• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/ 10 / 2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 15 /10/2019 5C- T1 Thứ 4 ngày 16/ 10/ 2019 5A- T3 Thứ 5 ngày 17/10/2019 5B- T5

Bài 6: Vẽ trang trí

VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC

I. Mục tiêu: Hs bình thường+ Hs Phương Linh

- HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.

- HS biết cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục.

- Tập vẽ một hoạ tiết đối xứng đơn giản.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí . II.Chuẩn bị

GV - SGK, thiết bị PHTM

HS - Vở tập vẽ 5, SGK, bút chì, tẩy, màu.

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

1. Tổ chức lớp ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’) - Nêu cách nặn con vât?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: (1,)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HSBT+ HS Phương Linh

1.Quan sát, nhận xét ( 5’)

+ GV giới thiệu số hoạ tiết trang trí đối xứng phóng to trên phông chiếu.

- Hoạ tiết này giống hình gì ?

- Hoạ tiết nằm trong khung hình nào ? - So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục.

GVKL: Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng, có đối xứng theo trục dọc, ngang hay nhiều trục. Hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường dược sử dụng để làm họa tiết trang trí.

2.Cách vẽ ( 6’)

- GV vẽ lên bảng các bước vẽ hoạ tiết đối xứng. ( SGV- 33)

+ Vẽ hình tròn, tam giác, hình vuông, chữ nhật,…

+ Kẻ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của hoạ tiết.

+ Vẽ phác hình hoạ tiết dựa các đường trục.

+ Vẽ chi tiết

+ HS quan sát- trả lời - Giống hình hoa lá - Tam giác, chữ nhật…..

- Vẽ bằng nhau, giống nhau - Lắng nghe.

- HS quan sát.

(2)

+ Vẽ màu. Chú ý các phần hoạ tiết đối xứng nhau được vẽ cùng màu cùng sắc độ đậm nhạt.

- Nêu lại cách vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục ?

- Gv cho hs quan sát một số bài của học sinh năm trước trên phông chiếu để học tập cách vẽ.

3. Thực hành ( 17’)

- GV quan sát hướng dẫn hs vẽ bài.

4. Nhận xét, đánh giá ( 4’)

- GV chọn 1 số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét và xếp loại.

- GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu ở từng bài

- Nhận xét chung tiết học và xếp loại.

5.Dăn dò: ( 1’)

- Sưu tầm tranh ảnh về giao thông.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.

- 3 Hs nhắc lại cách vẽ.

- Hs quan sát, nhận xét về hình vẽ và màu sắc

- HS tập vẽ họa tiết đơn giản.

- Trưng bày sản phẩm, nhận xét bài

- Lắng nghe

- Lắng nghe, thực hiện

Ngày soạn : 12/10/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 15/ 10 /2019 4C-T1

Thứ 5 ngày 17/10/2019 4A- T2; 4B-T3

CHỦ ĐỀ 7: VŨ ĐIỆU CỦA SẮC MÀU (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

+ Học sinh bình thường+ Hs Hà Anh

- Biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.

- Nhận ra được các hòa sắc màu nóng, lạnh, tương phản, đậm, nhạt trong bức tranh vẽ theo nhạc.

(3)

- Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh có ý nghĩa.

- Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới.

- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

+ Hs khuyết tật:

- Với sự hướng dẫn của gv, hs có thể cùng các bạn tham gia hoạt động vẽ theo nhạc.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức:

Phương pháp

+ Sử dụng quy trình Vẽ theo nhạc.

Hình thức tổ chức + Hoạt động cá nhân.

+ Hoạt động nhóm.

III. Đồ dùng và phương tiện:

GV chuẩn bị - Giấy vẽ

- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:

- Âm nhạc: nhạc không lời.

HS chuẩn bị

- Màu vẽ, giấy vẽ....

IV.Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1.Tổ chức lớp.(1’)

2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’)

3.Bài mới. Giới thiệu ( 1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+ HS Hà Anh

Hoạt động của HSKT 1. Hướng dẫn tìm hiểu:

1.1 Hướng dẫn trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc ( 4')

- Chia học sinh theo nhóm 6 chuẩn bị thực hành trên giấy khổ A0

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 7.1 để có hình dung ban đầu về hoạt động vẽ theo nhạc

+ Hướng dẫn trải nhiệm hoạt động vẽ theo nhạc.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc + Dán giấy vào bàn bằng băng dính + Lựa chọn màu sắc theo thứ tự từ nhạt đến đậm ( Hạn chế sử dụng màu đen)

- GV hoạt động vẽ theo nhạc cho

- HS chọn nhóm và hoạt động nhóm theo nhóm 6.

- Học sinh quan sát

- HS cảm thụ âm nhạc và vận động cơ thể theo tiết tấu giai điệu nhạc.

- Hs quan sát - HS thực hiện

- Tập trung lắng nghe âm nhạc, vận động cơ thể và vẽ màu theo nhịp, tiết tấu.

- Quan sát

- Tham gia cùng nhóm - Học sinh quan sát - làm theo hướng dẫn.

- Hs quan sát

- HS thực hiện

- Quan sát

(4)

HS quan sát trước?

- Giáo viên quan sát học sinh làm bài.

- Kết thúc hoạt động vẽ theo nhạc, giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động vừa trải nghiệm.

+ Em có thích hoạt động vẽ theo nhạc không? Vì sao?

+ các đường nét em vẽ như thế nào?

1.2. Hướng dẫn cảm nhận về màu sắc. ( 5')

-Hướng dẫn HS tìm ra màu sắc sáng, tối, đậm, nhạt.

+ Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng.

- GV cho HS tưởng tượng những hình vẽ có ý nghĩa trong bảng màu

- Vẽ theo nhạc - Học sinh trả lời.

- Quan sát

- Vẽ theo nhạc

- Lắng nghe

- Quan sát

2. Hướng dẫn thực hiện: ( 5') GV hướng dẫn HS cắt phần tranh đã chọn ra khỏi bức tranh vẽ theo nhạc

- GV có thể hướng dẫn HS tưởng tượng từ những hình vẽ trừu tượng để vẽ thành tranh chủ đề Vẽ quả dạng hình cầu. Hướng dẫn Hs vẽ thêm nét và màu cho hình quả thêm sinh động.

- Học sinh lắng nghe. - Lắng nghe

3. Hướng dẫn thực hành: ( 15') - Hướng dẫn HS cảm nhận chọn lựa hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo nhạc

- HS sáng tạo tranh - quan sát

4- Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm ( 3')

- Hướng dẩn học sinh trưng bày sản phẩm của mình, thảo luận chia sẻ .

Giáo viên gợi ý:

+ Em có cảm nhận gì sản phẩm của mình?

+ Vật liệu và màu sắc được thể hiện như thế nào?

+ Nội dung

- Hs lên bảng trưng bày sản phẩm

- Hs giới thiệu sản phẩm của mình

- Học sinh nhận xét

- Hs quan sát, lắng nghe

(5)

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Tại sao?

+ Em hãy nhận xét và nêu bài học từ bài của bạn…….

- Giáo viên nhận xét đánh giá, tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài.

* Dặn dò

- Dặn học sinh chuẩn bị chủ đề sau

- Học sinh nghe.

Ngày soạn: 13/10/2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 16/10/2019 3C- T1; 3A -T3 Thứ 6 ngày 18/10/2019 3B -T2

Bài 06: Vẽ trang trí

VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG

I/ Mục tiêu

+ Hs bình thường

- Học sinh hiểu thêm về trang trí hình vuông.

- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.

- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.

- Nhận biết được vẻ đẹp của hình vuông khi được trang trí + Hs khuyết tật:

- Dưới sự giúp đỡ của GV, hs có thể tô họa tiết theo nét chấm và tô màu theo hướng dẫn.

II/ Chuẩn bị

GV: - Sưu tầm một vài đồ vật hình vuông có trang trí.

- Hình gợi ý cách vẽ.

HS : - Thước, vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy, màu.

III/ Hoạt động dạy-học chủ yếu 1. Tổ chức lớp .(1’)

2. Kiểm tra đồ dùng.( 1’)

3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS BT Hoạt động của HSKT 1. Quan sát,nhận xét. ( 6’)

- GV cho học sinh quan sát bài trang trí hình vuông rong VTV +Trong hình vuông được trang trí bằng những họa tiết nào?

+ Vị trí của hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ?

+ HS quansát và trả lời.

+ Hoạ tiết hoa, lá, chim, muông, thú...)

+ Hoạ tiết chính vẽ to ở giữa hình vuông, hoạ tiết phụ vẽ ở

+ HS quansát, lắng nghe

(6)

+ Hình dáng, kích thước của hoạ tiết giống nhau?

+ Đậm nhạt và màu hoạ tiết?

+ Những đồ vật nào được trang trí hình vuông?

- Giáo viên nhận xét chung.

2. Cách vẽ ( 5’)

+ GV hướng dẫn vẽ hình vuông trên bảng theo các bước - Vẽ hình vuông

- Kẻ các trục đối xứng, phân mảng chính, mảng phụ

- Chọn họa tiết vẽ vào các mảng.

- chỉnh sửa và vẽ màu.

- GV yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ.

3. Thực hành ( 17’)

- GV quan sát hướng dẫn, nhắc nhở hs làm bài.

- Sửa bài khi cần thiết

các góc

+ Cá hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau, vẽ cùng màu.

+ Màu họa tiết đậm thì màu nền nhạt và ngược lại.

+ Khăn tay, chăn, khăn trải bàn, gạch lát nền.

+ Lắng nghe

- HS quan sát và nắm dược cách vẽ.

- Hs lưu ý: Vẽ hoạ tiết chính ở giữa hình vuông trước.

- Vẽ hoạ tiết phụ vào các góc hoặc xung quanh

- Chọn màu cho hoạ tiết và màu nền (chọn màu cạnh nhau sao cho có đậm, nhạt) - Vẽ màu đều, không vẽ ra ngoài hoạ tiết.

- Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng 1 màu và cùng độ đậm, nhạt.

- Hs nhắc lại cách vẽ.

- Hs làm bài theo hướng dẫn

- HS quan sát - lắng nghe

Hs làm bài dưới sự giúp đỡ của gv 4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)

- GV hướng dẫn HS chọn một số bài đã hoàn thành và nhận xét bài vẽ của các bạn.

+ Vẽ hoạ tiết (đều hay chưa đều)

+ Vẽ màu (có đúng và rõ đậm, nhạt không)?

- Học sinh tìm ra bài vẽ theo ý mình và xếp loại.

- GV nhận xét, tuyên dương 5. Dặn dò HS: ( 1’)

- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.

Ngày soạn: 11/ 10/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 14/ 9/ 2019 2D- T2

(7)

Thứ 4 /16/ 10/ 2019 2A- T4

Thứ 6/18/ 9/ 2019 2B- T1; 2C-T3

Chủ đề 10: TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ

(Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- HS hiểu biết sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ.

- Bước đầu biết nhận xét, phân tích về tranh dân gian Đông Hồ.

- Biết vẽ màu vào tranh dân gian hoặc vẽ lại được tranh dân gian.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm tranh của mình, của bạn.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của gv, hs có thể vẽ màu vào hình tranh dân gian theo ý thích

II/ Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Một số tranh dân gian Đông Hồ. Một số sản phẩm của học sinh vẽ tranh dân gian Đông Hồ.

+ Học sinh: - Sách học vẽ lớp 2, giấy vẽ A4, chì, màu, tẩy.

III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT

Hoạt động của

HSKT Hoạt đông 1: Trải nghiệm, tìm

hiểu nội dung chủ đề - Kiểm tra đồ dùng học tập

* Khởi động: Cho HS chơi trò chơi

“ Ghép tranh”

- GV chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội 3 em, 2 đội lên bảng từ các mảng tranh nhỏ lắp ghép lại thành một bức tranh.

- GV nhận xét và giới thiệu qua bài mới.

- GV cho HS xem tranh dân gian Đông Hồ: (tranh Phú Quý, Gà mái, Lợn nái, chăn trâu, đấu vật, hái dừa…)

- Gợi ý cho HS nhận biết:

+ Tên tranh?

+ Các hình ảnh có trong tranh?

+ Những màu sắc chính trong tranh?

- GV nhận xét, sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ.

+ Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu

- Tham gia chơi trò chơi.

- Lắng nghe

- HS quan sát.

- HS quan sát kĩ và trả lời.

- HS lắng nghe.

- Quan sát

- Lắng nghe - Quan sát.

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

(8)

đời, thường được treo vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.

+ Tranh do các nghệ nhân làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tác.

+ Tranh dân gian Đông Hồ thường phản ánh những ước mơ, cuộc sống mộc mạc, giản dị của nhân dân lao động.

+ Hình ảnh phổ biến trong tranh dân gian Đông Hồ là con người, con vật, cảnh vật gần gũi, thân quen ở vùng nông thôn Bắc Bộ.

Hoạt đông 2: Xem tranh.

- GV cho HS quan sát lần lượt hai bức tranh dân gian Đông Hồ:

- GV đặt các câu hỏi và chia lớp thành 2 nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi theo tranh, phân tích từng bức tranh.

* Tranh “Gà đàn” :

+ Hình ảnh nào nổi bật nhất trong tranh?

+ Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào?

+ Những màu nào nổi bật trong tranh?

* Tranh “ Lợn ăn cây ráy”:

+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?

+ Hình ảnh con lợn được vẽ như thế nào? Có những chi tiết nào trang trí trên mình con lợn?

+ Có những màu nào trên bức tranh?

- GV cho từng nhóm trình bày, phân tích bức tranh của nhóm mình.

- GV nhận xét, tổng hợp và kết

- Quan sát.

- HS thảo luận nhóm, phân tích tranh theo nhóm.

+ Gà mẹ và đàn gà con.

+ Gà mẹ to, khỏe, vừa bắt được mồi cho con. Đàn gà con mỗi con 1 dáng vẻ:

con chạy, con đứng. Con ở trên lưng mẹ...

+ Màu xanh, đỏ vàng, da cam... Màu nóng là chủ đạo.

+ Con lợn đang ăn cây ráy.

+ Con lợn được vẽ rất đẹp, có tính trang trí về đường nét, màu sắc với các chi tiết như: tai, mắt, mũi đuôi, lưng được trang trí với xoáy âm dương.

+ Màu vàng, xanh, đỏ...

- Cử đại diện nhóm trình bày.

- Quan sát.

- HS lắng nghe.

(9)

luận:

* Nhấn mạnh:

- Tranh “Đàn gà” thể hiện tình cảm, sự che chở, thương yêu, chăm sóc của gà mẹ dành cho đàn gà con.

Bức tranh còn nói lên sự yên vui của “gia đình” nhà gà cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ, hạnh phúc của người nông dân.

- Tranh “Lợn ăn cây ráy” với hình ảnh con lợn có xoáy âm dương được trang trí trên mình để thể hiện sự sinh sôi, phát triển. Chứa đựng ước muốn của người nông dân về tăng gia sản xuất, về cuộc sống sung túc, khỏe mạnh.

- GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

TUẦN 6 Ngày soạn: Ngày 11/10/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 14/10 /2019 1C- Tiết 1; 1B- Tiết 3 Thứ 4/ 16/10 /2019 1A- Tiết 2

BÀI 6: VẼ HOẶC NẶN QUẢ DẠNG TRÒN

I/ Mục tiêu

- HS nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số quả dạng tròn.

- Tập vẽ hoặc nặn quả có dạng tròn.

- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của quả có dạng tròn.

* Biết vai trò của thực vật đối với con người, giáo dục Hs có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.

II/ Đồ dùng dạy- học

GV: -Vật mẫu. Bài vẽ của HS năm trước.

HS: - Giấy vẽ, vở tập vẽ 1,bút chì,tẩy và màu. Đất nặn.

III/ Các hoạt đông dạy – học 1. Tổ chức lớp .(1’)

2. Kiểm tra đồ dùng.( 1’) 3. Bài mới:

Giới thiệu bài ( 1’)

(10)

GV giới thiệu một số quả cho hs nhận biết vai trò của quả cũng như cây cối đối với con người, từ đó giáo dục hs biết yêu quý và có thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Quan sát, nhận xét ( 5’)

- GV giới thiệu một số quả dạng tròn - Kể tên các loại quả dạng tròn?

- Hình dáng của các loại quả có giống nhau hay không?

- Nhận xét quả có hình dáng và màu sắc như thế nào?

- Ngoài những quả em biết ở đây, em còn biết những quả gì có dáng tròn nữa?

Gọi 2 - 3 HS trả lời.

GV nhấn mạnh: Quả dạng tròn có hình dáng gần tròn chứ không tròn xoe, phần đáy và cuống thường không đều nhau.

Màu sắc quả thay đổi khi chín hoặc xanh, phải quan sát kĩ để phân biệt hình dáng, màu sắc và cảm nhận vẻ đẹp cảu chúng.

2. Cách vẽ ( 5’)

- GV vừa giảng, vừa vẽ lên bảng một số loại quả để HS quan sát. Vẽ hình quả trước vẽ chi tiết và vẽ màu sau.

- Nếu vẽ lệch, có thể vẽ thêm một quả bên cạnh.

- Vẽ xong hình chọn màu vẽ vào theo ý thích.

* Cách nặn: Gv nặn mẫu Chọn màu quả để nặn

Nặn hình dáng quả làm rõ đặc điểm quả Nặn thêm núm, cuống.

3. Thực hành ( 17’)

- Cho HS xem bài vẽ của anh chị khoá trước

- GV cho hs làm thực hành theo 2 nhóm:

Thích Nặn và Thích vẽ

- Quan sát gợi mở động viên khích lệ hs thực hành.

+ HS quan sát tranh và trả lời:

+ Quả cà chua, hồng, táo…

- Khác nhau

+ Quả táo màu đỏ,...

- Nêu tên quả

- Hs lắng nghe

- Vẽ hình dáng quả cây trước, vẽ các chi tiết sau

- Hs quan sát.Nhắc lại cách nặn, cách vẽ.

- Quan sát

Hs hình thành 2 nhóm: Nhóm thích nặn, nhóm thích vẽ

4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

(11)

- GV hướng dẫn h/s nhận xét bài học về:

+ Bố cục + Hình dáng.

+ màu sắc.

- GV nhận xét chung và động viên HS 5. Dặn dò HS: ( 1’)

- Quan sát hoa, quả (hình dáng và màu của chúng).

- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.

Ngày soạn: 12/10/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 15/10/2019 3B- T1

TIẾT 6: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG ( tiết 2)

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.

- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.

- HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.

+ Hs khuyết tật:

- Tập gấp cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng dưới sự hỗ trợ của GV.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công.

- Giấy thủ công màu đỏ, màu vàng và giấy nháp.

- Kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ.

III. Các hoạt động Dạy – Học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HSBT + Hs Hà Anh

Hoạt động của HSKT 1. KT bài cũ: ( 5')

- Gọi 2 HS lên bảng nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới : (27')

Hoạt động 3: HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.

- GV nhắc lại và thực hiện các bước gấp, cắt ngôi sao năm cánh.

- 2 HS lên bảng nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh đã học ở tiết 1.

- Lắng nghe

- Hs thực hành gấp, cắt ngôi sao năm cánh.

- 1 HS nhắc lại cách cắt, dán ngôi sao để được lá cờ đỏ sao vàng.

- Quan sát, lắng nghe - Lắng nghe

- Thực hành theo hướng dẫn

(12)

- Gv hướng dẫn hs gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.

- Quan sát, hướng dẫn hs thực hành 4. Nhận xét- đánh giá

- Yêu cầu Hs trưng bày sản phẩm - GV cùng hs đánh giá sản phẩm thực hành của HS.

- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.

3. Dặn dò : ( 3')

- Gv nêu lại ý nhĩa của lá cờ và từ đó giáo dục Hs biết yêu quý, tự hào và trân trọng lá cờ tổ quốc.

(Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cù ng đoàn kết. Màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết

các tầng

lớpbaogồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. )

- Dặn Hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau

- Quan sát

- HS thực hành gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.

- HS trưng bày sản phẩm - Nhận xét, đánh giá bài của bạn

- Lắng nghe

- Lắng nghe để thực hiện

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Ngày soạn: 12/10/2019

(13)

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 15/ 10/ 2019 4C- T2; 4B- T3 Thứ 5 ngày 17/10/2019 4A- T1

TIẾT 6: KHÂU GHÉP HAI MẢNH VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG TIẾT 6: KHÂU GHÉP HAI MẢNH VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG

I.Mục tiêu:

+ Hs bình thường + Hs Hà Anh

- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.

+ Hs khuyết tật:

- Tập khâu thường dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.

II. Chuẩn bị:

+Giáo viên- Học sinh:

+ 2 mảnh vải sợi bông, mỗi mảnh có kích thước 15cm x20cm + Kim khâu, chỉ khâu,

+ Bút chì, thước kẻ, kéo.

III. Các hoạt động dạy- học 1. Ổn định lớp : ( 1')

2. Kiểm tra bài cũ ( 3')

- Nêu cách vạch dấu trên vải và những lưu ý khi vạch dấu?

- GV nhận xét

3. Giới thiệu bài: ( 1')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT + Hs Hà Anh

Hoạt động của HSKT 1. Hướng dẫn học sinh quan sát

nhận xét ( 10')

-Giáo viên gới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

- Nhận xét về đường khâu?

- Nêu tên sản phẩm được ứng dụng đường khâu thường?

- Giáo viên kết: Khâu hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu may, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo,…có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,…

2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. ( 17') - Giáo viên hướng dẫn học sinh hình

- Quan sát nhận xét và nêu: đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau, mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở hai mặt trái của mảnh vải

- Quần áo, vỏ gối, ...

- Lắng nghe

- Quan sát- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(14)

1, 2, 3 ( sgk )

- Em hãy nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

- Dựa vào hình 1 sgk để nêu cách vạch dấu trên vải?

?- Dựa vào hình 2, 3,sgk để nêu cách khâu lược, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?

- Giáo viên hướng dẫn một số điểm cần lưu ý:

+ Vach dấu trên mặt trái của một mảnh vải

+ úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới được khau lược.

+ Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu các mũi khâu tiếp theo.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện các thao tác Giáo viên vừa hướng dẫn

- Giáo viên nhận xét

- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.

- Giáo viên cho học sinh xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

3. Củng cố- dặn dò ( 3')

- Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ giờ sau thực hành

- Hs quan sát và nêu - Hs quan sát và nêu - Hs quan sát và nêu

- Hs quan sát

- Hs thực hành các thao tác mà giáo viên hướng dẫn.

- Hs lắng nghe - Hs đọc

- Hs tập làm

- Lắng nghe

- Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe

- Lắng nghe

- Quan sát

- Tập khâu theo hướng dẫn

- Lắng nghe

Ngày soạn: 12/10/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 15/ 10/ 2019 5A- T4 ( S); 5B- T2 ( C) Thứ 4 ngày 16/10/2019 5C- T1

TIẾT 6: CHUẨN BỊ NẤU ĂN

I. Mục tiêu: Hs bình thường+ Hs Phương Linh

- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.

- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.

- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, Tranh bộ ĐDDH ( Nếu có)

(15)

- Học sinh: SGK

III/Các hoạt động dạy - học.

1. Tổ chức lớp ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’)

3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1, )

Hoạt động của GV Hoạt động của HSBT

+ Hs Phương Linh 1. Xác định một số công việc chuẩn

bị nấu ăn. ( 5')

- Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.

- G nhận xét và tóm tắt ND chính của HĐ1 SGV tr34

2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. ( 20') a/Tìm hiểu cách chọn thực phẩm - Em hãy nêu mục đích yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.

- Em hãy kể tên những thực phẩm được gia đình em chọn cho bữa ăn chính.

- Hãy nêu cách chọn thực phẩm để đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.

- G hướng dẫn H cách chọn một số loại thực phẩm thông thường

b/ Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm - Nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó. G chốt ý chính Sgv tr35

-Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm

-Gia đình em thường sơ chế rau cải ntn?

-So sánh cách sơ chế rau xanh với cách sơ chế các loại củ quả

- Em hãy nêu cách sơ chế cá tôm.

-G NX tóm tắt ý chính của hoạt động 2 3. Đánh giá kết quả học tập. ( 5') -Khi tham gia giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm ntn.

-G nhận xét, đánh giá kết quả học tập của H

4. Nhận xét-dặn dò: ( 2')

- H đọc nội dung sgk- Tr31 để trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe

- H đọc sgk trả lời

- H liên hệ thực tế để trả lời

- H trả lời - H lắng nghe

- H nêu - H nêu - Trả lời - H trả lời - Trả lời - Lắng nghe -H trả lời

- H lắng nghe

(16)

- G nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt - Hướng dẫn H đọc trước bài "Nấu cơm" và tìm hiểu cách nấu cơm của gia đình

- Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng hình thức hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.. - Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được âm sắc của đàn piano qua

- Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Mưa rơi; biết cảm nhận được màu sắc âm nhạc dân gian qua bản hòa tấu Mừng hội hoa bông..

- Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Chỉ có một trên đời và tác phẩm Lullaby.. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng

- Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Bác Hồ - Người cho em tất cả; Việt Nam quê hương tôi... - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc:

*TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

- Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Mưa rơi; biết cảm nhận được màu sắc âm nhạc dân gian qua bản hòa tấu Mừng hội hoa bông..

+Bước 2: tìm trục dọc trục ngang để vẽ hình túi cân xứng và xác định tỷ lệ các bộ phận của túi..-. +Bước 3: tìm hình quai túi (dài,ngắn,vừa phải) cho phù hợp và