• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29 Ngày soạn: 30/3/2022

Ngày dạy: Thứ hai, ngày 4 tháng 4 năm 2022 Lớp: 1A, 1B

Đạo đức

BÀI 26 PHÒNG,TRÁNH BỎNG I. MỤCTIÊU

Sau bài học này; HS sẽ:

- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể khiến em bị bỏng.

- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của bỏng.

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bỏng.

II. CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức l;

- Bài hát “Lính cứu hoả” - sáng tác: Nguyễn Tiến Hưng),... gắn với bài học

“Phòng, tránh bỏng”;

- Máy tính, máy điện thoại

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Lính cứu hoả"

- GV mở bài hát “Lính cứu hoả” hoặc GV bắt nhịp để HS hát theo bài hát này.

- GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan đến chủ đề, hỏi HS về nội dung bài hát:

+ Lính cứu hoả làm gì để dập lửa?

+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống cháy?...

- HS hát

-HS trả lời

(2)

K t lu n:ế Cháy là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng.

2. Khám phá

Hoạt động 1 Nhận biết những nguyên nhân có thể gây bỏng và hậu quả của nó - GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).

- GV nêu yêu cầu:

+ Em hãy quan sát tranh và chỉ ra những tình huống có thể gây bỏng.

+ Em hãy nêu một số hậu quả khi bị bỏng.

+ Theo em, ngoài ra còn có những tình huống nào khác có thể gây bỏng?

K t lu n:ế Nước sôi, bật lửa, bếp điện, ổ cắm điện, ống pô xe máy là các nguồn có thể gây bỏng. Chúng ta không nghịch hay chơi đùa gần những vật dụng này. Khi bị bỏng vết bỏng sẽ bị sưng phồng, đau rát, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hoạt động 2 Em hành động để phòng, tránh bị bỏng

- GV yêu cầu HS xem tranh mục Khám phá trong SGK.

- GV đặt câu hỏi: Với những tình huống nguy hiểm có thể gây bỏng trong tranh, em sẽ làm gì để phòng, tránh bị bỏng?

- GV có thể chuẩn bị một số vật dụng có nguy cơ gây bỏng để giới thiệu và mời HS lên đóng vai xử lí tình huống phòng, tránh bị bỏng.

K t lu n:ế Em cần tránh xa nguồn gây bỏng như bình nước sôi, chảo thức ăn nóng, bàn là, ống pô xe máy,... Cất diêm và bật lửa ở nơi an toàn để phòng, tránh bỏng.

3. Luyện tập

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra - HS lắng nghe.

(3)

Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm

- GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. Sau đó, GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.

- HS trả lời. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình.

- Đồng tình với việc làm:

+ Tranh 3: Bạn nhỏ lắng nghe và thực hiện điều chỉnh nước trước khi tắm.

+ Tranh 4: Bạn nhỏ nhắc em thổi nguội đồ ăn trước khi ăn.

- Không đồng tình với việc làm:

+ Tranh 1: Bạn sờ vào ấm nước nóng đang cắm điện.

+ Tranh 2: Bạn bốc thức ăn nóng đang được đun trên chảo.

+ Tranh 5: Bạn rót nước sôi vào phích.

- GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.

Kết luận: Để phòng, tránh bị bỏng, Em cần học tập các bạn trong tranh 3,4, không nên làm theo các bạn trong tranh 1, 2 và 5.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em phòng, tránh bị bỏng.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh bị bỏng.

HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

HS nêu

(4)

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bon - GV đặt tình huống như trong tranh mục Vận dụng trong SGK. Yêu cầu HS quan sát tranh tình huống. Sau đó mời HS đưa ra lời khuyên giúp bạn giải quyết tình huống.

- GV gợi ý để HS trả lời:

1/ Bạn ơi, đừng nghịch lửa nguy hiểm lắm!

2/ Bạn ơi, chúng ta nên chơi các trò chơi an toàn.

- Những HS khác có thể chỉnh sửa và góp ý cho ý kiến của bạn.

Kết luận: Không nghịch diêm, không nghịch lửa để phòng, tránh bỏng.

Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòng, tránh bị bỏng

- HS thực hiện việc đưa ra lời khuyên, xử lí tình huống phòng, tránh tai nạn bỏng.

- Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập.

Kết luận: Em cấn giữ an toàn cho bản thân bằng cách nhận diện những nguyên nhân gây bỏng và tránh xa nó.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên màn hình hoặc nhìn vào SGK), đọc.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có ):

………

………

………

--- Lớp: 2C, 2D

(5)

Tự nhiên xã hội

BÀI 17: BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP ( tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi.

- Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, bài giảng - HS: SGK, VBT, điện thoại

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ cơ quan hô hấp (tiết 3).

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 5: Xác định một số việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hấp

Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 100 SGK và nói về các việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. Đồng thời kể tên các việc nên và không nên làm khác.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận và góp ý bổ sung cho nhau.

- GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi ở trang 100 SGK: Em cần thay đổi thói quen gì để phòng tránh các bệnh về hô hấp?

- GV nhắc nhở HS: Mũi, họng nếu được chăm

- Lắng nghe.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

- Các việc nên làm và không nên làm trong hình SGK trang 100:

+ Nên làm: Đeo khẩu trang khi đi đường có nhiều ô tô, xe máy đi lại;

Đeo khẩu trang khi vệ sinh lớp học.

+ Không nên làm: Quét sân trường không đeo khẩu trang.

- Kể tên các việc nên và không nên làm khác:

+ Nên làm: Sử dụng khăn sạch, mềm để lau mũi; giữ sạch họng bằng cách súc miệng nước muối; đội mũ, quàng khăn, mặc đủ ấm khi đi trời lạnh.

(6)

sóc đúng cách không chi giúp chúng ta phòng tránh được viêm mũi, viêm họng mà còn bảo vệ được cả khí quản, phế quản và phổi.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” trang 100 SGK.

3. Luyện tập, thực hành (10p) Hoạt động 6: Xử lí tình huống

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống ở trang 101 SGK để thảo luận về cách ứng xử trong tình huống đó và cử các bạn tham gia đóng vai.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời hs thể hiện cách ứng xử qua lời

khuyên.

- GV tổ chức cho HS góp ý lẫn nhau. GV nhận xét, khen các nhóm đã thể hiện tốt.

- GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức cốt lõi ở cuối bài trong SGK trang 101.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

+ Không nên làm: Dùng tay hoặc vật nhọn ngoáy mũi; uống nước quá nóng hoặc lạnh; chơi ở nơi có nhiều khói bụi; mặc không đủ ấm khi trời lạnh.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS thể hiện cách ứng xử qua lời khuyên: Các bạn không chơi ở nơi có nhiều khói, bụi do xe cộ thải ra; Các bạn hãy tránh xa nơi có khói thuốc lá.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có ):

………

………

………

(7)

--- Lớp: 2B, 2C, 2D

Hoạt động trải nghiệm

BÀI 29: BẢO VỆ CẢNH QUAN QUÊ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhớ lại và kể được những cảnh quan chung cần chăm sóc ở địa phương, ở gần nơi em ở, nơi em học.

- Giúp HS đặt mình vào các tình huống khác nhau để biết cách ứng xử phù hợp khi muốn bảo vệ cảnh quan chung.

-Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề giữ gìn bảo vệ cảnh quan chung.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, bài giảng

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập, điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5p):

− GV giới thiệu bài hát “Ra chơi vườn hoa” của nhạc sĩ Văn Tấn. Cả lớp cùng hát tập thể.

− GV gợi ý HS định nghĩa thế nào là

“của chung”. Tại sao bông hoa lại là

“của chung”? Bông hoa do ai trồng? Ai được ngắm hoa? Có được ngắt hoa về làm của riêng trong nhà mình không?

Kết luận: Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những cảnh quan chung – là của chung tất cả mọi người, ai cũng có quyền sử dụng, ai cũng có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p): Chia sẻ về những cảnh quan cần chăm sóc,

- HS hát.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

(8)

bảo vệ ở quê em.

- GV hỏi: Những gì trong bài hát các em vừa nghe được gọi là “của chung”

− GV đề nghị HS nhớ lại cảnh quan xung quanh mình và viết hoặc vẽ ra những nơi cần được gìn giữ.

− GV đặt câu hỏi:

+ Vì sao mỗi người đều có trách nhiệm phải gìn giữ cảnh quan này? Đây có phải “của mình” đâu, “của chung” cơ mà!

+ Gìn giữ cảnh quan nghĩa là làm những việc gì?

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

− GV đề nghị HS đưa ra lời khuyên.

− HS đưa ra lời khuyên bắt đầu bằng các từ “Hãy…” với các việc cần làm và

“Đừng / Xin đừng…” với các việc không nên làm.

− Khuyến khích các nhóm đưa ra thật nhiều tình huống và khen ngợi những nhóm đưa ra được nhiều lời khuyên phù hợp nhất.

Ví dụ: HS diễn cảnh đi chơi vườn hoa, người ngắm hoa, người khen hoa đẹp, ngửi hoa – khen hoa thơm… Một bạn nhỏ định ngắt hoa. Bạn khác nói: “Ấy

- 2-3 HS trả lời “của chung” là của tất cả mọi người mà em biết (công viên, vườn hoa, bảo tàng và các nơi công cộng khác).

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

(9)

ấy! Xin đừng hái hoa!”.

Một nhóm khuyên: Hãy giữ gìn cảnh quan chung: không giẫm nát cỏ, không ngắt hoa. Ngược lại, chúng ta có thể tưới cây, tưới hoa, nhặt rác,…

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể lại cho bố mẹ nghe những việc các em đã làm để bảo vệ cảnh quan quê em

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS trả lời - HS thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có ):

………

………

………

--- Ngày soạn: 30/3/2022

Ngày dạy: Thứ ba, ngày 5/4/2022 Lớp: 5C

Khoa học

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

(10)

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙN DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 134,135 SGK.

- HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi hỏi đáp: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời:

+ Môi trường tự nhiên là gì ?

+ Môi trường tự nhiên cho con người những gì ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi hỏi đáp

- HS ghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

* Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi

+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?

+ Những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá ?

- GV kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi,

- HS thảo luận

+ Để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, các cây ăn quả và cây công nghiệp, cây lấy củi làm chất đốt hoặc đốt than mang bán, để lấy gỗ làm nhà….

Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?

- Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các

(11)

đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,…;

phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường,…

* Hoạt động 2 : Thảo luận

- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK + Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ? - GV kết luận:

Hậu quả của việc phá rừng:

- Khí hậu thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.

- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.

- Hình 2: Cho thấy con người còn phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than,…)

- Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.

Câu 2. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ?

- Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.

+ Do con người khai thác, cháy rừng

- HS quan sát hình 5, 6 trang 135.

- Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi ; khí hậu thay đổi. Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra. Đất bị xói mòn, bạc màu. Động vật mất nơi sinh sống nên hung dữ và thường xuyên……

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Em sẽ làm gì để bảo vệ rừng ? - HS nêu - GV nhận xét tiết học.

- GV dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm các

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

(12)

thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó; chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường đất”.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

_____________________________________

Ngày soạn: 30/3/2022

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 6/3/2022 Lớp: 2D

Đạo đức

CHỦ ĐỀ 8: TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG BÀI 15: EM TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết thực hiện được các hành vi phù hợp, xử lí tình huống cụ thể để tuân thủ quy định nơi công cộng.

- Đồng tình với những lời nói, hành động tuân quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm định nơi công cộng.

- Học sinh đưa ra được lời khuyên cho những hành vi vi phạm quy định nơi công cộng. Tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, PowerPoint, máy tính.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi, điện thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu:

a. Mục tiêu:

- Khơi gợi lại kiến thức đã học.

- Tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh khi bước vào bài mới.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS chia sẻ phiếu rèn luyện - 5- 6 HS chia sẻ nhanh.

(13)

của mình: Trong tuần vừa rồi, các con đã làm gì để tuân thủ quy định nơi công cộng?

- GV khen ngợi HS. - HS lắng nghe.

2. Luyện tập

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học, thực hiện được các hành vi phù hợp, xử lí tình huống cụ thể để tuân thủ quy định nơi công cộng.

b. Cách tiến hành:

Bài tập 1. Xác định việc làm em đồng tình hoặc không đồng tình.

- GV tổ chức cho HS: (lần lượt từng TH)

+ Đọc tình huống + Cho HS nêu ý kiến.

+ GV gọi HS giải thích vì sao.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- HS đọc tính huống.

+ Tình huống 1: Không đồng tình

Vì đó là việc làm trái với quy định giữ trật tự khi ở bệnh viện. Hành động đó gây phiền phức đến bệnh nhân xung quanh.

+ Tình huống 2: Đồng tình

Vì xếp hàng việc làm tuân thủ quy định ở bảo tàng. Khi xếp hàng, việc mua vé sẽ diễn ra nhanh hơn, an toàn hơn.

+ Tình huống 3: Đồng tình

Vì việc làm này giúp bảo vệ tính mạng của Hải, các bạn và tất cả mọi người tham gia giao thông.

+ Tình huống 4: Không đồng tình

Vì việc làm đó vi phạm quy định ở rạp

(14)

- GV kết luận: Qua bài tập 1 vừa rồi, cô thấy các con đã có những nhận xét và có thái độ phù hợp rồi đấy.

Các con đã biết đồng tình với việc làm tuân thủ quy định và không đồng tình với việc làm vi phạm quy định nơi công cộng. Các con hãy giữ vững tinh thần này nhé!

Bài tập 2. Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống sau?

- GV dẫn: Bây giờ, cô rất mong chờ tinh thần tuân thủ quy định nơi công cộng của các con được thể hiện ngay trên lớp. Chúng ta cùng đến với trò chơi: “Em sẽ làm gì?”

- GV yêu cầu HS đưa ra cách xử lý ở mỗi tình huống nhé!

- GV mời hs trình bày, các hs còn lại nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương, trao giải.

- GV kết luận: Trong trò chơi vừa

xiếc. Khiến cho người phía sau khó nhìn và khó nghe vì ồn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tham gai giải quyết tình huống.

Tình huống 1:

+ Em sẽ hỏi bác tài xế vị trí của thùng rác ở trên xe và vứt vào/ Em sẽ buộc chặt túi rác và khi xuống xe sẽ vứt vào thúng rác sau.

Tình huống 2:

+ Em đến gõ nhẹ vào vai Hà và nói thầm bảo bạn ra ngoài nói chuyện cùng em/

Em sẽ viết ra giấy để bạn Hà đọc được điều em muốn nói.

Tình huống 3:

+ Em sẽ khuyên bạn Long nói nhỏ và giải thích cho bạn nghe đó là việc không nên làm vì khiến mọi người khó chịu và còn vi phạm quy định trong rạp.

Tình huống 4:

+ Em có thể đi tìm quầy thanh toán ít người hơn trong siêu thị/ Em đứng xếp hàng và đợi đến lượt mình.

- HS nhận xét và bổ sung cách giải quyết khác (nếu có)

- HS lắng nghe.

(15)

rồi, mỗi nhóm đều có cách giải quyết riêng nhưng tất cả đều làm những cách giải quyết đúng đắn, tuân thủ quy định nơi công cộng. Cả lớp hãy nổ một tràng pháo tay để khen thưởng chúng mình nào!

Bài tập 3. Đưa ra lời khuyên cho bạn.

- GV dẫn: Các con đã xử lý tình huống và thực hiện được những hành động tuân thủ quy định nơi công cộng. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn có những bạn còn chưa hiểu rõ, chưa thực hiện đúng quy định nơi công cộng. Nếu các con nhìn thấy, các con sẽ đưa ra lời khuyên gì?

- GV chiếu bức tranh 1.

- GV mời HS đưa ra lời khuyên.

- GV mời HS nhận xét và GV nhận xét chung

- GV chiếu bức tranh 2.

- GV mời HS đưa ra lời khuyên.

- GV mời HS nhận xét và GV nhận

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nêu nội dung tranh.

-HS: Con sẽ khuyên các bạn dừng lại vì đó là việc làm nguy hiểm và vi phạm luật giao thông. Gợi ý các bạn chơi ở sân bóng hoặc sân nhà.

- HS nhận xét và bổ sung nếu có lời khuyên khác.

- HS quan sát và nêu nội dung tranh.

- HS: Con sẽ khuyên các bạn không vứt rác xuống hồ vì nó làm cho hồ bị bẩn, làm mất đi vẻ đẹp của hồ. Khuyên các bạn hãy nhắc nhở ngay khi thấy người khác vi phạm quy định, vứt rác bừa bãi.

- HS nhận xét và bổ sung (nếu có)

(16)

xét chung

- GV chiếu bức tranh 3.

- GV mời HS đưa ra lời khuyên.

- GV mời HS nhận xét và GV nhận xét chung

- GV chiếu lại 3 tranh và kết luận: 5 bạn nhỏ ở các bức tranh đã có việc làm sai với quy định nơi công cộng.

Nhưng cô tin rằng, khi nghe được những lời khuyên từ các con. Các bạn sẽ nhận ra và sửa lỗi. Các con hãy giống như hôm nay, đưa ra những lời khuyên kịp thời khi thấy hành vi chưa đúng nhé!

- HS quan sát và nêu nội dung tranh.

- HS: Con sẽ khuyên bạn dừng ngay việc làm đó lại vì điều đó là vi phạm quy định ở công viên; làm hỏng và bẩn ghế đá.

Con khuyên bạn đi tìm giấy hoặc khăn lau và lau sạch ghế.

- HS nhận xét và bổ sung (nếu có) - Vâng ạ!

3. Vận dụng

a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện những việc làm tuân thủ quy định nơi công cộng trong cuộc sống thực tiễn b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS vẽ tranh: “Điều con muốn nói” với nội dung: Truyền tải, lan toả tinh thần tuân thủ quy định nơi công cộng đến mọi người (gia đình, bạn bè, xã hội).

- GV tổ chức, điều phố HS xem tranh của các bạn khác.

Kết luận: Nhìn thấy bức tranh của các con, cô rất vui vì chúng mình đã biết thể hiện lời nhắn nhủ của mình thông qua những nét vẽ. Biết được những quy định một số nơi công cộng và nắm rõ lợi ích của nó, cô mong các con sẽ luôn tuân thủ và

- HS vẽ tranh theo ý của mình.

- HS xếp hàng, lần lượt xem của các bạn trong tổ và tổ khác.

- Vâng ạ.

(17)

đưa ra được lời khuyên, lời nhắc nhỏ cho những hành vi chưa đúng nhé!

- GV mời HS đọc to thông điệp.

* Củng cố:

- Tiết học ngày hôm nay con thích nhất điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà. Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc.

- HS phát biểu suy nghĩ bản thân.

- HS lắng nghe.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

_____________________________________

Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

BÀI 18: CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU, PHÒNG TRÁNH BỆNH SỎI THẬN (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.

- Nêu được sự cần thiết của việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, bài giảng - HS: SGK, VBT, điện thoại

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức cho HS đặt câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước tiểu.

- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước

- HS trả lời:

+ Tại sao hằng ngày chúng ta đi tiểu nhiều lần?

+ Cơ quan nào trong cơ thể tạo

(18)

tiểu. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về các bộ phận và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu và một số cách phòng tránh bệnh sỏi thận. Chúng ta cùng vào Bài 18 - Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận.

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 103 SGK, chỉ và nói tên từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ. - GV yêu cầu

HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình dạng và vị trí của hai quả thận trên cơ thể?

- GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 103 SGK.

- GV yêu cầu một số HS đọc phần kiến thức cốt lõi ở cuối trang 103.

3. Luyện tập, thực hành (10p)

Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 104 SGK, chỉ và nói chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói chức năng từng bộ phận cùa cơ quan bài tiết nước

tiểu trên sơ đồ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt

thành nước tiểu?

+ Trong nước tiểu có gì?

- HS quan sát sơ đồ, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

- HS trình bày.

- HS trả lời: Nhận xét về hình dạng và vị trí của hai quả thận trên cơ thể:

+ Hình dạng: Thận có màu nâu nhạt, hình hạt đậu.

+ Hai quả thận đối xứng nhau qua cột sống.

- HS quan sát hình, nói chức năng của từng bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.

- HS trình bày: Cầu thận lọc máu và tạo thành nước tiểu - qua ống dẫn nước tiểu - tới bàng quang chứa nước tiểu - sau đó đưa nước tiểu ra ngoài.

- HS trả lời: Nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt động, thận sẽ bị tổn

(19)

động?

- GV cho HS đọc lời của con ong trang 104 SGK.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

thương và lâu về sau sẽ bị hư thận, con người sẽ chết.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

_____________________________________

Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên xã hội 1

Ôn tập và đánh giá chủ đề con người và sức khỏe I. MỤC TIÊU

Ôn tập lại những kiến thức đã học về:

- Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan - Các việc cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh

- Thể hiện thái độ và việc làm liên quan đến giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng tránh xâm hại.

II . ĐỒ DÙNG , THIẾT BỊ DẠY HỌC - Máy tính, bài giảng

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(20)

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Em đã học được gì về bộ phận bên

ngoài của cơ thể và các giác quan?

Hoạt động 1: Hỏi - đáp về bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác quan.

Bước 1: Làm việc theo nhóm

Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm hỏi – đáp về:

- Các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

- Nói tên các giác quan phù hợp với mỗi hình ở sách giáo khoa ( trang 126) Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày - GV nhận xét và đánh giá kết quả ôn tập của hs cả lớp.

2. Em cần làm gì để giữ cơ thể khỏe mạnh?

Hoạt động 2: Hỏi – đáp về việc cần làm gì để giữ cơ thể khỏe mạnh Bước 1: Làm việc theo cặp

- Yêu cầu hs hỏi – đáp về việc cần làm gì để cơ thể khỏe mạnh. ( Các cặp thay nhau hỏi và trả lời)

Bước 2: Làm việc cả lớp - Các cặp lên bảng trình bày.

- GV nhậ xét và đánh giá.

3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học

- YC hs chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm thảo luận.

- Các nhóm trình bày. Nhóm khác lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Hỏi: Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh ở nhà bạn thường làm gì?

- Đáp: Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh ở nhà mình thường:

+ Vận động và nghỉ ngơi khoa học, hợp lí.

+ Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

+ Ăn uống hằng ngày đủ chất và khoa học.

- HS trình bày. HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

(21)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có ):

………

………..

--- Lớp: 5C

Khoa học

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 136, 137 SGK.

- HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung các câu hỏi như sau:

+ Nêu một số hành động phá rừng ? + Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng ? + Rừng mang lại cho chúng ta những ích lợi gì ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm

(22)

+ Hình 1, 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?

- Cho HS liên hệ thực tế

- GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,…

Hoạt động 2 : Thảo luận

- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 137 + Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất ?

+ Nêu những tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?

- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:

+ Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt

mình, quan sát hình 1, 2 trang 136 và trả lời câu hỏi

+ Để trồng trọt. Hiện nay, ….. sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát…

+ Dân số ngày càng tăng, đô thị hóa ngày càng mở rộng nên nhu cầu về…

- HS liên hệ thực tế

- HS quan sát hình 3, 4 trang 137, thảo luận, chia sẻ

+ Làm cho môi trường đất trồng bị suy thoái. Đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp, màu mỡ như sử dụng phân….

+ Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái.

(23)

cỏ,… Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm.

+ Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường đất ? - HS nêu - GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh,

thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó; chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước ”.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

_____________________________________

Ngày soạn: 30/3/2022

Ngày dạy: Thứ năm, 7 tháng 3 năm 2022 Lớp: 1C

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 8 : QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP BÀI 19: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP QUÊ EM I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:

- Kể được tên và lợi ích của một số loại cây trồng.

- Có ý thức thực hiện một số việc làm theo lứa tuổi để bảo vệ cây trồng.

- Biết tên và đặc điểm các cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương.

- Có ý thức tìm hiếu về các thắng cảnh thiên nhiên và có thể giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Thiết bị phát nhạc bài: “Vườn cây của ba”

- Học sinh: Nhớ lại các bài hát liên quan đến thiên nhiên đã học ở môn Âm nhạc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(24)

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’1. KHỞI ĐỘNG

-GV tổ chức cho HS nghe bài hát đã chuẩn bị, vừa hát vừa nhún nhảy, lắc lư.

-HS lắng nghe, nhún nhảy và lắc lư theo nhạc.

9’

9’

2. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Nhận biết lợi ích của một số loại cây.

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm:

- Gv yêu cầu HS kể tên các loại cây ở nơi em sống.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu lợi ích một số loại cây mà em biết.

+ Bước 2: Làm việc cả lớp

- Gọi đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận

- GV nhận xét

- GV kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây khác nhau. Mỗi loại cây có 1 lợi ích khác nhau.

Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc.

+ Bước 1: Làm việc cá nhân.

-Y/C HS quan sát các bức tranh trong SGK: cảnh Vịnh Hạ Long, cảnh biển, cảnh núi, cảnh ruộng bậc thang, trả lời câu hỏi:

- Em thích cảnh đẹp nào? Vì sao?

+ Bước 2: Làm việc chung cả lớp.

- GV lấy tinh thần xung phong của HS để chia sẻ cảm nhận về cảnh quan thiên nhiên.

- Cây đu đủ, cây mía, cây dừa....

- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu lợi ích một số loại cây mà em biết.

- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát các bức tranh trong SGK: cảnh Vịnh Hạ Long, cảnh biển, cảnh núi, cảnh ruộng bậc thang, trả lời câu hỏi

- 1 số em xung phong trả lời:

VD:

+ Em thích cành đẹp trong hình số 1.Vì có 2 tảng đá to và có dòng sông.

+ Em thích cảnh đẹp ở tranh 2. Vì có nước biển đang cuốn vào bờ cát.

+ Em thích cảnh đẹp ở tranh 3. Vì

(25)

có dãy núi to.

+ Em thích cảnh đẹp ở tranh số 4.

Vì có nhiều bậc thang xếp chồng lên nhau.

2’ 3.Củng cố - dặn dò -Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

-HS lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

...

--- Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên xã hội

Ôn tập và đánh giá chủ đề con người và sức khỏe I. MỤC TIÊU

Ôn tập lại những kiến thức đã học về:

- Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan - Các việc cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh

- Thể hiện thái độ và việc làm liên quan đến giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng tránh xâm hại.

II . ĐỒ DÙNG , THIẾT BỊ DẠY HỌC - Máy tính, bài giảng

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Em sẽ thể hiện thái độ và việc làm

của mình như thế nào trong các tình

(26)

huống dưới đây?

Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Mỗi nhóm chọn 1 trong 2 tình huống trong tranh trang 127 ( sgk)

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận cách xử lí tình huống và đóng vai xử lí.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Các nhóm xung phong lên đóng vai xử lí tình huống.

- GV nhận xét và kết luận:

Mỗi người đều cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân ( Không nên uống nước ngọt vào buổi tối sau khi đánh răng và trước khi đi ngủ) và tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại.

4.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học

- Yêu cầu hs về học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

- Các nhóm thảo luận tình huống.

- Các nhóm thảo luận.

- Các nhóm đong vai. Nhóm khác quan sát và nhân xét.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DAY ( Nếu có ):

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ tìm hiểu cách tả mùa xuân trong một đoạn văn của nhà văn Tô Hoài. Sau đó chúng ta sẽ luyện viết một

Để giúp các em nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất, chúng ta cùng hình thành kiến thức mới trong tiết học hôm nay?. Hoạt động hình thành

- GV: Để vẽ được hoạ tiết trang trí dạng hình vuông, hình tròn cho đúng và đẹp, hôm nay chúng ta sẽ học bài 25: Tập vẽ họa tiết trang trí dạng hình vuông, hình tròn..

- Giáo viên nhận xét tiết học, chuẩn bị bài ở nhà.. - Gọi HS nhận xét, GV chốt bài. GV chốt bài.. Giáo viên- Bảng phụ 2. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc lời bạn ấy tự

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu... Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan bài tiết

- Như chúng ta đã biết phòng tránh tai nạn giao thông là trách nhiệm và là nghĩa vụ của mỗi người dân.Đây là mối quan tâm của toàn xã hội .Vậy là HS các em

- Như chúng ta đã biết phòng tránh tai nạn giao thông là trách nhiệm và là nghĩa vụ của mỗi người dân.Đây là mối quan tâm của toàn xã hội .Vậy là HS các em

kể những việc làm thể hiện tình yêu quê hương .Tiết đạo đức hôm nay chúng ta thể hiện tình yêu quê hương, biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê