• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

NS: 26/ 10 / 2020

NG: 02/ 11 / 2020 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020

TOÁN

TIẾT 41: LÍT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với biểu tượng dung tích ( sức chứa )

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít.Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết, tên gọi và kí hiệu của lít ( l )

- Biết thực hiện phép tính cồng trừ các số đo theo đơn vị là lít.

2. Kĩ năng: Làm tính, giải toán với các số đo đơn vị là lít thành thạo 3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Ca 1 lít, chai 1 lít, bính nước, cốc thủy tinh to, nhỏ khác nhau, bảng phụ viết BT 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài:

+ HS 1: Đặt tính rồi tính:

37 + 63; 18 + 82;

+ HS 2: Tính nhẩm:

10 + 90; 30 + 70.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 2’)

- Đưa ra cốc nước thuỷ tinh: hỏi học sinh xem các em có biết trong cốc có bao nhiêu nước không?

- Để biết được trong cốc nước có bao nhiêu nước, hay trong 1 cái can có bao nhiêu dầu (mắm, sữa...) người ta dùng đơn vị đo là: lít.

- Ghi bài lên bảng.

2. HD tìm hiểu bài

a. Nhận xét mức nước: Nhiều (nước) hơn và ít (nước) hơn. ( 3’)

- Cho HS quan sát 1 cốc nước và 1 bình nước. Y/c nhận xét về mức nước.

- Cho HS quan sát 1 ca nước và 1 can nước. Y/c nhận xét về mức nước.

b. Giới thiệu lít. ( 7’)

- Để biết trong cốc, bình, ca, can có bao nhiêu nước; cốc ít hơn ca bao nhiêu

- Học sinh làm.

- Dưới lớp làm vở nháp - HS khác nhận xét bài bạn.

- Học sinh nghe, quan sát.

- 3 HS nhắc lại tên bài

- Cốc có ít nước hơn bình nước, bình nước có nhiều hơn cốc nước.

- Can đựng được nhiều nước hơn ca.

Ca nước đựng được ít nước hơn can

(2)

nước... ta dùng đơn vị đo là lít - viết tắt là l.

- Giáo viên viết lên bảng: lít - l và yêu cầu học sinh đọc.

- Đưa ra một túi sữa (1l) yêu cầu học sinh đọc số ghi trên bao bì để trả lời trong túi có bao nhiêu sữa.

- Đưa ra 1 chiếc ca (đựng nước 1l) đổ sữa trong túi vào ca và hỏi ca chứa được mấy lít sữa.

- Đưa ra 1 chiếc can có vạch chia. Rót nước vào can dần theo từng vạch và yêu cầu học sinh đọc mức nước có trong can c. Thực hành: ( 20’)

Bài 1: Đọc viết theo mẫu - Gọi đọc yêu cầu

- Hướng dẫn học sinh làm: Các con muốn đọc và viết được bài 1 con phải nhìn vào ở can, ca, cốc, xô ghi bao nhiêu lít.

- Y/c làm bài cá nhân

- Gọi học sinh đọc bài làm.

- Gọi HS khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

Bài 2: Tính (theo mẫu) - Gọi đọc yêu cầu bài.

- Hỏi: Bài toán yêu cầu gì?

- Yêu cầu nhận xét về các số trong bài.

- Viết lên bảng: 9l + 8l = 17l và yêu cầu học sinh đọc phép tính.

- Hỏi: Tại sao 9l + 8l = 17l?

- Yêu cầu nêu cách thực hiện phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị là l - Yêu cầu học sinh tự làm vào vở - Gọi HS làm bảng lớp

- Nhận xét và chữa bài Bài 3: Còn bao nhiêu lít?

- Đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh phần a và hỏi:

- HS đọc cá nhân, tổ, lớp

- Học sinh quan sát và nhận biết.

- Ca chứa được 1 lít sữa.

- HS trả lời theo mực nước

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS lắng nghe, kết hợp quan sát sách

- Học sinh làm bài vào vở.

10l – mười lít, 2l – hai lít , 5l – năm lít

- Học sinh đọc bài làm.

- HS khác nhận xét.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Tính theo mẫu.

- Là các số đo thể tích có đơn vị là lít.

- 9 lít cộng 8 lít bằng 17 lít

- Vì 9+ 8 = 17

- Thực hiện phép tính với các số chỉ số đo, ghi kết quả rồi ghi tên đơn vị vào sau kết quả.

- Học sinh làm bài vào vở - 1 Hs làm bảng lớp.

a) 9l + 8l = 17l 15l + 5l =20l b)17l – 6l = 11l 18l – 5l = 13l - 1 HS đọc, lớp đọc thầm

(3)

- Trong can đựng bao nhiêu lít nước?

- Chiếc xô đựng bao nhiêu lít nước?

- Nêu bài toán: Trong can có 18l nước.

Đổ nước trong can vào xô 5l. Hỏi trong can còn bao nhiêu lít nước?

- Muốn biết trong can còn bao nhiêu lít nước ta làm thế nào?

- Yêu cầu học sinh đọc phép tính.

- Phần b, c làm tương tự.

- Y/c làm bài cá nhân.

- Gọi nhận xét

- GV nhận xét – chốt kiến thức.

Bài 4:

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết cả hai lần cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít nước mắm ta cần biết gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS làm bảng lớp.

- Gọi nhận xét

- GV nhận xét – chốt lời giải đúng.

3.Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- Trong can đựng 18 lít nước.

- Xô đựng 5 lít nước.

- HS lắng nghe

- Lấy 18l – 5l = 13l

- Hs nêu phép tính tương ứng.

Mẫu: 18l – 5l = 13l

- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm bảng phụ.

10l - 2l = 8l 20l - 10l = 10l - HS khác nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Lần đầu cửa hàng bán được 12l, lần sau bán được 15 l nước mắm.

- Cả 2 lần bán được bao nhiêu lít nước mắm?

- Ta cần biết được lần đầu và lần sau bán được bao nhiêu lít

- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm.

Bài giải

Cả hai lần cửa hàng bán được số lít nước mắm là:

12 + 15 = 27(l) Đáp số: 27l - Hs dưới lớp nhận xét bài bạn

- Học sinh nghe và thực hiện.

TẬP ĐỌC

TIẾT 25: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn lại bảng chữ cái.

- Ôn tập các từ chỉ sự vật.

2. Kĩ năng: Trả lời câu hỏi thành câu, đủ ý. Sắp xếp đúng các từ chỉ sự vật theo nhóm.

(4)

3. Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Phiếu ghi tên sẵn bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.

- Bút dạ, 4 tờ giấy to ghi bài 3, 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

- Gọi đọc bài Bàn tay dịu dàng và trả lời câu hỏi 1 và 3

- Câu 1: Từ ngữ cho thấy An buồn khi bà mới mất?

- Câu 3: Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An?

- Gọi nhận xét.

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 2’)

- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng lớp.

2. Hướng dẫn ôn tập

Bài 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. (14')

- Gọi từng em lên bốc thăm chọn các bài tập đọc tuần 1.

- GV đặt câu hỏi có trong nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái. ( 4')

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS đọc theo cặp

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc trước lớp.

Bài 3: Xếp các từ trong ngoặc đơn vào bảng. (7')

( bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài, mèo, xe đạp , Hùng)

- Gọi đọc Y/c và từ đã cho

* Các từ trên được gọi chung là những từ chỉ gì? Vì sao?

- GV đưa bảng phụ và yêu cầu HS xếp các từ đó theo 4 nhóm: chỉ người, chỉ đồ

- 2 HS đọc bài và TLCH

- Lòng nặng trĩu nỗi buồn, ngồi lặng lẽ.

- Nhẹ nhàng xoa đầu, dịu dàng, trìu mến, thương yêu.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Lần lượt từng em được gọi lên bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài 1- 2 phút rồi đọc và TLCH.

- Đọc thuộc lòng bảng chữ cái - Từng cặp 2 em đọc cho nhau nghe - 3,4 HS nối tiếp nhau thi đọc thuộc lòng bảng chữ cái, cả lớp nghe nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu và đọc các từ đã cho

- Chỉ sự vật vì từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối, ...

- HS làm vbt, 1 em làm trên bảng phụ

(5)

vật , chỉ con vật, chỉ cây cối.

- Gọi nhận xét.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng

Bài 4: Tìm thêm các từ khác xếp vào bảng trên. ( 6')

- Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài làm

- Gv nhận xét, tuyên dương HS tìm từ tốt.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học

- Dặn về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đối chiếu, nhận xét:

Chỉ người

Chỉ đồ vật

Chỉ con vật

Chỉ cây cối bạn bè

Hùng

Bàn xe đạp

thỏ mèo

chuối xoài

- 1 HS nêu yêu cầu

- HS tìm thêm các từ khác để xếp vào bảng trên

- Một số HS đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.

Chỉ người: công nhân, học sinh, bác sĩ, thiếu niên, ...

Chỉ đồ vật : quạt, chậu, bảng, but, ...

Chỉ con vật: chó, gà, lợn, trâu, ...

Chỉ cây cối: mít, na, ổi, nhãn, cam, ....

- HS lắng nghe và thực hiện

TẬP ĐỌC

TIẾT 26: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn cách đặt câu theo mẫu Ai là gì?

- Ôn cách xếp tên riêng của người theo thứ tự bảng chữ cái.

2. Kĩ năng: Dùng từ đặt câu đúng, xếp đúng tên người theo thứ tự bảng chữ cái.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: phiếu ghi tên từng bài tập đọc trong tuần 2; bảng phụ viết BT 2, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức (1’)

- Y/C Quản ca cho lớp hát 1 bài B. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: ( 2’)

- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng lớp.

- Lớp hát

- HS lắng nghe

(6)

b. Hướng dẫn ôn tập

Bài 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. (15')

- Gọi đọc Y/C

- Gọi từng em lên bốc thăm chọn các bài tập đọc tuần 2 .

- GV đặt câu hỏi có trong nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài tập 2. Đặt 2 câu theo mẫu: Ai ( cái gì, con gì ) là gì? (9')

- Gọi đọc yêu cầu + Bài yêu cầu gì?

- GV đưa mẫu, yêu cầu đọc mẫu Ai ( cái gì, con

gì)

là gì?

M: Bạn Lan là học sinh giỏi - GV đưa bảng phụ và hướng dẫn câu mẫu: Bạn Lan là học sinh giỏi.

+Bạn Lan trả lời cho câu hỏi nào?

+ Là học sinh giỏi trả lời cho câu hỏi nào?

+ Khi viết câu cần chú ý gì về nội dung và cách trình bày?

- Yêu cầu HS đặt tiếp 2 câu theo mẫu trên

- Gọi đọc bài làm

- Gv nhận xét, tuyên dương HS đặt câu hay.

Bài 3: Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và tuần 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái ( 10')

- Gọi đọc Y/c và giúp HS xác định y/c + Ở tuần 7 và 8 có những bài tập đọc nào?

( Yêu cầu HS mở phần mục lục nêu tên bài và số trang).

+ Trong các bài đó có những tên riêng

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- Lần lượt từng em được gọi lên bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài 1- 2 phút rồi đọc và TLCH.

- 1 HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm - Đặt 2 câu theo mẫu Ai(cái gì, con gì) là gì?

- 1 HS đọc câu mẫu

- Bạn Lan: trả lời cho câu hỏi Ai - Là học sinh giỏi: trả lời cho câu hỏi là gì?

- Câu phải diễn đạt đủ ý, chữ cái đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải ghi dấu chấm.

- HS làm vbt, 2 em lên bảng, mỗi em viết 1 câu

- Một số HS đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét

VD: Chúng em là học sinh trường tiểu học Hoàng Quế./ Mẹ em là công nhân.

- HS nêu và xác định yêu cầu

- Người thầy cũ, Thời khóa biểu, Cô giáo lớp em, Người mẹ hiền, Bàn tay dịu dàng, Đổi giày

- Dũng , Khánh, Minh, Nam, An

(7)

nào?

+ Tên riêng của người phải viết như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc thuộc lại bảng chữ cái

- Yêu cầu HS xếp các tên riêng đó theo thứ tự bảng chữ cái.

* Vì sao lại xếp các tên theo thứ tự đó?

3. Củng cố , dặn dò. ( 3’)

+ Câu kiểu Ai (cái gì, con gì ) là gì gồm mấy bộ phận chính? Mỗi bộ phận đó trả lời cho câu hỏi nào?

- Nhận xét tiết học. Dặn về ôn tiếp các bài tập đọc để tiết sau kiểm tra tiếp.

- Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng - 2 HS đọc

- HS làm vào vở bt, 1 em xếp trên bảng- cả lớp nhận xét.

- An, Dũng, Khánh, Minh, Nam - Vì theo thứ tự trong bảng chữ cái thì chữ cái chữ cái A đứng trước sau đó lần lượt đến các chữ cái D, K, M, N.

- Gồm 2 bộ phận chính. Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì )?

là gì?

- HS lắng nghe và thực hiện.

NS: 27/ 10 / 2020

NG: 03/ 11 / 2020 Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2020

TOÁN

TIẾT 42: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít.

- Thực hành củng cố biểu tượng về dung tích.

2. Kĩ năng: làm tính, giải toán với các số đo đơn vị lít thành thạo.

3. Thái độ: tính toán cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ viết BT 1

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:

+ Học sinh 1: Đọc viết các số đo thể tích có đơn vị lít.

+ Học sinh 2: Tính: 7l + 8l; 12l + 9l;

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu. Ghi đầu bài lên bảng lớp.

2. Bài tập thực hành:

- Học sinh thực hiện.

- 7l + 8l = 15l; 12l + 9l = 21l

- Học sinh nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Học sinh làm vào vở, 3 HS làm bảng phụ 2l + 1l = 3l 15l – 5l = 10l

16l + 5l = 21l 35l – 12l = 23l

(8)

Bài 1: Tính ( 6’) - Gọi đọc yêu cầu bài - Y/c tự làm bài vào vở

- Gọi 3 học sinh làm vào bảng phụ.

- Gọi nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2: Số? (7’)

- Gọi đọc yêu cầu bài

- Hướng dẫn học sinh làm: muốn điền được các số các con phải nhìn vào hình ghi số lít ở trên rồi cộng lại.

- Y/c tự làm bài vào vở - Gọi học sinh đọc kết quả.

- Gọi nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3: Giải toán ( 9’)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Gọi học sinh tóm tắt.

- Hỏi: bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn tính được thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào?

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

- Gọi nhận xét

- Giáo viên nhận xét – chốt lời giải đúng.

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

Bài 4: Thực hành đổ 1l nước từ chai 1l sang các cốc như nhau. ( 8’)

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

3l + 2l - 1l = 4l 16l – 4l + 15l= 27l

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh tự làm vào vở.

- Học sinh đọc kq:

a. 1l + 2l + 3l = 6l b. 3l + 5l = 8l c. 10l + 20l = 30l

- HS nhận xét bài làm của bạn

- Đọc yêu cầu bài.

-1hs tóm tắt đề toán;

Thùng thứ nhất : 16l dầu.

Thùng thứ hai ít hơn : 2l dầu.

Thùng thứ hai : ...l dầu?

- Ta lấy 16l – 2l

- Học sinh làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.

Bài giải

Thùng thứ hai có số lít dầu là:

16 - 2 = 14(l) Đáp số:14l - Học sinh nhận xét

- Đọc yêu cầu bài.

- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- 1 HS lên bảng thực hành đổ 1l nước vào 4 cốc như nhau

- Học sinh nghe và thực hiện.

(9)

- Dặn về nhà ôn bà và chuẩn bị bài sau.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động

- Ôn luyện về đặt câu nói về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối.

2. Kĩ năng:

- Đọc và trả lời câu hỏi thành câu đủ ý.

- Xác định đúng từ chỉ hoạt động 3. Thái độ:Tích cực, tự giác học tập

II. CHUẨN BỊ:

- GV: phiếu ghi tên từng bài tập đọc trong tuần 3; kẻ bảng như ở BT 1vbt

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: ( 2’)

- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng lớp.

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.(14')

- Gọi từng em lên bốc thăm chọn các bài tập đọc tuần 3 .

- GV đặt câu hỏi có trong nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài Làm việc thật là vui .(9’)

- Gọi đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS đọc bài Làm việc thật là vui

+Tìm những từ chỉ sự vật trong bài tập đọc?

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài văn và làm bài.

- HS lắng nghe

- Lần lượt từng em được gọi lên bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài 1- 2 phút rồi đọc và TLCH.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm - Đồng hồ, gà trống, tu hú, chim, cành đào, bé

- Từng cặp 2 em trao đổi và làm vào vbt, 2 cặp làm trên bảng nhóm.

- Nhận xét bài làm trên bảng nhóm, bổ sung Từ ngữ chỉ vật

chỉ người Từ ngữ chỉ hoạt động

(10)

- Gv nhận xét.

*Em hãy tìm thêm các từ chỉ sự vật và nêu hoạt động của các sự vật đó?

Bài 3: Dựa theo cách viết trong bài văn trên, đặt một câu nói về: ( 12’) a, Một con vật.

b, Một đồ vật

c, Một loài cây hoặc một loài hoa - Gọi đọc y/c

- GV hướng dẫn: ở bài Làm việc thật là vui, các câu văn nêu rõ về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối và ích lợi của hoạt động đó. Các em dựa theo cách viết đó để đặt các câu theo yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi đọc bài làm.

- Gv nhận xét.

+ Khi đặt câu em cần chú ý điều gì?

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- đồng hồ - gà trống - tu hú - chim - cành đào - bé

báo phút báo giờ gáy vang ò..ó...o báo...

kêu tu hú,tu hú, báo...

bắt sâu bảo vệ mùa màng nở hoa cho sắc xuân ...

đi học, quét nhà, nhặt rau,.

- HS nêu VD: cái quạt - quay, em - đọc bài, bóng đèn – phát sáng, ...

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS lắng nghe

- VD: Mèo bắt chuột để bảo vệ đồ đạc trong nhà.

- HS làm vào vbt

- Một số HS đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.

VD: Bông hoa mười giờ nở, báo hiệu buổi trưa đã đến.

Chiếc quạt quay suốt ngày xua đi cái nóng mùa hè....

- Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm, diễn đạt câu rõ ràng đủ ý.

- HS lắng nghe và thực hiện

CHÍNH TẢ

TIẾT 17: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Viết chính tả.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết chính tả.

(11)

3. Thái độ: Hs viết bài sạch, đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: phiếu ghi tên từng bài tập đọc trong tuần 4. SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.

- Gọi nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2’)

- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng lớp.

2. Hướng dẫn ôn tập:

a. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. (14')

- Gọi từng em lên bốc thăm chọn các bài tập đọc tuần 4.

- GV đặt câu hỏi có trong nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời.

- GV nhận xét đánh giá.

b. Viết chính tả : Cân voi : (19')

* Hướng dẫn chuẩn bị.

- GV đọc bài viết

- Gọi HS đọc lại bài viết

- GV giải nghĩa các từ khó: sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.

+ Đoạn văn kể về ai?

+ Lương Thế Vinh đã làm gì?

* Nội dung của mẩu chuyện là gì?

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Những chữ nào cần viết hoa?

- Yêu cầu hs đọc thầm bài chính tả ghi nhớ đoạn viết

- GV đọc cho HS viết chữ khó trên bảng con: sai lính, dắt, mức chìm - GV hướng dẫn cách viết đầu bài, trình bày bài viết.

- 2HS làm bảng lớp, lớp làm nháp - HS nhận xét, bổ xung

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Lần lượt từng em được gọi lên bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài 1- 2 phút rồi đọc và TLCH.

- HS lắng nghe - 2 HS đọc bài viết - HS đọc phần chú giải.

- Sứ thần : Người thay mặt cho Vua một nước đi giao thiệp với nước ngoài.

- Trung Hoa : Trung quốc.

- Lương Thế Vinh : Một vị Trạng nguyên rất giỏi toán ở nước ta thời xưa.

- Lương Thế vinh

- Dùng trí thông minh cân voi

- Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh.

- 4 Câu

-…Đầu đoạn , tên riêng, đầu câu phải viết hoa.

- HS đọc thầm

- HS viết bảng con, 2 em viết trên bảng - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

(12)

- Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, ....

* Nghe - viết chính tả.

- GV đọc cho HS viết bài.

- Đọc cho HS soát lỗi.

- GV thu 5- 7 bài- nhận xét đánh giá - Hướng dẫn HS chữa những lỗi sai phổ biến.

3. Củng cố , dặn dò. ( 2’)

+ Tên riêng của một nước, tên riêng của người phải viết như thế nào?

- Dặn về ôn tiếp các bài tập đọc . - Nhận xét tiết học

- HS nghe – viết chính tả - HS soát và sửa lỗi.

- HSTL

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 9: CHĂM CHỈ HỌC TẬP ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.

- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.

2. Kĩ năng: Biết thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

3. Thái độ: Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập hằng ngày.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.

III. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai, - Học sinh: Bộ tranh thảo luận nhóm. Vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi.

- Em hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà để giúp mẹ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài ( 2’)

- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đầu bài lên bảng lớp.

2. Thực hành

* Hoạt động 1: Xử lý tình huống. ( 12’) Bài tập 1: Đóng vai theo tình huống sau:

TH: Sáng ngày nghỉ, Hà đang làm bài tập bố mẹ giao cho thì bạn đến rủ đi chơi đá bóng. Hà phải làm gì bây giờ?

- 4 HS kể

- HS lắng nghe, 3 HS nhắc lại tên bài.

(13)

- Y/c quan sát tranh và nêu tình huống - Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận theo cặp.

- Gọi trình bày

- Gọi nhận xét cách giải quyết phù hợp nhất.

- Y/c thể hiện cách ứng xử qua trò chơi đóng vai.

- GV kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 18’) Bài tập 2: Đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến đúng:

Chăm chỉ học tập là:

a, Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao.

b, Tích cực tham gia học tập cùng các bạn trong nhóm, trong tổ.

c, Chỉ dành tất cả thời gian cho việc học tập mà không làm các việc khác.

d, Tự giác học bài mà không cần nhắc nhở.

đ, Tự sửa chữa sai sót trong bài làm của mình.

- Gọi đọc yêu cầu bài tập 2.

- Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm phiếu bài tập.

- Y/c trình bày ý kiến

- Giáo viên kết luận: Các ý kiến a, b, d, đ là đúng; ý kiến c là sai.

Bài tập 3: Làm tương tự bài tập 2

- Giáo viên kết luận: Các ý kiến a, b, c, e là đúng; ý kiến đ là sai.

- Nêu ích lợi của chăm chỉ học tập.

- GV kết luận: Chăm chỉ học tập sẽ đem

- 2 HS nêu

- Học sinh thảo luận theo cặp về cách ứng xử.

- Một số cặp trình bày trước lớp.

VD: Hà từ chối các bạn và tiếp tục làm nốt bài tập mẹ giao cho.

+ Hà xin phép mẹ để bài tập đến chiều và xin đi chơi với các bạn.

+ Hà không cần xin phép mẹ mà bỏ ngay bài tập ấy ở lại, chạy đi chơi với các bạn.

- Trao đổi, nhận xét, bổ xung giữa các nhóm.

- Học sinh các nhóm lên đóng vai xử lý tình huống.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- Học sinh các nhóm thảo luận và chọn ý kiến đúng.

- Một số HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ xung

- HS nêu

- HS lắng nghe.

(14)

lại nhiều ích lợi cho các em như: giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn; em được thầy cô, bạn bè quý mến; thực hiện tốt được quyền học tập của mình.

3. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà xem lại việc học tập của cá nhân mình trong thời gian qua để tiết sau trình bày trước lớp.

- Chuẩn bị bài sau: Chăm chỉ học tập ( tiết 2).

- HS lắng nghe và thực hiện

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

BÀI 3: BÁC NHƯỜNG CHIẾC LÒ SƯỞI CHO ĐỒNG CHÍ BẢO VỆ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thấy được sự quan tâm của Bác Hồ đối với những người xung quanh.

2. Kĩ năng: Thực hành, ứng dụng được bài học quan tậm đối với những người xung quanh trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, biết nhường nhịn - giúp đỡ người khác.

II. CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 - Tranh minh họa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A.Kiểm tra bài cũ: (3’) Luôn giữ thói quen đúng giờ + Bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện này là gì?

- Gọi nhận xét

- GV nhận xét – tuyên dương.

B. Bài mới: (25’)

1. Giới thiệu bài : Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ(1’)

2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Đọc hiểu ( 5’)

- GV đọc đoạn văn “Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ”

( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/

tr10)

+ Vì sao cơ quan lại mua cho Bác chiếc lò sưởi điện?

+ Vì sao Bác nghĩ người gác dưới tầng 1 cần được sưởi ấm hơn?

+ Bác đã làm gì để quan tâm tới người lính gác?

+ Bác đã nói gì với người lính gác?

+ Điều gì khiến em cảm động qua câu chuyện này?

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (9’) Y/c thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi.

+ Bài học mà em nhận được từ câu chuyện là gì?

- 2HS trả lời.

- Nhận xét, bổ xung - HS lắng nghe

- Lắng nghe, 3 HS nhắc lại tên bài.

- HS trả lời cá nhân - HS khác nhận xét.

(15)

- Gọi đại diện nhóm trả lời - GV chốt KT.

Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng (10’) - GV hướng dẫn HS trả lời cá nhân

+ Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?

+ Vào mùa đông, nếu một người bạn học của em thiếu áo ấm, lạnh co ro bên cạnh, em sẽ làm gì?

- GV nhận xét.

- GV cho HS thảo luận nhóm 2:

+ Một bạn trong lớp chẳng may gặp khó khăn, em và các bạn trong lớp nên làm gì?

- Gv nhận xét – giảng.

3. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời cá nhân theo ý hiểu của mình.

- Lớp nhận xét, bổ xung

- HS thảo luận câu hỏi

Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung - Lắng nghe

- HS trả lời

THỦ CÔNG

TIẾT 9: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI ( tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.

2. Kỹ năng : Học sinh gấp đúng các bước, các thao tác.

3. Thái độ:GD học sinh có tính kiên chì, khéo léo, yêu thích môn học.

* Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui đều cân đối.

Các nếp gấp phẳng, thẳng .

II.CHUẨN BỊ :

- GV : Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, mẫu gấp.

- HS : Giấy thủ công, vở.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : (3’)

- KT việc chuẩn bị của HS qua trò chơi “ Hãy làm theo tôi”

- HS lần lượt giơ các dụng cụ theo yêu cầu.

B. Bài mới :

1.Giới thiệu: Gấp thuyền phẳng đáy có mui. (2’)

- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học - Ghi tên bài lên bảng

2.Hướng dẫn các hoạt động

Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát vật mẫu và nhận xét. (15’)

+ Thuyền có những bộ phận nào? (đáy

- HS nêu tên bài.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

(16)

thuyền, mạn thuyền, 2 mũi thuyền nhọn và có mui).

+ Cho HS so sánh giữa thuyền phẳng đáy có mui và không mui.

+ Giữa 2 thuyền có điểm nào giống nhau (đáy thuyền phẳng hình dáng thân thuyền, các nếp gấp).

+ Có điểm nào khác nhau ? (1 loại không mui và 1 loại có 2 mui ở 2 đầu).

+ Hướng dẫn HS mở thuyền mẫu ra.

- HS trả lời - HS trả lời

- 1 HS lên mở thuyền và nhận xét.

- GV vừa gấp vừa nêu quy trình gấp - HS chú ý xem GV gấp.

Bước 1 : Gấp tạo mui thuyền.

- Đặt ngang tờ giấy màu HCN lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp hai đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như H1 sẽ được H2, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng.

- Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền PĐKM.

Hình 1 Hình 2 Bước 2 : Gấp các nếp gấp cách đều.

- Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp H2 đượcH3

- Gấp đôi mặt trước của H3 được H4.

- Lật H4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được H5.

H3

Hình 4 Hình 5 Bước 3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.

- Gấp theo đường dấu gấp của H5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H6.

Tương tự, gấp theo đường dấu gấp H6 được H7.

- Lật H7 ra mặt sau, gấp hai lần giống như H5, H6 được H8.

- Gấp theo đường dấu gấp của H8 được H9.

Hình 6 Hình 7

Hình 8 Hình 9 - Lật H9 ra mặt sau, gấp giống như mặt

trước được H10.

Hình 10 Bước 4 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui.

- Lách hai ngón tay cái vào trong hai mép giấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như H11.

- Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai

Hình 11 HS trả lời.

(17)

đầu thuyền lên các em sẽ được thuyền PĐCM

- Hướng dẫn hai lần : Lần một : chậm, lần hai : nhanh.

Nhắc nhở : mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng.

Hoạt động 2: Thực hành ( 17’) - Cho HS thực hành gấp theo nhóm.

Đánh giá kết quả.

- Chọn sản phẩm đẹp, tuyên dương trước lớp.

3. Củng cố- dặn dò: ( 3') - GV nhận xét tiết học

- Dặn về nhà ôn lại cách gấp để giờ sau thực hành.

- HS thực hành gấp theo nhóm, cá nhân.

- HS trang trí, trưng bày sản phẩm

-Lắng nghe

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC VÀ CHĂM SÓC BỒN CÂY ĐƯỢC PHÂN CÔNG

NS: 28/ 10 / 2020

NG: 04/ 11 / 2020 Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2020

TOÁN

TIẾT 43: LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: giúp HS củng cố về:

- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị kg, lít.

- Biết giải bài toán với một phép cộng

- Làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm có 4 lựa chọn.

2. Kĩ năng: nhẩm nhanh, đặt tính và thực hiện tính cộng thành thạo 3. Thái độ: Luôn có thói quen tính toán cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Bảng phụ viết BT 1, 3 vbt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. Tính: 14l + 27l ; 7l + 16l + 28l 2. Can thứ nhất đựng 18l dầu, can thứ

- 2 HS lên bảng làm BT - Lớp vào vào nháp

(18)

2 đựng được ít hơn can thứ nhất 6l dầu. Hỏi can thứ 2 đựng được bao nhiêu lít dầu?

- Nhận xét – tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài;

ghi đầu bài lên bảng lớp.

2. Luyện tập:

*Bài 1: Tính (6’) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

- Gọi nhận xét

- Giáo viên nhận xét - chốt lại kết quả đúng.

*Bài 2: Số? (5’) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

- Gọi nhận xét

- Giáo viên nhận xét - chốt lại kết quả đúng.

*Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống: (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Giáo viên gọi 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Gọi nhận xét

- Giáo viên chốt lại kết quả đúng.

- Nêu cách tìm tổng

*Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt:

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc

- Học sinh làm vào vở.

5 + 6 =11 16 + 5 =21 40 + 5= 45 8 + 7 =15 27 + 8 =35 30 + 6= 36 9 + 4 =13 44 + 9 =53 7 + 20 = 27....

- HS nối tiếp đọc kết quả

- Theo dõi bạn đọc, nhận xét kết quả

- Hs đọc yêu cầu

- Học sinh làm vào vở.

- Học sinh đọc kết quả.

Kết quả: 25kg + 20kg = 45kg;

15l + 30 l = 45l.

- Theo dõi bạn đọc, nhận xét kết quả

- Hs đọc yêu cầu

- Học sinh làm bảng phụ, dưới lớp làmvở.

Số hạng 34 45 63 17 44

Số hạng 17 48 29 46 36

Tổng 51 93 92 63 80

- Học sinh trả lời: lấy số hạng cộng số hạng

(19)

(8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Hỏi bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn tính được cả hai lần bán được bao nhiêu kg đường ta cần biết gì?

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Gọi nhận xét

- Giáo viên nhận xét – chốt lời giải đúng.

*Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: ( 5’)

- Hướng dẫn học sinh:

+ Con nhìn xem kim chỉ kg nằm ở đâu?

+ 2 quả cân nặng bao nhiêu kg?

+ Bên túi gạo có một quả cân nặng 1kg rồi vậy túi gạo còn nặng bao nhiêu kg nữa?

- Vậy khoanh vào chữ cái nào? Vì sao?

- Y/C làm bài

- GV nhận xét – chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc đề bài.

- Lần đầu bán: 45kg gạo Lần sau bán: 38kg gạo - Cả hai lần bán: ....kg gạo?

- Ta cần biết lần đầu và lần sau bán được bao nhiêu kg gạo.

- 1 HS làm bảng, lớp làm vở Bài giải

Cả hai lần cửa hàng bán được sồ ki- lô gam gạo là:

45 + 38 =83(kg) Đáp số: 83kg

- Học sinh nghe cô giáo hướng dẫn và trả lời miệng.

- Ở vạch giữa - 4 kg

- 3kg

- Khoanh vào C . 3kg Vì túi gạo và 1kg nặng bằng 4kg ( 2kg + 2kg = 4kg ). Vậy túi gạo nặng bằng 4kg – 1kg = 3kg - Học sinh tự làm vào vở.

- Học sinh nghe và thực hiện.

TẬP ĐỌC

TIẾT 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(20)

- Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài 2. Kĩ năng: Kể chuyện theo tranh

3.Thái độ: Biết quan tâm,chăm sóc người thân.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: phiếu ghi tên từng bài tập đọc trong tuần 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 3')

- Gọi trả lời câu hỏi: Em sẽ nói gì trong những trường hợp sau:

+ Bạn chép hộ em bài hát mà em thích.

+ Em giẫm phải chân bạn.

- Gọi nhận xét, bổ xung - Nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng lớp.

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.(14')

- Gọi từng em lên bốc thăm chọn các bài tập đọc tuần 5.

- GV đặt câu hỏi có trong nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2. Dựa theo tranh, trả lời câu hỏi: (18')

- Gọi đọc yêu cầu

+ Để thực hiện yêu cầu của bài, cần chú ý gì?

- GV lần lượt nêu từng câu hỏi và gọi HS trả lời:

+ Hằng ngày, ai đưa Tuấn đến trường?

+ Vì sao hôm nay mẹ không đưa Tuấn đến trường được?

+ Tuấn làm gì để giúp mẹ?

+ Tuấn đến trường bằng cách nào?

- Yêu cầu HS dựa vào tranh và các câu trả lời trên kể lại toàn bộ câu chuyện

- HS1: Bạn làm ơn chép giúp mình bài hát.... với nhé!

- HS 2: Bạn có đau không? Cho mình xin lỗi nhé!

- Lớp nhận xét, bổ xung.

- HS lắng nghe

- Lần lượt từng em được gọi lên bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài 1- 2 phút rồi đọc và TLCH.

- HS nêu yêu cầu

- Quan sát kĩ từng tranh, đọc câu hỏi dưới mỗi tranh và trả lời câu hỏi

- HS nối tiếp nhau trả lời

- Hằng ngày mẹ đưa Tuấn đến trường/ ...

- Hôm nay, mẹ bị cảm nên không đưa Tuấn đến trường được./...

- Tuấn luôn ở bên mẹ.Tuấn đắp khăn lên trán cho mẹ và rót nước cho mẹ uống./...

- Tuấn tự mình đi bộ đến trường./...

- Từng cặp 2 em ngồi cùng bàn kể với nhau

(21)

theo cặp

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện dựa theo tranh

+ Bạn Tuấn trong truyện là người như thế nào?

+ Em nào đã biết yêu thương và quan tâm chăm sóc cha mẹ như bạn Tuấn?

- Nhắc HS phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ người thân khi bị ốm đau,...

3. Củng cố , dặn dò. ( 3’)

+ Để trả lời đúng các câu hỏi dựa theo tranh, các em cần chú ý điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Dặn về tập kể lại câu chuyện theo tranh.

2- 3 em kể, cả lớp nghe - nhận xét.

- Biết quan tâm đến mẹ, chăm sóc mẹ khi mẹ bị ốm.

- HS liên hệ

- Phải dựa theo nội dung tranh - HS lắng nghe và thực hiện

NS: 29/ 10 / 2020

NG: 05/ 11 / 2020 Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2020

CHÍNH TẢ

TIẾT 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi

- Ôn luyện cách xử dụng dấu chấm, dấu phẩy.

2. Kĩ năng:

- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy

3. Thái độ: Biết nói lời cảm ơn khi được người khác cho, hoặc giúp đỡ; Biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hoặc làm phiền người khác

II. CHUẨN BỊ:

- GV: phiếu ghi tên từng bài tập đọc có yêu cầu HTL trong tuần 6; bảng phụ chép BT 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ: ( 3')

- Nói lời mời, nhờ của em trong những trường hợp sau:

- Bạn đến nhà em chơi.

- Nhờ bạn giảng giúp bài toán khó - Gọi hs nhận xét

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài; ghi đầu bài lên bảng lớp.

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.(14')

- HSTLCH

- Chào Lan, mời bạn vào nhà chơi

- Bài toán khó quá mình không giải được, bạn làm ơn giảng giúp mình với.

-HS nhận xét.

- HS lắng nghe

(22)

- Gọi từng em lên bốc thăm chọn các bài tập đọc tuần 6.

- GV đặt câu hỏi có trong nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2: Em sẽ nói gì trong những trường hợp dưới đây? (10')

- Gọi đọc yêu cầu

- GV lần lượt nêu từng trường hợp và gọi HS nói trước lớp

a, Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền.

b, Em làm rơi chiếc bút của bạn.

c, Em mượn sách của bạn và trả không đúng hẹn.

d, Khách đến chơi nhà, biết em học tập tốt, chúc mừng em.

- Gv nhận xét.

* Khi nói lời cảm ơn, xin lỗi người khác cần tỏ thái độ như thế nào?

Bài 3: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống. (9')

- Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi nhận xét bài làm của bạn

- Gv nhận xét.

* Vì sao em lại điền dấu chấm vào ô trống thứ nhất?

* Vì sao em lại điền dấu phẩy vào ô trống thứ hai?

+ Dấu chấm được ghi ở đâu?

+ Khi đọc gặp dấu chấm, dấu phẩy phải như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu câu.

*Câu chuyện gây tiếng cười ở điểm nào?

3. Củng cố , dặn dò. ( 2’)

+ Khi được người khác giúp đỡ hay làm phiền người khác em cần làm gì?

- GV lưu ý: Sử dụng đúng các dấu chấm, dấu phẩy khi viết văn.

- Nhận xét tiết học

- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

- Lần lượt từng em được gọi lên bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài 1- 2 phút rồi đọc thuộc lòng theo yêu cầu và TLCH.

- HS nêu yêu cầu

- Nhiều HS nối tiếp nhau nói - Cảm ơn bạn đã giúp mình./...

- Xin lỗi bạn nhé!

- Tớ xin lỗi vì không đúng hẹn với bạn./....

- Cảm ơn bác, cháu sẽ cố gắng hơn ạ./...

- Nói lời cảm ơn cân tỏ thái độ biết ơn, hợp với tình huống; nói lời xin lỗi cần tỏ thái độ thành thực phù hợp với tình huống

- HS nêu yêu cầu

- HS làm vbt, 1em làm trên bảng phụ - Cả lớp đối chiếu, nhận xét:

Mẹ ơi... dậy rồi Thế về sau...

không hở mẹ?

Nhưng lúc mơ ... cơ mà.

- Vì câu đó đã diễn đạt đủ ý.

- Vì đến đó chưa rõ và đủ ý.

- Cuối mỗi câu

- Khi đọc, gặp dấu chấm phải nghỉ hơi, dấu phẩy phải ngắt hơi

- 2 HS đọc lại đoạn văn trên

- Cậu bé nằm mơ nhưng vẫn cho đó là sự thật.

- Khi được người khác giúp đỡ em cần nói lời cảm ơn và nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác.

- HS lắng nghe

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 7)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn luyện cách tra mục lục sách

- Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu,đề nghị.

2. Kĩ năng:

- Tra mục lục sách thành thạo

- Nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp 3. Thái độ: Hằng ngày biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị.

. ,

,

(23)

II.CHUẨN BỊ:

- GV: phiếu ghi tên từng bài tập đọc có yêu cầu HTL trong tuần 7; bảng phụ chép BT 3.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức: (1’)

- Y/c quản ca cho lớp hát B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài; ghi đầu bài lên bảng lớp.

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.(14')

- Gọi từng em lên bốc thăm chọn các bài tập đọc tuần 7.

- GV đặt câu hỏi có trong nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: Dựa theo mục lụcở cuối sách, hãynói tên các bài em đã học trong tuần 8. (7')

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Để thực hiện yêu cầu, trước hết cần làm gì?

+ Khi nêu tên các bài cần theo thứ tự nào?

- Yêu cầu HS nói trước lớp: nêu tên tuần- chủ điểm- môn- nội dung (tên bài ) - trang.

- Lớp hát

- HS lắng nghe

- Lần lượt từng em được gọi lên bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài 1- 2 phút rồi đọc thuộc lòng và TLCH.

- HS nêu yêu cầu

- Mở mục lục sách tìm tuần 8

- Theo thứ tự được nêu trong mục lục.

- HS nối tiếp nhau nói. VD:

- Tuần 8, chủ điểm: Thầy cô

Tập đọc: Người mẹ hiền- Trang 63 Kể chuyện: Người mẹ hiền- Trang 64

Chính tả : Tập chép : Người mẹ hiền;

Phân biệt ao/ au; uôn/uông; r/d/gi - Trang 65

Tập đọc : bàn tay dịu dàng - trang 66 Luyện từ và câu : Từ chỉ hoạt động , trạng thái; Dấu phẩy - Trang 67

Tập viết : Chữ hoa G - trang 67 Tập đọc: Đổi giày- Trang 68

Chính tả: Nghe- viết: Bàn tay dịu

(24)

- Gv nhận xét.

*Đọc mục lục sách giúp em biết điều gì?

Bài 3: Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghịcủa em trong những trường hợp dưới đây:

(13')

- Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

a, Em nhờ mẹ mua giúp một tấm thiếp...

b, Em phụ trách phần văn nghệ... Em mời các bạn hát ( hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện... )

c, Trong giờ học, cô giáo hay thầy giáo đặt câu hỏi... Em đề nghị cô ( thầy ) nêu lại câu hỏi đó.

- Gv nhận xét, sửa câu nếu chưa hay

* Khi nói lời nhờ, cần chú ý gì?

3. Củng cố , dặn dò. ( 3’)

+ Khi nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị các em cần chú ý điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

dàng; Phân biệt ao/ au; uôn/uông; r/d/

gi - Trang 69

Tập làm văn: Mời, nhờ , yêu cầu đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi - Trang 69 - Giúp em biết tên bài, số trang.

- HS nêu yêu cầu

- 3 HS đọc nối tiếp 3 trường hợp - HS làm vbt

- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.

- Mẹ ơi, mẹ mua giúp con một tấm thiếp chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 mẹ nhé!/...

- Để bắt đầu buổi liên hoan vân nghệ xin mời cả lớp cùng hát bài Lớp chúng ta đoàn kết./....

- Thưa cô, xin cô nhắc lại câu hỏi giúp em với ạ!/....

- Phải phù hợp với tình huống.

- Lời mời cần thân mật, tỏ lòng hiếu khách; Lời nhờ, thái độ biết ơn, yêu cầu, đề nghị với với thái độ nhẹ nhàng,... và phải phù hợp với tình huống

- HS lắng nghe và thực hiện.

(25)

TOÁN

TIẾT 44: TỰ KIỂM TRA

I. MỤC TIÊU: Kiểm tra kết quả học tập của HS về:

- Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10( cộng có nhớ dạng tính viết).

- Nhận dạng, vẽ hình chữ nhật( nối các điểm).

- Giải toán có lời và liên quan tới đơn vị là kg, l( dạng nhiều hơn, ít hơn).

II. ĐỀ KIỂM TRA:

Bài 1. Tính:

25 36 55 19 67 +27 +49 +18 + 44 + 13

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

36 + 25 49 + 24 37 + 36 8 + 28

Bài 3. Một cửa hang lần đầu bán được 28kg đường, lần sau bá đượcnhiều hơn lần dầu 13kg đường. Hỏi lần sau cửa hang đó bán được bao nhiêu ki- lô- gam đường ? Bài 4. Dùng thước và bút nối các điểm để có:

a) Hình tứ giác. b) Hình chữ nhật.

Bài 5. Điền chữ số thích hợp vào chỗ chấm:

4 ... 1 8 2 ...

+ 6 +4 ... +... 6 5 3 6 6 7 1

III. BIỂU ĐIỂM

Bài 1: 3 điểm

- Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm Bài 2: 3 điểm

- Mỗi phép tính đúng ( đặt tính và tính đúng) cho 1 điểm.

Bài 3: 1,5 điểm

- Nêu câu lời giải đúng cho 0,5 điểm. Nêu phép tính đúng cho 0,5 điểm. Nêu đáp số đúngcho 0,5 điểm.

(26)

Bài 4: 1 điểm

- Dùng thước và bút nối 4 điểm để có hình chữ nhật. Mỗi lần nối đúng được một hình chữ nhật cho 0,5 điểm.

Bài 5: 1,5 điểm

- Viết chữ số đúng ở mỗi phép tính cho 0,5 điểm.

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 9: ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN SÁN

I. MỤC TIÊU

Sau bài học học sinh có thể:

1. Kiến thức: - Hiểu được giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể người. Giun gây ra nhiều tác hại đói với sức khoẻ.

- Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống.

2. Kĩ năng: Để đề phòng bệnh giun sán cần thực hiện 3 điều vệ sinh: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.

3. Thái độ: GD HS yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng tư duy và phê phán.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

III. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Tranh vẽ minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

+ Thế nào là ăn uống sạch sẽ?

+ Ăn uống sạch sẽ có tác dụng gì?

- Nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. (2’)

2. Hoạt động 1: Bệnh giun (7')

Mục tiêu: Nhận ra triệu chứng của người bị bệnh giun; bết nơi giun thường sống trong cơ thể người; nêu được tác hại của bệnh giun.

Cách tiến hành :

- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi.

- Rửa tay trước khi ăn, rửa sạch rau quả, gọt vỏ trước khi ăn, thức ăn đậy cẩn thận, bát đũa, dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ . Uống nước sạch đã được đun sôi, ở vùng nước không được sạch cần phải lọc trước khi đun sôi

- Cơ thể khỏe mạnh, không bị mắc một số bệnh như đau bụng, ỉa chảy,..

(27)

+ Các em đã bao giờ bị đau bụng hay ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa?

- GV: nếu ai bị những triệu chứng như vậy, chứng tỏ đã bị nhiễm giun.

- Trong cơ thể người, giun sống nhờ đâu, nó có ảnh hưởng gì với sức khỏe con người ( làm BT1- vbt )

- GV Y/c HS quan sát tranh để TLCH:

+ Những hình ảnh về các loại giun:

giun tóc, giun móc, giun kim, giun đất, giun hình lá...

+ Những bệnh do giun gây ra: Giun kim đẻ trứng ở hậu môn, Giun đũa sống trong ống ruột người gây tắc ruột, giun sống dưới da bàn chân, Bụng giun sưng to tròn ở trẻ em, ...

? Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?

? Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?

? Nêu tác hại do giun gây ra?

- GV KL : Giun sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.Giun ăn các chất bổ, thức ăn trong cơ thể người…

3. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây nhiễm giun. (10')

Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể.

Cách tiến hành :

- Gv gửi nội dung tranh 2, tranh 3 - Yêu cầu HS quan sát hình và thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau:

+Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra ngoài bằng cách nào?

+ Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành

- HS phát biểu

- HS quan sát tranh và TLCH

- Sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.

- Ăn các chất bổ, thức ăn trong cơ thể người.

- Người bị nhiễm giun đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng , thiếu máu. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến chết người

- HS nhận bài và thảo luận nhóm 2

(28)

khác bằng những con đường nào?

- Gọi đại diện lên trình bày

- KL:Trứng giun có nhiều ở phân người.

Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, không đúng quy cách, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, … Trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể bằng các cách:

Không rửa tay sau khi đi đại tiện,…

3. Hoạt động 3: Cách phòng bệnh giun. (9')

Mục tiêu: Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun; có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc, dép, ăn chín, uống nước đã đun sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh

Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS quan sát hình trang 21 kết hợp thảo luận nhóm 2 làm BT 2

- Gọi đại diện lên chỉ và nói đường đi của trứng giun vào cơ thể theo từng mũi tên

? Trứng giun có nhiều ở đâu?

? Trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể người bằng cách nào?

+ Chúng ta nên làm gì để phòng bệnh giun sán

- Đại diện lên trình bày - HS lắng nghe

- HS thảo luận theo cặp ( chỉ và nói trứng giun vào cơ thể người bằng cách nào ) - Đại diện lên chỉ và nói đường đi của trứng giun vào cơ thể theo từng mũi tên:

- Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, không đúng quy cách, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi, nhặng đi khắp nơi.

- Trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể bằng các cách:

Không rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn cầm thức ăn.

Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, người xử dụng nước không sạch để ăn uống, sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun.

Đất trồng rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh hoặc dùng phân tươi. để bón rau.

Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi và đậu vào thức ăn, nước uống của người lành, làm họ bị nhiễm giun.

- HS trả lời cá nhân

VD: - Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện

- Cắt ngắn móng tay

(29)

GV KL: Để phòng bệnh giun sán cần:

- Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn

- Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, ... cắt ngắn móng tay.

- Sử dụng hố xí hợp vệ sính: ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho rau, không đi đại tiện bừa bãi.

3. Củng cố - Dặn dò. (2’)

? Bài học hôm nay các con tìm hiểu về gì ?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài sau.

- Ăn sạch, uống sạch - Tích cực diệt ruồi

- Không dùng phân tươi để bón cây - HS lắng nghe.

- Bệnh giun sán

NS: 30/ 10 / 2020

NG: 06/ 11 / 2020 Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2020

TOÁN

TIẾT 44 : TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.

- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan đến tìm số hạng trong một tổng 2. Kĩ năng: Áp dụng quy tắc để tìm một số hạng trong một tổng thành thạo 3. Thái độ: Ý thức học tập tốt, cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. CHUẨN BỊ:

- GV vẽ trước hình vẽ như phần bài học trên bảng: dùng khi giảng bài mới; bảng phụ viết BT 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức: (1’)

- Y/c quản ca cho lớp hát B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV ghi 6 + 4 và y/c HS tính tổng

+ Hãy gọi tên các thành phần trong phép cộng trên?

- GThiệu: Trong các giờ học trước, các

- Lớp hát

- 6 + 4 = 10

- 6: số hạng; 4: số hạng; 10: tổng - HS lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm sự vật được nhân hóa trong bài hát ?.. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.. Ông trời bật lửa Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

Nhân hóa.. a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái,

- Tóc bạn chải gọn gàng buộc hai bên với hai chiếc nơ màu hồng trông rất xinh xắn và dễ thương.. - Bạn mặc bộ quần áo màu xanh vừa vặn, gọn

- Tóc bạn chải gọn gàng buộc hai bên với hai chiếc nơ màu hồng trông rất xinh xắn và dễ thương.. - Bạn mặc bộ quần áo màu xanh vừa vặn, gọn

- Gọi sự vật bằng những từ dùng để gọi người. - Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả người... Bài 2: Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:.. a)

Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?.. Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi sau:.. a.) Vì sao Sơn Tinh lấy

Baùc luoân daønh moät tình thöông yeâu vaø söï quan taâm ñaëc bieät cho caùc chaùu thieáu nhi,