• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Ngày soạn: 18/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021 Toán

Tiết 56: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Biết chia một tổng cho một số.

- Bước đầu vận dụng được tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

Vận dụng được kiến để giải bài toán có liên quan đến thực tế cuộc sống.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu - HS: SGK, vbt

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- Chơi trò chơi: Tiếp sức: 3 HS/ 1nhóm, 2 nhóm nối nhanh biếu thức với kết quả đúng

- GV treo bảng phụ:

( 25 + 35) : 5 120 ( 42 – 18) : 6 12

12 x 6 + 12 x 4 4

- Gv nhận xét tuyên dương và nêu vấn đề

+ YC HS nêu các cách làm.

=> GV kết nối gtb

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

- Ghi lên bảng hai biểu thức:

(35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7

- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên theo nhócặp đôi.

- YCHS nêu và so sánh kết quả hai biểu thức.

+ Giá trị của hai biểu thức (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 như thế nào so với nhau?

- Vậy ta có thể viết:

(35 + 21): 7 = 35: 7 + 21: 7

- HS tham gia chơi

- HS nhận xét tuyên dương bạn.

+ HS nêu các cách làm.

- Theo dõi.

- HS đọc biểu thức

- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào giấy nháp.

(35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 = 56: 7 = 8 = 5 + 3 = 8 + Bằng nhau. (đều bằng 8)

- HS đọc biểu thức.

+ Có dạng là một tổng chia cho một

(2)

+ Biểu thức (35 + 21): 7 có dạng như thế nào?

+ Hãy nhận xét về dạng của biểu thức.

35 : 7 + 21: 7

+ Nêu từng thương trong biểu thức này.

+ 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21): 7

+ Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21): 7

*Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số và công thức

=> GV kết luận:

( a + b) : c = a:c + b:c

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7p)

Bài 1/76: Tính bằng hai cách - Gọi HS đọc yêu cầu

a. Yêu cầu HS nêu hai cách làm.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng

b. GV viết và phân tích mẫu.

- Gọi HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Khi chia một tổng cho một số em làm thế nào?

=>Chốt: Củng cố tính chất chia một tổng cho một số.

Bài 2/76: Tính bằng hai cách (theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Các biểu thức trong bài có dạng gì?

số.

+ Biểu thức là tổng của hai thương + Thương thứ nhất là 35: 7, thương thứ hai là 21: 7

+ Là các số hạng của tổng (35 + 21).

+ 7 là số chia.

Công thức: (a + b): c = a: c + b: c - HS nghe GV nêu tính chất và sau đó nhắc lại.

- Tính bằng hai cách.

- HS nêu cách làm.

- 2HS trình bày. HS nhận xét, bổ sung.

- HS nhận xét.

a) (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10 (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10 (80 + 4): 4 = 84 : 4 = 21 (80 + 4): 4 = 80: 4 + 4: 4 = 20 + 1 = 21 b) 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6

= 42 : 6 = 7 60: 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 69 : 3 = 23 + HS nêu

- Theo dõi

- HS đọc YC của bài.

- HS trả lời.

- HS theo dõi

(3)

+ Muốn tính được bằng hai cách em làm thế nào?

- GV hướng dẫn HS làm bài.

Mẫu: (35 - 21) : 7 = ?

C1: (35 - 21) : 7 = 14 : 7 = 2 C2: (35 - 21) : 7 = 35 : 7 – 21 : 7 = 5 - 3 = 2 - YCHS làm bài.

- Nhận xét, chốt.

+ Khi chia một hiệu cho một số em làm thế nào?

=>Củng cố tính chất chia một hiệu cho một số.

=>GV Kết luận: (a + b) : c = a : c + b : c (a - b) : c = a : c – b : c Trong tính giá trị biểu thức ta có thể lựa chọn những cách tính đó để tính toán thuận tiện hơn.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 p)

Bài 3/76

- HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm được số nhóm của cả hai lớp em phải biết gì?

+ Làm thế nào để tìm được số nhóm của mỗi lớp?

+ Số nhóm của cả hai lớp được tìm thế nào?

- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng giải.

- HS làm cá nhân vào vở. 2 HS làm bảng phụ.

a .(27 - 18) : 3

C1: (27 - 18) : 3 = 9 : 3 = 3 C2: (27 - 18) : 3 = 27 : 3 - 18 : 3 = 9 - 6 = 3 b. (64 - 32) : 8

C1: (64 - 32) : 8 = 32: 8 = 4 C2: ( 64 - 32) : 8 = 64 : 8 - 32 : 8 = 8 - 4 = 4 - Theo dõi, chữa bài.

- HS nêu.

- Theo dõi.

- 2 HS đọc đề.

+ Lớp 4A có 32 HS, 4HS/nhóm Lớp 4 B có 28 HS ...

- HS nêu.

- HS lên bảng làm bài.

Cách 1:

Bài giải.

Lớp 4A có số nhóm là:

32 : 4 = 8 (nhóm) Lớp 4B có số nhóm là:

28 : 4 = 7 (nhóm) Cả 2 lớp có số nhóm là:

(4)

+ Ai có cách giải khác không?

- Chữa bài. Nhận xét đúng- sai.

+ Để tìm được kết quả 15 nhóm bạn đã làm thế nào?

=> Chốt: Củng cố tính chất chia một tổng cho một số, áp dụng vào giải bài toán có lời văn. Lưu ý HS : Cách trình bày.

- GV gọi HS nêu quy tắc một tổng chia cho một số.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

8 + 7 = 15 ( nhóm ) Đáp số: 15 nhóm.

Cách 2: Bài giải

Cả 2 lớp có số học sinh là:

32 + 28 = 60 ( học sinh ) Cả 2 lớp có số nhóm là:

60 : 4 = 15 ( nhóm ).

Đáp số: 15 nhóm.

- 2 HS nêu.

- Theo dõi.

- HS nêu.

- Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………- ---

Luyện từ và câu

Tiết 24. TÍNH TỪ (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ).

- Tìm được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).

- HS chăm chỉ, yêu thích môn học và sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy – học

- GV: + Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1, 2 phần nhận xét.

+ Bảng phụ viết bài tập 1 luyện tập, thực hành.

+ Bảng nhóm.

- HS: Vở BT, bút, ..

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

+ Tính từ là gì? + Tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng

(5)

+ Đặt câu có sử dụng tính từ - GV nhận xét, khen ngợi.

-> GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em đã biết tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,.. Để giúp các em nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất, chúng ta cùng hình thành kiến thức mới trong tiết học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)

a. Nhận xét Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.

+ Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?

- Kết luận: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh, hoặc từ láy:

trăng trắng từ tính từ trắng đã cho ban đầu. cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ra sao, chúng ta cùng chuyển bài 2

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời.

+ Trong các câu dưới đây, ý nghĩa của mức độ được thể hiện bằng những cách nào?

thái,..

- HS nối tiếp đặt câu.

- HS đọc thành tiếng.

- HS thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời.

a/. Tờ giấy màu trắng: Mức độ trắng bình thường.

b/. Tờ giấy màu trăng trắng: mức độ trắng ít.

c/. Tờ giấy màu trắng tinh: mức độ trắng phau.

+ Ở mức độ trắng trung bình thì dùng tính từ trắng. Ở mức độ ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng. Ở mức độ trắng phau thì dùng từ ghép trắng tinh.

- Lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng.

- 2 HS thảo luận nhóm bàn trao đổi và trả lời.

- Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:

+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng=

rất trắng.

+ Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất.

(6)

+ Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?

* Kết luận : Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.

+ Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.

+ Thêm các từ: rất, quá, lắm, vào trước hoặc sau tính từ.

+ Tạo ra phép so sánh.

- Mời 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong bài.

Chuyển ý: Như vậy qua các bài tập của phần nhận xét, các con nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất vậy để giúp các con nắm chắc hơn nữa, cô trò mình chuyển sang phần luyện tập.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p)

Bài 1: Tìm những từ biểu thị mức độ...

- Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và ND bài tập.

* Kết luận: Bằng cách sử dụng từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất, tác giả làm nổi bật lên vẻ đẹp của hoa cà phê qua đó thấy được tình yêu của tác giả với các loài cây hoa, tình yêu quê hương, đất nước

Bài 2: Hãy tìm những từ...

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

+ Có những cách nào để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?

- Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.

+ Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.

+ Thêm các từ: rất, quá, lắm, vào trước hoặc sau tính từ.

+ Tạo ra phép so sánh.

- 2 HS đọc thành tiếng.

2- 3 HS đọc.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS thảo luận nhóm 2- Đại diện Chia sẻ lớp

Đ/a:

Thứ tự từ cần tìm: thơm đậm và ngọt, rất xa, thơm lắm, Trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn vàtinh khiết hơn.

- HS thảo luận nhóm 4- Chia sẻ lớp Đ/a: VD về từ "đỏ"

- Cách 1: (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ) đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ

(7)

* Kết luận: Việc sử dụng từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất giúp cho sự vật được rõ ràng, giàu hình ảnh, sinh động hơn

Bài 3: Đặt câu với mỗi từ ngữ em. . . - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự đặt câu sau đó đọc trước lớp.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (1p)

- Yc HS ghi nhớ các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất và vận dụng, trải nghiệm khi viết văn.

tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn…

- Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm và trước hoặc sau tính từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực, đỏ vô cùng,

- Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS trả lời để củng cố bài học.

- HS nối tiếp đặt câu, chia sẻ trước lớp.

VD:

+ Mẹ về làm em vui quá!

+ Mũi chú hề đỏ chót.

+ Bầu trời cao vút.

+ Em rất vui mừng khi được cô giáo khen.

- Ghi nhớ các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất và vận dụng, trải nghiệm khi viết văn.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………- ---

Tập làm văn

Tiết 23: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I. Yêu cầu cần đạt

- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).

- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).

- Bồi dưỡng HS tính cẩn thận khi trình bày bài viết.

* TTHCM: Qua đề 1 HS thấy được Bác Hồ là là vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái hết lòng vì dân vì nước.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Máy tính, máy chiếu - HS: Vở ô ly

III. Các hoạt động dạy học

(8)

Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động Mở đầu: (5p)

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại

+ Một bài văn kể chuyện gồm mấy phần?

đó là những phần nào?

+ Có mấy cách mở bài? Là những cách nào?

+ Có mấy cách kết bài? là những cách nào?

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- GV kết nối gt bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p) 2.1. Hướng dẫn phân tích đề

- GV trình chiếu đề bài để HS lựa chọn đề bài mình thích.

1. Kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu.

2. Kể lại câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca theo lời của cậu bé An-đrây-ca.

3. Kể lại câu chuyện: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi theo lời của chủ tàu người Hoa hoặc người Pháp.

* TTHCM: Bác Hồ - một người có tấm lòng nhân hậu, luôn hết lòng vì nhân dân và yêu thương thiếu nhi.

+Gợi ý đề 1: Các em có thể kể các câu chuyện về tấm lòng nhân hậu giàu tình yêu thương của Bác Hồ như truyện Quả táo của Bác Hồ;…

- Chú ý mở bài theo cách gián tiếp hoặc kết bài theo lối mở rộng.

2.2. HS viết bài

- Yêu cầu HS viết bài vào vở.

- Thu, nhận xét bài

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) - Chia lớp thành 2 nhóm. Tổ chức cho các nhóm thi kể tên các câu chuyện nói về tấm lòng nhân hậu.

+ Em học được điều gì qua các câu chuyện ấy?

- Liên hệ giáo dục HS

- Tổng kết bài. Chuẩn bị bài sau

- Hs thực hiện theo yc

+ 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- Có 2 cách mở bài: mở bài gián tiếp, trực tiếp.

- Có 2 cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng - Lắng nghe.

- 2, 3 HS đọc đề bài.

- Theo dõi

- Ghi nhớ

- HS viết bài - Lắng nghe

- HS tham gia thi kể

- 2, 3 HS nêu - Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

(9)

………

………

………- ---

Ngày soạn: 18/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021 Toán

Tiết 57: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Biết cách chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.

- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư) (Bài 1,2). Vận dụng giải được bài toán có liên quan (Bài 3)

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: SGK, vbt

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức trò chơi truyền điện nêu các phép chia trong bảng chia, bạn nào nêu kết quả sai thì lên bảng thực hiện phép tính

+ Tính bằng hai cách:

(30 + 15) : 5 = ….

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét: Vận dụng kiến thức đã học, các con đã thực hiện chính xác phép chia trên. Cô tuyên dương lớp mình.

=> Các con ạ, trong phép chia

(30 + 15) : 5, tổng 45 : 5 là bảng chia 5, các con dễ dàng thực hiện được.

Song với những phép tính số bị chia có nhiều hơn hai chữ số và không nằm trong các bảng chia các con sẽ thực hiện như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp các con biết điều đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- HS tham gia chơi

- HS nhận xét.

- Lớp theo dõi.

(10)

mới (12p)

a. Phép chia 128 472 : 6

- GV đưa phép chia 128 472 : 6 + Con có nhận xét gì về phép chia này?

+ Để thực hiện phép chia này ta phải làm như thế nào ?

- Yêu cầu HS đặt tính.

+ Ta thực hiện phép chia theo thứ tự nào?

128 472 6

08 21 412 24

07

12

0

+ Nêu các bước thực hiện phép chia ? + Đây là phép chia hết hay phép chia có dư?

=> Các con đã biết cách thực hiện phép chia cho số có 1 chữ số với số dư bằng 0. Trường hợp số dư khác 0 các con thực hiện tn. Cô trò mình cùng chuyển sang tìm hiểu ví dụ tiếp theo.

b. Phép chia 230859 : 5

- GV đưa ví dụ 2: 230 859 : 5

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép chia, dưới lớp làm ra vở nháp.

Vậy 230 859 : 5 = 46 171 (dư 4) - Lần chia cuối 9 chia 5 được 1 dư 4.

+ So sánh số dư và số chia?

+ Nêu các bước thực hiện phép chia?

+ Khi thực hiện phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì?

+ Để kiểm ta phép tính đúng hay sai ta làm thế nào?

+ Nêu các thử lại.

- 1 HS đọc phép chia.

+ Chia số có 6 chữ số cho số có một chữ số.

+ Đặt tính rồi tính.

- 1 HS làm bảng, lớp làm nháp.

+ Từ trái sang phải.

+ 1 HS thực hiện miệng.

+ Đây là phép chia hết.

- Theo dõi.

- Lớp thực hiện.

+ Số chia nhỏ hơn số dư.

+ 2 HS nêu: đặt tính, thực hiện chia lần lượt từ trái qua phải.

+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

+ Ta thử lại.

+ Tích = thương số chia ( chia hết) Tích = thương số chia + số dư (có

(11)

- GV nhận xét, chốt kiến thức: Qua tìm hiểu 2 ví dụ cô thấy các con nắm bài và thực hiện nhanh. Chúng ta sẽ vận dụng kiến thức đó trong bài, cô mời các con chuyển sang phần luyện tập.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 17p)

Bài 1/77: Đặt tính rồi tính - 1HS đọc yêu cầu.

- Cho HS tự làm bài.

+ Nhận xét về các phép tính ở phần a và b?

+ Số dư có đặc điểm gì?

- Nhận xét, chốt lại.

Bài 2/77

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Muốn biết mỗi bể có bao nhiêu lít xăng em làm thế nào?

- Cho HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài. Nhận xét đúng-sai.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

=> Chốt: Củng cố cách chia cho số có một chữ số. Lưu ý HS : Đặc điểm số dư. Củng cố cách giải bài toán có lời văn, áp dụng cách chia cho số có một chữ số để tìm kết quả.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 8p)

Bài 3/77: Giải toán

dư)

- Theo dõi.

- HS nêu.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

+ Phần a là phép chia hết, phần b là phép chia có dư.

+ Số dư nhỏ hơn số chia.

- HS đọc đề toán.

- HS trả lời.

6 bể : 128610 lít xăng 1 bể : ……….. lít xăng?

+ HS nêu.

- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ.

Bài giải

Số lít xăng có trong mỗi bể là 128610: 6 = 21435 (lít) Đáp số: 21435 lít - HS đổi vở, nhận xét.

- Theo dõi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

(12)

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Để tìm số hộp xếp được và số áo thừa ra em làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng phụ

- Chữa bài. Nhận xét đúng-sai.

- Kiểm tra kết quả cả lớp.

=>Chốt: Củng cố cách giải bài toán có phép chia có dư. Lưu ý: Dư cũng chính là thừa.

+ Số dư có đặc điểm gì?

+ Muốn chia cho số có một chữ số ta thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào?

- Nhận xét tiết học.

- HS trả lời.

8 cái áo: 1 hộp

187 250 cái: ... hộp, thừa ... cái?

- HS trả lời.

- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

Bài giải

Có: 187250 : 8 = 23406 (dư 2) Vậy có 187 250 cái áo có thể xếp vào

23 406 hộp và số áo thừa ra 2 cái áo.

Đáp số: 23406 hộp thừa 2 cái áo.

- HS theo dõi, chữa bài.

- Theo dõi.

- HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

--- Tập đọc

Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu và ghi lại được nội dung: Ca ngợi nhà khoa học nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

- Đọc được đúng tên người nước ngoài: Xi - ôn - cốp - xki. Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện.

- GD cho hs có ý thức chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu quản lý thời gian.

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT 2. HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5P)

- 2 hs độ nt bài Vẽ trứng, trả lời các câu - Thực hiện theo yêu cầu của gv.

(13)

hỏi.

+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê- ô- nác- đô cảm thấy chán ngán?

+ Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi đã thành công như thế nào?

- Cho HS quan sát tranh nhà bác học Xi- ôn-cốp-xki và hỏi: Đây là ai?

- GV: Xi-ôn-cốp-xki là người như thế nào?

Ông thành công ra sao? Muốn biết điều đó chúng ta cùng vào bài học Người tìm đường lên các vì sao.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (23’):

a. Luyện đọc:

- Gv chia bài làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: 4 dòng đầu + Đoạn 2: 7 dòng tiếp + Đoạn 3: 6 dòng tiếp theo + Đoạn 4: Còn lại.

- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn.

+Lần 1: đọc nối tiếp kết hợp sửa phát âm.

+Lần 2: đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

+Lần 3: đọc theo cặp đôi.

- Gọi HS thi đọc.

- Gọi HS nhận xét.

- 1HS đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài:

-Yêu cầu hs đọc “Từ đầu ... bay được” và trả lời câu hỏi.

+ Xi - ôn - cốp - xki mơ ước điều gì ? + Khi còn nhỏ ông đã làm gì để bay được?

+ Hình ảnh nào gợi mơ ước muốn tìm bay trong không trung?

- Gv tiểu kết, chuyển ý + Ý chính của đoạn 1 là gì?

- Yêu cầu hs đọc thành tiếng đoạn còn lại cho biết:

+ Để tìm điều bí mật đó, Xi - ôn - cốp - xki đã làm gì?

+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ như thế nào?

+ Nguyên nhân chính giúp Xi - ôn cốp -

+ Vì thầy giáo chỉ cho cậu vẽ trứng.

+ Ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng thế giới với nhiều tác phẩm hội hoạ xuất sắc.

- Xi-ôn-cốp-xki - HS lắng nghe.

- HS theo dõi và đánh dấu đoạn.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn theo yêu cầu của GV.

- HS đọc cặp đôi.

- HS thi đọc.

- HS nhận xét - HS đọc toàn bài.

- HS nghe GV đọc mẫu.

- Hs đọc thầm, trả lời.

+ Từ nhỏ ông có mơ ước được bay lên bầu trời.

+ Ông dại dột nhảy qua cửa sổ.

+ Quả bóng bay trên không trung.

+ Mơ ước được bay lên bầu trời.

*Đọc và theo dõi bạn đọc đoạn còn lại.

+ Ông đọc rất nhiều sách, làm thí nghiệm ...

+ Sống kham khổ, ăn bánh mì suông nhưng ông không nản chí.

+ Có ước mơ đẹp và quyết tâm thực hiện.

(14)

xki thành công là gì?

- Ông đã thành công như thế nào?

+ Ý chính của đoạn trên là gì?

+ Nêu nội dung chính của bài.

*GDKNS: Xi - ôn cốp – xki đã thành công nhờ vào ý chí và quyết tâm thực hiện ước mơ. Em có ước mơ gì? Để ước mơ trở thành hiện thực em cần làm gì?

=>Trong cuộc sống mỗi chúng ta đều có những ước mơ, những công việc khác nhau. Để ước mơ và việc làm mình mong muốn thành công thì bản thân mỗi con người chúng ta cần phải biết sắp xếp thời gian một cách hợp lí, không lãng phí và phải có ý chí , quyết tâm cao thì công việc mới thành công.

- Gv tiểu kết, chuyển ý

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7’):

Luyện đọc diễn cảm.

- Yêu cầu Hs nêu cách đọc toàn bài.

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Yêu cầu Hs nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.

- GV đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn 2, thể hiện được giọng đọc các nhân vật.

- GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn :

“ Từ nhỏ ... hàng trăm lần ”.

+ Đọc mẫu, yêu cầu HS nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.

+ Gọi HS đọc thể hiện.

+ Cho HS luyện đọc theo cặp.

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc.

- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’):

- GV đưa ra một số câu hỏi để HS liên hệ thực tế.

+ Xi- ôn-cốp xki là người như thế nào?

- 1 HS nêu.

+ Sự thành công của Xi-ôn-cốp- xki.

* Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn - cốp - xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước lên các vì sao.

- 2 học sinh nhắc lại.

- HS tự mình nói lên ước mơ của bản thân và cách thức biến ước mơ thành hiện thực.

- HS phát biểu.

- 4 Hs đọc nối tiếp bài.

- Hs nhận xét cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS nêu - 1 HSđọc.

- HS đọc theo cặp.

- 3 HS thi đọc.

- Bình chọn bạn đọc hay.

+ Xi-ôn-cốp-xki là người kiên trì bền bỉ.

(15)

+ Em học tập được điều gì ở Xi-ôn-cốp- xki?

- Liên hệ giáo dục: ý chí bền bỉ theo đuổi ước mơ đến cùng

+ Em hãy đặt tên khác cho truyện?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS đọc kĩ bài và chuẩn bị trước bài:

“Văn hay chữ tốt”.

- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.

VD: Người chinh phục các vì sao, Quyết tâm chinh phục các vì sao...

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………- ---

BUỔI CHIỀU Lịch sử

TIẾT 12: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNGXÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS nêu được nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thức hai.

- HS trình bày được những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt + Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc + Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống

+ HS nêu được nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt

- HS tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.

*GDBVBĐ: HS biết sông Như Nguyệt nay là sông Cầu ở tỉnh Bắc Giang.

Qua bài thơ sông núi nước Nam khẳng định chủ quyền của đất nước.

GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, máy chiếu. Phiếu học tập:

Phiếu học tập

Nhóm:...

1. Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.

2. Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

3. Quân Tống kéo sang xâm lược nước

(16)

ta vào thời gian nào? Do ai chỉ huy?

4. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.

- HS: Sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ về Lý Thường Kiệt.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- Vì sao đến thời Lý đạo phật rất phát triển?

- Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

( 10 phút)

- GV chiếu chân dung Lý Thường Kiệt + Em hãy nêu một vài nét mà em biết về Lý Thường Kiệt?

- GV nhận xét và giới thiệu qua về tiểu sử của ông.

- Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng rất nhiều cuộc kháng chiến trong đó có “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”.

Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.

* Hoạt động 1: Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.

* Mục tiêu:

- HS hiểu được âm mưu của quân Tống và nguyên nhân của cuộc kháng chiến.

* Phương thức: Thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS đọc từ đầu đến rồi rút về.

GV phát PHT cho HS.

- Khi biết quân Tống đang xúc tiến chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ?

- Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào ?

- Việc chủ động cho quân đánh quân Tống có tác dụng gì ?

- GV kết luận: Nhà Tống chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta do đó Lí Thường Kiệt được giao chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, ông đã chủ động đem quân đánh trước để chặn thế

- Hát.

- HS trả lời câu hỏi

- HS quan sát.

- LTK sinh năm 1019 mất 1105, ông là một nhà quân sự, một nhà chính trị nổi tiếng thời nhà Lý nước Đại Việt.

Ông làm quan ba chiều nhà Lý... Ông là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

- HS đọc thầm.

- HS thảo luận.

- Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống để phá âm mưu xâm lược của nhà Tống.

- Không ngồi yên đợi giặc mà chặn đánh chủ động.

- HS trả lời - HS theo dõi

(17)

mạnh của giặc.

* Hoạt động 2: Diễn biến “Trận chiến trên sông Như Nguyệt”.

* Mục tiêu:

- Hs kể lại được cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta.

* Phương thức: Thảo luận nhóm 4.

* Cách tiến hành:

- HS đọc từ “”Trở về nước đến tháo chạy.”

- GV phát phiếu, HS thảo luận nhóm 4 nhớ và xây dựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống:

+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?

+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?

+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- GV treo lược đồ: Yêu cầu HS

+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?

- GV nhận xét, kết luận:

* Hoạt động 3: Kết quả của cuộc kháng chiến.

* Mục tiêu:

- Nêu được kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.

* Phương thức: Hoạt động cá nhân.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng

….được giữ vững.

- Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?

- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?

- GV kết luận: Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).

3. Hoạt động luyện tập, thực hành.

- HS thảo luận.

- Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

- Vào cuối năm 1076.

- 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy.

- Ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam.

- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

- Vài HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày.

- HS đọc.

- HS trình bày.

- HS khác nhận xét.

(18)

( 20 phút)

* Mục tiêu:

- Củng cố lại kiến thức đã học trong bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2

* Phương thức: Hoạt động nhóm 4

*Cách tiến hành

- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu.

- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận.

- HS thảo luận, hoàn thành phiếu.

Phiếu học tập

Nhóm:...

1. Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.

- Nhà Tống chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta do đó Lí Thường Kiệt được giao chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, ông đã chủ động đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.

2. Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

- Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

3. Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? Do ai chỉ huy?

- Vào cuối năm 1076. Do Quách Quỳ chỉ huy

4. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.

- Quân Tống chết quá nửa, số còn lại suy sụp tinh thần. Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và hạ lệnh cho quân rút về nước.

- Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.

- Gv giới thiệu bài thơ Nam quốc Sơn Hà.

- Em có suy nghĩ gì khi đọc bài thơ này ? - GV nhận xét, kết luận rút ra bài học.

*BĐ: Em cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử?

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)

- Hãy kể hoặc viết 3 đến 5 dòng về một nhân vật dưới thời Lí mà em ấn tượng nhất hoặc nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt.

- 3 hs đọc bài thơ trong SGK.

- Khẳng định được chủ quyền của đất nước,…

- Vài học sinh đọc.

- HS trả lời.

- HS thực hiện yêu cầu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

(19)

……….

--- Khoa học

Bài 23: TIẾT KIỆM NƯỚC I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.

- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. Có ý thức tiết kiệm nước và nhắc nhở mọi người tiết kiệm nước.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập

* TKNL: HS biết những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.

*BVMT:Bảo vệ, làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí

* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Kỹ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.

- Kỹ năng đảm bảo trách nhiệm trong việc tiêt kiệm, tránh lãng phí nước.

II.Đồ dùng:

- GV: Máy tính, máy chiếu; Giấy A3, tranh về tiết kiệm nước.

- HS: sgk, bút màu

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Chơi trò chơi truyền điện theo hình thức nối tiếp:

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- GV nhận xét,dẫn dắt vào bài

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:( 20 phút)

* Những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.

Phương pháp: Thảo luận nhóm 4

- YC các nhóm quan sát hình minh hoạ, thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ?

+ Theo em việc làm đó nên làm hay không nên làm? Vì sao?

* KL: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí.

*Tại sao phải tiết kiệm nước?

- YC hs quan sát hình vẽ 7,8(SGK)

+ Em có nhận xét gì về hình vẽ trong 2 hình ?

+ Bạn Nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao?

- HS hoạt động theo HD của GV

- Quan sát và thảo luận nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Quan sát hình và trao đổi cặp đôi.

- Những việc cần làm để tiết kiện nước, thể hiện qua các hình: 1,3,5

- Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước, thể hiện ở các tranh:

2,4,6.

(20)

+ Vì sao chúng ta cần tiết kiệm nước?

- Kết luận: Vậy nước rất cần cho sự sống của người, động vật và thực vật,...

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút)

Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi.

Thực hành nhóm 4

- YC các nhóm vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.

- Cho hs q/shình minh hoạ 9.

- Gọi hs thi hùng biện về hình vẽ.

- Nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng,trải nghiệm:(5 phút)

- Hãy kể 3 việc làm để tiết kiệm nước?

- Qua giờ học, em nắm được kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học.

+ Nước sạch không phải tự nhiên mà có.

+ Tiết kiệm nước là góp phần bảo vệ nguồn nước.

- Vì phải tốn nhiều công sức tiền của mới có đủ nước sạch Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác dùng.

- Lắng nghe

- Các nhóm vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh.

- Các nhóm lên trình bày tuyên truyền.

cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.

- Vài HS nối tiếp nhau kể: Tắm một lượng nước vừa đủ;không để vòi nước chảy tràn ra ngoài,….

- HS suy nghĩ và trình bày 1 phút.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

……….

--- Ngày soạn: 18/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021 Toán

Tiết 58: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được phép chia một số cho một tích

- Biết vận dụng cách chia một số cho một tích để giải các bài toán liên quan.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu - HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(21)

1. Hoạt động mở đầu( 5p)

- 3 HS lên bảng thực hiện 3 biểu thức:

364 x 2 + 364 x 8 810 : 5 – 610 : 5 620 : 4 + 180 : 4

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương

=> GV kết nối gt bài mới: “Một số chia cho một tích”.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 10p)

- Ghi lên bảng ba biểu thức sau 24: (3 x 2) 24: 3: 2 24: 2: 3 - Cho HS tính giá trị của các biểu thức trên.

+ Vậy các em hãy so sánh giá trị của ba biểu thức trên?

- Vậy ta có:

24: (3 x 2) = 24: 3: 2 =24: 2 : 3 * Tính chất một số chia cho một tích + Biểu thức 24: (3 x 2) có dạng như thế nào?

+ Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào?

+ Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của 24: (3 x 2) = 4?

+ 3 và2 là gì trong biểu thức 24: (3 x 2)?

+ Dựa vào ví dụ trên, em hãy rút ra quy tắc.

=> GVkết luận và viết thành công thức a : (b x c) = a : b : c = a : c : b

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18 p)

Bài 1:Tính giá trị của biểu thức.

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi 3 HS lên làm trên bảng phụ, dưới

- 3 HS lên bảng làm bài.

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- HS nghe giới thiệu bài.

- HS đọc các biểu thức.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.

24: (3 x 2); 24: 3: 2; 24: 2: 3

= 24: 6 = 8 : 2 = 12 : 3

= 4 = 4 = 4 + Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau và cùng bằng 4.

+ Có dạng là một số chia cho một tích.

+ Tính tích 3 x 2 = 6 rồi lấy 24: 6 = 4

+ Lấy 24 chia cho 3 rồi chia tiếp cho 2 (Lấy 24 chia chia cho 2 rồi chia tiếp cho 3).

+ Là các thừa số của tích(3 x 2).

+ Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả đó cho thừa số kia.

- Theo dõi.

- HS đọc yêu cầu.

- 3 HS làm bảng phụ, cả lớp làm

(22)

lớp làm ra vở ô li.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

+ Khi chia một số cho một tích, em làm thế nào?

- GV nhận xét, chốt cách làm, đáp án đúng.

= > GV củng cố tính chất chia một số cho một tích.

Bài 2: Chuyển mỗi phép tính...

- GV cùng HS giải thích mẫu: 60 : 15 + 15 bằng tích của hai số nào?

+ Khi đó ta có thể viết biểu thức đã cho dưới dạng nào?

+ Thực hiện tính giá trị của biểu thức đó như thế nào?

- Yêu cầu HS làm nhóm đôi.

- Chữa bài. Nhận xét đúng - sai.

+ Khi chia một số cho một tích em làm thế nào?

bài vào vở.

50: (2 5) = 50: 2 : 5 = 25 : 5 = 5

72: (9 8) = 72: 9: 8 = 8: 8 =1

28: (7 2) = 28: 7: 2 = 4: 2 = 2

+ Nhận xét, bổ sung.

+ HS nêu

- Theo dõi, lắng nghe.

- Theo dõi.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

+ 3 và 5

+ 60 : (3 5) + HS nêu.

+ HS làm bài nhóm đôi.

- 3 nhóm HS làm bảng phụ.

a. 80 : 40 = 80 : (10 ×4)

= 80 : 10 : 4

= 8 : 4

= 2

b. 150 : 50 = 150 : (10 × 5)

= 150 : 10 : 5

= 15 : 5 = 3

c. 80 : 16 = 80: (8 × 2) = 80 : 8 : 2 = 10 : 2 = 5 - Nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời.

(23)

= >Củng cố tính chất chia một số cho một tích, cách chuyển phép chia thông thường thành phép một số cho một tích.

Lưu ý trong mỗi biểu thức ta nên chọn cách làm nhanh và dễ nhẩm nhất để tính (Tính bằng cách thuận tiện)

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7p)

Bài 3/79

- Gọi HS đọc bài toán: Có 2 HS, mỗi bạn mua 3 quyển vở cùng loại. Tất cả phải trả 36000 đồng. Tính giá tiền mỗi quyển vở.

- YCHS nêu bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt và nêu cách giải.

- Gọi HS lên bảng giải bài toán.

- Gọi HS nhận xét.

- Chốt: Củng cố cách giải dạng toán rút về đơn vị. Lưu ý: Cách trình bày bài giải toán có lời văn.

+ Nhắc lại quy tắc chia một số cho một tích.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- HS tóm tắt bài bài toán và nêu cách giải.

Tóm tắt Có: 2 bạn 1 bạn: 3 quyển

Tất cả phải trả: 36000 đồng Giá tiền mỗi quyển: ... đồng?

- 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở.

Bài giải

Một bạn mua hết số tiền là:

36000 : 2 = 18000 ( đồng ) Một quyển vở có giá tiền là:

18000 : 3 = 6000 ( đồng) Đáp số: 6000 đồng - HS nhận xét.

- HS nêu

- HS nêu.

- Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

---

(24)

Chính tả (Nghe-viết)

Tiết 10: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO + CHIẾC ÁO BÚP BÊ I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn

- Làm đúng BT phân biệt l/n, phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn s /x - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Vở, bút, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 5P)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô số may mắn:

GV đưa ra 3 ô số, mỗi ô số được đánh số thứ tự từ 1 – 3. Mỗi ô số chứa 1 câu hỏi:

1. Từ viết đúng chính tả:

A. lam lũ B. nam nũ C. lam nũ C. nam Nũ 2.Từ viết sai chính tả:

A. la đà B. lưu luyến C. lắc nư C. linh tính

3. Ai là người có ước mơ bay lên bầu trời từ khi còn nhỏ?

A. Xi-ôn-cốp-xki B. Lê Quý Đôn C. Pa- xcan D. Mạc Đĩnh Chi - GV hướng dẫn luật chơi: 3 tổ chọn 3 bạn tham gia chơi. Mỗi bạn chơi chọn 1 ô số mà mình thích, trả lời câu hỏi sau mỗi ô số.

- GV nhận xét, kết nối giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (7’)

a. Tìm hiểu về nội dung đoạn viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Người tìm đường lên các vì sao.

- Đoạn văn viết về ai?

- Em biết gì về bác học người Nga Xi - ôn – cốt – xki?

- HS lắng nghe luật chơi.

- Cử bạn tham gia chơi.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- Đoạn văn viết về bác học người Nga Xi - ôn – cốt – xki.

- Xi - ôn – cốt – xki là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại.

Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu tìm tòi trong khi làm khoa học.

(25)

- Gọi 1 HS đọc bài Chiếc áo búp bê.

+ Bài văn tả về cái gì?

+ Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo như thế nào?

+ Bạn nhỏ có tình cảm gì với búp bê?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Trong đoạn văn trong bài Người tìm đường lên các vì sao có tên riêng nước ngoài nào? cách viết như thế nào?

+ Bài Chiếc áo búp bê có những tên riêng nào? Em cần viết như thế nào?

- Gv lưu ý viết hoa các tên riêng có trong bài

- GV hướng dẫn HS viết từ khó ->GV đọc cho HS luyện viết.

- Gv nhận xét.

- GV chốt: Khi trình bày đoạn viết ta cần chú ý lắng nghe để viết đúng, viết đủ. Cần lưu ý về độ cao con chữ, khoảng cách giữa các tiếng và chú ý khi viết tên riêng nước ngoài.

3. Hoạt động thực hành, luyên tập (23p)

a. Nghe – viết chính tả

- GV hướng dẫn học sinh về nhà viết bài.

b. Làm bài tập Bài 2a/126:

- Cho HS làm phần 2a.

- Cho hs làm bài trên bảng phụ.

- Gọi đại diện các nhóm lên dán và đọc lại kết quả.

- Nhận xét, kết luận từ đúng

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

+ Chiếc áo cho búp bê.

+ Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp, cổ cao, tà loe, mép áo viền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.

+ Yêu thương búp bê.

- Xi-ôn-cốp-xki....

+ Cần viết hoa tên riêng: Ly, Khánh.

- HS nêu từ khó viết:

Ví dụ: Xi-ôn-cốp-xki, gãy chân, dại dột...

phong phanh, xa tanh, loe ra, nhỏ xíu.

+ 2 HS viết bảng, cả lớp viết giấy nháp + Lớp nhận xét.

- HS nghe hướng dẫn

- Đọc yêu cầu bài tập.

+ Suy nghĩ làm bài.

- Trao đổi theo cặp, thảo luận tìm các tính từ theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm dán và đọc kết quả.

- Nhận xét.

Đáp án:

- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu….

(26)

Bài 3a/127:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV phát bảng phụ cho 1 HS.

- Gọi HS báo cáo kết qủa, nhận xét.

Chốt lời giải đúng.

Bài 2a/136

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu 2 dãy HS lên bảng làm tiếp sức. Mỗi HS chỉ điền 1 từ.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- Kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

Bài 3a/136

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát bảng nhóm. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Đặt câu với 1 từ tìm được trong bt2a/

126

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Có hai tiếng bắt đầu bằng n: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, no nê, non nớt, nõn nà, nông nổi, náo nức, nô nức,...

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, HS còn lại làm VBT.

- Dán kết quả lên bảng lớp.

Đáp án:

+ nản chí + lí tưởng + lạc đường

- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.

- Thi tiếp sức làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

Lời giải: xinh xinh, xóm, xúm xít, xanh, sao, súng, sờ, xinh.

- 1 HS đọc.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm theo nhóm.

- Báo cáo kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS nt đặt câu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

--- Luyện từ và câu

Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I. Yêu cầu cần đạt

- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.

- Bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. Vận dụng các từ ngữ trong chủ đề vào trong cuộc sống.

- Giáo dục học sinh ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

(27)

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, bút dạ, từ điển

PHIẾU HỌC TẬP

Nói lên ý chí nghị lực con người Nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người

...

...

...

...

- HS: Từ điển, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- GV tổ chức cho HS hát bài hát:

Niềm tin chiến thắng

+ Bài hát khuyên chúng ta điều gì?

- GVKL + giới thiệu: Trong cuộc sống mỗi chúng ta có muôn vàn điều tốt đẹp nhưng cũng không ít khó khăn. Ý chí, nghị lực chính là điểm tựa giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách. Hôm nay cô và trò chúng ta cùng nhau học mở rộng vốn từ về Ý chí – Nghị lực.

2. Hoạt động luyện tập và thực hành (30 phút)

Bài tập 1: Tìm các từ:

- Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mẫu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong 4P, làm bài vào PHT.

- Yêu cầu HS làm bài - GV giúp đỡ HS làm bài

- Gọi đại diện các nhóm nhận xét.

- GV gọi các nhóm NX, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GV gọi HS giải nghĩa 1 số từ vừa

- Học sinh hát

- Bài hát khuyên chúng ta phải có niềm tin, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Hoạt động nhóm 4, 2 nhóm làm bảng phụ to, các nhóm khác làm VBT.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

Nói lên ý chí nghị lực con người

Nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của

con người quyết chí, quyết

tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, vững dạ,...

khó khăn, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách,

thách thứ

, ...

- HS theo dõi, bổ sung

(28)

tìm được trong bài 1.

- GVKL: Chúng ta vừa tìm được một số từ thuộc chủ điểm ý chí, nghị lực. Sau đây cô và các em sẽ sử dụng các từ đó để đặt câu ở bài tập 2.

Bài tập 2: Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở BT1.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 2 hs viết vào PHT

- Gọi HS dưới lớp đọc câu đã đặt.

- Gọi HS nhận xét.

- Chữa bài trên PHT

- GV nhận xét, sửa câu cho HS - Gv kết luận: Qua bài tập số 2 chúng ta đã được vận dụng các từ đã nêu trên để đặt câu. Sau đây chúng ta cùng tiếp tục sử dụng các từ, câu đó vào bài tập 3.

Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người...

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Đoạn văn yêu cầu em viết về nội dung gì?

+ Bằng cách nào em biết người đó?

- Nhắc HS: Để viết được đoạn văn hay, các em có thể sử dụng các từ, các câu ở BT1, 2 vào đoạn văn của mình.

- Yêu cầu HS viết bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

- HS lắng nghe.

- 3 Hs nêu.

VD: quyết chí: có ý chí và quyết làm bằng được.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân, 2 học sinh làm PHT.

- 3 hs đọc - Lớp nhận xét.

- Hs lên trình bày kết quả VD:

a, Với năng lực và sự quyết tâm tôi tin bạn sẽ thành công.

b, Gian khó mấy mong bạn cũng đừng nản lòng.

- Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ Viết về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt thành công.

+ 1 HS nêu: nghe kể, tiếp xúc trực tiếp, ...

- Lắng nghe

- HS tự viết bài.

- 3 HS đọc bài viết của mình:

VD: Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành

(29)

- Gọi HS nhận xét, chỉnh sửa

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

* Kĩ thuật “Chúng em biết 3”

- GV cho HS hoạt động nhóm( 3P):

Nêu các câu tục ngữ, thành ngữ nói về ý chí, nghị lực.

- Gv nhận xét, sửa câu cho HS.

- GVKL: Bài học hôm nay chúng ta đã được mở rộng vốn từ về chủ điểm ý chí, nghị lực. Ý chí và nghị lực là những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam ta. Các em hãy cố gắng vận dụng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp đấy vào trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà: chuẩn bị bài sau.

“một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.

- Hs nhận xét bài làm của bạn.

- Các nhóm nêu miệng:

VD: Có công mài sắt có ngày nên kim Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi - HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

--- Khoa học

Tiết 24: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ I. Yêu cầu cần đạt

- HS làm thí nghiệm để nhận biết không khí có ở xung quanh mọi vật và các chỗ trống trong các vật đều có không khí.

- HS thực hành để tìm hiểu để biết có không khí.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí.

* GDBVMT; Giáo dục cách Bảo vệ bầu không khí xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu

- HS: Túi ni lông, dây, kim; chai, chậu nước; miếng xốp.

III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?

- Để tiết kiệm nước chúng ta cần làm gì?

- Nhận xét.

- Ngoài nước ra, không khí còn có vai trò rất quan trọng với người, động vật và thực vật.Vậy không khí có ở những đâu? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài làm thế nào để biết có không khí?

- 2hs trả lời

(30)

2. Hoạt động hình thành kiến thức (23p) 2.1. Thí nghiệm 1:

-Yêu cầu các nhóm đọc mục thực hành và làm thí nghiệm theo nhóm 4 em.

- Gọi HS đọc thí nghiệm SGK T62.

- Cho các nhóm làm thí nghiệm.

- Gv theo dõi, nhắc nhở học sinh.

- Gọi HS trình bày

Kết luận: Không khí có ở xung quanh chúng ta.

- Em hãy nêu những ví dụ khác chứng tỏ không khí có ở xung quanh chúng ta?

2.2. Thí nghiệm 2 và 3:

- Yêu cầu đọc thí nghiệm rồi thực hiện từng thí nghiệm như SGK. Trao đổi về hiện tượng và viết kết luận ra bảng nhóm.

- Theo dõi, giúp đỡ.

- Gọi các nhóm trình bày

- Các thí nghiệm cho em biết điều gì?

* Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng của vật đều có không khí.

2.3. Hệ thống kiến thức về sự tồn tại của không khí

-Lớp không khíbao quanh trái đất là gì?

-Tìm vật dụng chứng tỏ không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng của vật .

* Kết luận: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7p) - Hãy tìm 3 ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta hoặc không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật?

- Nhận xét.

- Vậy chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm mình: Túi ni lông, dây, kim - 2HS đọc.

Các nhóm làm thí nghiệm.

- 2 bạn mở túi ni lông chạy rồi buộc túm lại. Sau đó lấy kim chọc thủng.

- Đại diện học sinh báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Lấy quyển sách quạt thì thấy mát,...

- Nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm mình:chai, chậu nước, miếng xốp khô.

- Hs tiến hành làm từng thí nghiệm.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhóm khác bổ sung.

- Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, miếng xốp khô,..

- Lắng nghe.

- Bầu khí quyển

VD: Khi ta rót nước vào chai, ta thấy miệng chai nổi lên những bọt khí- Trong chai rỗng.

- Khi ta thổi hơi vào quả bóng. Quả bóng căng phồng lên- Không khí có ở trong quả bóng.

- 3 HS nhắc lại.

- HS nối tiếp nhau nêu ví dụ tìm được.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Không khí có trong mọi chỗ rỗng của

(31)

- Không khí có ở những đâu?

* Chúng ta cần làm gì để giữ cho bầu không khí trong lành?

- Nhận xét giờ học

vật.

- Không xây dựng những nhà máy ở gần khu dân cư tuyên truyền cho mọi người biết không khí bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hướng đến sứckhoẻ của con người,...

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

--- Ngày soạn: 18/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2021 Toán

Tiết 59: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được phép chia một tích cho một số

- Biết vận dụng cách chia một số cho một tích để giải các bài toán liên quan.

- Hs chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ - HS: Vbt, SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi “Cầu nối”: HS nối tiếp nối nhanh kết quả đúng cho biểu thức (4 HS/Nhóm; 2 nhóm)

72 : (9 ¿ 8) 2

81 : (3 ¿ 9) 1 28 : (7 ¿ 2) 3

80 : (10 ¿ 2) 4

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương kết nối gtb “Chia một tích cho một số”.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Ví dụ 1

- GV viết lên bảng ba biểu thức sau:

(9 ¿ 15): 3 9 ¿ (15: 3) (9: 3)

¿ 15

- YC tính giá trị của các biểu thức trên.

- 2 nhóm HS tham gia trò chơi.

- HS nêu qui tắc “Chia một số cho một tích”.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS đọc các biểu thức.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài giấy nháp.

(9 ¿ 15): 3= 135: 3 = 45;

9 ¿ (15: 3) = 9 ¿ 5 = 45;

(32)

- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức.

- Vậy ta có:

(9 ¿ 15): 3 = 9 ¿ (15: 3) = (9: 3)

¿ 15 * Ví dụ 2:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Lịch sử 7 - KNTT: Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

Trứng Tinh trùng Sự thụ tinh..

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

• Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh. • Tại sao nói rằng:Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là

Trong bài học hôm nay thầy trò chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức liên quan đến tính chất của oxi, hiđro, nước; nồng độ dung dịch.. Hoạt động 2: Nghiên

hoi (question).. Trong khi đó. Đến ỉưựt lììinh.. Trong truon.u hộp này.. cụm trạng tư..