• Không có kết quả nào được tìm thấy

Photpho, khối lượng là 0,62gam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Photpho, khối lượng là 0,62gam"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thi gồm 03 trang)

KỲ THI KS HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS LẦN II, NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ: 912

PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm)

Câu 1. Đốt cháy 7,44 gam photpho trong bình chứa 6,16 lít khí O2 (đktc) tạo ra một chất có % khối lượng O là 56,338%. Khối lượng chất còn dư sau phản ứng là:

A. Oxi, khối lượng là 2,08 gam. B. Photpho, khối lượng là 0,62gam.

C. Photpho, khối lượng là 6,82 gam. D. Oxi, khối lượng là 0,16 gam.

Câu 2. Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây?

A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.

B. Hơi nước trong các mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.

C. Nạn cháy rừng tạo ra khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.

D. Khi mưa giông thường có sâm sét.

Câu 3. Cho các dữ kiện sau:

(1) Natri clorua rắn (muối ăn). (2) Dung dịch natri clorua (hay còn gọi là nước muối).

(3) Sữa tươi. (4) Nhôm.

(5) Nước. (6) Nước chanh.

Dãy chất tinh khiết là:

A. (1), (3), (6). B. (2), (3), (6).

C. (1), (4), (5). D. (3), (6).

Câu 4. Trong một bình trộn khí SO2 với SO3. Khi phân tích người ta thấy có 2,4 gam lưu huỳnh và 2,8 gam oxi. Tỷ lệ số mol SO2 và SO3 trong bình là

A. 2 : 1 B. 1 : 3 C. 1 : 1 D. 1 : 2

Câu 5. Ba hộp giống nhau chứa các khí ở 250C và áp suất khí quyển (1 atm). Hộp I chứa khí N2

(M = 28). Hộp II chứa khí H2 (M = 2). Hộp III chứa khí SO2 (M = 64).

Phát biểu nào dưới đây đúng?

(1) Cả ba hộp chứa cùng số mol khí. (2) Hộp III nặng hơn hộp I hoặc hộp II.

(3) Hộp III có nhiều phân tử khí nhất. (4) Hộp II có ít phân tử khí nhất.

(5) Hộp I có nhiều phân tử khí nhất.

A. (5) và (2). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. Chỉ (1).

Câu 6. Đơn chất cacbon là một chất rắn màu đen, các đơn chất hidro và oxi là những chất khí không màu, rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hidro, oxi. Như vậy, rượu nguyên chất phải là

A. 1 dung dịch. B. 1 hỗn hợp. C. 1 hợp chất. D. 1 phân tử.

Câu 7. Cát biển là thạch anh (SiO2) lẫn với các mảnh vỡ của vỏ sò biển. Vỏ sò được tạo bởi canxi cacbonat. Canxi cacbonat phản ứng với dung dịch axit clohiđric loãng tạo ra khí cacbon đioxit và canxi clorua. Thạch anh và HCl không phản ứng với nhau. Để tách vỏ sò ra khỏi thạch anh trong một mẫu cát, bạn Hà đã ngâm cát trong dung dịch HCl loãng, ấm. Hà phải làm gì để biết canxi cacbonat đã phản ứng hết chưa?

A. Quan sát các mảnh vỡ của vỏ sò còn hay không.

B. Dẫn khí qua nước vôi trong và thấy nước vôi trong bị đục.

C. Dùng dư dung dịch HCl đến khi không còn bọt khí xuất hiện.

D. Cho bay hơi một ít dung dịch để kiểm tra canxi clorua có sinh ra hay không.

Câu 8. Một nhóm học sinh lớp 8 thảo luận về nước. Mỗi bạn đưa ra một ý kiến như sau:

Bạn Ánh: “Nước trên Trái Đất chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn và lỏng”.

Bạn Bắc: “Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người và sinh vật”.

Mã đề 912 tr 1/3

ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

Bạn Chung: “Nước là hợp chất của ôxi và hiđrô hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là hai phần ôxi và một phần hiđrô”.

Bạn Dũng: “Quá trình nước lỏng chuyển thành nước đá khi để một ca nước trong tủ lạnh gọi là quá trình ngưng tụ”.

Bạn Hiền: “Thực vật trên cạn hút nước vào cơ thể qua rễ và thoát hơi nước ra môi trường qua lá”.

Những bạn có ý kiến đúng là

A. Ánh, Bắc và Chung. B. Bắc, Chung và Hiền.

C. Ánh và Hiền. D. Bắc và Hiền.

Câu 9. Cho bộ dụng cụ cân như hình vẽ:

Cho vào mỗi bình dung dịch chứa 1 mol HCl thấy cân thăng bằng. Cho 21 (g) Mg vào bình (1), cho 21 (g) Fe vào bình (2). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cần phải cho vào đĩa cân nào vật nặng bao nhiêu gam để cân lại thăng bằng?

A. Cho vào đĩa cân chứa bình (2); 0,25 (g). B. Cho vào đĩa cân chứa bình (1); 1,0 (g).

C. Cho vào đĩa cân chứa bình (2); 1,0 (g). D. Cho vào đĩa cân chứa bình (1); 0,25 (g).

Câu 10. Hình nào trong số 4 hình sau đây vẽ đúng về cấu tạo nguyên tử hiđrô, điện tích các hạt và lực mà proton tác dụng lên electron?

A. Hình H3. B. Hình H4. C. Hình H1. D. Hình H2.

Câu 11. Một khối lập phương đồng chất có khối lượng 2,5kg. Hỏi một khối lập phương khác cùng chất, có cạnh lớn gấp đôi thì có khối lượng là bao nhiêu?

A. 5kg. B. 10kg C. 15kg D. 20kg.

Câu 12. Tác dụng một lực F = 20N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải làm vật chuyển động. Khi vật đạt vận tốc 15m/s, tác dụng thêm vào vật F = 20N cùng phương theo chiều ngược lại với lực F. Tìm vận tốc ngay lúc đó của vật.

A. v = 0. B. v = 30m/s. C. v = 15m/s. D. Không xác định được.

Câu 13. Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li, nếu không dung thủy ngân mà dùng rượu thì chiều cao của cột rượu là bao nhiêu? Cho dthủy ngân = 136 000N/m3; drượu = 8 000N/m3.

A. 1292m. B. 12,92m. C.1,292m. D. 129,2m.

Câu 14. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Không lực nào. B. Lực đẩy Ác-si-mét.

C.Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét.

Câu 15. Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào một lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 3,56N. Thả vào nước số chỉ của lực kế giảm 0,5N. Tìm thể tích phần rỗng. Cho biết dđồng = 89000 N/m3; dnước = 10 000N/m3.

A. 10cm3. B. 50cm3. C. 34cm3. D.40cm3.

Mã đề 912 tr 2/3

(3)

Câu 16. Hãy chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

A. Chiếc cặp sách đặt trên bàn, ta nói bàn đã thực hiện một công cơ học để nâng cặp.

B. Quả nặng treo dưới lò xo, ta nói lò xo đã thực hiện một công cơ học để giữ quả nặng.

C. Quả táo rơi từ trên cây xuống đất, ta nói trọng lực đã thực hiện một công cơ học.

D. Cả ba nhận xét A, B, C đều sai.

Câu 17. Một vật rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Biết vật có khối lượng 500g.

A. 10 000 J. B. 1 000 J. C. 10 J. D. 1 J.

Câu 18. Một cần cẩu có công suất làm việc là 1,5kW, trong 2 phút nó nâng được một contenơ lên độ cao 40m. Khối lượng của contenơ là:

A. 450kg. B. 4 500kg. C.300 N. D. 3 000 kg.

Câu 19. Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

A. Thế năng đàn hồi. B.Thế năng hấp dẫn.

C. Động năng. D.Không có năng lượng.

Câu 20. Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào yếu tố nào của vật?

A. Khối lượng của vật. B.Thể tích của vật.

C. Bản chất của vật. D.Cả ba yếu tố trên.

Câu 21. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là:

A. Mịch bạch huyết. B. Máu. C. Nước mô. D. Nước bọt.

Câu 22. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố hầu hết mọi nơi trong cơ thể?

A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ hô hấp. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ bài tiết.

Câu 23. Trong cơ thể người loại tế bào nào có kích thước dài nhất?

A.Tế bào thần kinh. B. Tế bào cơ. C. Tế bào xương. D. Tế bào da.

Câu 24. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?

A.Mô xương cứng. B. Mô xương xốp. C. Sụn bọc đầu xương. D. Màng xương.

Câu 25. Đặc điểm cơ bản làm tăng bề mặt trao đổi khí ở phổi là:

A. Cấu tạo bởi hai lớp màng, ở giữa 2 lớp màng có dịch màng phổi.

B. Có rất nhiều túi phổi. C. Do tính đàn hồi của mô phổi.

D. Túi phổi là các túi mỏng có lưới mao mạch bao quanh.

Câu 26. Thông thường tỉ lệ khí CO2 trong không khí hít vào là bao nhiêu?

A. 0,03% B. 0,5% C. 0,46 % D. 0,01%

Câu 27. Một người bình thường có trung bình 45l máu. Chu kì co bóp của tim là 0,8s; mỗi lần co bóp tâm thất trái đẩy được 60ml máu vào động mạch. Giả sử toàn bộ lượng máu của cơ thể đều tuần hoàn qua tim. Thời gian trung bình để toàn bộ lượng máu của cơ thể được tim đẩy máu vào động mạch là:

A. 75s. B. 60s. C. 75 phút. D. 60 phút.

Câu 28. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở đâu?

A. Màng bên. B. Màng tiền đình. C. Màng cửa bầu. D. Màng cơ sở.

Câu 29. Vì sao khi nhai cơm lâu trong miệng ta thấy cảm giác ngọt có vị ngọt?

A. Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi hầu tinh bột chín thành đường glucôzơ B. Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi hầu hết tinh bột chín thành đương mantôzơ.

C. Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đương glucôzơ.

D. Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đương mantôzơ.

Câu 30. Sự tạo thành nước tiểu có dặc điểm.

A. Diễn ra liên tục.

B. Diễn ra gián đoạn

C. Tùy từng thời điểm có thể liên tục hoặc giàn đoạn.

D. Diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.

---HẾT---

Mã đề 912 tr 3/3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đương glucôzơC. Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi 1 phần tinh bột

Câu 25: Khi làm thí nghiệm hóa học, một học sinh đã dùng công tơ hút để lấy dung dịch trong lọ hóa chất.. Khi nhấc công tơ hút ra khỏi lọ hóa chất theo phương

Các tuyến nước bọt Cắt nhỏ, nghiền, làm mềm, nhuyễn thức ăn Enzim Amilaza Tạo viên thức ăn vừa nuốt. Răng, lưỡi, các cơ môi, má Làm ướt và

- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.. - So sánh kết quả giữa những ống

Vì: tinh bột trong cơm đã chịu tác động của enzim amilaza có trong nước bọt làm biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo, đường này tác động vào các gai vị giác

Nước bọt tẩm ướt - Ở dạ dày: thức ăn: Tiếp tục nhào trộn.. Một phần biến thành chất bổ

Khối lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9 gam glucozơ và lượng dư đồng (II) hiđroxit trong môi trường kiềm là bao nhiêu gam.. Cho

Gạo là sản phẩm có chứa nhiều tinh bột. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn không chứa tinh bột. Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm chất lượng thực phẩm. Thực