• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI : IÊP ƯƠP - TIẾNG VIỆT Tuần 17

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI : IÊP ƯƠP - TIẾNG VIỆT Tuần 17"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

Thứ năm, ngày 13 tháng 1 năm 2022 Tiếng việt

CHỦ ĐỀ 17: VƯỜN ƯƠM

BÀI 4: IÊP ƯƠP YÊM

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

- Học sinh quan quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêp, ươp, yêm (cây mướp, cây điệp, váy yếm).

- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêp, ươp, yêm.

- Nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đôi kết hợp âm cuối p - Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần iêp, ươp, yêm.

- Viết được các vần iêp, ươp, yêm.và các tiếng, từ ngữ có các vần iêp, ươp, yêm..

- Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.

- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;

nói về nghề nghiệp thông qua các hoạt động mở rộng.

- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

2. Phẩm chất:

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.

- Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung bài học.

- Học sinh biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị đồ dùng học tập, ngồi viết đúng tư thế.

II. HỌC SINH CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa, vở Tập viết, viết chì, bảng con, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 TIẾT 1 1. Ổn định lớp:

- Học sinh hát bài: “ Ba ngọn nến ” 2. Khởi động:

- Học sinh chơi trò chơi truyền điện.

- Học sinh mở sách trang 176.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nói từ ngữ có tiếng chứa iêp, ươp, yêm.

- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa iêp, ươp, yêm như: cây mướp, cây điệp, váy yếm.

- Học sinh nêu: mướp, điệp, yếm.

(2)

- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa iêp, ươp, yêm. Từ đó, học sinh phát hiện ra iêp, ươp, yêm.

- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết tựa bài: iêp, ươp, yêm.

3. Nhận diện âm chữ mới:

a) Nhận diện vần iêp:

- Giáo viên gắn thẻ chữ iêp lên bảng

- Giáo viên giới thiệu vần iêp in hoa và vần iêp in thường.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích vần iêp

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc iêp b) Nhận diện vần ươp:

- Giáo viên gắn thẻ chữ ươp lên bảng

- Giáo viên giới thiệu vần ươp in hoa và vần ươp in thường.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ươp.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ươp.

c) Nhận diện vần yêm:

- Giáo viên gắn thẻ chữ yêm lên bảng

- Giáo viên giới thiệu vần yêm in hoa và vần yêm in thường.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích yêm.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêm.

d) Tìm điểm giống nhau giữa các vần iêp, ươp, yêm.

Học sinh nêu điểm giống nhau giữa vần iêp, ươp: đều có âm ‘p’ đứng cuối vần 4. Học sinh đọc âm mới:

- Học sinh đọc iêp - Học sinh đọc ươp - Học sinh đọc yêm 5. Tập viết

a) Viết bảng con Viết vần iêp:

- Giáo viên viết mẫu vần iêp và nêu cấu tạo nét chữ của vần iêp - Học sinh viết bảng ần iêp.

- Học sinh nhận xét chữ của bạn Viết từ điệp vàng:

- Giáo viên viết mẫu từ điệp vàng và nêu cấu tạo của từ.

- Học sinh viết bảng con từ điệp vàng - Học sinh nhận xét chữ của bạn.

(3)

Viết vần ươp:

- Giáo viên viết mẫu vần ươp và nêu cấu tạo nét chữ của vần ươp - Học sinh viết bảng vần ươp.

- Học sinh nhận xét chữ của bạn Viết từ mướp hương:

- Giáo viên viết mẫu từ mướp hương và nêu cấu tạo của từ.

- Học sinh viết bảng con từ mướp hương - Học sinh nhận xét chữ của bạn.

Viết vần yêm:

- Giáo viên viết mẫu vần yêm và nêu cấu tạo nét chữ của vần yêm - Học sinh viết bảng vần yêm.

- Học sinh nhận xét chữ của bạn Viết từ yếm:

- Giáo viên viết mẫu từ yếm và nêu cấu tạo của từ.

- Học sinh viết bảng con từ yếm - Học sinh nhận xét chữ của bạn.

b) Viết vở

- Học sinh viết vần iêp và từ điệp vàng, vần ươp và từ mướp hương, vần yêm và từ yếm vào vở.

 Tiết 2

1. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa trang 177.

- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa iêp, ươp, yêm (diếp cá, nườm nượp, yếm ghẹ - Giáo viên gắn thẻ chữ cạnh hình ảnh: iêp, ươp, yêm

- Học sinh dùng ngón trỏ nối iêp, ươp, yêm với hình: diếp cá, cướp cờ, tấm liếp, nườm nượp, yếm ghẹ )

- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc: diếp cá, cướp cờ, tấm liếp, nườm nượp, yếm ghẹ)

2. Học sinh nói câu chứa từ ngữ:

Vườn nhà

Nhà Hiệp có mảnh vườn nhỏ. Mẹ trồng mướp hương , rau diếp cá. Bố trồng táo, hồng xiêm.

Mẹ nói cây xanh góp phần chống ô nhiễm. Ngày chủ nhật, Hiệp thường tưới nước, nhồ cỏ cho cây. Cả nhà đều yêu quý mảnh vườn xanh mát.

(4)

3. Hoạt động mở rộng:

- Học sinh đọc câu lệnh: Đọc bài Vè cây.

- Học sinh quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh:

+ Tranh vẽ những ai?

+ Họ đang làm gì?

- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: đọc bài Vè cây.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp nhau; hỏi nhau những câu đố về cây.

 Củng cố, dặn dò:

- Học sinh nhận diện lại lại tiếng, từ có iêp, ươp, yêm.

- Về nhà viết vần iêp và từ điệp vàng, vần ươp và từ mướp hương, vần yêm và từ yếm vào vở. Mỗi từ 3 dòng

- Học sinh chuẩn bị bài ôn tập

Chúc các em đọc bài tốt nhé!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;nói lời cảm ơn khi nhận quà sinh nhật, nhận lời chúc mừng sinh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần am, ăm, âm?. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của

- Giúp học sinh ôn lại các tiếng có chứa vần uc, ưc; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu. Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh. Trả lời được câu hỏi đọc hiểu

tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học; cùng bạn hát, đọc thơ, múa bài có từ ngữ chứa tiếng có vần được học qua các hoạt động

- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích: Thả diều, rước đèn, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê. - Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng

Em xem xét và phân tích tính chất của các trò chơi rồi xếp vào nhóm thích hợp.. b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần iêng, yêng.. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của

- Học sinh chơi trò chơi truyền điện. - Giáo viên yêu cầu học sinh nói từ ngữ có tiếng chứa uôn, ươn, yêt. Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng