• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 11/10/2019 Tiết 17 Ngày giảng: /10/2019

Chương II. Phản ứng hóa học Bài 12. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh biết được hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

2. Về kỹ năng: Rèn các kỹ năng:

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học, biết làm một số thí nghiệm đơn giản.

3. Về tư duy

- Rèn khả năng diễn đạt rõ ràng ý tưởng của bản thân - Khái quát hóa

*Năng lực:

-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn -Năng lực thực hành hóa học

4. Về thái độ và tình cảm

- Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn

* Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh

- HS có trách nhiệm tuyên truyền cho mọi người biết: đôi khi trong tự nhiên dưới tác động của con người, một số chất bị biến đổi gây hại tới môi trường và con người.

- Hợp tác cùng cộng đồng tạo ra những biến đổi hóa học có lợi cho môi trường, tạo môi trường sống trong sạch.

5. Phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Hoá chất: Bột Fe, S, nam châm, đường trắng (máy chiếu)

- Dụng cụ: Đèn cồn, ống ngiệm, giá, đũa thuỷ tinh, đường, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ.

2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị trước bài ở nhà.

(2)

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Trực quan, thí nghiệm - Vấn đáp tìm tòi

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

HS1: Đọc hoá trị của 10 nguyên tố theo yêu cầu của GV.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hiện tượng vật lý (13p)

Mt: Hs nắm được thế nào là hiện tượng vật lí, biết nhận biết hiện tượng vật lí trong thực tế

Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu; phát hiện và giải quyết vấn đề

Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Hỏi và trả lời, Chia nhóm Tài liệu tham khảo và phương tiện: SGK, SGV, thí nghiệm

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

*GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1Sgk.

? Hình vẽ đó nói lên điều gì.

+ HS quan sát và mô tả hiện tượng.

? Làm thế nào để nước lỏng thành nước đá.

? Làm thế nào để nước lỏng thành hơi nước.

? Ở hiện tượng này có sự biến đổi về chất không.

* GV hướng dẫn Hs làm thí nghiệm pha loãng và đun dung dịch muối ăn.

+ Hs làm thí nghiệm theo nhóm.

? Ở hiện tượng này có sinh ra chất mới không?

+ HS nhận xét: Khi cô cạn dung dịch muối ăn thu được những hạt muối ăn có vị mặn.

? Qua 2 hiện tượng trên, em có nhận xét gì.

? Chất có bị biến đổi không.

I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ 1. Hiện tượng 1

Nước đár)  Nước lỏng(l)  Hơi nước(h).

2. Hiện tượng 2

Muối ăn(r)  H2O D.dịch muối(l)



t0 M.ăn(r)

*Kết luận: Nước và muối ăn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Gọi là hiện tượng vật lý.

(3)

+ HS: Chất bị biến đổi về trạng thái mà không bị biến đổi về chất (Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu)

 GV kết luận: Sự biến đổi chất như thế thuộc loại hiện tượng vật lí.

? Hãy cho 1 vài ví dụ về hiện tượng vật lý.

(Ví dụ: Thuỷ tinh nung nóng bị uốn cong).

? Vậy thế nào là hiện tượng vật lí.

+ HS: Trả lời

* Định nghĩa: Hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu hiện tượng hóa học (20p)

Mục tiêu: HS năm được khái niệm về hiện tượng hóa học, bản chất của hiện tượng hóa học: có tạo ra chất mới. Rèn cho HS kỹ năng quan sát thí nghiệm.

Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Hỏi và trả lời, Chia nhóm;

Tài liệu tham khảo và phương tiện: SGK, SGV, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, bột Fe, bột S, đường saccarozơ, nam châm, chuẩn KT-KN.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

* Thí nghiệm 1: GV cho HS quan sát màu sắc của S và Fe, nhận xét.

Sau đó GV trộn một lượng bột Fe và bột S vừa đủ (HS quan sát màu, n.xét). Chia làm 2 phần:

+ Phần1: HS dùng nam châm hút và nhận xét.

? Cơ sở nào để tách riêng Fe ra khỏi hỗn hợp.

+ Phần 2: GV làm thí nghiệm: Nung hỗn hợp bột Fe, S.

? HS quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp.

? GV đưa nam châm tới phần sản phẩm. HS nhận xét.

? So sánh chất tạo thành so với chất ban đầu

? Ở TN trên có sinh ra chất mới không.

II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

* Thí ngiệm 1

* Trộn hỗn hợp bột Fe và S. Chia làm 2 phần:

+ Phần 1:

Dùng nam châm hút: Sắt bị hút và vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp (Có Fe và S).

+ Phần 2:

Đun hỗn hợp bột Fe, S: Tạo thành chất mới không bị nam châm hút.

Đó là FeS (Sắt II sunfua).

(4)

* Thí nghiệm 2:

- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

Lấy đường vào 2 ống nghiệm:

+ Ống 1: Để nguyên (Dùng để so sánh) + Ống 2: Đun nóng.

? Rút ra nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 2.

- HS: Đường chuyển thành màu đen và có những giọt nước động ở thành ống nghiệm.

? Em có nhận xét gì về hiện tượng trên.

? Ở TN trên có sinh ra chất mới không.

? Ở TN trên có sinh ra chất mới không.

* GV thông báo: Sự biến đổi chất ở 2 TN trên thuộc loại hiện tượng hoá học.

? Vậy em hãy cho biết hiện tượng hoá học là gì?

HS: trả lời

? Dấu hiệu chính để phân biệt HTHH và HTVL là gì.

*) Tích hợp giáo dục đạo đức và ứng phó với BĐKH (4 ph)

? Sự biến đổi chất có ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu không? Em lấy ví dụ minh họa?

? Em hãy đề xuất các biện pháp để hạn chế sự biến đổi khí hậu đó?

? Qua bài học, em có mong muốn gì để tạo môi trường sống lành mạnh hơn?

+ Học tốt, hợp tác cùng các bạn sau này tạo ra những biến đổi hóa học có lợi cho môi trường, con người…..

=> HS đọc KL luận bài.

* Thí nghiệm 2

* Cho đường vào 2 ống nghiệm:

+ Ống nghiệm 1: Để nguyên.

+ Ống nghiệm 2: Đun nóng.

 Đường chuyển thành màu đen, xuất hiện những giọt nước trên thành ống nghiệm.

* Nhận xét: Đường bị phân huỷ thành than và nước.

* Kết luận: Đường, sắt, lưu huỳnh đã biến đổi thành chất khác nên gọi là hiện tượng hoá học.

* Định nghĩa: Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

* Dấu hiệu phân biệt: Có chất mới sinh ra hay không.

*) KL: SGK 4. Củng cố và hoàn thiện kiến thức: (6p)

- Nhắc lại trọng tâm cần nhớ

(5)

?1. Hiện tượng hoá học là gì? Hiện tương vật lý là gì? Cho ví dụ về 2 hiện tượng đó và giải thích?

- Hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

2. HS làm bài tập 3/sgk/47

Nến(rắn) Nến(lỏng) Nến(hơi) Hiện tượng vật lý: trong các giai đoạn này nến chỉ biến đổi về trạng thái.

Nến(hơi) cháy trong không khí khí cacbon đioxit và hơi nước Chất mới

Hiện tượng hóa học..

5. Hướng dẫn về nhà (1p)

- Học bài. Cho ví dụ và so sánh 2 hiện tượng đó.

- Làm bài tập SGK/47 và Bài 12.112.3/ SBT/15.

- Chuẩn bị bài Phản ứng hóa học V. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HiÖn t îng nµy xuÊt hiÖn nhiÒu trong c¬ quan, ®oµn thÓ, trë thµnh mét bÖnh khã ch÷a... HiÖn t îng häc sinh ham mª ch¬i ®iÖn tö, sao nh ng viÖc

Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới là gỉ sét.. Hiện tượng chất bị

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

Xác định lực kéo để có thể bứt vòng nhôm lên khỏi mặt nước.. Nước dính hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là 0,43 mm. Trọng lượng mỗi giọt nước rơi

Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt, làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu

Bài 1: Tìm một số thành ngữ tương ứng với chuyện: Ếch ngồi đáy giếng.. Bài 2: Tình huống xảy ra trong tiết học Văn khi các

Siêu âm khớp, đặc biệt siêu âm Doppler năng lượng khảo sát trực tiếp các khớp bị tổn thương (tổn thương màng hoạt dịch, viêm gân, bào mòn xương) cho phép

Câu 1: Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”.. Trong câu này,