cày, xe đạp

Nhiều xe cộ, nhất là

xe máy, nhiều khi tắc đường.

Hoạt động sinh sống chủ yếu

của nhân

dân.

Làm ruộng, trồng rau,

nuôi lợn, gà

Làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, bán hàng

Nghề nghiệp ở làng quê

Nghề nghiệp ở đô thị Trồng trọt, làm

ruộng, chăn nuôi, đánh cá, làm các nghề thủ

công …

Buôn bán, xây dựng, kĩ sư xây

dựng, kĩ thuật viên …

(29)

các công sở, cửa hàng, nhà máy, …

* GDKNS:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin:

So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.

- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.

*GDMT: Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.

3. HĐ Luyện tập, thực hành ( 10 phút )

- Giáo viên nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em.

- HS vẽ tranh giới thiệu bất kì một phong cảnh nào nơi em sinh sống và nghề nghiệp đặc trưng ở làng quê mình

- Giáo viên gợi ý: Vẽ cảnh gì? Ở đâu?

Nơi đó có những ai, những nhân vật nào? Con người ở đó làm nghề gì?

- HS thảo luận nhóm 4: trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.

- Giáo viên nhận xét.

4. HĐ v n d ng, tr i nghi m(3ậ phút)

- Ghi nhớ các kiến thức của bài học.

*Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

=>Xem trước bài sau.

- Hs thực hiện

- Hs thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2021 Toán:

TIẾT 61: LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(30)

- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính).

- Biết vận dụng kỹ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn vào giải toán có lời văn.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: 4 hình tam giác bằng nhau,bảng phụ - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết.

. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

1. HĐ Mở đầu (5 phút)

- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số”:

Giáo viên đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:

8 gấp mấy lần 2?

2 bằng một phần mấy 8?

10 gấp mấy lần 2?

2 bằng một phần mấy 10?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ Luyện tập, thực hành (30 phút) - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập

- 1 HS lên bảng làm bài - Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

H: Giải thích cách làm?

+ Kiểm tra bài của HS.

+ Đổi chéo vở kiểm tra

H: So sánh: số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn? Số bé bằng 1 phần mấy số lớn ta làm ntn?

* Kết luận: So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn dựa vào việc so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

- HS nêu yêu cầu của bài

? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi

Bài 1: Viết vào ô trống ( theo mẫu).

Số lớn 12 18 32 35 70

Số bộ 3 6 4 7 7

SL gấp mấy

lần SB? 4 3 8 5 10

SB bằng một phần mấy SL? 4

1 3

1 1

5 1 5

1 10

(31)

gì?

- Gv tóm tắt lên bảng

- HS nhìn tóm tắt đọc bài toán - 1 HS lên bảng làm bài

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

+ Nêu cách giải bài toán?

- HS đổi chéo bài kiểm tra.

* Kết luận: Bài toán giải bằng 2 phép tính có liên quan đến cách tìm số nhiều hơn và so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

- HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Gv tóm tắt lên bảng

- HS nhìn tóm tắt đọc bài toán - 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+Đọc bài giải, nhận xét Đ - S + Nêu cách giải?

+ Bài toán có liên quan đến dạng toán nào?

+HS tự kiểm tra bài của mình

* Kết luận::Lưu ý HS cách giải bài toán bằng 2 phép tính bằng 2 phép tính có liên quan đến dạng toán tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số 3.HĐ V n d ng, tr iậ nghi mệ (5phút):

? Nêu lại cách so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn?

* Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm bài trong VBT

Bài 2:

Tóm tắt Có : 4 con trâu

Bò nhiều hơn trâu :28 con.

Số trâu bằng 1 phần mấy số bò?

Bài giải

Số con bò gấp số con trâu một số lần là 28 : 4 = 7 ( lần )

Vậy số con trâu bằng 1/7 số con bò.

Đáp số : 1/7

Bài 3:

Tóm tắt

Có : 48 con vịt.

Dưới ao : 1

8 số vịt đó.

Trên bờ : … con vịt?

Bài giải

Số con vịt dưới ao là : 48 : 8 = 6 ( con ) Trên bờ có số con vịt là :

48 – 6 = 42 ( con )

Đáp số : 42 con vịt + Ta tìm số lớn gấp mấy lần số bé

+ Trả lời số bộ bằng một phần mấy số lớn

IV. ĐI U CH NH SAU BÀI D Y:

...

...

TIẾNG VIỆT: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)

(32)

TIẾT 37+38: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nghĩa của một số từ: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, Sao Rua, mạnh hung, Người Thượng...Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân pháp.

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Đọc trôi chảy toàn bài, đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ,...).

Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Bước đầu thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. Kể lại được một đoạn của câu chuyện

- Chăm chỉ, trách nhiệm. Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự chủ, tự học.

- Giáo dục HS tự hào, biết ơn các anh hùng của đất nước.

*Giáo dục an ninh quốc phòng: Ca ngợi tinh thần chiến đấu, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam.

*Giáo dục và học tập theo tấm gương đạo đức HCM

*Giáo dục bảo vệ môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:giáo án điện tử, Tranh ảnh minh họa phần giới thiệu bài-Tập đọc. Tranh kể chuyện

2. Học sinh: sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Đọc bài “Cảnh đẹp non sông” và trả lời câu hỏi:

? Kể những cảnh đẹp của Hà nội, Nghệ An, Đà Nẵng?

+ Hà Nội có cảnh đẹp Hồ Tây, Nghệ An có cảnh non xanh nước biếc. Đà Nẵng có thắng cảnh nổi tiếng là đèo Hải Vân.

? Theo em ai là người tô điểm cho non sông ngày một tươi đẹp hơn?

+ Tổ tiên, ông bà ta ngày xưa và con cháu ngày nay đã tạo dựng và tô điểm cho đất nước càng ngày tươi đẹp.

- HS nhận xét

- Hs thực hiện

(33)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài - Yêu cầu HS xem ảnh anh hùng Đinh Núp.

2. HĐ Hình thành ki n th c m i +ế ứ ớ HĐ Luy n t p, th c hành (45ệ ậ ự phút)

+ Luy n đ c

a. GV đọc diễn cảm toàn bài:

- GV đọc mẫu toàn bài - GV nêu giọng đọc - HS lắng nghe

b.Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ:

Đọc từng câu:

- Lần 1: GV sửa miệng.

- Lần 2: Ghi bảng, sửa các từ ngữ dễ phát âm sai:

-HS đọc các từ ngữ đó Đọc từng đoạn trước lớp:

- Đọc lần 1: GV sửa phát âm. Hướng dẫn ngắt câu văn dài

- Đọc lần 2: kết hợp giải nghĩa từ.

- Hiểu nghĩa các từ được chú giải SGK.

- Giải nghĩa thêm:

+ Kêu: (gọi, mời) + Coi: (xem, nhìn)

Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV nêu yêu cầu đọc nhóm.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.

- HS nhận xét theo các tiêu chí - GV nhận xét

- Giọng đọc: giọng đọc chậm rãi.

-Từ ngữ dễ phát âm sai:book Pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, giỏi lắm, làm rẫy …

+ Câu: “Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ/

đoàn kết đánh giặc, làm rẫy/ giỏi lắm.”

-Tiêu chí:

+ Đọc to, rõ ràng + Ngắt nghỉ đúng

(34)

+ Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- HS đọc đoạn 1; 2.

? Anh Núp được cử đi đâu?

? Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?

? Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?

* Vì lãnh đạo dân làng Kông Hoa lập được nhiều chiến công nên anh Núp được cử đi dự Đại hội thi đua. Lúc về, Núp đã kể những chuyện gì ở Đại kội cho lũ làng nghe, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.

- HS đọc phần cuối đoạn 2 (từ cán bộ nói ….đúng đấy) và trả lời câu hỏi:

? Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì?

? Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?

? Cán bộ nói gì với dân là

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2/ Đâu là những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bạn bè, người thân mà em biết..

- Cho trẻ tự nhận xét các bạn trong: nhóm những bạn làm được nhiều việc tốt, nhóm những bạn làm được 1 – 2 việc tốt, nhóm những bạn mắc lỗi nhưng đã biết

2/ Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và bày tỏ thái độ của mình ( tán thành, phân vân hoặc không tán thành).. a/ Trẻ em có quyền mong

d) Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng..

Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, trong khóa luận “ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc thực hiện hợp đồng

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Trao đổi với các bạn trong lớp về tính cách của các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện... Nhận xét ,

- A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông1. Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải