• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20/ 10 /2020

Ngày giảng: 2 / 11 /2020

Tiết theo PPCT: 33.34 Tuần: 9

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS TRÀNG LƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7 Ngày kiểm tra: …/…/…..

Thời gian làm bài: 90 phút I.ĐỌC HIỂU(2.0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản Mẹ tôi thuộc kiểu văn bản nào?

A. Miêu tả. B.Tự sự.

C. Nhật dụng. D. Biểu cảm.

Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản Cổng trường mở ra thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút. C. Bút kí.

B. Truyện ngắn. D. Tản văn.

Câu 3 (1,0 điểm): Nối các ý chỉ tên tác phẩm ở cột A với các ý chỉ tác giả ở cột B sao cho phù hợp (VD: A1 – B1):

A B

1. Sông núi nước Nam. 1. Bà Huyện Thanh Quan.

2. Bánh trôi nước. 2. Lý Thường Kiệt?

3. Phò giá về kinh. 3. Hồ Xuân Hương.

4. Qua đèo Ngang. 4. Trần Quang Khải.

5. Đoàn Thị Điểm.

II. TẬP LÀM VĂN (8.0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5-6 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa. (chỉ rõ cặp từ trái nghĩa.)

Câu 2: (5,0 điểm)

Viết bài văn cảm nghĩ về một người bạn mà em yêu quý.

---Hết---

(2)

- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS TRÀNG LƯƠNG

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Phần Câu Nội dung Điểm

1 A 0,5

2 C 0,5

3

Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm A1 – B2; A2 – B3; A3 – B4; A4 – B1

1,0

* Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu quy định. Dùng từ, diễn đạt câu chính xác; bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc; không có lỗi sai chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.

- Có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa. Chỉ rõ cặp từ trái nghĩa.

2.0

1.0

* Yêu cầu về nội dung:

+ Đoạn văn bộc lộ những cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.

Một số gợi ý về nội dung trong đoạn văn như sau:

- Giới thiệu được tên tác giả, tác phẩm, giới thiệu khái quát về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ.

- Hình ảnh người phụ nữ xinh xắn, đầy đặn, phúc hậu.

- Số phận: cay đắng chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ, không làm chủ cuộc đời.

- Phẩm chất: Thuỷ chung, son sắt mặc cho cuộc sống thay đổi.

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương thể hiện niểm cảm thương sâu sắc cho thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa và sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất son sắt của họ. Nhà thơ đã kiêu hãnh, tự hào ca ngợi vẻ đẹp

0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ

(3)

của người phụ nữ, “vừa trắng lại vừa tròn”, một vẻ đẹp khỏe mạnh, đáng yêu. Xinh đẹp là thế nhưng cuộc đời của họ lại bấp bênh, chìm nổi như chiếc bánh trôi nước “ Bảy nổi ba chìm với nước non”, họ không có quyền quyết định cuộc đời, phải phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương khẳng định phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ và gián tiếp lên án xã hội phong kiến bất công với họ.

Làm văn (6,0 điểm)

1

(1) Yêu cầu về kỹ năng:

- Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm, có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả trong khi biểu cảm.

- Kết cấu bài viết chặt chẽ; bố cục rõ ràng, hợp lý, đảm bảo đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Biết cách xây dựng đoạn văn, cách lập ý của bài văn biểu cảm; diễn đạt lưu loát, trong sáng, dễ hiểu, không mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch, đẹp.

0,5

(2) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo:

* Mở bài:

- Giới thiệu và nêu ấn tượng khái quát về người bạn mà em yêu quý.

0,5

* Thân bài:

- Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý́ ́nghĩ của mình 3,0

(4)

với người bạn một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.

+ Quan sát, suy ngẫm: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm:

Chọn, kể và tả những đặc điểm tiêu biểu có khả năng khơi gợi cảm xúc của đối tượng (VD: ngoại hình, hoạt động, tính cách, sở thích ...)

+ Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng giữa mình với người bạn thân.

+ Sự gắn bó của mình với người bạn trong học tập, trong sinh hoạt, vui chơi, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn.

+ Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người bạn mà bày tỏ rõ ràng tình cảm của mình với người bạn: yêu mến, quý trọng ...

+ Bày tỏ niềm mong ước, suy ngẫm của bản thân ...

- Khuyến khích đối với bài làm biết vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm (tuy yếu tố tự sự, miêu tả chiếm lượng lớn, nhưng chỉ là phương tiện bộc lộ cảm xúc tình cảm). Biết vận dụng linh hoạt các cách biểu cảm:

trực tiếp, gián tiếp; các cách lập ý của bài văn biểu cảm.

Bài viết có năng lực biểu đạt tình cảm, cảm xúc. Có lối viết sáng tạo trong cách xây dựng nhân vật và tạo dựng tình huống để biểu đạt cảm xúc.

0,5

* Kết bài:

- Khẳng định tình cảm của mình với người bạn (yêu quý, gắn bó...).

- Lời hứa hẹn, mong ước (Không bao giờ quên người bạn thân thiết, mong bạn thành đạt... mong cho tình bạn mãi bền vững...)

0,5

Tổng 10,0

(5)

Ngày soạn : 24/10/2020 Ngày giảng : 4/11/2020

Tiết theo PPCT : 36 Tiếng Việt:

TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa.

- Phân biệt được các loại từ đồng nghĩa: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

2. Kĩ năng

+ Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.

+ Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

+ Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

+ Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Ý thức sử dụng từ đồng nghĩa có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm.

*Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa.

(6)

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt.

- Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Quy nạp, hợp tác nhóm, thực hành có hướng dẫn sử dụng từ đồng nghĩa theo những tình huống cụ thể.

- Kĩ thuật dạy học:

+ Đặt câu hỏi, phân tích các tình huống mẫu để nhận ra quan hệ từ và giá trị, tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với tình huống giao tiếp.

+ Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng từ đồng nghĩa phù hợp với tình huống giao tiếp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……….

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.

2.2. Kiểm tra nội dung bài.

(7)

? Khi sử dụng quan hệ từ cần trỏnh những lỗi nào?

? Cõu văn sau đõy mắc lỗi gỡ về sử dụng quan hệ từ?

“Tụi thớch ngồi với bạn Hà, khụng thớch bạn Anh”.

* Trả lời:

Cõu 1 (5đ): Những lỗi quan hệ từ cần trỏnh:

- Dựng thừa quan hệ từ.

- Dựng quan hệ từ khụng thớch hợp về nghĩa.

- Thừa quan hệ từ.

- Dựng quan hệ từ mà khụng cú tỏc dụng liờn kết.

Cõu 2 (5đ): Cõu văn thiếu quan hệ từ liờn kết 2 vế.

-> Chữa lại: Thờm quan hệ từ để nối 2 vế và một số từ ngữ thớch hợp “Tụi thớch ngồi với bạn Hà nhưng tụi khụng thớch ngồi với bạn Anh".

3. Bài mới (35’)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

G

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Mục tiờu : Tạo tâm thế và định hớng chỳ ý cho học sinh Định hướng phỏt triển năng lực giao tiếp * Phương phỏp:Quan sỏt, vấn đáp, đồ dựng dạy học * Kỹ thuật: động não

* Thời gian: 5 phỳt

Gv sử dụng bộ ghộp hỡnh Puzzile lờn bảng, mỗi miếng ghi một chữ, ghi hai dũng thơ trong bài Qua Đốo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Nhớ nước đau lũng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cỏi gia gia.

Gv yờu cầu học sinh lấy ra cỏc từ cú nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau và chỉ ra nột nghĩa của chỳng

Hs lấy từ nước với quốc, nhà với gia

(8)

Nước và quốc có nghĩa giống nhau chỉ một đất nước, quốc gia. Nhà và gia đều chỉ không gian ở, sinh hoạt của mỗi người.

Những từ mà các em vừa phát hiện ra và phân tích chính là từ đồng nghĩa. Để hiểu sâu hơn về từ đồng nghĩa, chúng ta tìm hiểu bài học

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

*Mục tiêu:học sinh nắm được thế nào là từ đồng nghĩa ,các loại từ đồng nghĩa,sử dụng từ đồng nghĩa

* Phương pháp : Vấn đáp thyết trình làm việc nhóm *Thời gian 15 p

* Năng lực tự học ,hợp tác, phân tích cắt nghĩa,giải quyết các vấn đề đặt ra trong văn bản ,năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản

* Kỹ thuật: Động não, giao việc, .

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm khái niệm từ đồng nghĩa.

I. Thế nào là từ đồng nghĩa

G H G G H G

? Em hiểu từ đồng nghĩa là từ như thế nào?

- Là những từ có nghĩa tương tự hoặc giống nhau.

*Treo bảng phụ bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” do Tương Như dịch. -> Hs đọc bài

? Từ rọi, trông ở trong văn bản này có nghĩa là gì?

- Rọi: chiếu sáng, soi sáng.

- Trông: nhìn để nhận biết.

? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông?

? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ gốc ?

Trình bày

* Khái quát: Những từ trên là từ đồng nghĩa.

? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa ?

1. Phân tích ngữ liệu:

(SGK: 113,114)

- Từ đồng nghĩa với : + Rọi: chiếu, soi, tỏ

+ Trông(1): nhìn, ngó, dòm, nghé, liếc, lườm.

-> Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

(9)

H G G H G H

G

H G H G

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

? Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là ?

Nêu: nhìn để nhận biết.

Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có các nghĩa sau (bảng chính):

? Tìm những từ đồng nghĩa với nghĩa (2) và (3) của từ trông?

? Em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ trông?

- Từ trông là từ nhiều nghĩa, nên từ trông có thể đồng nghĩa với nhiều dãy từ khác nhau.

? Từ việc tìm hiểu trên em thấy một từ nhiều nghĩa có hiện tượng gì đặc biệt?

Trình bày.

Gọi HS đọc ghi nhớ.

GV phân nhóm làm bài tập 1 ( Làm bảng phụ) - Nhóm 1:

+ Gan dạ, dũng cảm, kiên cường, gan góc + Nhà thơ: thi sĩ

+ Mổ xẻ: phẫu thuật - Nhóm 2:

+ Của cải: tài sản, gia sản + Nước ngoài: ngoại quốc + Chó biển: hải cẩu

- Nhóm 3:

+ Đòi hỏi: yêu cầu

+ Năm học: niên học, niên khoá + Loài người: nhân loại

=> Từ đồng nghĩa.

- Từ đồng nghĩa với từ “trông”:

(2) Coi sóc giữ gìn cho yên ổn:

-> Trông coi, chăm sóc, coi sóc.

(3) Mong -> mong, đợi, hi vọng, trông ngóng, mong đợi.

-> Từ trông là từ nhiều nghĩa.

=> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

2. Ghi nhớ (SGK – 114)

(10)

+ Thay mặt: đại diện

- GV bổ sung: 3 từ đồng nghĩa trong 2 bài thơ Xa ngắm thác núi Lư và Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều: xuyên, hà, giang = sông.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm được các loại từ đồng nghĩa

II. Các loại từ đồng nghĩa

G H G G

H

G

H G H

* Treo bảng phụ ví dụ 1 -> Hs đọc bài.

? Giải nghĩa từ quả, trái?

? Hai từ trái và quả có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

? Sắc thái ý nghĩa của 2 từ này giống nhau hay khác nhau?

? Những từ trên gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn. Vậy từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ như thế nào?

Trình bày.

GV khái quát lại.

* Treo bảng phụ ví dụ 2 -> Hs đọc bài

? Từ bỏ mạng và hy sinh có nghĩa là gì? Có sắc thái ý nghĩa ntn?

- Bỏ mạng: chỉ cái chết của con người. Đây là cái chết vô tích sự, mang sắc thái coi thường, khinh rẻ.

- Hi sinh: chỉ cái chết của con người. Đây là cái chết vì lí tưởng cao đẹp, vì nghĩa vụ cao cả nên mang sắc thái kính trọng.

? Như vậy, nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau?

Trình bày cá nhân.

Khái quát: Những từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái nghĩa khác nhau.

? Qua phân tích 2 vdụ hãy cho biết có mấy loại từ đồng nghĩa?

Đọc ghi nhớ.

1. Phân tích ngữ liệu:

(SGK- 114)

* Ví dụ 1 - Quả: trái cây - Trái: quả của cây

-> Nghĩa hoàn toàn giống nhau.

-> không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.

=> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.

* Ví dụ 2

- Giống: cùng nói về cái chết của con người

- Khác:

+ bỏ mạng: mang sắc thái coi thường, khinh rẻ.

+ hi sinh: mang sắc thái kính trọng.

=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

2. Ghi nhớ: (SGK - 114) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm được cách sử

dụng từ đồng nghĩa.

III. Sử dụng từ đồng nghĩa

G Gv treo bảng phụ ví dụ1 và 2 -> Hs đọc bài 1. Khảo sát ngữ liệu:

(11)

H

G

G H G

G H

*Yêu cầu HS thay thế thử các từ đồng nghĩa

“quả và trái”, “bỏ mạng” và “hi sinh” trong các ví dụ ở mục II cho nhau.

? Em có nhận xét gì sau khi thay các từ cho nhau?

? Vì sao quả - trái lại thay thế được mà hi sinh - bỏ mạng lại không thay thế được?

- Vì “quả - trái” là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.

- Còn “hi sinh - bỏ mạng” là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có sắc thái nghĩa khác nhau.

* Chốt : Như vậy, trong một số trường hợp với các từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau, chúng không thể thay thế cho nhau.

? Nghĩa của từ chia tay và chia li có gì giống và khác nhau?

- Giống : rời nhau, mỗi người đi 1 nơi.

- Khác nhau:

+ Nghĩa của từ “chia tay” có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong 1 tương lai gần.

+ Còn nghĩa của từ “chia li” gợi 1 chia tay lâu dài, không có hi vọng gặp lại nhau.

? Ở bài 7, tại sao đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?

? Vậy, khi sử dụng từ đồng nghĩa cần phải lưu ý gì?

Đọc ghi nhớ

( SGK -115)

* Ví dụ 1

- Quả - trái: thay thế được

-> sắc thái biểu cảm giống nhau.

- Hi sinh - bỏ mạng : không thay thế được

-> sắc thái biểu cảm không giống nhau.

* Ví dụ 2

- Dùng từ “chia li” mà không dùng từ “chia tay”

-> vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.

2. Ghi nhớ: ( SGK - 115).

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’)

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.

* Thời gian: 7- 10 phút.

* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...

* Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....

(12)

G H

G

Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) để hoàn thành bài tập 2, 3,4 SGK – 107.

Xác định yêu cầu bài tập , chia 3 nhóm mỗi nhóm làm 1 bài tập, hết thời gian, các nhóm báo cáo.

Nhận xét, đưa ra đáp án như bảng chính.

Gợi ý:

? Tìm từ có gốc ấn - âu đồng nghĩa với các từ đã cho?

? Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?

? Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong câu?

? Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau?

- Cho, tặng, biếu

+ Cho: người cho vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang người nhận.

+ Tặng: người trao vật kghông phân biệt ngôi thứ với người nhận; vật đc trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hoặc tỏ lòng yêu mến.

+ biếu: ng trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng với người nhận và có thái độ kính trọng với người nhận.

- Tu, nhấp, nốc: khác nhau về cách thức hoạt động

+ tu: uống nhiều, uống 1 mạch = cách ngậm vào miệng chai hay vòi, ấm.

+ nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hớp đầu môi.

+ nốc: uống nhiều và hết ngay trong 1 lúc 1 cách thô tục.

III. Luyện tập Bài 2

- Máy thu hình - Ra đi ô - Sinh tố - vi ta min - Xe hơi - ô tô

- Dương cầm - pi a nô Bài 3

- Ba - thầy - bố - Má- bầm - bu - mẹ - Hùm - beo - hổ - Cầy - chó

Bài 4

- đưa -> trao ; - đưa -> tiễn - kêu -> than thở, phàn nàn - nói -> phê bình, trách - Đi -> mất

Bài 5

- Ăn, xơi, chén

+ Ăn : sắc thái bình thường + Xơi : sắc thái lịch sự, xã giao + Chén : sắc thái thân mật, thông tục

- Yếu đuối, yếu ớt :

+ Yếu đuối: sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần

+ Yếu ớt: Sức lực hoặc tác dụng coi như là không đáng kể

- Xinh, đẹp :

+ xinh : trẻ, nhỏ nhắn, ưa nhìn + đẹp : ý nghĩa chung hơn, cao hơn xinh

Bài 6: Chọn từ thích hợp:

a. thành quả - thành tích b. ngoan cố - ngoan cường c. nghĩa vụ - nhiệm vụ d, giữ gìn - bảo vệ Bài 7

a, - Đối xử/ đối đãi

(13)

HS lên bảng đặt câu.

HS chữa lỗi

- đối xử

b, - Trọng đại/ to lớn Bài 8: Đặt câu

Bài 9

- Hưởng thụ - Che chở - Dạy - Trưng bày

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.

* Thời gian: 5 phút .

* Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc.

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy....

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.

* Thời gian: 5 phút .

* Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc.

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy....

? Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cuộc sống quanh ta?

HS làm việc cá nhân, trao đổi kết quả với bạn cùng nhóm.

GV sửa mẫu một bài.

(14)

4. Hướng dẫn HS về nhà (2’)

* Đối với bài cũ

- Học, nắm chắc nội dung bài học.

- Hoàn chỉnh các bài tập sgk, sách bài tập Ngữ văn.

- Đọc “Nâng cao ngữ văn 7” -> hiểu rõ hơn vị trí, ý nghĩa từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt.

* Đối với bài mới

Chuẩn bị bài: Cách lập ý của văn biểu cảm

? Nêu các bước làm văn bản biểu cảm?

? Cách lập ý của văn biểu cảm?

Ngày soạn: 24/10/2020 Ngày giảng: 6/11/2020

Tiết theo PPCT: 36

Tập làm văn:

CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.

- Nắm được những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài văn biểu cảm.

- Vận dụng được cách viết đoạn văn biểu cảm.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.

(15)

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực viết sáng tạo.

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về cách lập ý bài văn biểu cảm.

- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản biểu cảm.

4. Thái độ

- Giáo dục hs ý thức tìm hiểu, tiếp xúc và nhận biết cách viết mỗi đoạn văn.

- Kĩ năng sống:

+ Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về cách lập ý trong bài văn biểu cảm.

+ Ra quyết định: lựa chọn cách chọn ý, cách lập luận khi tạo lập văn bản biểu cảm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

+ Một số tập thơ, bài báo, bức thư biểu cảm.

- Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Đọc, phân tích, nhận xét (quy nạp), thực hành có hướng dẫn cách lập ý xây dựng một văn bản có tính biểu cảm ...

- Kĩ thuật dạy học:

+ Đặt câu hỏi, phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách lập ý cho đề văn biểu cảm và cách tạo lập văn bản biểu cảm đạt hiệu quả giao tiếp.

(16)

+ Thảo luận, trao đổi để tỡm được ý, sắp xếp cỏc ý, cỏch lập ý cho bài văn biểu cảm.

+ Thực hành viết tớch cực tạo lập bài văn biểu cảm, nhận xột về cỏch viết bài văn biểu cảm đảm bảo tớnh hấp dẫn, cú cảm xỳc...

IV. TIẾN TRèNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……….

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

GV yờu cầu cỏc tổ bỏo cỏo kết quả chuẩn bị bài.

2.2. Kiểm tra nội dung bài.

? Khi tỡm hiểu đề văn biểu cảm ta cần tỡm hiểu điều gỡ?

? Nờu cỏc bước làm một bài văn biểu cảm?

Yờu cầu:

- Đề văn biểu cảm: (5đ) + Đối tương biểu cảm.

+ Định hướng tỡnh cảm.

- Cỏc bước làm bài văn biểu cảm: 4 bước (5đ) + Tỡm hiểu đề và tỡm ý.

+ Lập dàn ý.

+ Viết bài hoàn chỉnh.

+ Đọc và sửa lại.

3. Bài mới (35’)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC G HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Mục tiờu : Tạo tâm thế và định hớng chỳ ý cho học sinh

(17)

Định hướng phỏt triển năng lực giao tiếp * Phương phỏp:Quan sỏt, vấn đáp, thuyết trình.

* Kỹ thuật: động não * Thời gian: 5 phỳt

Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xỳc nảy sinh, người viết cú thể hồi tưởng kỉ niệm quỏ khứ, suy nghĩ hiện tại, mơ ước tương lai, tưởng tượng những tỡnh huống gợi cảm, hoặc vừa quan sỏt vừa suy ngẫm và thể hiện cảm xỳc. Đú là nhiều cỏch lập ý của bài văn biểu cảm.

HOẠT ĐỘNG HèNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: HS nắm đợc các bớc tạo ý của bài văn biểu cảm - Thời gian: 20’

- Phơng pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận - Kĩ thuật: Khăn trải bàn, PHT, động não

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tỡm hiểu những cỏch lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.

I. Những cỏch lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.

G G

H

* Chia HS làm 4 nhúm. Mỗi nhúm tỡm hiểu một cỏch lập ý.

* Gợi ý: Tỡm hiểu trong mỗi đoạn văn đối tượng biểu cảm, nội dung biểu cảm, biểu cảm bằng phương thức nào, chi tiết nào thể hiện tỡnh cảm đú.

Hoạt động nhúm, mỗi nhúm cử 1 HS lờn trỡnh bày.

Nhúm 1:

? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn?

1. Liờn hệ hiện tại với tương lai

- Đoạn văn: “Cõy tre Việt Nam” (Thộp Mới)

+ Đối tượng biểu cảm: Cõy tre Việt Nam.

+ Nội dung: sự gắn bú của cõy tre Việt Nam trờn bước đường đi tới tương lai của đất nước.

(18)

G H G H G

H G

H

G H G H G

Trình bày.

? Nội dung của đoạn văn ? Trình bày.

? Tại sao tác giả lại khẳng định rằng cây tre sẽ gắn bó với dân tộc Việt Nam trong bước đường tiến tới tương lai?

- Vì với người Việt Nam cây tre có rất nhiều công dụng.

? Vậy cây tre đã gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam bởi những công dụng nào của nó ?

- Công dụng trong:

+ Chiến đấu + Sản xuất

+ Đời sống sinh hoạt

? Để thể hiện sự gắn bó còn mãi của tre, người viết đã liên tưởng, tưởng tượng ra cây tre trong tương lai như thế nào?

- Tương lai: Sắt thép có thể mọc lên nhiều hơn tre, nứa nhưng tre xanh vẫn là bóng mát, vẫn mang khúc nhạc tâm tình, sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

-> Tre vẫn luôn sát cánh cùng người Việt Nam.

* Lưu ý thêm: Bài này tác giả viết vào năm 1955, tác giả chỉ mới nghĩ đến xi măng, sắt thép chứ chưa nghĩ đến đồ nhựa. Cho dù có đồ nhựa nữa, công dụng của cây tre trong tương lai vẫn nhiều hơn tg đã nghĩ: chiếu tre, tăm tre, đũa tre, hàng mĩ nghệ bằng tre, hàng mây tre đan có giá trị trên thị trường quốc tế.

? Qua đó, em cảm nhận được gì về tình cảm của tg dành cho cây tre?

? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?

- Tình cảm: yêu quý, trân trọng tự hào, gắn bó với cây tre.

- Cách biểu cảm:

(19)

H G

H

G

H

G

G

? Tìm những từ ngữ thể hiện cách B.cảm ấy?

Trình bày tre sẽ còn mãi, vẫn là, vẫn mang, ngày mai

* Chốt: Như vậy, để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể liên hệ hiện tại với tương lai.

Nhóm 2

? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn?

? Đoạn văn nói về vấn đề gì?

Tác giả bày tỏ niềm say mê với con gà đất, niềm vui của tuổi thơ.

? Nhân vật tôi đã say mê con gà đất như thế nào ?

Nêu: Niềm say mê con gà đất khiến tác giả muốn hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai.

* Bổ sung: Để lập ý cho đoạn văn của mình, tác giả dùng cách hồi tưởng lại quá khứ, thể hiện cảm xúc của mình về con gà đất – một đồ chơi dân gian thuở ấu thơ. Qua đó, mở rộng ra là cảm nghĩ đối với đồ chơi con trẻ.

? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả ?

Việc hồi tưởng quá khứ đã để lại trong nvật tôi

“một nỗi gì sâu thẳm, giống như 1 linh hồn”.

Điều đó có nghĩa là tg rất yêu quý, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

? Để thể hiện cảm xúc đó của mình, tg đã biểu cảm bằng cách nào?

? Từ ngữ nào thể hiện cách biểu cảm đó?

Trình bày:

+ Đến bây giờ, bây giờ -> suy nghĩ về hiện tại.

+ Nhớ lại - cảm nhận - tái sinh trong tâm hồn.

+ Gợi nhắc quan hệ với các sự vật.

+ Liên hệ hiện tại với tương lai.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

* Đoạn văn “Người ham chơi”

- Đối tượng biểu cảm: con gà đất.

- Nội dung: Niềm say mê con gà đất - niềm vui của tuổi thơ.

(20)

H G

G

H

G

G H G H G

+ Để lại trong tôi.

* Chốt: Như vậy ngoài cách lập ý liên hệ hiện tại với tương lai, người viết có thể còn lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

Nhóm 3

? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn trích?

Trình bày.

? Nội dung đoạn trích?

Trình bày.

? Để bày tỏ tình cảm ấy, tác giả đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm gì về cô ?

- Tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm về cô giáo: tìm gặp cô giữa đám học trò, nghe tiếng cô giảng bài, thấy cô mệt nhọc, đau đớn, yêu thương, thất vọng, lo lắng, sung sướng...

? Đoạn văn đã thể hiện tình cảm đối với cô giáo bằng cách nào ?

? Tìm những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm đó ?

- Sau này khi em lớn lên, em vẫn sẽ nhớ đến cô, em sẽ tìm gặp cô... -> tưởng tượng tình huống.

- Em tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô em sẽ nhớ lại... -> gợi lại kỷ niệm.

- Hứa hẹn: Không (chẳng bao giờ) em lại quên được cô, phải, không bao giờ em lại có thể quên; yêu quý của em.

- HS quan sát đoạn văn 2”(SGK-119)

? Nội dung của đoạn văn ? Trình bày.

- Cảm xúc yêu quý, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

- Cách biểu cảm:

+ Hồi tưởng quá khứ + Suy nghĩ về hiện tại

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.

* Đoạn trích “Những tấm lòng cao cả”

- Đối tượng biểu cảm: cô giáo - Nội dung: Bày tỏ tình cảm yêu mến đối với cô giáo.

- Hình thức biểu cảm: tưởng

(21)

H

G

H

H G H G

H

G

G

? Việc liên tưởng từ Lũng Cú - cực bắc của Tổ Quốc tới Cà Mau, Cực Nam của Tổ Quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?

Trình bày.

? Trong đoạn văn, để biểu hiện tình cảm đó, tác giả đã chọn cách nào? Từ ngữ nào diễn đạt điều đó?

Trình bày.

* Định hướng: Tình huống tưởng tượng, giả định. Cụ thể:

+ Ở cực bắc, tác giả nghĩ về cực nam.

+ Ở trên núi ông nghĩ về vùng biển.

+ Nơi đầy chim nghĩ về vùng cá, tôm.

+ Khát vọng: Đất nước yên bình.

* Giảng: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước cũng là một cách bày tỏ tình cảm đối với con người và sự vật.

Nhóm 4

* Yêu cầu HS quan sát đoạn văn (SGK -120).

? Đoạn văn miêu tả và biểu cảm về đối tượng nào?

Trình bày.

? Nội dung chính của đoạn văn?

Trình bày.

? Việc gợi tả ấy nhằm mục đích gì?

Thể hiện tình thương yêu đối với mẹ của nhân vật “tôi”.

? Để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ, đoạn văn đã miêu tả những gì ?

Trình bày: cái bóng u, khuôn mặt, tóc, nếp nhăn ở đuôi mắt, nét cười.

tượng tình huống, hứa hẹn và gợi lại kỉ niệm về cô giáo.

* Đoạn trích: Mõm Lũng Cú tột Bắc

- Nội dung: Sự liên tưởng của tác giả từ Lũng Cú - cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau - cực Nam của Tổ quốc.

=> Thể hiện tình yêu đất nước một cách sâu sắc và bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước.

- Cách biểu cảm:

+ Tưởng tượng tình huống, giả định.

+ Khát vọng, mong ước.

4. Quan sát và suy ngẫm Đoạn trích trong “Cỏ dại” của

(22)

H G H G H G H

G H

G

G

? Tác giả dùng biện pháp nào để miêu tả u tôi?

Phát biểu.

? Tìm những câu văn thể hiện suy ngẫm, nhận xét của người viết ?

Tìm, gạch chân trong SGK.

+ Chỗ nào cũng thấy bóng U hoà lẫn với bóng tối

+ Cái bóng mơ hồ yêu dấu thở dài + Tôi sực nhớ ngờ ngợ

+ U tôi đã già đi không hay

? Sự quan sát có tác dụng biểu cảm như thế nào?

Nêu: quan sát chi tiết làm nảy sinh cảm xúc:

lòng thương cảm, hối hận vì đã thờ ơ, vô tình với u.

* Chốt: Khắc hoạ hình ảnh con người, nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó.

? Như vậy, từ các đoạn văn vừa phân tích và nhận xét, em hãy cho biết để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh người viết có thể có những cách nào?

Nêu 4 cách trên.

? Nhận xét gì về tình cảm của người viết trong mỗi đoạn văn ? Tình cảm ấy có ý nghĩa gì đối với người đọc?

* Gọi HS đọc ghi nhớ.

Tô Hoài.

- Đối tượng biểu cảm: Người mẹ của nhân vật tôi.

- Nội dung đoạn văn: Thể hiện tình thương yêu đối với mẹ của nv “tôi”.

- Cách miêu tả:

+ Quan sát -> cảm xúc (suy ngẫm)

+ Khắc hoạ hình ảnh con người

-> nêu nhận xét.

-> Thể hiện tình cảm thương yêu, hối hận vì đã thờ ơ, vô tình.

=> Kết luận:

- có 4 cách lập ý.

- Tình cảm bộc lộ phải chân thật và sự việc được nêu phải có trong kinh nghiệm -> người

(23)

H G

H

đọc tin và đồng cảm.

* Ghi nhớ (SGK-121)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: - Củng cố lại những kĩ năng, kiến thức đã đợc học - Thời gian: 18’

- Phơng pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận - Kĩ thuật: PHT, động não

G G H G

* Yờu cầu HS đọc yờu cầu, nội dung bài tập.

* Hướng dẫn HS dựa theo gợi ý SGK-112 ->

tạo lập ý.

* Yờu cầu HS thảo luận nhúm trong 4’.

Thảo luận, đại diện bỏo cỏo.

Gợi ý:

- Hỡnh dung khu vườn nhà em (đang cú, đó cú, mơ ước sẽ cú).

- Xỏc định thời gian (thời điểm người viết (ở gần quan sỏt, miờu tả, suy ngẫm...; ở xa: tưởng tượng, hoài niệm...).

- Miờu tả khu vườn để làm nổi bật cảm xỳc:

+ Khu vườn đẹp, đỏng yờu như thế nào? (tỡnh cảm yờu mến).

+ Khu vườn cú những kỉ niệm gỡ đối với em?

(gắn bú).

II. Luyện tập

Đề bài: Cảm xỳc về vườn nhà.

(24)

G H G H G H G H G H G H G G

G

+ Nếu thiếu nó cuộc sống của gia đình em sẽ ra sao? (bày tỏ lòng biết ơn).

+ Những ngày hè nóng nực khu vườn sẽ cho em những cảm giác gì? (mát mẻ, thích thú).

Từ cách lập ý yêu cầu hs lập dàn bài đề yêu cầu.

Hoạt động độc lập để xây dựng dàn bài.

* Yêu cầu 2-3 HS trình bày dàn bài của mình.

Lớp nhận xét, bổ sung.

? Mở bài cần nêu những ý gì?

Giới thiệu khái quát lai lịch, tình cảm: có từ đời cha ông để lại -> cả nhà gắn bó).

? Phần thân bài cần triển khai những ý gì?

Mỗi ý cần được trình bày như thế nào?

Một đoạn.

? Giữa các đoạn cần có mối quan hệ ra sao?

Liên kết chặt chẽ.

? Giữa các ý được trình bày như thế nào?

Mạch lạc.

? Cảm xúc cần bộc lộ trong bài viết là tình cảm gì?

? Phần kết bài cần nêu những nội dung gì?

Hướng dẫn HS 1 số đề còn lại, về nhà hoàn thành.

Cảm xúc về con vật nuôi.

* MB: Giới thiệu con vật nuôi (con gì, tên) và cảm xúc về nó.

* TB:

* Dàn bài:

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về vườn nhà.

+ Tình cảm, ấn tượng.

- Thân bài: Giới thiệu lai lịch.

+ Miêu tả vườn (những nét đặc sắc nhất).

+ Vườn và cuộc sống buồn vui của gia đình.

+ Vườn và sự lao động, chăm bón của cha mẹ.

+ Vườn qua 4 mùa (những nét tiêu biểu).

- Kết bài:

+ Khẳng định giá trị vườn nhà.

+ Cảm xúc của người viết.

(25)

G

- Lai lịch con vật nuôi -> Hồi tưởng quá khứ ->

cảm xúc.

- Miêu tả con vật nuôi -> quan sát - Cảm xúc.

- Tưởng tượng tình huống (bán con vật nuôi, nó ốm mệt …).

-> Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc.

- Sự gắn bó với con vật nuôi vì vai trò, lợi ích.

* KB:

- Cảm xúc về con vật nuôi Cảm xúc về người thân.

* MB:

- GT người thân là ai? Mối quan hệ với người đó như thế nào?

- Cảm xúc chung về người thân.

* TB:

- Miêu tả người thân -> quan sát, suy ngẫm.

- Hồi tưởng kỷ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ.

- Sự gắn bó của mình với người đó trong hiện tại (nỗi buồn, vui, sinh hoạt, vui chơi, học tập…)

- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó ->

bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, mong muốn.

* KB: Cảm xúc về người thân.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.

(26)

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.

* Thời gian: 5 phút .

* Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc.

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy....

Thảo luận nhóm (2’) , cử đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét, cho điểm.

? Viết phần mở bài cho mỗi đề?

? Để lập ý cho bài biểu cảm, người viết có thể áp dụng những cách nào ?

? Để bài viết có giá trị, yêu cầu tình cảm biểu hiện có những điều kiện gì ?

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI- MỞ RỘNG

? Hãy lập dàn bài cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ của em về một mùa nào đó trong năm?

(Tài liệu tham khảo: Bài tập 3 SBT-55)

HS hoàn thành phiếu học tập, hết thời gian quy định, nộp phiếu. GV chấm và chữa sau.

4. Hướng dẫn HS về nhà (3’)

* Học bài cũ

- Học nắm chắc nội dung bài học và các bước đã học về văn biểu cảm. Đọc tài liệu tham khảo SGK.

- Tìm ví dụ chứng tỏ cách lập ý đa dạng trong các bài văn biểu cảm.

* Chuẩn bị bài mới: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

? Nêu hiểu biết về tác giả?

? Sưu tầm một số bài thơ của Lí Bạch?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đến bấy giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay,

- Nếu số người nghe nhiều hơn, em cần phóng to nội dung trình chiếu, khi đó em cần sử dụng máy chiếu kết nối với máy tính.. Thầy/cô giáo sẽ giúp em

Tiếng gọi hòa bình qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu tung bay giữa trời xanh báo hiệu một thời

d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu... Cả A và B

“Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng, Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau

Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền