• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 9/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018(

Buổi sáng)

Học vần

Bài 39: AU – ÂU(Tiết 1+2)

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

1. Kiến thức

- HS Nhận biết được: au, âu, cây cau, cái cầu; từ và các câu ứng dụng.

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng

- Đọc viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.từ và câu ứng dụng cuối bài 3. Thái độ:

- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bà cháu.

2. Mục tiêu riêng:

- Giúp hs nhận biết và đọc được âm o,c, bò, cỏ. Ôn lại các tiếng có âm l,h

- Giúp hs viết và ghép được o,c, bò, cỏ - Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ, bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt.

- HS: Bảng con, bộ đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hđ hs Nam

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2-3 HS đọc câu ứng dụng của bài vần eo, ao.

- GV nhận xét , tuyên dương B. Bài mới

*Giới thiệu bài ( 1’)

*Dạy bài mới 1.Hoạt động 1

a. Nhận biết vần au(7’) - GV viết chữ au lên bảng - Cho HS phân tích vần au

- HD học sinh đánh vần, đọc trơn.

- Cho HS ghép vần au trên bảng cài.

- Tạo tiếng: H: Có vần au muốn có tiếng cau ta thêm âm gì vào vị trí

- HS đọc trơn ĐT.

- Vần au gồm có 2 âm âm a đứng trước âm u đứng sau.

- HS đánh vần, đọc trơn CN, ĐT.

- Hd hs đọc l, h, lê, hè, bê,ve.

- Hd hs đọc và ghép các âm, tiếng

(2)

nào?

- GV cho HS thực hành ghép trên bảng cài.

- GV nhận xét.

- Cho HS phân tích tiếng cau.

- Tạo từ: Có tiếng cau muốn có từ cây cau ta thêm tiếng gì vào vị trí nào?

- GV cho HS đọc ĐT từ cây cau - GV giảng từ: cây cau dựa vào tranh SGK

- Cho HS đọc: a-u- c-au- cây cau b. Nhận biết vần âu(7’)

- GV tiến hành cho HS phân tích, đánh vần tương tự như vần au.

- Yêu cầu HS so sánh vần au và âu

2.Hoạt động 2

a.HD HS đọc từ ứng dụng(10’) - GV viết 4 từ ứng dụng lên bảng.

+ rau cải ; châu chấu + lau sậy ; sáo sậu

- Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần mới học( GV gạch chân các tiếng chứa vần mới học)

- GV giảng các từ ứng dụng b.HDHS viết bảng con(10’)

- GV viết mẫu , nêu quy trình viết . - Yêu cầu HS viết vào bảng con . - GV chỉnh sửa tư thế viết cho HS .

TIẾT 2 3.Hoạt động 3

a.Luyện đọc(10’)

- Đọc bài trên bảng lớp.

- Yêu cầu HS luyện đọc toàn bài ở

- HS thực hành ghép vần au trên bảng cài.

- Ta thêm âm c vào trước vần au.

- HS thực hành ghép tiếng cau.

- HS nhận xét.

- Tiếng cau gồm có âm c đứng trước vần au đứng sau.

- HS đọc cá nhân, ĐT - Ta thêm tiếg cây vào trước tiếng cau.

- HS đọc cá nhân, ĐT từ cây cau.

- HS chú ý theo dõi.

- HS đọc cá nhân, ĐT - HS phân tích , đánh vần.

- HS so sánh: vần au và âu Giống nhau: kết thúc bằng âm u

Khác nhau: au bắt đầu bằng a

âu bắt đầu bằng â

- HS đánh vần đọc trơn.

- HS đánh vần đọc trơn các tiếng có chứa vần mới học.

- HS chú ý theo dõi.

- HS quan sát .

- HS tập viết vào bảng con .

- HS luyện đọc cn – nhóm

o,c,bò,cỏ

- Hd hs viết bảng con o,c,bò,cỏ

(3)

tiết 1 .

- GV chỉnh sửa cho HS . - Đọc câu ứng dụng

- Yêu cầu HS quan sát , nhận xét tranh minh hoạ .

- GV ghi câu ứng dụng lên bảng , yêu cầu HS đọc .

- GV chỉnh sửa cho HS .

- GV đọc mẫu , giải thích và gọi HS đọc cn

- Yêu cầu HS tìm tiếng ghi âm vừa học trong câu ứng dụng .

b. Luyện nói(10’)

+ Bà đang làm gì? Hai cháu đang làm gì?

+ Trong nhà em ai là người nhiều tuổi nhất ? Em yêu quý bà nhất điều gì?

+ Bà thường dẫn em đi đâu? Em giúp bà điều gì?

- Tổ chức HS theo cặp 2 em cạnh nhau thảo luận luyện nói theo tranh - Gợi ý để HS nói thành câu .

c . Luyện viết(15’)

- Hướng dẫn cách viết trong vở - KT cách cầm bút, tư thế ngồi viết - Giao việc: Viết vần au

Viết từ cây cau Viết vần âu Viết từ cái cầu

- GV quan sát và giúp đỡ những HS yếu

- Nhận xét chung bài viết của HS, chữa một số lỗi sai phổ biến C. Củng cố – dặn dò( 5’)

-Trò chơi ai nhanh hơn ,đúng hơn - Cho học sinh cử địa diện lên nối cột A với cột B thành câu có nghĩa A B

Củ bầu Qủa rau Bó ấu - GV nhận xét.

- Tổng kết tiết học

– lớp .

- HS quan sát nhận xét . - HS luyện đọc CN – nhóm – lớp

- HS đọc cá nhân . - HS tìm .

- HS luyện đọc ở sách giáo khoa

- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV

- Các nhóm cử đại diện nêu kết quả thảo luận

- Học sinh cử đại diện lên thi đua

- HS tập tập viết theo HD của GV

- HS chú ý theo dõi

A B Củ bầu Qủa rau Bó ấu

- Hs nói theo bạn

- Hd hs viết vở o,c,bò,cỏ

(4)

Đạo đức

Bài 5: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

1. Kiến thức: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn, anh em phải hòa thuận.

2. Kĩ năng: Hs biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.

3. Thái độ: Có ý thức cư xử lễ phép với mọi người.

2. Mục tiêu riêng:

- Hs biết lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

- Hs biết yêu quý anh chị,em trong nhà.

II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài

- KN giao tiếp, ứng xử với anh, chị em trong gia đình.

- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề thể hiện lế phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

III. Chuẩn bị

- GV: Tranh vẽ minh họa cho bài giảng.

- HS: VBT, đồ dùng học tập IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hđ hs Nam

A.Kiểm tra bài cũ(5 phút):

- Anh chị em trong gia đình phải thế nào với nhau?

- Em cư xử thế nào với anh chị ? - Nhận xét – đánh giá

B. Bài mới:

1. Hoạt động 1(10 phút): Làm bài tập 3:

- Cho hs nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.

- G giải thích bài tập, yêu cầu hs tự làm.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên kết luận:

+ Tranh 1, 4: Nối với chữ không nên.

+ Tranh 2, 3, 5: Nối với chữ nên.

KL: là anh, chị các em phải biết chăm sóc, nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức của mình....

2.Hoạt động 2(12 phút): H chơi sắm vai:

- Gv chia nhóm, yêu cầu học sinh sắm vai theo các tình huống của bài tập 2.

- Cho các nhóm thảo luận và phân vai.

- Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hoà thuận với nhau.

- Lễ phép với anh chị

- 3 hs nêu.

- Cả lớp làm bài tập.

- 5 hs lên bảng làm và nêu lí do vì sao.

- Hs nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- Hs quan sát tranh sgk.

-Hd quan sát tranh và nhận xét các việc làm của các bạn trong tranh.

(5)

- Cho các nhóm lên đóng vai trước lớp.

Kết luận:

+ Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ.

+ Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị....

3. Hoạt động 3(8 phút): Liên hệ:

- Cho hs liên hệ hoặc kể về các tấm gương lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

- Gv khen hs đã thực hiện tốt và nhắc nhở hs còn chưa thực hiện.

Kết luận chung: Anh, chị, em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy, em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em...

- Cho học sinh đọc câu thơ trong bài.

Chị em trên kính, dưới nhường Là nhà có phúc, mọi đường yên vui C. Củng cố- dặn dò(5 phút)

- Gv nêu lại những ý chính trong bài:

Đối với anh chị cần phải lễ phép, kính trọng. Đối với em nhỏ cần phải nhường nhịn, thương yêu

- Nhận xét giờ học

- Hs thảo luận nhóm 4.

- Hs đại diện đóng vai.

- Hs khác nhận xét.

- Hs kể

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- 2 HS nêu - HS lắng nghe

- Hs quan sát

- Hd đọc theo bạn

---

Buổi chiều:

Hoạt động ngoài giờ

Văn hóa giao thông

Bài 3: NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY AN TOÀN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết được lợi ích của việc ngồi ngay ngắn trên xe gắn máy, xe đạp điện.

2. Kĩ năng: HS biết cách ngồi ngay ngắn, an toàn trên xe gắn máy, xe đạp điện.

3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc khi tham gia giao thông.

II. Chuẩn bị

- GV: Các câu chuyện theo tranh ở HĐ 3 - HS: Sách VHGT.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

*Khởi động(5’) Cho HS hát bài: Trên sân trường chúng em chơi giao thong.

- HS hát

(6)

- GV nhận xét, tuyên dương hs.

I. Hoạt động cơ bản(10’)

- GV kể cho hs nghe câu chuyện : Chỉ đùa thôi.( 2 lần).

- HS nêu lại nội dung câu chuyện.

- GV nêu các câu hỏi hs trả lời:

+ Tại sao chị em Nghĩa lại bị ngã?

+ Thấy em Nghĩa bị ngã, ba của Tấn đã làm gì?

+ Theo em, khi thấy chị em Nghĩa bị ngã, Tấn đang làm gì?

+ Chúng ta có nên đùa giỡn khi ngồi trên xe như Tấn không? Tại sao?

GV nêu từng câu hỏi

- GV giải thích cho hs hiểu về các đáp án.

*Kết luận: Khi xe đang chạy trên đường, ngồi trên xe em không nên đùa giỡn.

II. Hoạt động thực hành(8)

1. Hãy nối hình ảnh có hành động đúng vào mặt cười, hình ảnh có hành động sai vào mặt khóc.

- GV yêu cầu HS thảo luận nêu nội dung từng tranh và việc làm trong từng tranh.

*Kết luận: Nghe vẻ, nghe ve.

Nghe vè xe máy Người nào cầm lái.

Phải thật tập trung Không nhìn lung tung.

Nghênh ngang một cõi Người ngồi sau phải

Biết giữ an toàn

Không quấy, không càn.

Giỡn đùa quá trớn Hành vi ngả ngớn Tai nạn đến ngay Bạn ơi lắng tai

Nghe vè xe máy.

III. Hoạt động ứng dụng(8’)

- GV kể cho HS nghe câu chuyện theo tranh( 3 Tranh)

+ Tại sao chân của Hải bị thương?

+ Nếu em là mai, em sẽ nói gì với Hải, để hải không cố ý lấy non nước ngọt cho bằng được?

*Kết luận: Ngồi sau xe giữ nghiêm mình Kẻo không tai nạn, cảnh tình xót đau.

- Hs lắng nghe

- 2 hs thảo luận cặp đôi( 3P) - HS đại diện nhóm báo cáo.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe

- Hs trao đổi theo cặp và nêu đáp án. Nối vào trong sách

- 3 hs lên bảng thực hành, dưới lớp nêu đáp án:

+ hình 1,2, 4 nối với mặt khóc + hình 3 nối với mặt cười.

- Hs nghe kể

- Hs trả lời câu hỏi.

- Dưới lớp nhận xét

(7)

- GV hướng dẫn hs học thuộc phần ghi nhớ.

IV. Củng cố, dặn dò(4’)

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs.

- Dặn hs khi ngồi trên xe gắn máy và xe đạp điện phải ngồi ngay ngắn và bám sát vào người cầm tay lái.

- Hs đọc phần ghi nhớ ngay tại lớp.

--- Tự nhiên và xã hội

Tiết 10: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu chung:

1.1.Kiến thức

- Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.

1.2.Kỹ năng

- Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt.

1.3.Thái độ

- Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho SK.

2. Mục tiêu riêng:

- Giúp hs nhận biết được các bộ phận của cơ thể . - Biết vệ sinh và bảo vệ cơ thể hàng ngày.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ hình 1, 2 SGK.

- HS: SGK, VBT.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ(5’)

+ Hãy nêu những hoạt động có lợi cho cơ thể.

+ Những hoạt động nào không có lợi cho sức khỏe?

- GV nhận xét, tuyên dương hs.

B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

Khởi động: trò chơi “chi chi, chành chành”.

1. HĐ1: Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận cuả cơ thể và các giác quan(10’)

-Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài cuả cơ thể.

HOẠT ĐỘNG HỌC - 2 hs nêu

- Thảo luận.

- Xung phong trả lời câu hỏi.

Hđ hs Nam - Hs lắng nghe

-Hd hs kể tên các bộ phận bên

(8)

+ Cơ thể người gồm mấy phần?

+ Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào?

+ Nếu thấy bạn chơi súng cao su, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

2. HĐ2(15’) Khắc sâu hiểu biết về hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt. Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh khắc phục những hành vi có hại sức khoẻ.

+ Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ?

+ Buổi trưa em thường ăn gì? Có đủ no không?

+ Em có đánh răng rưả mặt trước khi đi ngủ không?

-Gọi 1 số học sinh trả lời câu hỏi.

Kết luận:

-Thức dậy lúc 6 giờ để làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng, chuẩn bị đi học. Nên cơm đúng giờ để có sức khoẻ tốt. Đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ, thường xuyên tắm gội hàng ngày để giữ cơ thể luôn sạch sẽ…

C. Củng cố, dặn dò(5’)

- GV nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học

- Bổ sung.

- Nhớ và kể lại việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày.

ngoài cơ thể.

- Hd hs trả lời câu hỏi trong bài.

- Hs lắng nghe.

Ngày soạn : 10/ 11/ 2018

Ngày giảng : Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2018 Toán

Tiết 37: LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

1.1.Kiến thức

- Giúp học sinh củng cố về phép trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3.

- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

1.2. Kĩ năng: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.

1.3. Thái độ: Ý thức làm bài tự giác.

*GT: Không làm bài tập 1 cột 1, 4; không làm bài tập 3 cột 1, 4 2. Mục tiêu riêng:

- Nhận biết được số lượng các nhóm từ 1 đến 8 . Biết được 7 thêm 1 được 8

(9)

- Đọc và đếm xuôi được từ 1 đến 8 - So sánh các số trong phạm vi 8 - Hs chú ý tập chung nghe giảng.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Vật mẫu, que tính

- Học sinh : Bộ đồ dùng học toán, que tính III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC Hđ hs Nam A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Đọc phép trừ trong phạm vi 3

- Cho học sinh làm bảng con 3 - 1 = 2 - 1 = 3 - 2 = 3 - 3 = - GV nhận xét , tuyên dương .

B. Bài mới :

* Giới thiệu bài ( 1’)

*Dạy bài mới

1. Hoạt động 1: Củng cố về phép trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3.

Bài tập 1 : ( 7’)Tính(làm cột 1,2)

- GV quán xuyến giúp đỡ HS yếu.

- GV – HS nhận xét chốt kết quả đúng.

* C cho chúng ta phép cộng trong phạm vi 3,4,5. và phép trừ trong phạm vi 3

Bài tập 2 : (8’) Số - Nêu yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu bài tập.

- GV – HS nhận xét chốt kết quả đúng.

* Củng cố cho chúng ta phép trừ và phép cộng trong phạm vi 3

Bài tập 3 : ( 5’)(làm cột 3,4)

- 2 hs đọc

- hs làm bảng con

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm bài cá nhân vào vở ô li( 2 HS lên bảng làm).

1 + 2 = 3 1 +2 – 1 = 1 1 + 4 = 5 2 + 1 = 3 - HS đọc cá nhân , ĐT bài trên bảng.

- Học sinh nêu yêu cầu

- Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu bài tập( 2 HS lên bảng làm)

3 - 1 2 3 - 2 1

2 - 1 1 2 + 1 3 - Học sinh nêu yêu cầu

- Yc hs viết bảng con từ 1 đến 7

- Hd hs lấy que tính thực hiện và biết được 7 que tính thêm một que tính là 8 que tính

- Hd hs viết số 8

- Hs đọc các số từ 1 đến 8 Và ngược lại

(10)

- Nêu yêu cầu bài - Học sinh làm vào vở

* Củng cố cho chúng ta phép cộng trong phạm vi 4, 5 và phép trừ trong phạm vi 3.

2.Hoạt động 2: Rèn kĩ năng biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp

Bài tập 4:( 5’)Viết phép tính thích hợp.

- Nêu yêu cầu bài

- Học sinh làm vào bảng con.

* Củng cố cho các em rèn kĩ năng biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp

C.Củng cố - Dặn dò:( 5’) - Cho học sinh thi đua điền dấu: “ +, – “ vào chỗ chấm

1 … 2 = 3 2 … 1 = 3 3 … 1 = 2 3 … 2 = 1 2 … 2 = 4 2 … 1 = 2 - Gv nhận xét giờ học .

- Dặn HS ôn lại bảng trừ trong phạm vi 3

- Học sinh làm vào vở 1 + 2 = 3 1 + 4 = 5 3 - 1 = 2 2 + 2 = 4

- Viết phép tính thích hợp.

2 - 1 = 1

3 - 2 = 1

- Hs thi nhau chơi trò chơi

- Hs lắng nghe

- Hd hs viết xuôi, ngược các số từ 1 đến 8

- Hd hs cách so sách các số trong phạm vi 8

--- Học vần

Bài 40: IU – ÊU(Tiết 1+2)

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức : H nắm được cấu tạo vần iu, êu; đọc viết vần, từ và câu ứng dụng (SGK). Luyện nói chủ đề “Ai chịu khó”

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

1.2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phát âm chuẩn (đọc). Viết đúng quy trình.

1.3. Thái độ : Tập trung, thích học môn tiếng Việt.

2. Mục tiêu riêng:

(11)

- Giúp hs nhận biết và đọc được âm o,c, bò, cỏ. Ôn lại các tiếng có âm l,h

- Giúp hs viết và ghép được o,c, bò, cỏ - Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài II. Chuẩn bị

- GV: Sử dụng tranh trong SGK + sử dụng bộ đồ dùng.

- HS: SGK, BĐD

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY

A. Kiểm tra bài cũ:(5) - Viết: sáo sậu, lau sậy, rau cải - Đọc câu ứng dụng (SGK) - Nhận xét, tuyên dương

B. Bài mới. (30)

* Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới 1. Hoạt động 1 a. Dạy vần iu(7’)

- GV: Giới thiệu vần iu (tạo nên từ i và u) Đánh vần: i - u - iu

- Ghép: rìu

Đánh vần: r - iu - riu - huyền - rìu - Đọc: lưỡi rìu (giới thiệu tranh SGK) - Tìm tiếng có chứa vần iu ?

b. Dạy vần êu (7’)

(thay thế từ vần iu; thay i = ê)

- Yêu cầu H ghép vần êu; tiếng phễu - Đọc từ: cái phễu ( giới thiệu tranh) - Tìm tiếng, từ chứa êu ?

- So sánh vần iu với êu ? c. Đọc từ ứng dụng (10’) + Giải nghĩa từ:

líu lo cây nêu chịu khó kêu gọi - Nói câu có chứa “líu lo”

d. Hướng dẫn viết(10’)

iu, êu: lưỡi rìu, cái phễu - GV giới thiệu mẫu

- GV viết mẫu (chú ý nối chữ) Tiết 2

2. Hoạt động 2: Luyện tập a. Luyện đọc.(10)

- Yêu cầu H đọc lại toàn bảng T1 - Quan sát tranh SGK vẽ gì ?

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Bảng con (3 tổ) - Hs đọc bài

- H ghép iu và đọc trơn - Đánh vần - đọc trơn - Cá nhân

- dịu, chịu khó, nhỏ xíu ...

- Ghép + đánh vần + đọc - Đọc cá nhân

- kêu, rêu, trêu, thêu ...

- Giống nhau : kết thúc bằng âm u

Khác : i(iu) ê (êu)

- Hs nhẩm, đọc cá nhân, nhóm, ĐT

- Tiếng chim hót líu lo - HS nêu cấu tạo ,độ cao - HS viết bảng con

- Đọc cá nhân - H đọc thầm

Hđ hs nam - Hd hs đọc l, h, lê, hè, bê,ve.

- Hd hs đọc và ghép các âm, tiếng o,c,bò,cỏ

- Hd hs viết bảng con o,c,bò,cỏ

(12)

- GV viết bài đọc lên bảng.

PÂ: bưởi - sai trĩu

- GV: Chỉnh sửa H phát âm đúng khi đọc.

b. Luyện nói(10): Chủ đề “Ai chịu khó”

- Quan sát tranh SGK và trả lời ?

+ Tranh vẽ gì ? Bác nông dân đang làm gì ?

+ Con mèo đang làm gì ?

+ Con chó, con chim, gà có làm việc không ?

+ Ai chịu khó ? c. Luyện viết.(10)

- GV viết mẫu: lưỡi rìu, cái phễu - Yêu cầu viết bài trong vở TV

- GV: Uốn nắn tư thế ngồi viết đúng cho H

C. Củng cố - dặn dò.(5)

- Nêu cặp vần vừa học ? Đọc lại toàn bài.

- Nhận xét tiết học.

- H gạch chân tiếng có chứa vần iu - êu -> đọc tiếng

- Đọc cá nhân - đồng thanh

- Đọc toàn bài (SGK) + Bác nông dân đang cày ruộng

- Mèo bắt chuột - Có làm việc - Tất cả ...

- Hs viết bài vào vở

- 2 em đọc

- Hs nói theo bạn

- Hd hs viết vở o,c,bò,cỏ

--- Ngày soạn: 11/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2018( Buổi sáng) Học vần

ÔN TẬP( Tiêt 1+2)

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức:

- Đọc được các âm, vần, các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

1.2. Kĩ năng

- Viết được các âm, vần, các từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.

1.3. Thái độ:

- Phát triển lời Nói tự nhiên 2-3 câu theo chủ đề 2. Mục tiêu riêng:

- Giúp hs nhận biết và đọc được âm o,c, bò, cỏ. Ôn lại các tiếng có âm l,h

- Giúp hs viết và ghép được o,c, bò, cỏ - Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài.

II.Chuẩn bị:

- GV: Bài ôn chuẩn bị sẵn

- HS: SGK, vở bài tập, vở luyện viết III. Hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hđ hs Nam

(13)

TIẾT 1

A. Kiểm tra bài cũ :(5’)

- Gọi HS đọc bài 40 , viết bảng con : iu , êu, chịu khó , kêu gọi . - GV nhận xét , chỉnh sửa cho HS

B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1. HĐ1:(15’) Hướng dẫn HS ôn tập:

a. Các âm đã học - GV treo bảng ôn . - GV đọc âm .

- GV chỉ chữ không theo thứ tự . b. Ghép âm và vần thành tiếng : - GV lấy âm ở cột dọc ghép với vần ở dòng ngang tạo thành tiếng và yêu cầu HS đọc . - GV chỉnh sửa , ghi bảng các tiếng HS ghép được .

- Gọi một HS lên bảng chỉ và đọc toàn bảng ôn

c. Từ ứng dụng :

- GV ghi lần lượt các từ ứng dụng lên bảng

- GV chỉnh sửa cho HS . - GV đọc mẫu , giải thích d. Tập viết từ ứng dụng :(15’) - GV đọc các từ : Người xưa , buổi chiều

- GV chỉnh sửa cho HS . C. Củng cố dặn dò :(2’)

- Yêu cầu HS đọc toàn bảng ôn . - Gv nhận xét giờ học .

TIẾT 2 2.Hoạt động 2 a. Luyện đọc (10’)

- Yêu cầu HS luyện đọc toàn bài ở tiết 1

- GV chỉnh sửa cho HS . - Đọc câu ứng dụng :

- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét tranh minh hoạ .

- GV ghi câu ứng dụng lên bảng

- Hs đọc bài

* HS nêu .

- HS đọc cn - nhóm – lớp .

* HS lên chỉ và đọc âm . - HS đọc .

- HS ghép và đọc .

- HS đọc cn- nhóm – lớp .

* HS đọc: Người xưa , buổi chiều : cn – nhóm – lớp .

- HS nghe .

* HS nghe , viết vào bảng con .

- HS đọc ĐT

- HS luyện đọc cn – nhóm – lớp .

- HS quan sét nhận xét . - HS luyện đọc cn – nhóm –

- Hd hs đọc l, h, lê, hè, bê,ve.

- Hd hs đọc và ghép các âm, tiếng o,c,bò,cỏ

- Hd hs viết bảng con o,c,bò,cỏ

(14)

, yêu cầu HS đọc .

- GV chỉnh sửa cho HS . - GV đọc mẫu, GT và gọi HS đọc cn

b. Luyện nói(10’)

- Giáo viên hướng dẫn và giao việc.

+ Gia đình bạn gồm những ai?

+ Bạn con thứ mấy trong gia đình?

+ Bố mẹ bạn làm nghề gì?

+ Ở nhà bạn có góc học tập không?

+ Ngoài giờ học bạn có hay giúp đỡ bố mẹ không?

+ Giúp những việc gì?

c. Luyện viết(12’)

- Giáo viên đọc một số từ cho học sinh viết

- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh yếu.

- Nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố dặn dò:(3’)

- Trò chơi: Tìm và viết tiếng có âm,vần vừa ôn

- Nhận xét tiết học.

lớp .

- HS đọc cn .

- HS thảo luận nhóm 2,nói cho nhau nghe về gia đình của mình.

- HS nghe và tập viết trog vở ô ly

- Hs chơi trò chơi

- Hs nói theo bạn

- Hd hs viết vở o,c,bò,cỏ

--- Toán

Tiết 38: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức

- Củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4.

1.2. Kĩ năng

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 4.

- H thực hiện tính trừ trong phạm vi 4 thành thạo, chính xác.

1.3. Thái độ: Hứng thú học tập.

* GT: Không làm bài tập 1 cột 3, 4 2. Mục tiêu riêng:

- Nhận biết được số lượng các nhóm từ 1 đến 8 . Biết được 7 thêm 1 được 8

- Đọc và đếm xuôi được từ 1 đến 8 - So sánh các số trong phạm vi 8

(15)

- Hs chú ý tập chung nghe giảng.

II. Chuẩn bị

- GV:Tranh minh hoạ - HS: bộ đồ dùng toán.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hđ hs Nam

A. Kiểm tra bài cũ:(5)

- Đọc thuộc các phép trừ trong phạm vi 3.

- Bảng con: 3 - = 2 3 - 2 = 3 - = 1

- Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới.

* Giới thiệu bài ( 1’)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: GT phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 4(15’)

a. Giới thiệu phép tính trừ: 4 - 1 = 3

- Cho HS lấy 4 bông hoa, bớt 1 bông hoa bằng cách tách ra 1 bông hoa:

- Trên bàn còn mấy bông hoa?

- Nêu lại bài toán: 4 bông hoa, bớt 1 bông hoa còn 3 bông hoa- Cho HS nhắc lại

+ Ai có thể thay từ bớt bằng từ khác?

- Ta viết như sau: 4 bớt 1 còn 3, viết là: 4 – 1 = 3

- Giới thiệu dấu trừ: dấu – đọc là dấu trừ.

- HS nhắc lại: 4 – 1 = 3

+ Thành lập các phép tính khác:

- Cho HS lấy 4 bông hoa, sau đó tự bớt bông hoa bằng cách tách thành 2 phần. Nhìn vào số bông hoa trên bàn của mình, tự đặt đề toán, rồi lập phép tính vào bảng cài.

4 – 3 = 1 4 – 2 = 2

b. Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:

(Hình vẽ chấm tròn trong sách) c. Học thuộc bảng trừ trong pv 4

- Hs đọc

- 2 hs lên bảng dưới lớp làm bảng con

- HS thực hiện ngay trên bàn học.

- 3 bông hoa

- HS nhắc lại bài toán

- Bỏ đi, lấy đi

- Cá nhân – nhóm - lớp.

- HS cài bảng

- Đọc: cá nhân- nhóm- lớp

- Tự đặt đề toán, lập phép tính:

- Yc hs viết bảng con từ 1 đến 7

- Hd hs lấy que tính thực hiện và biết được 7 que tính thêm một que tính là 8 que tính

- Hd hs viết số 8

- Hs đọc các số từ 1 đến 8 Và ngược lại

(16)

2. Hoạt động 2: Thực hành(15’)

*Bài 1: Tính

4 – 1 = 4 – 2 = 3 + 1 = 1 + 2 = 3 – 1 = 3 – 2 = 4 – 3 = 3 – 1 = 2 – 1 = 4 – 3 = 4 – 1 = 3 – 2 =

*GV củng cố cho HS mqh giữa phép cộng và phép trừ. Củng cố phép trừ trong pv 3,4

*Bài 2: Tính

4 4 3 4 2 3 - 2 - 1 - 2 - 3 - 1 - 1

* Bài củng cố cho ta phép trừ trong phạm vi 3 và 4, cách trừ theo cột dọc

*Bài 3: Viết phép tính thích hợp - GV đưa tranh

- Phép tính: 4 – 1 = 3

* Bài củng cố cho ta cách nhìn tranh nêu được bài toán và phép tính thích hợp

C. Củng cố:(5)

- Đọc lại bảng trừ trong trong phạm vi 5.

- Củng cố, nhận xét tiết học

- Nêu yêu cầu: Đặt tính theo hàng ngang

- Làm bài và chữa bài

- 2 HS nêu yêu cầu : Tính theo cột dọc

- Viết thẳng cột - HS làm bài - Đổi bài nhận xét - 2hs nêu yêu cầu

- Quan sát tranh, nêu bài toán.

- Viết phép tính - Nêu phép tính

- Hd hs viết xuôi, ngược các số từ 1 đến 8

- Hd hs cách so sách các số trong phạm vi 8

Buổi chiều:

Luyện tiếng việt

Luyện đọc - viết : au- âu

( Tiết 1+2) I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- HS tìm được tiếng có vần au, âu. Đọc lưu loát bài Suối và cầu, viết đúng câu ứng dụng.

- Rèn kỹ năng đọc viết cho học sinh.

- Giáo dục ý thức tự giác trong giờ ôn luyện.

2. Mục tiêu riêng:

- Giúp hs nhận biết và đọc được âm o,c, bò, cỏ. Ôn lại các tiếng có âm l,h

- Giúp hs viết và ghép được o,c, bò, cỏ - Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài II. Đồ dùng dạy học:

- Sách thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học Hđ hs Nam

(17)

sinh 1.Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)

- Gọi HS đọc bài (Mèo dạy Hổ).

- Viết: Cái nồi cháo, cái phao.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới: ( 27 p)

- Hướng dẫn HS mở SGK trang 64-65 - Cho HS quan sát hình

Bài 1: yêu cầu gì?

- Hướng dẫn học sinh cách tìm - Gọi HS đọc các tiếng bài 1 - Nhận xét

Bài 2: Đọc

- Gọi HS đọc bài Suối và cầu - Nhận xét – sửa sai

- Trong bài tiếng nào có vần au, âu - Gọi hs đọc bài

- Nhận xét

Bài 3: Luyện viết - Yêu cầu gì?

- Hướng dẫn HS cách viết trên bảng - Câu trên có mấy tiếng?

- Ta viết chữ gì đầu tiên?

- Cho HS viết bài vào SGK III. Củng cố dặn dò: ( 5 p ) - Cho lớp đọc lại bài Suối và cầu - Thu vở nhận xét

- GV nhận xét giờ học - Về nhà chuẩn bị tiết 3

- Hs thực hiện - Hs viết

- HS mở SGK

- Tìm tiếng có vần au, âu.

- Hs tự tìm

- Cá nhân – Lớp đồng thanh

- Hs lắng nghe - Cá nhân - đồng thanh

- HS trả lời

- Cá nhân - đồng thanh

- Viết một câu

- Quan sát – nhận xét - Có 4 tiếng

- Chữ quê - Viết bài

- Hd hs đọc và viết âm o, c, bò ,cỏ.

- Hs lắng nghe

Luyện Toán

Luyện tập Phép trừ trong phạm vi 3 , 4 ( Tiết 1+2) I -Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung

-Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 3,4.

-Biết làm tính trừ trong phạm vi 3,4.

2. Mục tiêu riêng:

- Nhận biết được số lượng các nhóm từ 1 đến 8 . Biết được 7 thêm 1 được 8

- Đọc và đếm xuôi được từ 1 đến 8

(18)

- So sánh các số trong phạm vi 8 - Hs chú ý tập chung nghe giảng.

II -Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán 1.

III -Hoạt động chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hđ của học sinh Hđ hs Nam 1- Bài mới:

- Ôn phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 3,4:

- GV cho HS luyện đọc bảng trừ.

- GV nhận xét

2- Luyện tập: Làm vở BT.

BT 1: Tính

- Cho HS tự làm bài - Gọi HS đọc kết quả BT 2. Tính:

- Cho HS tự làm.

- Gọi HS đọc kết quả BT 3: Tính:

- Cho HS tự làm.

- Gọi HS chữa bài

- Lưu ý HS: Viết số phải thật thẳng cột.

BT 4: Viết phép tính thích hợp:

- Gọi HS nêu đề toán.

- Gọi HS nêu phép tính.

- GV nhận xét.

3- Củng cố - Dặn dò:

- Đọc bảng trừ 3,4.

- GV nhận xét giờ học: Dặn về nhà ôn bài

- HS đọc bảng trừ ( CN - Lớp)

- HS làm BT - HS nêu kết quả.

- HS làm BT - HS nêu kết quả.

- HS làm BT vào vở - Vài em đọc, lớp đồng thanh.

- HS nghe.

- HS tự đọc yêu cầu và làm .

- HS nêu phép tính:

3-1 = 2 - 2 HS đọc - HS nghe.

-Hs lắng nghe

- Hướng dẫn hs thực hiện viết số và làm bài.

Ngày soạn : 12/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2018 Toán

Tiết 39: LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức

- Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đó học ; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp

1.2. Kĩ năng: Làm tính thành thạo đúng chính xác

(19)

1.3. Thái độ: Ý thức học bài và làm bài tự giác

* GT : Không làm bài 2 dòng 2, không làm bài 4, bài tập 5 làm ý b thay cho làm ý a

2. Mục tiêu riêng:

- Nhận biết được số lượng các nhóm từ 1 đến 9 . Biết được 8 thêm 1 được 9

- Đọc và đếm xuôi được từ 1 đến 9 - So sánh các số trong phạm vi 9 - Hs chú ý tập chung nghe giảng.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Vật mẫu, que tính

- Học sinh : Bộ đồ dùng học toán, que tính III. Hoạt dộng dạy học:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hđ hs

Nam A. Bài cũ: (5’) Phép trừ trong phạm vi 4

- Cho học sinh tính 3 – 2 = 3 – 1 – 1 = 2 + 1 = 3 – 2 =

- Đọc phép trừ trong phạm vi 4 - Nhận xét, tuyên dương

B.Bài mới :

* Giới thiệu bài: ( 1’)

* Dạy bài mới

1. Hoạt động 1:(15-20’) Rèn KN làm tính trừ trong phạm vi các số đó học . Bài tập 1:Tính.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Hoc sinh làm vào vở ô li.

- GV nhận xét sửa sai, chốt kết quả đúng.

*Củng cố cho hs phép trừ trong phạm vi 3 , 4

Bài tập 2 : Tính. ( dòng 1) - Nêu yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu bài tập.( 2 HS lên bảng làm)

- GV nhận xét sửa sai, chốt kết quả đúng.

* Củng cố cho hs các phép trừ trong phạm vi 3, 4 và phép cộng trong phạm vi 5

Bài tập 3: Tính - Nêu yêu cầu bài

-2hs llên bảng làm bài - 3 hs đọc phép trừ.

- 2 HS lên bảng làm - Tính.

4 3 4 4 - - - - 1 2 3 2

3 1 2 2

- Tính

4 – 1 = 3 4 – 3 = 1 3 – 2 = 1 3 – 1 = 2 2 + 3 = 5 4 – 3 = 1 3 – 2 = 1

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Yc hs viết bảng con từ 1 đến 8

- Hd hs lấy que tính thực hiện và biết được 8 que tính thêm một que tính là 9 que tính

- Hd hs viết số 9

(20)

- GV nhận xét sửa sai, chốt kết quả đúng.

* Củng cố cho hs cách trừ liên tiếp trừ lần lượt từng số

Bài tập 4 : < , > , =

- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài - GV quán xuyến giúp đỡ HS yếu.

- GV – HS nhận xét chốt kết quả đúng

* Củng cố cho chúng ta cách so sánh các số tự nhiên từ 1 đến 4: 4 – 1 = 3 2. Hoạt động 2: (10’) Rèn KN biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thich hợp

Bài 5 (câu a)

- Cho HS xem tranh, nêu bài toán - Cho HS nêu bài toán viết phép tính - GV nhận xét, chữa bài

* Củng cố cho hs :Rèn kĩ năng biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thich hợp

C. Củng cố dặn dò(3’

- GV nhận xét, tuyên dương

- Dặn HS thuộc bảng trừ trong phạm vi 4

- Hoc sinh làm bài cá nhân vào vở ô li( 1 HS lên bảng làm).

4 – 1 – 1 = 2 4 – 1 – 2 = 1 4 – 2 – 1 = 1

- Nêu yêu cầu bài tập. * < , > ,

=

- Hoc sinh làm bài cá nhân vào vở ô li( 2 HS lên bảng làm).

3 - 1 = 2 3 - 1 > 3 - 2 4 - 1 = 3 4 - 3 < 4 - 2 4 - 2 = 2 4 - 1 < 3 + 1

- Viết phép tính thích hợp - HS xem tranh nêu bài toán và viết phép tính

- Trong ao có 3 con vịt , 1 con đi tói. Vậy trong ao có tất cả 4 con vịt

3 + 1 = 4

- Hs lắng nghe

- Hs đọc các số từ 1 đến 9 Và ngược lại

- Hd hs viết xuôi, ngược các số từ 1 đến 9

- Hd hs cách so sách các số trong phạm vi 9

--- Học vần

TỰ KIỂM TRA

I. Mục tiêu

- Đọc được các âm, vần, các từ, câu ứmg dụng từ bài 1 đến bài 40, tốc độ 15 tiếng/ phút.

- Viết được các âm, vần, các từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 40, tốc độ 15 chữ / 15 phút.

- HS tự giac làm bài II. Đồ dùng dạy học

- Đề kt do GV trong tổ thống nhất III. Kiểm tra

1. GV giao đề/ HS làm bài

ĐỀ BÀI A/ Kiểm tra đọc

1- Đọc âm, vần (Giáo viên cho học sinh đọc 3 dòng bất kì trong bảng sau):

iêu au ay ui oi ia ng gh kh ch

yêu âu ây ưi ai ph ngh ph s th

(21)

iu eo uôi ôi ua qu gi nh r n

êu ao ươi ơi ưa tr g k x d

2- Đọc từ (Giáo viên cho học sinh đọc 3 dòng bất kì trong bảng sau):

buổi chiều cây cau cái kéo mây bay cái túi

hiểu bài rau cải trái đào ngày hội gửi quà

già yếu sáo sậu chào cờ cây cối ngói mới

yêu cầu lau sậy đôi đũa tươi cười đồ chơi

3- Đọc câu (Giáo viên cho học sinh đọc 1 trong 2 câu):

Buổi chiều, bé Lê về nhà bà.

Cây na, cây vải nhà bà đều sai trĩu quả.

B/ Kiểm tra viết

- Gv đọc cho hs viết vào giấy ô li t, l, gi, ng, eo, au, ui, ay

phố xá, nho khô, vỉa hè, cái còi Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá

* Thu bài, nhận xét đánh giá

--- Ngày soạn : 13/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018 Học vần

Bài 41: IÊU- YÊU(Tiết 1+2)

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức:

- HS nhận biết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và các câu ứng dụng.

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

1.2. Kĩ năng: Đọc viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.từ và câu ứng dụng

1.3. Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.

* QTE: Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến, giới thiệu bản thân(HĐ2) 2. Mục tiêu riêng:

- Giúp hs nhận biết đọc và ghép được âm o,c, bò, cỏ. Ôn lại các tiếng có âm l,h

- Giúp hs viết được o,c, bò, cỏ

- Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ, bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt.

- HS: Bảng con, bộ đồ dùng học Tiếng Việt.

(22)

III. Hoạt động dạy học .

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hđ hs

Nam A.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- GV gọi 2-3 HS đọc câu ứng dụng của bài vần iu, êu.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới(1’)

*Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng:

iêu, yêu.

* Dạy bài mới 1. Hoạt động 1: (15’)

a. Nhận biết vần iêu

- GV viết chữ iêu lên bảng - Cho HS phân tích vần iêu - HD học sinh đáng vần.

- HD học sinh đọc trơn.

- Cho HS ghép vần iêu trên bảng cài.

- Tạo tiếng: Có vần iêu muốn có tiếng diều ta thêm âm gì vào vị trí nào?

- GV cho HS thực hành ghép trên bảng cài.

- GV nhận xét.

- Cho HS phân tích tiếng diều

- Tạo từ: H: Có tiếng diều muốn có từ diều sáo ta thêm tiếng gì vào vị trí nào?

- GV cho HS đọc ĐT từ diều sáo - GV giảng từ: diều sáo dựa vào tranh SGK

- Cho HS đọc: i-ê-u- iêu – d-iêu- huyền diều- diều sáo.

b. Nhận biết vần yêu

- GV tiến hành cho HS phân tích, đánh vần tương tự như vần iêu.

- Yêu cầu HS so sánh vần iêu và yêu

- HS đọc trơn ĐT.

- Vần iêu gồm có 2 âm âm iê đứng trước âm u đứng sau.

- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, ĐT.

- HS thực hành ghép vần iêu trên bảng cài.

- Ta thêm âm d vào trước vần iêu, dấu huyền trên đầu âm ê.

- HS thực hành ghép tiếng diều.

- HS nhận xét

- Tiếng diều gồm có âm d đứng trước vần iêu đứng sau.

- HS đọc cá nhân, ĐT - Ta thêm tiếng sáo vào trước tiếng diều.

- HS nhận xét.

- HS đọc cá nhân, ĐT từ diều sáo.

- HS chú ý theo dõi.

- HS đọc cá nhân, ĐT

- HS phân tích , đánh vần.

- HS so sánh: vần iêu và yêu

Giống nhau: kết thúc

- Hd hs đọc l, h, lê, hè, bê,ve.

- Hd hs đọc và ghép các âm, tiếng o,c,bò,cỏ

(23)

c. HD HS đọc từ ứng dụng(7’) - GV viết 4 từ ứng dụng lên bảng.

Buổi chiều yêu cầu Hiểu bài già yếu

- Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần mới học( GV gạch chân các tiếng chứa vần mới học)

- GV giảng các từ ứng dụng c. HD-HS viết bảng con(10’)

- GV viết mẫu , nêu quy trình viết . - Yêu cầu HS viết vào bảng con . - GV chỉnh sửa tư thế viết cho HS .

TIẾT 2

2. Hoạt động 2:(10’)Luyện tập a. Đọc bài trên bảng lớp.

- YC HS luyện đọc toàn bài ở tiết 1 . - GV chỉnh sửa cho HS .

b. Đọc câu ứng dụng :(7’)

- Yêu cầu HS quan sát , nhận xét tranh minh hoạ .

- GV ghi câu ứng dụng lên bảng , yêu cầu HS đọc .

- GV chỉnh sửa cho HS .

- GV đọc mẫu , giải thích và gọi HS đọc cn

- Yêu cầu HS tìm tiếng ghi vần vừa học trong câu ứng dụng .

c. Luyên nói(10’)

- Cho học sinh nêu chủ đề luyện nói + Tranh vẽ gì?

*QTE: Bạn nào trong tranh đang tự giới thiệu?

+ Em đang học lớp nào?cô giáo nào đang dạy em?

+ Nhà em ở đâu , có mây anh em?

d. Luyện viết(15’) - Giáo viên viết mẫu

- Nêu cách viết: iêu – yêu – sáo diều – yêu qúy

- Giáo viên viết mẫu từng dòng C. Củng cố dặn dò:(3’)

- Trò chơi

bằng âm u

Khác nhau: iêu bắt đầu bằng iê

Yêu bắt đầu bằng yê - HS đánh vần đọc trơn.

- HS tìm và nêu.

- HS đánh vần đọc trơn các tiếng có chứa vần mới học.

- HS chú ý theo dõi.

- HS quan sát .

- HS tập viết vào bảng con .

- HS luyện đọc cn – nhóm – lớp .

- HS quan sát nhận xét . - HS luyện đọc cá nhân . – nhóm – lớp

- HS đọc cá nhân .

- HS tìm .

* HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV - Các nhóm cử đại diện nêu kết quả thảo luận - HS tập tập viết theo HD của GV

- HS chú ý theo dõi - Điền iêu hay yêu Buổi chiều Già yếu

- Hd hs viết bảng con o,c,bò,cỏ

- Hs nói theo bạn

- Hd hs viết vở

o,c,bò,cỏ

(24)

- Thi đua ai nhanh ai đúng - Nhận xét

--- Toán

Bài 39: Phép trừ trong phạm vi 5

I) MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

1. 1.Kiến thức:

 Giúp cho học sinh có khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

 Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.

1.2.Kỹ năng:

 Học sinh biết làm phép trừ trong phạm vi 5.

1.3.Thái độ:

 Học sinh có tính cẩn thận chính xác khi làm bài.

2.Mục tiêu riêng:

- Nhận biết được số lượng các nhóm từ 1 đến 9 . Biết được 7 thêm 1 được 9

- Đọc và đếm xuôi được từ 1 đến 9 - So sánh các số trong phạm vi 9 - Hs chú ý tập chung nghe giảng.

II) CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 Vở bài tập , sách giáo khoa, que tính, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh :

 Vở bài tập, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.

III) CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hđ hs Nam 1) Bài cũ : 5’

-Cho học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 4.

- Cho học sinh làm bảng con:

4 – 3 = 4 – 2 = 4 – 1 = - Nhận xét

2) Dạy và học bài mới:30p a) Giới thiệu:1p

- Phép trừ trong phạm vi 5

b) Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về

- Học sinh đọc cá nhân, dãy.

- Học sinh làm bảng con - Học sinh quan sát và nêu đề. Có 5 lá cờ, cho bớt 1 lá cờ, hỏi còn mấy lá cờ?

- 5 bớt 1 còn 4 - Tính trừ

Học sinh thực hiện và nêu 5 -1 = 4

- Yc hs viết bảng con từ 1 đến 8

(25)

phép trừ trong phạm vi 5 Trình chiếu – UDCNTT - Em hãy nêu kết quả?

- Bớt đi là làm tính gì?

- Thực hiện phép tính trên bộ đồ dùng à Giáo viên ghi bảng, gợi ý tiếp để học sinh phép trừ thứ 2.

- Tương tự vơí 5 bớt 2, bớt 3 - Giáo viên ghi bảng:

5 – 1 = 4 5 – 4 = 1 5 – 2 = 3 5 – 3 = 2

- Giáo viên xóa dần cho học sinh học thuộc - Giáo viên gắn sơ đồ

Trình chiếu – UDCNTT - Giáo viên ghi từng phép tính

4 + 1 = 5 1 + 4 = 5

5 – 1 = 4 5 – 4 = 1

- Giáo viên nhận xét: các phép tính có những con số nào?

- Từ 3 số đó lập được mấy phép tính?

- Phép tính trừ cần lưu ý gì?

c)

Hoạt động 2: Thực hành Trình chiếu – UDCNTT Bài 1 : Tính ( VBT – 43 )

-Củng cố về phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5

Bài 2 : Tính ( VBT – 43 ) Yc HS làm bài

Bài 3 : Tính ( VBT – 43 )

theo cột dọc lưu ý cần đặt các số phải thẳng cột

- Học sinh đọc lại bảng trừ, cá nhân, lớp

-Học sinh nêu đề theo gợi ý

- Có 4 hình thêm 1 hình được 5 hình

- Có 1 hình thêm 4 hình được 5 hình

- Có 5 hình, bớt 1 hình còn 4 hình

- Có 5 hình, bớt 4 hình còn 1 hình

- Học sinh đọc các phép tính

- Số : 4, 5, 1

- 4 phép tính, 2 tính cộng, 2 tính trừ

- Số lớn nhất trừ số bé

1 HS đọc yêu cầu

- Học sinh làm bài, sửa bài miệng

Học sinh làm và thi đua sửa bảng lớp

1 HS đọc yêu cầu Hs làm bài cả nhóm 1 HS đọc yêu cầu

- Trên cây có 5 quả táo, bé hỏi 1 quả, hỏi còn lại mấy quả táo

- … làm tính trừ -Học sinh làm và sửa

Học sinh lựa chọn, nêu ý kiến. Bạn B nói đúng

Theo toán: 5 - 1= 4

- Hd hs lấy que tính thực hiện và biết được 8 que tính thêm một que tính là 9 que tính

- Hd hs viết số 9

- Hs đọc các số từ 1 đến 9 Và ngược lại

- Hd hs viết xuôi, ngược các số từ 1 đến 8

(26)

Bài 4: Viết phép tính thích hợp ( VBT – 43 )

a) Nhìn tranh đặt đề toán

?Muốn biết conlại mấy quả táo ta làm phép tính gì?

Thực hiện phép tính vào ô trống đó trong tranh

3) Củng cố, dặn dò:5p

Đố vui: trên cây có 5 con chim người thợ săn bắn rơi 1 con, trên cây còn mấy con chim? Bạn A nói còn 4, bạn B nói không còn con nào. Vậy ai đúng, ai sai?

Cho 3 số: 5, 3, 2 hãy viết thành các phép tính có thể được.

Giáo viên nhận xét

Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5.

Chuẩn bị bài luyện tập.

Thực tế: nghe tiếng súng chim đã sợ và bay đi hết.

Học sinh cử mỗi tổ 4 em lên thi tiếp sức, tổ nào làm nhanh, đúng sẽ thắng.

Học sinh nhận xét

Học sinh tuyên dương.

- Hd hs cách so sách các số trong phạm vi 9

Sinh hoạt tuần 6 Phần 1: Sinh hoạt sao

Học hát: Cô giáo em là hoa Ê ban

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hát thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu - Hát đều giọng, đúng nhịp

- NDTH: Bồi dưỡng cho học sinh biết kính trọng thầy cô giáo 2. Kỹ năng: Thể hiện được tình cảm của bài hát

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thầy cô giáo.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nhạc, lời ca III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: (2’)

2 HS gái kết hợp vận động phụ họa bài : Những ngọn nến lung linh B. Bài mới:

*Giới thiệu bài: (3’)

- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát

* Dạy bài mới:

a) HOẠT ĐỘNG DẠY b) HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Hoạt động 1: (15’)

*Dạy bài hát cô giáo em là hoa Êban

- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.

- Bài hát cô giáo em là hoa Êban được sáng tác bởi nhạc sĩ Hình Phước Liên

- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe

(27)

- GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn và hát lại một lần nữa

- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu - Dạy hát:

Câu 1: La la la la là la la la, la la là la là la la Câu 2: Sương long lanh rẫy nương xanh

Câu 3: Con suối uốn quanh lưng đồi thanh thanh

Câu 4:Hoa êban nở trắng lưng nương

……..

Dạy từng câu, vì bài hát viết theo nhịp đi nên GV nhắc HS hát dứt khoát từng tiếng, không kéo dài các tiếng. Chú ý lấy hơi những chỗ cuối câu hát.

- Dạy xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, tiết tấu lời ca.

- GV sửa những câu hát chưa đúng, nhận xét.nhắc nhở học sinh

- Nhận xét

2. Hoạt động 2 (10’):

*Hát kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca.

- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách

- HD HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách.

- GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Hướng dẫn HS đứng hát, chân bước đều tại chỗ, tay đánh như động tác đi đều.

- Nhận xét , nhắc nhở học sinh 3. Hoạt động 3 (5’):GDKNS:

- Em có yêu quý thầy cô giáo của em không?

- Là 1 học sinh ngoan em cần phải làm gì?

C. Củng cố – Dặn dò (3’)

- Cuối cùng, GV củng cố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa học, tác giả? Cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách và tiết tấu của bài hát.

- GV nhận xét, dặn dò

- Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập

- Nghe băng mẫu ( hoặc nghe GV hát mẫu)

- HS tập đọc lời ca theo tiết tấu - HS tập hát theo hướng dẫn của GV.

- HS hát:

+ Đồng thanh + Dãy, nhóm + Cá nhân

- Tập hát theo hướng dẫn của GV - HS theo dõi, lắng nghe

- HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS thực hiện hát và vỗ, gõ tiết tấu lời ca.

- HS trả lời.

- Hs trả lời

- Thực hiện như GV hướng dẫn

- Lắng nghe ghi nhớ

Phần 2: Kiểm điểm nề nếp học tập

I. Mục tiêu

(28)

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Đánh giá ý thức của học sinh.

II. Chuẩn bị

- GV: Sổ theo dõi hoạt động của học sinh trong tuần

- HS: Lớp trưởng, tổ trưởng chuẩn bị sổ theo dõi hoạt động của các thnàh viên trong lớp.

III.Hoạt động chủ yếu

A. Đánh giá hoạt động tuần 10 1. Sinh hoạt trong tổ

- Tổ trưởng cho các thành viên trong tổ sinh hoạt

- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá các thành viên trong tổ mình

2. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung mọi hoạt động của lớp trong tuần.

3. Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động tuần 10 3.1. Nền nếp

- Chuyên cần :Học sinh đi học đầy đủ.

- Giờ giấc: Học sinh đi học đúng giờ không có hs đi muộn.

- Ôn bài: Học sinh có ý thức tự ôn bài khi có hiệu lệnh trống.

- Trang phục,ý thức Đội: Học sinh có ý thức mặc đúng trang phục nhà trường yêu cầu.

3.2.Học tập: Học sinh đã có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp.

3.3.Đạo đức: Học ngoan lễ phép biết chào hỏi các thầy cô giáo và người lớn.

3.4.Lao động, thể dục, vệ sinh

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh chung.

3.5.Các hoạt động khác

- Học sinh tham gia các hoạt của trường, Đội tổ chức nhiệt tình.

B.Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 11.

- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại.

- Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp, thể dục giữa giờ.

- Thực hiện tốt luật an toàn giáo thông.

- Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng ngày 20/11.

- Thành lập đội văn nghệ để tập luyện tham gia giao lưu văn nghệ chào mừng 20/11

Nguyễn Huệ, ngày...tháng...năm 2018

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

*TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn