• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hóa 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide | Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hóa 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide | Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22. Hydrogen halide. Muối halide

A/ Câu hỏi mở đầu

Câu hỏi mở đầu trang 112 SGK Hóa học 10: Hydrochloric acid được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, điển hình là dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi gia công, sơn, hàn, mạ điện,... Trong công đoạn này, thép được đưa qua các bể chứa dung dịch HCl (được gọi là bể Picking) để tẩy bỏ lớp rỉ sét, sau đó rửa sạch bằng nước trước khi qua các công đoạn tiếp theo. Vậy các ứng dụng trên dựa vào tính chất quan trọng nào của hydrochloric acid?

Trả lời:

Ứng dụng trên dựa vào tính acid của hydrochloric acid.

Hydrochloric acid có thể tác dụng được với oxide kim loại (gỉ sét), hydroxide, muối carbonate.

B/ Câu hỏi giữa bài I. Hydrogen halide

Câu hỏi 1 trang 113 SGK Hóa học 10: Nêu xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy HX.

Trả lời:

Từ F đến I bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần ⇒ Độ dài liên kết tăng dần theo dãy: HF < HCl < HBr < HI

Câu hỏi 2 trang 113 SGK Hóa học 10: Từ Bảng 22.2, hãy nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide. Giải thích.

Trả lời:

(2)

HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết hydrogen:

Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng do:

- Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

- Khối lượng phân tử tăng.

II. Hydrohalic acid 1. Tính chất hóa học

Câu hỏi 3 trang 113 SGK Hóa học 10: Ở một nhà máy sản xuất vàng từ quặng, sau khi cho dung dịch chứa hợp chất tan của vàng chảy qua cột chứa kẽm hạt, thu được chất rắn gồm vàng và kẽm. Đề xuất phương pháp thu được vàng tinh khiết.

Trả lời:

Để tách được vàng tinh khiết ra khỏi chất rắn gồm vàng và kẽm, ta dùng dung dịch hydrohalic acid (HCl) vì chỉ kẽm phản ứng được với HCl, vàng không phản ứng với HCl.

Sau khi phản ứng hoàn toàn, lọc thu lấy phần chất rắn đem rửa sạch và sấy khô ta thu được vàng tinh khiết.

Phương trình hóa học của phản ứng: Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2

Hoạt động 1 trang 113 SGK Hóa học 10: Dung dịch HCl tác dụng với kim loại Chuẩn bị: 2 ống nghiệm, dung dịch HCl loãng, Zn dạng hạt, Cu dạng lá.

Tiến hành:

- Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 2 mL dung dịch HCl loãng.

- Cho vài hạt Zn vào ống (1), vài lá Cu vào ống (2).

Quan sát hiện tượng và viết phương trình hoá học.

Trả lời:

Hiện tượng:

(3)

- Ống (1): hạt Zn tan dần và có bọt khí thoát ra.

- Ống (2): không hiện tượng gì.

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2

Hoạt động 2 trang 114 SGK Hóa học 10: Dung dịch HCl tác dụng với muối NaHCO3 rắn

Chuẩn bị: dung dịch HCl loãng, muối NaHCO3 rắn, ống nghiệm.

Tiến hành:

Cho 1 thìa nhỏ NaHCO3 vào ống nghiệm, thêm tiếp dung dịch HCl loãng.

Quan sát hiện tượng và thực hiện yêu cầu sau:

1. Viết phương trình hoá học của phản ứng.

2. So sánh tính acid của HCl và H2CO3. Trả lời:

Hiện tượng: NaHCO3 rắn tan dần, có bọt khí không màu thoát ra khỏi ống nghiệm.

1. Phương trình hóa học của phản ứng: HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2

2. Phản ứng acid với muối tạo muối mới và acid mới có tính acid yếu hơn acid ban đầu

⇒ Tính acid của HCl mạnh hơn H2CO3

Acid H2CO3 không bền lập tức phân hủy thành CO2 và H2O

Câu hỏi 4 trang 114 SGK Hóa học 10: Viết phương trình hoá học khi cho dung dịch hydrochloric acid lần lượt tác dụng với: Fe, MgO, Cu(OH)2, AgNO3.

Trả lời:

Phương trình hóa học:

2HCl + Fe ⟶ FeCl2 + H2

2HCl + MgO ⟶ MgCl2 + H2O 2HCl + Cu(OH)2 ⟶ CuCl2 + 2H2O HCl + AgNO3 ⟶ AgCl↓ + HNO3

(4)

Câu hỏi 5 trang 114 SGK Hóa học 10: Hydrochloric acid thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonate bám trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện.

Ứng dụng này dựa trên tính chất hoá học nào của hydrochloric acid?

Trả lời:

Ứng dụng trên dựa trên tính acid của hydrochloric acid. Hydrochloric acid hòa tan được lớp oxide, hydroxide, muối carbonate.

III. Muối halide 2. Tính chất hóa học

Hoạt động trang 115 SGK Hóa học 10: Nhận biết ion halide

Chuẩn bị: 4 ống nghiệm; các dung dịch: AgNO3, NaF, NaCl, NaBr, NaI.

Tiến hành:

- Cho 2 mL mỗi dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI vào từng ống nghiệm.

- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào mỗi ống nghiệm.

Quan sát hiện tượng và thực hiện yêu cầu sau:

1. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.

2. Nêu cách nhận biết dung dịch muối halide bằng dung dịch AgNO3. Trả lời:

1. Phương trình hóa học:

AgNO3 + NaCl ⟶ AgCl↓ trắng + NaNO3

AgNO3 + NaBr ⟶ AgBr↓ vàng nhạt + NaNO3

AgNO3 + NaI ⟶ AgI↓vàng đậm + NaNO3

2. Cách nhận biết

- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaCl.

- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaBr.

- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng đậm ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaI.

- Ống nghiệm không hiện tượng ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaF.

(5)

Câu hỏi 6 trang 116 SGK Hóa học 10: Cho biết vai trò của NaBr và NaI khi tham gia phản ứng với sulfuric acid đặc.

Trả lời:

Trong phản ứng với sulfuric acid đặc, NaBr và NaI đóng vai trò là chất khử.

Phương trình hóa học:

1 0 4

2 4 2 4 2 2 2

6

2Na Br + 2H SO Na SO + Br + S O + 2H O

+

+

4

6 2

1 0

2 4 2 2 2 2

8Na I + 5H SO 4Na SO + 4 I + H S + 4H O

+

3. Muối ăn

Câu hỏi 7 trang 116 SGK Hóa học 10: Vì sao không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây?

Trả lời:

Không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống vì:

- Đa phần nước biển trên thế giới có nồng độ dao động từ 3,1 - 3,5%.

- Mặt khác, thận người chỉ có thể điều tiết lượng muối trong cơ thể ở mức 0,9%, nếu bổ sung thêm nước biển, nó sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn gấp bội, vượt quá giới hạn tối đa công suất làm việc của thận. Bên cạnh đó chúng ta mất nhiều nước hơn để thải chính lượng muối đó ra ngoài.

- Thực tế, trong nước biển ngoài NaCl thì còn chứa 1 số tạo chất khác.

- Với nồng độ muối cao như thế nếu sử dụng tưới cây sẽ làm cây bị chết.

Không dùng trực tiếp nước biển làm nước tưới cây vì:

- Bản thân các loại cây trồng rất khó có thể thải hết lượng muối lớn trong cây ra bên ngoài. Vì vậy mới có hiện tượng hàm lượng muối trong dung dịch của các loại cây trồng cao hơn hàm lượng muối bên ngoài, dẫn đến lượng nước trong các loại cây trồng liên tục thẩm thấu ra ngoài, làm mất các chất dinh dưỡng, gây vàng lá, khô thân, cuối cùng là các cây trồng bị chết do thiếu nước.

(6)

Câu hỏi 8 trang 116 SGK Hóa học 10: Nước muối sinh lí thường chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch và loại dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương.

a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?

b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn?

Trả lời:

a) - Loại nước muối sinh lí dùng để tiêm vào tĩnh mạch cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì khi tiêm vào tĩnh mạch thì nước muối trực tiếp đi vào máu và đi khắp cơ thể, nếu không vô trùng tuyệt đối sẽ làm cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, rất nguy hiểm.

- Còn nước muối để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương thường để loại bỏ chất bẩn trên bề mặt nên không cần vô trùng tuyệt đối.

b) Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%

1 lít nước cất tương đương với 1 kg nước cất

chat tan dung dich

C% m .100%

= m

muoi an

0,9% = m .100%

 1

⇔ m muối ăn = 0,009 kg = 9 gam

Vậy để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi mở đầu trang 55 SGK Hóa học 10: Nguyên tử hydrogen và chlorine dễ dàng kết hợp để tạo thành phần tử hydrogen chloride (HCl), liên kết trong trường hợp này có

Phân tử được tạo thành từ hai nguyên tử giống nhau đều là liên kết cộng hóa trị không phân cực do có hiệu độ âm điện bằng 0. Trong phân tử nào có liên kết phân cực mạnh

1. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử. Xác định chất oxi hoá, chất khử trong hai phản ứng trên. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử. Thí nghiệm 1: Cho đinh sắt

⇒ Cách sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí (phản ứng (1)) cần ít sulfuric acid hơn và cũng ít gây ô nhiễm hơn

Câu hỏi mở đầu trang 80 SGK Hóa học 10: Phản ứng giữa đường glucose với oxygen tạo ra carbon dioxide, hơi nước và toả nhiều nhiệt?. Sau khi chơi thể thao, cơ thể

Câu hỏi 4 trang 90 SGK Hóa học 10: Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:... Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của

b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này. Thời gian của phản ứng tăng, nồng độ dung dịch chất tăng.. ⇒ Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời

Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác giữ nguyên) thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi).. (a)