• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 8

Ngày soạn: 20/10/2017

Ngày giảng:Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017 Toán

Bài 29: Luyện tập A- Mục đích yêu cầu

1.Mục tiêu chung : Giúp hs:

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính cộng.

- Hs có hứng thú trong học tập, tích cực làm bài.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô một trang số 1 theo mẫu . -Rèn kĩ năng cầm bút cho hs

-Có ý thức học tập B-Chuẩn bị:

-Tranh bài tập, bảng phụ.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (>, <, =)? (5p’) - Gọi hs làm bài.

1 + 3 ... 3 4 ... 1 + 2 3 + 1 ... 3 4 ... 2 + 2 - Gv nhận xét, đánh giá.

II. Bài luyện tập:

1. Bài 1: Tính: ( 7p’)

- Yêu cầu hs tự tính theo cột dọc:

3 2 2 1 1

+ + + + +

1 1 2 2 3 4 3 4 3 4 - Gọi hs đọc bài và nhận xét.

2. Bài 2: Số? (8p’)

- Yêu cầu hs tự điền số cho phù hợp.

Hoạt động của hs

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Vài hs đọc và nhận xét.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Vài hs nêu.

- 1 hs thực hiện.

HĐ Khải

- Hs lấy vở tô bài

(2)

- Gv hỏi: Vì sao điền số đó?

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

3. Bài 3: Tính: (6p’)

- Cho hs quan sát hình rồi tính.

2 + 1 + 1 = 4 ; 1 + 2 + 1 = 4 - Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

4. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: (5p’) - Cho hs quan sát hình trong bài, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống.

- Đọc phép tính trong bài và nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 1 hs làm bảng phụ.

- 2 hs thực hiện.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài theo cặp.

- 1 hs thực hiện.

III- Củng cố, dặn dò:

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau

****************************************

Học vần Bài 30: ua - ưa A- Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Hs đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Đọc được từ và câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, dừa, thị cho bé.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Giữa trưa.

-Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được yêu thương, chăm sóc - Yêu thích môn học, thích ngủ trưa.

2.Mục tiêu riêng

-Biết lấy vở tô chữ ghi vần ua – ưa . -Tô đúng nét của các con chữ . -Có ý thức học tập

B- Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài học. Bùng đồ dùng dạy tv.

C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I - Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Gọi hs đọc: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.

Hoạt động của hs

- 4 hs :

HĐ Khải

(3)

- Hs đọc câu: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.

- Gv nhận xét, đánh giá.

II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu (1p’) 2- Dạy vần:

a. Nhận diện vần: (3p’) ua

- Gv giới thiệu vần ua và ghi bảng - Đánh vần và đọc vần ua

- Phân tích vần ua - So sánh vần ua với ia b. Đánh vần: (7p’)

- Hướng dẫn hs đánh vần: u- a- ua - Viết tiếng cua

- Đánh vần và đọc tiếng cua.

- Phân tích tiếng cua.

- Hướng dẫn hs đánh vần tiếng cờ- ua- cua.

-Gv cho hs quan sát cua bể - Gv viết bảng cua bể.

- Gọi hs đọc: ua- cua- cua bể ưa

(Thực hiện tương tự như vần ua).

- Cho hs so sánh vần ưa với vần ua.

- Gọi hs đọc: ưa- ngựa- ngựa gỗ.

c. Cho hs đọc từ ứng dụng: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia. (7p’)

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới: chua, đùa, nứa, xưa.

- Đọc lại các từ ứng dụng.

c. Luyện viết: (8’p )

- Gv viết mẫu: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát, nhận xét.

- 2 hs đọc.

- 5 hs

- 1 vài hs nêu - 1 hs nêu

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - Hs quan sát.

- 1 vài hs nêu - Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs viết bảng.

- 5hs

- Hs quan sát ,lắng nghe

-Hs lấy vở tô chữ ghi vần .

(4)

e.Củng cố: (3p’)

Tiết 2 3-Luyện tập:

a- Luyện đọc: (17p’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh câu ưd và nhận xét.

- Cho hs đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, dừa, thị cho bé.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới chứa vần ua, ưa.

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b- Luyện nói: (7p’)

- Nêu chủ đề luyện nói: Giữa trưa - Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa trưa mùa hè?

+ Giữa trưa là lúc mấy giờ?

+ Buổi trưa, mọi người thường ở đâu và làm gì?

+ Buổi trưa, em thường làm gì?

c- Luyện viết: (10p’)

- Gv hướng dẫn lại cách viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Luyện viết vở tập viết - Gv chấm bài và nhận xét

- Hs quan sát và nhận xét.

- Vài hs đọc.

- 1vài hs nêu - Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1hs nêu + 1vài hs nêu + 1vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Hs viết bài

III- Củng cố- dặn dò: (5p’) - Đọc lại bài trong sgk - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà đọc bài và làm bài tập.

---

(5)

Ngày soạn: 21/10/2017

Ngày giảng:Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017 Học vần

Bài 31:

Ôn tập

A. Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Hs đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học: ia, ua, ưa.

- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.

- Nghe, hiểu và kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh truyện kể Khỉ và Rùa.

-Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi, yêu thương, chăm sóc.

- Hs thấy được ba hoa cẩu thả là tính sấu.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô 1 trang âm a theo mẫu . -Rèn kĩ năng cầm bút cho học sinh -Có ý thức học tập

B. Đồ dùng dạy học:

- Bảng ôn như sgk.

- Tranh minh hoạ bài học.

C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I- Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Cho hs viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ

- Gọi hs đọc: + cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.

+ Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

- Gv nhận xét II- Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1p’)

- Cho hs nêu các âm đã học trong tuần.

- Gv ghi bảng ôn.

2. Ôn tập:

a, Các chữ và âm vừa học: (5p’)

- Cho hs chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.

Hoạt động của hs

- 2 hs viết bảng.

- 2 hs đọc

- Nhiều hs nêu.

- Hs thực hiện.

- Vài hs chỉ bảng.

HĐ Khải

(6)

- Gv đọc chữ cho hs chỉ bảng.

b, Ghép chữ thành tiếng: (10p’)

- Cho hs đọc các chữ được ghép trong bảng ôn.

- Cho hs đọc các các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang.

c, Đọc từ ngữ ứng dụng: (7p’)

- Cho hs tự đọc các từ ngữ ứng dụng: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.

- Gv sửa cho hs và giải thích 1 số từ.

d, Tập viết: (10p’)

- Cho hs viết bảng: mùa dưa - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

e.Củng cố: (3p’)

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: ( 17p’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1

- Quan sát tranh nêu nội dung tranh.

- Cho hs luyện đọc câu ứng dụng:

Gió lùa kẽ lá Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa.

b. Kể chuyện: Khỉ và Rùa ( 7p’) - Gv kể chuyện có tranh minh hoạ.

- Gv tổ chức cho hs thi kể theo tranh.

- Gv tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa: Ba hoa và cẩu thả là tính xấu, rất có hại. Truyện còn giải thích sự tích cái mai rùa.

c. Luyện viết: 10p’

- Cho hs luyện viết bài trong vở tập viết.

- Gv quan sát, nhận xét.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs đọc cá nhân.

- Hs lắng nghe.

- Hs viết bảng con.

- Vài hs đọc.

- Hs quan sát và nêu.

- Hs đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.

- Hs theo dõi.

- Đại diện nhóm kể thi kể.Mỗi nhóm kể 2 đoạn của bài.

- Hs lắng nghe.

- Hs viết bài

-Hs quan sát ,lắng nghe

- Hs lấy vở tô 1 trang chữ a theo mẫu

III- Củng cố, dặn dò: (5p’) - Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.

(7)

- Cho hs tìm chữ và tiếng vừa ôn.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5

Toán

Bài 30:

Phép cộng trong phạm vi 5

A. Mục đích yêu cầu:

1.Mục tiêu chung : Giúp hs:

-Thuộc bảng công trong phạm vi 5, biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.

- Yêu thích môn học, hăng say học tập.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô một trang số 2 theo mẫu . -Rèn kĩ năng cầm bút cho học sinh - Có ý thức học tập

B. Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng học toán.

- Mô hình phù hợp với bài học.

C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Gọi hs làm bài tập: Tính:

2 + 1 + 1 =.... 1 + 2 + 1 =....

- Gọi hs đọc bảng cộng trong phạm vị 4.

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5. (10p’)

- Cách giới thiệu mỗi phép cộng: 4 + 1 = 5;

1 + 4 = 5; 3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5 gv đều hướng dẫn tương tự như với phép cộng trong phạm vi 3.

- Cho hs viết và đọc các phép cộng trong phạm

Hoạt động của hs

- 2 hs làm bài trên bảng.

- 2 hs đọc.

- Học sinh quan sát - Hs nêu bài toán.

- Vài hs đọc.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

HĐ Khải

- Hs quan sát ,lắng nghe

(8)

vi 5.

- Gv khuyến khích hs tự nêu bài toán.

- Yêu cầu hs tự ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5.

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính: (5p’)

- Yêu cầu hs tự làm bài: 4 + 1 = 2 + 3 = 3 + 2 = 1 + 4 = ....

- Gọi hs nhận xét.

b. Bài 2: Tính: (5p’)

- Hướng dẫn hs tính theo cột dọc.

- Gọi hs nhận xét.

c. Bài 3: Số? (7p’) - Cho hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gv hỏi: Ví sao điền số đó?

- Gọi hs nhận xét.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: (4p’) - Cho hs quan sát hình, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs làm trên bảng.

- 1 hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs làm bài.

- Vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài theo

- Hs lấy vở tô bài

III.Củng cố, dặn dò: (4p’) - Gv nhận xét giờ học.

Ngày soạn: 22/10/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017 Toán

Bài 31:

Luyện tập

A- Mục đích yêu cầu:

1.Mục tiêu chung : Giúp hs:

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép cộng.

(9)

- Hoc sinh yêu thích môn học, hăng say học tập.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô 1 trang chữ số 3 theo mẫu . -Tô đúng nét của số 3 .

-Có ý thức học tập B-Chuẩn bị:

-Tranh bài tập, bảng phụ.

C . Các ho t ạ động d y h c:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (>, <, =)? (5p’) - Gọi hs làm bài.

1 + 4 ... 5 4 ... 3 + 2 3 + 2 ... 5 5 ... 2 + 2 - Gv nhận xét, đánh giá.

II. Bài luyện tập:

1. Bài 1: Tính: ((5p’)

- Yêu cầu hs dựa vào bảng cộng đã học để làm:

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

2. Bài 2: Tính: (5p’)

- Yêu cầu hs tự tính theo cột dọc.

2 1 3 2 4 2

+ + + + + +

2 4 2 3 1 1

4 5 5 5 5 3

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

3. Bài 3: Tính: (8p’) - Cho hs tự tính.

2 + 1 + 1 = 4 ; 3 + 1 + 1 = 4; 1 + 2 + 2 = 5 1 + 2 + 1 = 4; 1 + 3 + 1 = 5; 2 + 2 + 1 = 5

Hoạt động của hs

- 2 hs lên bảng

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Vài hs đọc và nhận xét.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm bảng phụ.

- 3 hs thực hiện.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- Hs thực hiện.

- Hs làm bài theo cặp.

HĐ Khải

- Hs lấy vở tô một trang chữ số 3 theo mẫu .

(10)

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

4. Bài 4: (>, <, =)? ( 8p’)

- Yêu cầu hs so sánh rồi điền dấu thích hợp.

- Đọc lại bài và nhận xét.

5. Bài 5: Viết phép tính thích hợp: (5p’) - Cho hs quan sát hình trong bài, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống.

- Đọc phép tính trong bài và nhận xét.

- 1 hs thực hiện.

III- Củng cố, dặn dò: (4p’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

Học vần

Bài 32:

oi - ai

A- Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Hs đọc và viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái.

- Đọc được từ và câu ứng dụng: Chú Bói Cá nghĩ gì thế? Chú nghĩ về bữa trưa.

- Phát triển lời nói tự nhiên nói được 2-3 câu theo chủ đề Sẻ, ri, bói cá, le le.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô 1 trang chữ ghi âm o theo mẫu . - Rèn kĩ năng cầm bút cho hs .

-Có ý thức học tập B- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài học. Bộ đồ dùng dạy học tv.

C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I - Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Gọi hs đọc, viết: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.

- Hs đọc đoạn thơ ứng dụng:

- Gv nhận xét, đánh giá.

II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu (1p’)

Hoạt động của hs

- 4 hs thực hiện - 2 hs đọc.

HĐ Khải

(11)

2- Dạy vần:

a. Nhận diện vần: (3p’) oi

- Gv giới thiệu vần oi và ghi bảng - Đánh vần và đọc vần oi

- Phân tích vần oi - So sánh vần oi với o b. Đánh vần: (7p’)

- Hướng dẫn hs đánh vần: o- i- oi - Viết tiếng ngói

- Đánh vần và đọc tiếng ngói.

- Phân tích tiếng ngói.

- Cho hs đánh vần tiếng: ngờ- oi- ngoi- sắc- ngói.

- Gv cho hs quan sát nhà ngói.

- Gv viết bảng nhà ngói.

ia

- Gọi hs đọc: oi- ngói- nhà ngói (Thực hiện tương tự như vần oi).

- Cho hs so sánh vần ai với vần oi.

- Gọi hs đọc: ai- gái- bé gái.

c. Cho hs đọc từ ứng dụng: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở. (7p’)

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới: voi, cái, còi, mái, - Đọc lại các từ ứng dụng.

d. Luyện viết: (7p’)

- Gv viết mẫu: oi, ai, nhà ngói, bé gái.

- Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát, nhận xét.

e.Củng cố:( 3p’)

Tiết 2 3-Luyện tập:

a- Luyện đọc: (17p’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh câu ưd và nhận xét.

- 5 hs

- 1 vài hs nêu - 1 hs nêu - Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - Vài hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- 1 vài hs nêu - Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs viết bảng.

- 5hs

- Hs quan sát và nhận xét.

- Vài hs đọc.

- Hs quan sát ,lắng nghe

- Hs lấy vở tô bài

(12)

- Cho hs đọc câu ứng dụng: Chú Bói Cá nghĩ gì thế?

Chú nghĩ về bữa trưa.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới chứa vần oi, ai.

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b- Luyện nói: (7p’)

- Nêu chủ đề luyện nói: Sẻ, ri, bói cá, le le.

- Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ những con gì?

+ Em biết con vật nào trong số các con vật này?

+ Chim bói cá và le le sống ở đâu và thích ăn gì?

+ Chim sẻ và chim ri thích ăn gì? Chúng sống ở đâu?

+ Trong số này có con chim nào hót hay không? Tiếng hót của chúng thế nào?

c- Luyện viết: (10p’)

- Gv hướng dẫn lại cách viết: oi, ai, nhà ngói, - Luyện viết vở tập viết

- Gv chấm bài và nhận xét

- 1vài hs nêu - Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1hs nêu + 1vài hs nêu + 1vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Hs viết bài

III- Củng cố- dặn dò: (5p’) - Đọc lại bài trong sgk

- Gv nhận xét giờ học

***********************************************

Ngày soạn : 23/10/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017

Học vần Bài 33:

ôi - ơi

A- Mục đích, yêu cầu:

(13)

1.Mục tiêu chung

- Hs đọc và viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.

- Đọc được từ và câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.

- Phát triển lời nói tự nhiên nói được 2-3 câu theo chủ đề Lễ hội.

-Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được bố mẹ yêu thương chăm sóc.

- Yêu thích môn học ,thêm tự hào về truyền thống đất nước.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô chữ ghi âm ô , ơ . -Rèn kĩ năng cầm bút cho hs . -Có ý thức học tập

B- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài học. Bộ đồ dùng dạy học tv.

C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I - Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Gọi hs đọc, viết: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở.

- Hs đọc đoạn thơ ứng dụng: Chú Bói Cá nghĩ gì thế ? Chú nghĩ về bữa trưa.

- Gv nhận xét, đánh giá.

II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu (1p’) 2- Dạy vần:

a. Nhận diện vần: (3p’) ôi

- Gv giới thiệu vần ôi và ghi bảng - Đánh vần và đọc vần ôi

- Phân tích vần ôi - So sánh vần ôi với oi b. Đánh vần: (7p’)

- Hướng dẫn hs đánh vần: ô- i- ôi - Viết tiếng ổi

- Đánh vần và đọc tiếng ổi.

- Phân tích tiếng ổi

- Cho hs đánh vần tiếng: ôi- hỏi- ổi.

Hoạt động của hs

- 4 hs thực hiện.

- 2 hs đọc.

- 5 hs

- 1 vài hs nêu - 1 hs nêu - Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - Vài hs đọc.

- Hs quan sát.

HĐ Khải

- Hs quan sát , lắng nghe

(14)

- Gv cho hs quan sát trái ổi.

- Gv viết bảng trái ổi.

- Gọi hs đọc: ôi- ổi- trái ổi ơi

(Thực hiện tương tự như vần ôi).

- Cho hs so sánh vần ơi với vần ôi.

- Gọi hs đọc: ơi- bơi- bơi lội.

c. Cho hs đọc từ ứng dụng: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi. (7p’)

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới: chổi, thổi, mới, chơi.

- Đọc lại các từ ứng dụng.

d. Luyện viết: (7p’)

- Gv viết mẫu: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.

- Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát, nhận xét.

e.Củng cố: (5p’)

Tiết 2 3-Luyện tập:

a- Luyện đọc: (17p’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Cho hs đọc câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới chứa vần oi, ai.

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b- Luyện nói: (7p’)

- Nêu chủ đề luyện nói: Lễ hội.

- Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội?

+ Quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- 1 vài hs nêu - Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs viết bảng.

- 5hs

- Hs quan sát và nhận xét.

- Vài hs đọc - 1vài hs nêu - Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1hs nêu + 1vài hs nêu + 1vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Hs lấy vở tô bài

(15)

+ Trong lễ hội thường có những gì?

+ Ai đưa em đi dự lễ hội?

c- Luyện viết: (10p’)

- Gv hướng dẫn lại cách viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.

- Luyện viết vở tập viết - Gv chấm bài và nhận xét

- Hs viết bài

III- Củng cố- dặn dò: (5p’) - Đọc lại bài trong sgk - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà đọc bài và xem trước bài 34

********************************************

Toán

Tiết 32:

Số 0 trong phép cộng

A- Mục đích yêu cầu:

1.Mục tiêu chung .Giúp hs:

- Biết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.

- Yêu thích môn toán, hăng say học tập.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô một trag chữ số 0 . -Rèn kĩ năng cầm bút cho học sinh . -Có ý thức học tập .

B- Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng Toán 1.

- Các mô hình vật thật phù hợp với các hình vẽ trong bài học.

C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I- Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Gọi hs lên bảng làm bài: Tính:

2 + 1 + 1 = 3 + 1 + 1 = 1 + 2 + 2 = 1 + 2 + 1 = 1 + 3 + 1 = 2 + 2 + 1 = - Gv nhận xét đánh giá.

Hoạt động của hs

- 3 hs lên bảng làm bài.

HĐ Khải

(16)

II- Bài mới:

1. Giới thiệu phép cộng một số với 0: (10p’) a, Giới thiệu các phép cộng 3 + 0 = 3; 0 + 3 = 3 - Cho hs quan sát hình vẽ và nêu bài toán: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai có 0 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim?

- Gọi hs nêu phép tính và đọc: 3 + 0 = 3 - Giới thiệu phép cộng 3 + 0 = 3 (Tiến hành tương tự như phép cộng 3 + 0 = 3).

- Cho hs xem hình vẽ cuối cùng trong bài học, nêu các phép tính phù hợp và nhận xét: 3 + 0 = 0 + 3 = 3.

b, Gv nêu thêm một số phép cộng với 0:

2 + 0 = 0 + 2 = 4 + 0 = 0 + 4 = - Cho hs tính và nêu kết quả.

- Gọi hs nêu nhận xét: “Một số cộng với 0 bằng chính số đó”; “0 cộng với một số bằng chính số đó”.

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính: (5p’) - Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài và nhận xét b. Bài 2: Tính: (5p’)

- Cho hs tính theo cột dọc.

- Cho hs nhận xét.

c. Bài 3: Số? (5p’)

- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài.

- Cho hs nhận xét bài.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: (5p’)

- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp. 3 + 2 = 5 và 3 + 0 = 3 - Cho hs lên bảng nêu bài toán và phép tính

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs tự tính và nêu kq.

- Nhiều hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu - Hs làm bài.

- 5 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- Vài cặp hs thực hiện.

- Hs quan sát , lắng nghe

-Hs lấy vở tô bài

(17)

thích hợp.

III- Củng cố- dặn dò: (5p’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài. Chuẩn bị bài sau “Luyện tập”

****************************************

BD Tiếng việt Luyện đọc viết: UA, ƯA I. Mục tiêu:

1.Mục tiêu chung

- Giúp HS nắm chắc vần ua, ưa, đọc, viết được các tiếng, từ có vần ua, ưa.

- Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.

2.Mục tiêu riêng

-Biết lấy vở tô chữ ghi âm ô ,ơ . -Rèn kĩ năng cầm bút vho hs . -Có ý thức học tốt .

II. Đồ dùng:

- Vở bài tập .

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên Hs Khải 1. Ôn tập: ua, ưa

- GV ghi bảng: ua, ưa, cua bể, cà chua, nô đùa, ngựa gỗ, tre nứa, xưa kia, ...

Mệ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

- GV nhận xét.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

(18)

a. Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

b. Bài 2:

- Cho HS xem tranh vẽ.

- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.

- GV nhận xét.

c. Bài 3:

- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.

- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn: luyện đọc, viết bài

- 1 HS nêu: nối chữ.

- HS nêu miệng kết quả  nhận xét.

- HS xem tranh BT.

- 1 HS làm bài? chữa bài?

nhận xét.

- HS viết bài: cua bể (1dòng1)

ngựa gỗ (1 dòng1) - HS nghe và ghi nhớ.

-Hs lấy vở tô chữ ghi âm ô , ơ

==============================

Ngày soạn : 24/10/2017.

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017

BD Tiếng việt

Luyện đọc - Viết : ôi , ơi I, MỤC TIÊU:

1.Mục tiêu chung

- HS tìm được tiếng có chữ ôi , ơi . Đọc lưu loát bài, viết đúng câu ứng dụng.

- Rèn kỹ năng đọc viết cho học sinh.

2.Mục tiêu riêng

(19)

-Biết lấy vở tô chữ ghi âm ô ,ơ . -Rèn kĩ năng cầm bút vho hs . -Có ý thức học tốt .

II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK

III. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HĐ Khải

1.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) - Gọi HS đọc bài ).

- Viết: Ngà, quạ, nghỉ.

- Gv nhận xét, đánh giá, động viện khích lệ hs.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: ( 3 phút )

b, Thực hành làm bài tập ( 25 phút ) - Hướng dẫn HS mở SGK

- Cho HS quan sát hình - ? Bài 1 yêu cầu gì?

- Gọi HS đọc các tiếng bài 1 - Nhận xét

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét – sửa sai

- ? Trong bài tiếng nào có chữ ua ,ưa - ? Bài 3 yêu cầu gì?

- Hướng dẫn HS cách viết trên bảng - ? câu trên có mấy tiếng

- ?Ta viết chữ gì đầu tiên - cho HS viết bài vào SGK

- uốn nắn, sửa sai

III. Củng cố dặn dò: ( 5 phút ) - Cho lớp đọc lại bài - Thu vở nhận xét

- Hs đọc - Hs viết

- HS mở SGK

- Quan sát, đọc thầm - Tìm tiếng có vần ôi , ơi . - Cá nhân – Lớp đồng thanh - cá nhân - đồng thanh - HS trả lời

- Viết một câu

- Quan sát – nhận xét - có 5 tiếng

- viết bài

- HS đọc - Lăng nghe

-Hs lấy vở tô chữ ghi âm ô , ơ .

(20)

- GV nhận xét giờ học - Về nhà chuẩn bị tiết 2.

BD Toán

Ôn Số 0 trong phép cộng A. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó;

biết tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.

2. Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô một trag chữ số 0 . -Rèn kĩ năng cầm bút cho học sinh . -Có ý thức học tập .

B. Đồ dùng dạy học.

- Vở bài tập toán.

C. Ho t ạ động d y h c.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hs Khải I.Bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Ôn tập số 0 trong phép cộng.

- GV hỏi: 0 cộng 1 bằng mấy?

1 cộng 0 bằng mấy?

0 cộng 2 bằng mấy?

2 cộng 0 bằng mấy? ...

- GV ghi lại lên bảng. Gọi HS

- 1 HS trả lời  HS khác nhận xét.

- 1 HS trả lời  HS khác nhận xét.

- 1 HS trả lời  HS khác nhận xét.

- 1 HS trả lời  HS

- Hs quan sát , lắng nghe

(21)

đọc lại pt.

- GV nêu số 0 cộng với các số kết quả bằng chính số đó.

3. Học sinh làm vở bài tập.

*Bài 1 : Miệng - Bài yêu cầu gì?

- Nhận xét và sửa sai.

*Bài 2: Bài yêu cầu gì

- Đặt tính, tính kết quả theo cột dọc.

*Bài 3:

- Bài yêu cầu gì?

- Cho HS tự làm bài.

- Nhận xét

4. Củng cố dặn dò.

- Gọi HS nhắc lại kết luận: Một số cộng với 0 và 0 cộng với một số.

- Nhận xét chung giờ học.

khác nhận xét.

- HS đọc trên bảng.

- HS nghe nhắc lại.

- Tính

- Làm tính và nêu kết quả.

- Tính

- Làm bài bảng con - nhận xét

- Điền vào chỗ chấm.

- HS làm bài, 3 HS lên bảng, lớp NX.

- HS nhắc lại - HS nghe.

-Hs lấy vở tô bài

Học vần

Tiết 34:

ui - ưi

A- Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Hs đọc và viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.

- Đọc được từ và câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.

- Phát triển lời nói tự nhiên nói được 2-3 câu theo chủ đề Đồi núi.

*Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được chia sẻ thông tin.

- Yêu thích môn học.

(22)

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô chữ ghi âm i theo mẫu . -Rèn kĩ năng cầm bút cho hs

-Có ý thức học tập . B- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài học. Bộ đồ dùng dạy học tv.

C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I - Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Gọi hs đọc, viết: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi.

- Hs đọc đoạn thơ ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.

- Gv nhận xét, đánh giá.

II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu (1p’) 2- Dạy vần: (3p’)

a. Nhận diện vần:

ui

- Gv giới thiệu vần ui và ghi bảng - Đánh vần và đọc vần ui

- Phân tích vần ui - So sánh vần ui với oi b. Đánh vần: (7p’)

- Hướng dẫn hs đánh vần: u- i- ui - Viết tiếng núi

- Đánh vần và đọc tiếng núi.

- Phân tích tiếng núi

- Cho hs đánh vần tiếng: nờ- ui- nui- sắc- núi.

- Gv cho hs quan sát tranh đồi núi.

- Gv viết bảng đồi núi.

- Gọi hs đọc: ui- núi- đồi núi ưi

(Thực hiện tương tự như vần ui).

Hoạt động của hs

- 4 hs thực hiện - 2 hs đọc.

- 5 hs

- 1 vài hs nêu - 1 hs nêu

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - Vài hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- 1 vài hs nêu - Vài hs đọc.

HĐ Khải

- Hs quan sát ,lắng nghe, đọc

ui

(23)

- Cho hs so sánh vần ưi với vần ui.

- Gọi hs đọc: ưi- gửi- gửi thư.

c. Cho hs đọc từ ứng dụng: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi. (7p’)

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới: túi, vui, gửi, ngửi, mùi.

- Đọc lại các từ ứng dụng.

d. Luyện viết: (7p’)

- Gv viết mẫu: ui, ưi, đồi núi, gửi thư - Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát, nhận xét.

e.Củng cố : (5p’)

Tiết 2 3-Luyện tập:

a- Luyện đọc: (17p’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Cho hs đọc câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới chứa vần ui, ưi.

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b- Luyện nói: (7p’)

- Nêu chủ đề luyện nói: Đồi núi.

- Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên vùng nào có đồi núi?

+ Trên đồi núi thường có những gì?

+ Quê em có đồi núi ko? Đồi khác núi như thế nào?

c- Luyện viết: (10p’)

- Gv hướng dẫn lại cách viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs viết bảng.

- 5hs

- Hs quan sát và nhận xét.

- Vài hs đọc.

- 1vài hs nêu - Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1hs nêu + 1vài hs nêu + 1vài hs nêu + Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Hs viết bài

-Hs biết lấy vở tô chữ i theo mẫu

(24)

- Luyện viết vở tập viết III- Củng cố- dặn dò: (5p’) - Đọc lại bài trong sgk - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà đọc bài và xem trước bài 35.

Sinh hoạt tuần 8 `

*Học an toàn giao thông

Bài 4:

Trèo qua giải phân cách là rất nguy hiểm

I.Mục đích yêu cầu :

-Học sinh nhận biết được sự nguy hiểm khi chơi ở gần giải phân cách.

-Giúp hs biết không chơi và trèo qua giải phân cách trên đường.

-Chơi gần giải phân cách và trèo qua là nguy hiểm dễ gây ra tai nạn giao thông.

II.Chuẩn bị:

Sách:Pô kê mon cùng em học an toàn giao thông.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động1:Giới thiệu bài học

-Giải thích giải phân cách -Nghe q sát để biết giải phân cách -Nêu tình huống sgv - Không nên trèo qua giải phân cách vì rất nguy hiểm dễ gây ra tai nạn

Nhận xét kết luận- ghi đầu bài

2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

-Hướng dẫn nêu mỗi nhóm 1 câu hỏi nêu tình -Thảo luận tìm ra cách giải quyết tình Huống huống.

Nhận xét khen ngợi học sinh -Các nhóm cử đại diện trình bày -Gv kết luận

- Nhóm khác nhận xét bổ sung

(25)

-Hướng dẫn đọc ghi nhớ - Đọc theo cô

-Kể chuyện bài 4 -Nghe truyện quan sát tranh.

4.Củng cố dặn dò -Tổng kết bài-liên hệ

-Thực hiện không trèo qua dải phân cách.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái... Hoạt động tiếp nối Chuẩn bị

-Làm được các phép tính trừ trong phạm vi số đã học, tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hơp..

Thực hành tính cộng và viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ đúng trong phạm vi 6.. HD Hs thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm

Kiến thức: Giúp hs củng cố về bảng cộng trong phạm vi 3.HS biết làm tính cộng và tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính

[r]

- Thuộc bảng cộng; biết làm tính cộng trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.. Các hoạt động dạy-

- Thuộc bảng cộng; biết làm tính cộng trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ..

Kĩ năng: Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính