• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
85
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 NS :7/1/2022

NG: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2022 Toán

PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 I. Yêu cầu cần đạt

- Biết cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000.

- Vận dụng được phép cộng các số trong phạm vi 10 000 để giải bài toán có lời văn. Vận dụng kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng để xác định trung điểm của mỗi cạnh trong hình chữ nhật.

- Phát triển cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận toán học.

II. Đồ dùng dạy học

GV: ƯDCNTT, bảng phụ,MT III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5 phút):

- GV tổ chức trò chơi “ hái hoa dân chủ” Đặt tính rồi tính

134 + 456 356 + 623 356 + 568 899 + 101

- Nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (12 phút):

*Mục tiêu: Học sinh nắm được cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000.

* Cách tiến hành:

Hướng dẫn thực hiện phép cộng 3526 + 2359

- Ghi lên bảng:

3526 + 2759 = ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ cách đặt tính, cách tính và kết quả.

+ Nêu cách thực hiện phép cộng?

- 4 HS tham gia.

- Lắng nghe.

.

- Quan sát lên bảng - 2 HS đọc phép cộng

- HS suy nghĩ để tìm cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 10 000.

- Học sinh thực hiện cá nhân, chia sẻ:

3526 + 2759

- HS làm nháp, 1 HS làm ở bảng

(2)

- Yêu cầu HS tự đặt tính và tính.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng:

3526 2759 6285

+ 3526 + 2759 = ?

+ Nêu nhận xét về phép tính cộng trên?

+ Muốn cộng hai số có bốn chữ số ta làm thế nào?

- Nhận xét, chốt kỹ năng cộng các số có 4 chữ số và yêu cầu HS nêu lại các bước thực hiện tính.

3. HĐ Luyện tập, thực hành (10 ,12 phút)

* Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện được phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (bài 1) - HS thực hiện được đặt tính và tính phép cộng các số trong phạm vi 10000 (bài 2)

* Cách tiến hành:

Bài 1

- Gọi HS nêu yêu cầu bài

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 4 HS thực hiện tính vào bảng phụ - Gọi HS nhận xét bài của bạn

- Giáo viên nhận xét chung. Củng cố cách cộng , cộng có nhớ các số trong phạm vi 10000

Bài 2

- GV chiếu nội dung bài tập, hỏi: Bài tập yêu cầu gì?

+ Nêu cách cộng hai số có bốn chữ số?

- Chữa bài, bổ sung

- 3 HS thực hiện lại phép tính - HS nêu: 3526 + 2759 = 6285

+ Phép cộng các số có 4 chữ số, là phép cộng có nhớ...

+ Ta phải đặt tính và thực hiện tính.

+ Đặt tính: các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau

+ Cộng từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị)

- Nêu yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trước lớp:

5341 7915 4507 8425 + 1488 + 1346 + 2568 + 618 6829 9261 7075 9043

- Quan sát và nêu yêu cầu bài: Đặt tính rồi tính

- HS nêu: Ta làm theo hai bước:

+ Đặt tính

+ Thực hiện tính từ phải sang trái

+

(3)

- Lưu ý cách đặt tính và viết dấu cộng

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiẻm tra.

- Giáo viên nhận xét

Lưu ý: Phép tính cộng số có 3 chữ số với số có 4 chữ số.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (10 - 12 phút)

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng được phép cộng các số trong phạm vi 10 000 để giải bài toán có lời văn (Bài 3)

- HS vận dụng kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng để xác định trung điểm của mỗi cạnh trong hình chữ nhật (Bài 4)

* Cách tiến hành:

Bài 3

- Gọi HS đọc bài toán

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

Đội Một: 3680 cây Đội Hai: 4220 cây Cả hai đội:…? cây

+ Muốn biết cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?

- Yêu cầu cả lớp thực hiện làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ, chia sẻ kết quả

- Yêu cầu học sinh đổi vở để kiểm tra bài nhau.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá. Củng cố cách giải bài toán có lời văn

Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Học sinh làm bài.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

a/ 5716 707 + 1749 + 5857 7465 6564

b) 2634 1825 + 4848 + 455

74 82 2280

- HS đọc bài toán - 1 HS tóm tắt bài toán.

- HS nhìn vào tóm tắt đọc lại bài toán.

+ Ta lấy số cây của đội Một cộng với số cây của đội Hai

- Cả lớp làm bài cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng phụ

Học sinh chia sẻ kết quả bài làm và thống nhất:

Bài giải

Cả hai đội trồng được số cây là:

3680 + 4220 = 7900 (cây) Đáp số: 7900 cây -Đổi vở kiểm tra chéo.

-Lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu bài tập

- Các nhóm thực hiện thảo luận và làm bài vào phiếu bài tâp.

(4)

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 - GV phát phiếu bài tập cho các nhóm, yêu cầu 2 nhóm làm bài vào phiếu lớn

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và chốt kết quả đúng, củng cố kt cho HS.

+

Nêu tên các cạnh của hình chữ nhật ABCD?

+ Nêu trung điểm của cạnh AB, cạnh BC, cạnh DC, cạnh AD?

- Vì sao M là trung điểm của cạnh AB?

+ Điều kiện để Q là trung điểm của cạnh AD?

- Khi thực hiện phép công ta thực hiện từ ntn ?

- Gv nhận xét tiết học - Dặn dò

-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.

+ Các cạnh là AB; BC; CD; DA

+ Trung điểm của cạnh AB là M; trung điểm của cạnh BC là N;…

+ Vì ba điểm A; M; B thẳng hàng. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB

+ Q là điểm ở giữa A và D, AQ = QD - Thực hiện từ phải sang trái.

- HS lắng nghe.

Tập đọc - Kể chuyện Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I. Yêu cầu cần đạt

- Luyện đọc đúng các từ: một lượt, chiến khu, việt gian, ... Ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, phân biệt được giọng kể chuyện và giọng các nhân vật khi đọc bài.

- Hiểu được nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy được tinh thần yêu nước, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta

- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào câu hỏi gợi ý

- Kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung câu chuyện.

- Biết tập trung theo dõi lời kể nghe và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời kể của bạn.

- GDANQP: Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến

II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài - Đảm nhận trách nhiệm.

(5)

- Tư duy sáng tạo - Lắng nghe tích cực.

III. Đồ dùng

- ƯDCNTT,MT IV. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

– Trò chơi hái hoa dân chủ

- Đọc nối tiếp bài: Báo cáo tháng thi đua

"Noi gương chú bộ đội".

? Bản báo cáo gồm những nôi dung nào?

? Lớp tổ chức báo cáo để làm gì?

- GV nhận xét

*GDAN&Q: Gv chiếu lên màn hình chỉ vị trí của chiến khu trên bản đồ và nêu vai trò của chiến khu trong kháng chiến:

Đây là cảnh rừng núi Việt Bắc. Nơi đây chính là chiến khu: Khu vực Đảng và chính phủ ta chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp năm (1945 – 1954). Thời kì này ở chiến khu có vô vàn những khó khăn như thiếu gạo, thiếu lương thực, thiếu đạn dược, quần áo,…

Mà vẫn có những chiến sĩ nhỏ tuổi cũng tham trong chiến dịch này. Để biết được tinh thần đó chúng ta cùng tìm hiểu bài Ở lại với chiến khu của tác giả Phùng Quán.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên bài

2. Hình thành kiến thức mới: (40-45p) - Giáo viên đọc mẫu toàn bài: giọng đọc to, rõ ràng, mạnh mẽ.

- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.

- Theo dõi sửa sai cho HS.

- 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi - Bản báo cáo phản ánh các mặt hoạt động của lớp: về học tập, lao động, công tác xã hội trong thánh thi đua.

Cuối cùng là đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt.

- Lớp tổ chức báo cáo để tổng kết những thành tích của lớp, tổ, về bản thân mình để từ đó phấn đấu hơn nữa.

- Quan sát tranh.

- Trả lới câu hỏi của giáo viên.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài.

- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước

(6)

- Yêu cầu HS luyện đọc từ: Lượm, sẵn sàng, rung lên, …

- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp.

- Kết hợp hướng dẫn giải thích các từ khó.

- Hướng dẫn đọc câu:

Mừng rất ngây thơ,/chân thật / xin trung đoàn cho các em ăn ít đi,/ miễn là đừng bắt các em phải trở về.//

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Yêu cầu HS đọc trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm - Gọi 1 HS đọc cả bài.

3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH:

+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?

- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.

+ Trước đề nghị đột ngột của người chỉ huy tại sao cổ họng các chiến sĩ nhỏ lại thấy nghẹn lại?

+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào?

+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?

+ Lời nói của Mừng có gì cảm động?

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3.

+ Thái độ của trung đội trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?

- Gọi một em đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo.

lớp. (2 vòng)

- 5- 6 HS luyện đọc từ

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Tìm hiểu nghĩa của các từ: một lượt, chiến khu, việt gian,

- HS luyện đọc câu

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - HS đọc bài theo nhóm 4 - 2 nhóm thi đọc

- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc thầm, lớp trả lời.

+ Đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các em nhỏ về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới rất khó khăn, thiếu thốn, các em khó lòng chịu nổi.

- Một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.

+ Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng …không được tham gia chiến đấu

+ Lượm, Mừng và tất cả các bạn tha thiết xin ở lại.

+ Vì các bạn không muốn bỏ chiến khu về ở chung ví tụi Tây, tụi Việt gian.

+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.

- Học sinh đọc thầm đoạn 3.

+ Trung đội trưởng cảm động rơi nước mắt … và hứa sẽ về báo lại với trung đoàn về nguyện vọng của các em.

- 1 em đọc, lớp đọc thầm.

(7)

+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?

3. Hoạt động luyện tập thực hành:(22- 25p)

- Đọc lại đoạn 2 của câu chuyện.

- Hướng dẫn cách đọc (đọc với giọng xúc động).

- Mời 2HS thi đọc đọc văn.

- Mời 1HS đọc cả bài.

- Nhận xét

Kể chuyện

* Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa theo các câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu.

* Hướng dẫn HS kể chuyện:

- GV chiếu phần gợi ý

- Gọi 4 HS kể mẫu từng đoạn

- HS kể trong nhóm

- GV và HS bình chọn người kể hay nhất.

- Mời 1 em kể lại cả câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Khi kể chuyện cần kể đúng nội dung của từng đoạn, nói thành câu, từ ngữ dùng phải phù hợp và giọng kể cần tự nhiên, thể hiện đúng ngữ điệu...

4. Vận dụng trải nghiệm(5p)

+ Rất yêu nước, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

- Lớp lắng nghe.

- 2 em thi đọc lại đoạn.

- 1 em đọc cả bài.

- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.

- HS đọc gợi ý.

- HS chia nhóm 4, kể trong nhóm, mỗi bạn kể lại 1 đoạn truyện theo tranh bằng lời của mình sau đó cử ra 1 bạn kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Các nhóm kể trước lớp.

- Một số yêu cầu sau:

+ Về nội dung: kể đúng ý, đúng trình tự.

+ Về diễn đạt: đã nói thành câu chưa?

Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?

+ Cách thể hiện: Giọng kể , điệu bộ, nét mặt.

- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.

- Nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện.

- HS lắng nghe.

(8)

- Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ?

*KT trình bày 1 phút

? Em học được những gì qua các chiến sĩ nhỏ tuổi này?

- Cho HS nghe 1đoạn bài hát: Bài ca Vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu)

- Dặn HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới

+ Hiểu tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của những chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Học tập tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ.

NS:8/1/2022

NG: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2022 Toán LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được cách tính nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến 4 chữ số.

- Thực hiện được tính nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn.

- Thực hiện được đặt tính và tính phép cộng các số trong phạm vi 10 000.

- Vận dụng các phép tính đã học vào giải bài toán thực tiễn bằng các cách khác nhau.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận toán học.

II. Đồ dùng dạy học

GV: Máy chiếu, bảng nhóm,…

HS: SGK, vở ô li...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5 phút)

- Giáo viên tổ chức cho hs chơi trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”.

- Lắng nghe giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi

(9)

- Phổ biến cách chơi và luật chơi:

Gồm bốn đội(mỗi tổ là 1 đội ), mỗi đội chọn ra 4 bạn tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên tính.

Đội nào tính đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng, các bạn học sinh còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. Củng cố cách cộng các số trong phạm vi 10000

- Dẫn dắt giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ Luyện tập thực hành (20 phút):

Bài 1/103: Tính nhẩm - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Hướng dẫn mẫu: 4000 + 3000

+ Nhẩm và nêu kết quả phép cộng trên? Em đã nhẩm thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại - Nhận xét, chốt kỹ năng nhẩm các số tròn nghìn

Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV viết mẫu: 6000 + 500 = 6500 - Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Gọi đại diện các cặp nêu kết quả

Nối cột A với cột B cho thích hợp.

A B

7843 + 1397 7689

3781 + 2766 7223

6439 + 1250 6547

4037 + 3186 9140

- Tham gia trò chơi.

- Ghi bài

- 1 HS đọc: Tính nhẩm - HS đọc phép cộng

- Tự nhẩm, đọc kết quả và cách làm:

4000 + 3000 = 7000 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn

- HS làm vở; đổi chéo vở đọc kết quả kiểm tra, nêu nhận xét

5000 + 1000 = 6000; 6000 + 2000 =8000 4000 +5000 = 9000; 8000 + 2000 = 10000

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Theo dõi

(10)

- Giáo viên nhận xét chung. Tuyên dương hs làm bài đúng. Củng cố cách nhẩm.

Bài 3: Đặt tính rồi tính - Gọi hs nêu yêu cầu bài

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở, 4 hs làm bài vào bảng phụ.

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung. Tuyên dương hs tính đúng. Củng cố về kĩ năng cộng có nhớ,...

4. HĐ vận dụng (10 phút)

Bài 4: Đưa bài toán, yêu cầu hs đọc bài và phân tích bài toán.

- Gv đặt câu hỏi hướng dẫn tóm tắt:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

Sáng:

Chiều:

+ Xác định dạng toán?

+ Nêu các bước giải bài toán?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và làm bài.

- Gợi ý để hs có thể giải bài toán theo nhiều cách (2 cách)

-Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.

- HS làm bài theo cặp - Chia sẻ trong cặp.

- Đại diện các cặp báo cáo kết quả:

2 000 + 400 = 2 400 300 + 4000 = 4 300 9000 + 900 = 9 900 600 + 5000 = 5600 7 000 + 800 = 7800

- Nêu yêu cầu bài

- Cả lớp làm bài vào vở, 4 học sinh làm bài vào bảng phụ mỗi em làm 1 phép tính.

2541 + 4238 6779 4827 + 2634 7461

5348 + 936 6284 805 + 6475 7280

-Đọc bài toán và phân tích bài toán dưới sự dẫn dắt của giáo viên.

- Trả lời

- Nhìn tóm tắt 1 HS đọc lại bài toán + Bài toán giải bằng hai phép tính

+ Bước 1: Tìm số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều

+ Bước 2: Tìm số lít dầu bán trong cả ngày - HS thảo luận nhóm 4 và làm bài, đại diện 2 nhóm làm bảng phụ.

? l

(11)

-Gv nhận xét, chốt bài giải đúng.

Ngoài cách giải này em nào còn tìm ra cách giải khác?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.Tuyên dương hs làm bài đúng.

- Giáo viên củng cố giải bài toán bằng hai phép tính

-Dặn hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.

Bài giải.

Buổi chiều bán được số lít dầu là:

432 × 2 = 864 (l)

Cả hai buổi của hàng bán được số lít dầu là:

432 + 864 = 1296 (l)

Đáp số: 1296 l dầu.

* Cách 2: Coi số lít dầu buổi sáng là 1 phần thì số lít dầu buổi chiều là 2 phần

Tổng số phần là: 2 + 1 = 3 (phần) Số lít dầu bán trong cả hai buổi là:

432 × 3 = 1296 (l)

Đáp số: 1296 l dầu.

Tự nhiên xã hội Tiết 41. THÂN CÂY I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (gỗ, thảo).

- Yêu thích tìm hiểu thực vật, ý thức bảo vệ thực vật.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

II. Các KNS được giáo dục:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây

III.Đồ dung dạy học:

- Một số loại cây, máy tính, máy chiếu IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

(12)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ mở đầu:

Trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cây ? ( giống: thường có thân, rễ, là, hoa, quả;

khác: về hình dạng và kích thước ).

+ Kể tên các bộ phận thường có của một cây?

- Nhận xét, tuyên dương.

- Kết nối kiến th c - Gi i thi u bài m iứ ớ ệ ớ 2. HĐ hình thành kiến thức mới Tìm hiểu các loại thân cây.

* Bước 1: - Yêu cầu HS quan sát hai cây thật và nêu tên các bộ phận của cây.

> GV: Cây thường có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại có chức năng, nhiệm vụ riêng.

Một trong những bộ phận không thể thiếu của cây đó là thân cây. Vậy con biết gì về thân cây?

Cây có thân mọc ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Thân cây.

* Bước 2:

- Các con hãy suy nghĩ và cho biết: Cây thường có thân mọc như thế nào?

- Gọi HS trình bày kết quả.

* Bước 3: - Đề xuất câu hỏi:

+ Con có nhận xét gì về suy nghĩ của các bạn về thân cây?

+ Bạn nào có ý kiến khác?

+ HS trả lời. Lớp nhận xét.

+ 2 học sinh cùng quan sát . Trả lời câu hỏi.

- HS suy nghĩ, viết ra giấy:

+ Thân mọc đứng.

+ Thân leo.

+ Thân bò.

+ Thân gỗ cứng.

+ Thân thảo mềm: . + Thân phình to thành củ

+ Suy nghĩ của các bạn đều đúng - HS nối tiếp nhau phát biểu: Ví dụ:

(13)

+ Bạn nào đặt câu hỏi chung cho những thắc mắc của các bạn?

- GV chốt và ghi: Các loại thân cây.

- Đề xuất phương án thực nghiệm:

+ Chúng ta nên làm thế nào để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của các bạn?

+ Theo con, phương án nào là tối ưu nhất?

> GV chốt phương án tối ưu: Quan sát tranh kết hợp đọc SGK.

* Bước 4:

- Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp đọc sách để nhận xét về thân cây.

- Yêu cầu HS ghi kết quả vào vở thực hành.

* Bước 5:

- Gọi HS báo cáo kết quả.

+ Hãy so sánh kết quả thảo luận với những suy n ghĩ ban đầu?

> GV kết luận, ghi bảng: Cây thường có thân mọc đứng, một số cây thân leo, thân bò.

> GV giảng thêm: Những thân cây to, khỏe, cứng, chắc được gọi là thân gỗ; những cây thân nhỏ, yếu, mền gọi là thân thảo.

+ Kể tên những cây thân gỗ, thân thảo mà con biết?

+ Thân cây su hào có gì đặc biệt?

+ Giáo viên lưu ý học sinh: Cây hồ tiêu khi non

+ Thưa cô, sao cùng là cây lại có cây thân mọc thẳng đứng, lại có cây thân bò lan ra mặt đất ạ?

+ Thưa cô, có phải thân cây có thể làm bàn ghế không ạ?

+ Thưa cô, các bạn nói củ su hào chính là thân cây, không biết có đúng không ạ?

+ Thưa cô, có bạn cho rằng có cây thân rất mềm, vậy đó là những loại cây gì ạ?

…….

- Có mấy loại thân cây?

- HS nêu:

+ Đọc SGK

+ Quan sát vườn cây.

+ Quan sát hình vẽ

…..

- HS lựa chọn phương án.

- HS làm việc cá nhân trong nhóm.

- Báo cáo kết quả(dán lên bảng và đọc)

- HS so sánh và nhận xét.

(14)

là thân thảo, khi già thân hoá gỗ.

> GVKL: Các cây thường có thân mọc đứng;

một số cây có thân leo, thân bò.

- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.

- Cây su hào có thân phình to thành củ.

3. HĐ luyện tập thực hành

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 theo nội dung:

Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả:

Cấu tạo Cách

mọc

Thân gỗ Thân thảo

Đứng

xoài, kơ-nia, cau, bàng, rau ngót, phượng vĩ , bưởi

Ngô, Cà chua, Tía tô, Hoa

cúc Bò

Bí ngô, Rau má , Lá lốt, Dưa

hấu

Leo Mây

Mướp, Hồ tiêu, Dưa

chuột

4. Vận dụng trải nghiệm

- Nêu tên cây trồng ở nhà của mình và cho biết mỗi cây thuộc loại cây thân nào.

- Kể thêm một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò).

+ Thân cây có mấy cách mọc? đó là những cách nào? Cho ví dụ.

+ Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết”

SGK/79. + Nhận xét tiết học. Dặn dò ghi nhớ bài

- Lắng nghe.

- HS nối tiếp nhau kể.

+ Thân mọc đứng, phình to ra tạo thành củ.

- HS lắng nghe

- Hs thảo luận nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Các nhóm nhận xét.

(15)

học.

+ Chuẩn bị bài: Thân cây (tiếp theo).

Thủ công ĐAN NONG ĐÔI I. Yêu cầu cần đạt

- HS hiểu cách đan nong đôi .

-Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

-GD HS yêu thích môn học

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Đồ dùng: Mẫu đan (HĐ 1), các nan đan, bìa thủ công. (HĐ 2) III. Hoạt động dạy học

1. Khởi động. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

2. Hình thành kiến thức: GV nêu yêu cầu của tiết học HĐ 1: HD HS quan sát nhận xét.

- Giới thiệu tấm đan nong đôi.

+ Tấm đan nong đôi có hình gì?

+ Tấm đan có mấy màu?

+ 2 màu nền được đan như thế

+ Đan nong đôi được đan những vật gì?

+ So sánh với đan nong mốt?

- KL: trong thực tế cuộc sống dùng đan nong đôi để đan đồ dùng sinh hoạt như rổ, rá; các bước làm như đan nong mốt, chỉ khác ở cách đan.

HĐ 2: Hướng dẫn mẫu.

Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.

- Cắt nan đan dọc: Tương tự như ở bài đan nong mốt.

- Giáo viên làm mẫu.

Bước 2: Đan.

- GV làm mẫu theo hướng dẫn SGV.

Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

HĐ 3: Thực hành - GV cho HS thực hành

GV tổ chức cho HS kẻ, cắt các nan đan bằng

- HS quan sát cả lớp + Hình vuông.

+ 3 màu (2màu nền, 1 màu nẹp).

- Đan xen kẽ nhau tạo thành những đường giống như bậc thang rất đẹp.

+ Đan rổ, rá….

-Học sinh nêu.

- Học sinh quan sát.

- Quan sát giáo viên làm.

- Học sinh quan sát.

- HS nêu lại các bước làm - Thực hành đan nong đôi

(16)

giấy, bìa và đan nong đôi - Bao quát, giúp đỡ HS HĐ3: Trưng bày sản phẩm

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - GV và HS nhận xét tuyên dương những nhóm có nhiều sản phẩm đúng, đẹp

- Trưng bày sản phẩm theo nhóm; các nhóm sáng tạo cách dán ssanr phẩm để trưng bày.

- Nhận xét.

3. Củng cố dặn dò: ( 5’)

- Nêu các bước đan nong đôi?

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà chuẩn bị sau NS:9/1/2022

NG:Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2022 Toán

TIẾT 102: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000 I. Yêu cầu cần đạt.

- Biết cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000.Thực hiện được phép trừ các số trong phạm vi 10 000

- Vận dụng được phép trừ các số trong phạm vi 10 000 vào giải bài toán thực tiễn.Vận dụng kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng vào bài tập thực tiễn.

- Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học...

II. Đồ dùng dạy học:

- Gv: Bảng phụ bài tập; thước kẻ có chia vạch cm - Hs: thước kẻ có chia vạch cm

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- GV nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính:

652 – 156 728 -245

- GV cùng HS nhận xét bài trên bảng . - Nêu miệng cách đặt tính và thực hiện phép tính 652 - 156

Hoạt động của học sính

- 2 HS làm bảng, lớp làm vở

- HS nêu. Lớp nhận xét, bổ sung nhận xét.

(17)

- Số bị trừ, số trừ có mấy chữ số? Phép trừ trên nằm trong phạm vi nào ?

-> Nhận xét, đánh giá

- GV giới thiệu vào bài Phép trừ các số trong phạm vi 10.000

2. HĐ hình thành kiến thức mới (10 phút):

Giới thiệu phép trừ 8652 - 3917 - Ghi bảng phép tính: 8652 – 3917 - Yêu cầu HS đọc phép tính.

- Trong phép tính trên SBT, ST có mấy chữ số ?

- GV: Trong phép trừ trên SBT, ST đều có 4 chữ số, ta gọi là phép trừ trong phạm vi 10.000.

- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính?

- Yêu cầu HS lên bảng làm.

-> Nhận xét, chốt cách làm đúng

- Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?

Thực hiện mấy lượt trừ?

- 2 HS đọc phép trừ

- SBT, ST đều có 4 chữ số

- Đặt tính: viết ST dưới SBT sao cho các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau...

- 1 HS làm bảng, lớp làm nháp

8652 3917 4735

*2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1.

*1 thêm 1 bằng 2; 5 trừ 2 bằng 3, viết 3

*6 không trừ được 9, lấy 16 trừ 9 bằng 7, viết 7 nhớ 1.

*3 thêm 1 bằng 4; 8 trừ 4 bằng 4, viết 4.

+ Thực hiện phép tính bắt đầu từ hàng đơn vị (từ phải sang trái)

- 4 lượt trừ (trừ hàng đơn vị-hàng chục –

-

(18)

- Phép trừ trên có đặc điểm gì?

- Tại sao gọi có nhớ?

- Phép trừ các số trong phạm vi 10.000 khác với phép trừ các số trong phạm vi 1000 điểm nào?

- Nêu từng bước cụ thể?

- GV: vậy 8652 - 3917 = 4735

- Muốn trừ hai số có bốn chữ số (các số trong phạm vi 10.000) ta làm thế nào?

-> Củng cố lại kỹ năng thực hiện trừ các số có bốn chữ số.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (12 phút):

Bài 1 (T104):Tính - Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Chữa bài, nêu cách tính -> Nhận xét, chốt kết quả đúng - Nêu cách trừ các số có 4 chữ số?

hàn trăm –hàng nghìn)

- 4 HS thực hiện lại phép tính

- Trừ các số trong phạm vi 10.000 (có nhớ) - HS giải thích

- Có 4 lượt trừ (thêm lượt trừ hàng nghìn)

- HS đọc: 8652 - 3917 = 4735

- Đặt tính: Viết số bị trừ rồi viết số trừ xuống dưới sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

- Thưc hiện tính từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị)

- 3 HS nêu lại

- 1 HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- HS làm vở, đổi chéo vở, đọc kết quả kiểm tra.

-> Nhận xét, chữa bài 7563

4908

2655

3561 924

2637

- -

(19)

*Bài 2 (T104): Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài

- Lưu ý gì khi đặt phép tính 23240 - 512?

-> Nhận xét, chốt kết quả đúng

4 Hoạt động vận dụng: (10 phút)

*Bài 3 (T104): Bài toán - Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.

-> Nhận xét, lưu ý kỹ năng giải bài toán có văn liên quan đến phép trừ các số trong phạm vi 10.000

*Bài 4 (T104): Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8cm rồi xác định trung điểm 0 của đoạn thẳng đó.

- Gọi HS đọc yêu cầu - Thảo luận

Trình bày trước lớp

- Nêu cách vẽ đoạn thẳng AB = 8cm?

- Nêu các bước để xác định được trung điểm O của đoạn thẳng AB?

- Ta thực hiện tính từ phải sang trái (4 lượt trừ)

- HS đọc: Đặt tính rồi tính - 4 HS làm phiếu; lớp làm vở - Đặt thẳng cột các hàng

+ Nhận xét: đặt tính; cách tính và kết quả 5482

1956 3526

9996 6669 3327

2340 512 1828 - HS đọc bài toán và trả lời - 1 HS tóm tắt bài toán:

Có: 4283m Đã bán: 1635m Còn lại: …?m

- Nhìn tóm tắt 1-2 HS đọc lại bài toán - Ta lấy số mét vải đã có trừ đi số mét vải đã bán

- 1 HS làm bảng, lớp làm vở Bài giải

Cửa hàng còn lại số mét vải là:

4283 - 1635 = 2648 (m) Đáp số: 2648m

- HS đọc bài tập

- - -

(20)

-> Nhận xét, chốt cách xác định trung điểm của đoạn thẳng AB

- GV hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS dặn HS vận dụng phép trừ vào các bài tập một cách linh hoạt.

- HS trao đổi cặp đôi.

- Đại diện các nhóm nêu

+ Từ vạch số 0 đến vạch số 8 của thước.

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm + Bước 2: chia đôi độ dài đoạn thẳng AB:

8 : 2 = 4(cm)

+ Bước 3: Đặt thước sao cho vạch số 0 trùng với điểm A, đánh dấu điểm O trên AB ứng với vạch số 4 của thước.

-> O là trung điểm của đoạn thẳng AB A O B - HS làm bài, đổi chéo bài nhận xét Tập đọc

Tiết 60 CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc đúng các từ: Trường Sơn, Kon Tum, dài dằng dặc, đất nước, ...Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy toàn bài.

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài và nội dung của bài: Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc...

- Học thuộc lòng bài thơ.

GDTTHCM: HS thấy được Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì tự do, độc lập, vì hạnh phúc của nhân dân.

GDANQP: Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự.

II. Kỹ năng sống

- Thể hiện sự cảm thông; Kiềm chế cảm xúc; Lắng nghe tích cực III. Đồ dùng

- ƯDCNTT IV. Các hoạt động

1. Hoạt động mở đầu:

- Gọi 4 em nối tiếp đọc lại 4 đoạn câu - 4 em tiếp nối kể lại các đoạn của câu

(21)

chuyện “Ở lại chiến khu” và trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét đánh giá

- Chiếu tranh cho hs quan sát và nêu nội dung tranh.

=> Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để bảo vệ vẹn toàn Tổ quốc thân yêu của chúng ta, có rất nhiều người đã hi sinh và trở thành liệt sĩ.

Những liệt sĩ ấy đã không thể trở về quê hương khi đất nước hoà bình nhưng họ luôn sống mãi trong lòng người thân và lòng dân tộc. Bài thơ "Chú ở bên Bác Hồ"

mà các em sẽ được đọc và tìm hiểu trong giờ tập đọc này sẽ giúp các em hiểu hơn về điều đó.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hình thành kiến thức mới:

+ Đọc diễn cảm toàn bài.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.

- Theo dõi sửa sai cho HS.

- Yêu cầu HS luyện đọc từ: Kon Tum, là lâu,...

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1. Kết hợp hướng dẫn giải thích các từ khó.

- Hướng dẫn đọc câu:

Chú Nga /đi bộ đội / Sao lâu quá / là lâu! //

Nhớ chú /Nga hường nhắc://

Chú bây giờ / ở đâu.//

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2 - Đọc trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm - Gọi 1 HS đọc cả bài.

*Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Mời 1 em đọc khổ thơ 1 và 2, cả lớp đọc thầm.

- Những câu thơ nào cho thấy Nga rất

chuyện.

- Lớp quan sát, nêu nội dung tranh - HS lắng nghe.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài.

- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. (2 vòng)

- HS luyện đọc từ.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.

- Tìm hiểu nghĩa của các từ: Trường Sơn, Kon Tum, dài dằng dặc..

- HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 2 - Luyện đọc trong nhóm đôi - 2 nhóm thi đọc

- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- Đọc khổ 1 và 2 bài thơ.

+ Chú Nga đi bộ đội/ Sao lâu quá là lâu! / Nhớ chú Nga hường nhắc: Chú bây giờ ở đâu.

- Học sinh đọc thầm lại khổ thơ 3.

(22)

mong nhớ chú ?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 3.

- Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao ?

- Em hiểu câu nói của bạn Nga như thế nào - Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc được nhớ mãi ?

* Biết ơn Bác Hồ và những chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc, chúng ta phải làm gì?

HS thấy được Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì tự do, độc lập, vì hạnh phúc của nhân dân.

3Hoạt động luyện tập thực hành . Học thuộc lòng bài thơ:

- Giáo viên đọc lại bài thơ.

- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết.

- Yêu cầu 3 em thi đọc nối tiếp thuộc lòng 3 khổ thơ của bài thơ.

- Gọi một hoặc hai em thi đọc thuộc cả bài thơ.

- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm

? Em biết những gia đình nào có những người thân đã hi sinh vì tổ quốc giống GĐ bạn Nga không?

? Em nên có thái độ như thế nào đối với những gia đình có người thân hi sinh vì tổ quốc giống GĐ Nga?

GDANQP: Qua bài học các em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn các chú anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc ?

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Mẹ đỏ hoe đôi mắt. Ba ngước lên bàn thờ và giải thích: Chú ở bên Bác Hồ . -Học sinh trao đổi và nêu: chú đã hi sinh, Bác Hồ đã mất chú được ở bên Bác.

+ Vì các chú đã hiến dâng trọn đời mình cho tổ quốc …

- Học sinh nêu.

- Lắng nghe.

- Đọc từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên.

- 3 em tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 3 khổ của bài thơ.

- Thi đọc thuộc lòng

- Lớp bình chọn bạn đọc đúng, hay.

- HS liên hệ

- Cần thể hiện lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự.

Chính tả (Nghe - viết):

Tiết 38: TRẦN BÌNH TRỌNG I. Yêu cầu cần đạt:

(23)

- Nghe và viết đúng chính tả bài Trần Bình Trọng. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng các bài tập bài tập 2a.

- Hs có ý thức rèn chữ viết sạch đẹp

*QPAN: Ca ngợi lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: 3 tờ phiếu khổ to để viết nội dung bài tập 2a.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Họat động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’):

- Mời trưởng ban học tập lên tổ chức

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12’)

* Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc bài viết.

+ Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước vương ,Trần Bình Trọng đã trả lời ra sao?

+ Qua câu trả lời đó, em thấy Trần Bình Trọng là người như thế nào?

+ Nội dung đoạn viết muốn nói nên điều gì?

+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?

+ Câu nào được đặt sau dấu hai chấm,

- Cho lớp hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Nêu nội dung bài hát.

- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh” các từ :lành lặn, nao núng, lanh lảnh.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

- HS lắng nghe

- 2 HS đọc lại, lớp theo dõi - 1 HS đọc chú giải trong SGK.

+“Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”

+Là người yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống là tay sai giặc, phản bội Tổ Quốc.

+ Ca ngợi lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

+Chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng.

+ Câu nói của Trần Bình Trọng trả

(24)

đặt trong dấu ngoặc kép?

- Luyện viết những từ khó: sa vào, dụ dỗ, tước vương, khảng khái...

- Gv nhận xét tuyên dương 3. Hoạt động luyện tập (15’)

3.1. Viết bài:

a) Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chú ý tư duy và ghi nhớ lại các từ ngữ, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

b) HS nghe và viết bài vào vở:

- Giáo viên cho học sinh viết bài.

- GV đọc bài cho HS soát, sửa lỗi.

c) Chấm, chữa bài:

- GV chấm 5 -7 bài

- GV nhận xét cụ thể từng bài trước lớp 3.2. Hướng dẫn HS làm BT:

Bài 1 : Điền vào chỗ trống: l hay n - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, đọc chú giải cuối đoạn văn đó.

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.

- Mời 3HS lên bảng thi điền đúng. Sau đó từng em đọc kết quả.

- Cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng, bình chọn em thắng cuộc.

- Mời 3 em đọc lại kết quả đúng. GV sửa lỗi phát âm.

- Mời 1 em đọc lại toàn bộ đoạn văn - Võ Thị Sáu (1933 – 1952) : Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- GV nhận xét, khái quát . 4. HĐ Vận dụng (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Tiếp sức” Tìm các tiếng có âm đầu là l / n.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học.

lời quân giặc.

- 3 HS viết từ khó. Lớp viết vào giấy nháp.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- HS viết bài vào vở.

- HS soát lỗi.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- HS đọc thầm bài.

- Tự làm bài vào VBT.

- 3 em lên bảng thi làm bài nhanh, đúng.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc.

- 3 em đọc lại lời giải đúng.

- 1 em đọc lại cả đoạn văn.

- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng (nếu sai): nay là- liên lạc- luồn sâu- nắm tình hình- có lần- ném lựu đạn.

- Chia thành 2 đội tham gia chơi.

(25)

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Âm nhạc

EM YÊU TRƯỜNG EM (LỜI 2) I. Mục tiêu:

- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 của bài hát.

- Tập biểu diễn bài hát. Năng lực:

- Giáo dục hs yêu thích môn học II. Giáo viên Tài liệu - Phương tiện.

1, Giáo viên -MT

- Một vài động tác vận động phụ hoạ.

2, Học sinh: sgk

IV. Hoạt động dạy học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:

* Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức đã học.

-Ổn định tổ chức.

-Kiểm tra bài cũ:

+ Gọi hs lên bảng biểu diễn.

+ Gv nhận xét.

2. Trải nghiệm – Khám phá:

* Mục tiêu: HS nắm được mục tiêu của bài học.

- Giới thiệu bài.

- Gv treo tranh

-? Bức tranh vẽ những gì ? 3. Vận dụng – Thực hành:

* Nội dung 1: Ôn tập lời 1 bài hát: Em yêu trường em và học lời 2.

- Hs luyện thanh.

- Hs hát.

- Bàn, nhóm hát.

- HS quan sát

- Hs hát và gõ đệm theo phách.

(26)

* Mục tiêu: HS thuộc bài hát và hát đúng giai điệu.

- Gv cho hs luyện thanh.

- Gv bắt nhịp cho hs hát.

- Gv giúp hs hát đúng những chỗ có luyến.

- Gv cho hs hát.

- Gv dạy hs hát lời 2: Hát tương tự lời 1.

- Gv cho hs hát toàn bài - Gv sửa sai cho hs ( nếu có ).

- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo phách và ngược lại.

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- Gv cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo phách.

- Gv cho hs hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- Gv cho hs lên bảng biểu diễn.

- Gv nhận xét.

4. Định hướng học tập tiếp theo:

-? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào?

- Gv củng cố lại nội dung bài học.

- Gvbắt nhịp cho hs hát lại bài hát.

- Nhắc hs về học bài.

- Xem trước bài mới.

- Gv nhận xét giờ học.

- Nhóm, bàn hát và gõ đệm theo phách.

- Hs hát kết hợp vận động.

- Hs biểu diễn.

- Hs đọc tên các nốt nhạc.

- Hs nghe và quan sát.

- 2 hs thực hành.

NS:9/1/2022

NG: Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2022 Toán

TIẾT 103: LUYỆN TẬP

(27)

I.Yêu cầu cần đạt:

- Biết cách trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số và thực hiện được trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.Thực hiện được đặt tính và tính phép trừ các số trong phạm vi 10 000.

- Vận dụng được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 000 vào giải bài toán thực tiễn.

- Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học...

II. Đồ dùng dạy học GV: Máy tính,…

HS: SGK, vở ô li...

III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

Trò chơi Ai nhanh Ai đúng - GV nêu yêu cầu: Tính nhẩm

300 - 200 = 520 - 20 = 700 - 400 = 890 - 70 = 900 - 500 = 480 - 80 = - Các phép tính trên có đặc điểm gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài mới Tiết 103: Luyện tập 2. Hoạt động luyện tập: (22 phút)

*Bài 1 (T105): Tính nhẩm - Gọi HS đọc yêu cầu - Viết bảng 8000 - 5000 - Nhận xét phép tính trên?

- Đọc kết quả và nêu cách tính nhẩm?

- Yêu cầu HS làm bài

Hoạt động của HS

- HS tham gia trò chơi.

- Phép trừ các số tròn chục, tròn trăm.

- Ghi bài

- 1 HS đọc: Tính nhẩm - 2 HS đọc phép tính

- Phép trừ số tròn nghìn cho số tròn nghìn

- HS suy nghĩ và trả lời:

(28)

- Chốt kết quả đúng

- Nhận xét kết quả các phép tính trong bài tập 1?

-GV: Lưu ý cách trừ nhẩm các số tròn nghìn có 4 chữ số

*Bài 2 (T105): Tính nhẩm (theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV viết

a/ 5700 - 200 = b/ 8400- 3000 =

- Đọc kết quả và nêu cách tính nhẩm?

- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài

- So sánh sự khác nhau giữa bài tập 1 và bài tập 2?

- Củng cố cách tình nhẩm các số tròn nghìn (tròn trăm) có bốn chữ số.

Bài 3 (T105): Đặt tính rồi tính - Bài tập yêu cầu gì?

- Em lưu ý gì khi đặt tính và tính?

8 nghìn – 5 nghìn = 3 nghìn 8000 - 5000 = 3000 - HS làm cá nhân vào vở

- Đổi chéo vở đọc kết quả, chữa bài + Kết quả là số tròn nghìn

- HS đọc yêu cầu.

- HS trao đổi cặp đôi và trả lời:

7 trăm - 2 trăm = 5 trăm 5700 - 200 = 5500 8 nghìn - 3 nghìn =5 nghìn

8400 - 3000 = 5400

- HS làm bài theo cặp, báo cáo trước.

- Lớp nhận xét, chữa bài:

3600 - 600 = 3000 6200 - 4000 = 2200 7800 - 500 = 7300 4100 - 1000 = 3100 - Bài tập 1 là phép trừ số tròn nghìn cho số tròn nghìn; bài tập 2 là phép trừ số tròn trăm có 4 chữ số cho số tròn trăm (tròn nghìn).

- HS đọc: Đặt tính rồi tính

- HS: đặt tính các hàng cần thẳng cột với nhau. Thực hiện tính từ phải sang trái

(29)

- Yêu cầu HS làm bài

- Nêu cách đặt tính, cách tính:

9061 - 4503 ; 4492 - 833

- Nhận xét, đánh giá; chốt kỹ năng trừ các số có bốn chữ số.

3. HĐ vân dụng (10 phút):

Bài 4 (T105):

- Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt:

Có : 4720 kg Chuyển lần 1: 2000 kg Chuyển lần 2: 1700 kg Còn lại : …?kg - Nêu các bước giải bài toán?

- Nhận xét, thống nhất các cách và các bước giải bài toán

- Yêu cầu HS trình bày bài giải - Nhận xét, đánh giá

- Yêu cầu HS nêu cách giải khác

- Lớp làm vở, 4 HS làm phiếu - Nêu cách làm; chữa bài 9061 4492 4503 833 4558 3659

- HS đọc bài toán - HS trả lời

- 1 HS tóm tắt trên bảng, lớp làm vở - HS nêu lại bài toán dựa vào tóm tắt.

- HS thảo luận cặp đôi, - Đại diện nêu kết quả

+ Bước 1: Tìm số muối cả 2 lần chuyển được

+ Bước 2: Tìm số muối còn lại trong kho

- HS làm vở; HSNK làm 2 cách Bài giải.

Hai lần chuyển số kg muối là:

2000 + 1700 = 3700 (kg) Còn lại số kg muối là:

4720 - 3700 = 1020 (kg) Đáp số: 1020kg - HS nêu cách giải khác:

- -

(30)

- Nhận xét, chốt cách làm đúng

- GV củng cố giải toán 2 phép tính vận dung kĩ năng cộng trừ các số trong phạm vi 10.000

- GV hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ học

- Dặn Hs vận dụng linh hoạt phép trừ các số có bốn chữ số.

+ Tìm số kg muối còn lại sau lần chuyển thứ nhất

+ Tìm số kg muối còn lại sau lần chuyển thứ hai

Luyện từ và câu

Tiết 20: TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC - DẤU PHẨY I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm ( BT1). Tìm và đặt câu với các từ ngữ về Tổ quốc (BT1)

- Kể được về 1 vị anh hùng ( BT2).

- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( BT3). Hiểu về danh tướng thời Lê. Qua đó bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước

* GDTTHCM: Bài tập 2 Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

II. Đồ dùng dạy học - Ư DNCTT, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5p)

- GV cho HS hát bài hát: Chú bộ đội + Bài hát, hát về ai ?

+ Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì ? - GV và HS nhận xét, đánh giá.

* KL: Qua bài ta thấy được nhiệm vụ của các chú bộ đội ngày đêm bảo vệ Tổ quốc.

Vậy để hiểu hơn về các việc làm để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

2. Hoạt động luyện tập - thực hành: (25p) Bài 1: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước, dựng xây, nước nhà, giữ

- HS hát bài hát.

- HS nêu: Chú bộ đội

- Canh gác, bảo vệ Tổ quốc.

- HS lắng nghe nhắc lại nêu tên bài.

(31)

gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn (10p)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK

- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh hơn".

- GV nêu tên, hướng dẫn trò chơi, luật chơi.

Phần thưởng là 1 bông hoa.

- GV gọi 2 đội lên bảng gắn thẻ vào bảng phụ. HS tìm những từ cùng nghĩa với Tổ quốc, bảo vệ, xây dựng. (3p)

- Yêu cầu các nhóm tham gia chơi, cả lớp cổ vũ

- GV nhận xét và chiếu bảng đáp án đúng.

Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.

Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

Giữ gìn, gìn giữ Những từ cùng nghĩa

với xây dựng

Kiến thiết, dựng xây,

- Y/c HS đọc lại kết quả theo sự phân loại đúng.

- GV cho HS đặt câu với từ sắp xếp đúng.

- Y/c HS chữa bài theo lời giải đúng.

- KL: Qua bài 1 các con đã nắm được 1 số từ về Tổ quốc và Mở rộng thêm vốn từ về Tổ quốc. Biết các hành vi, việc làm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta luôn tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Để hiểu thêm 1 số anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong việc bảo vệ đất nước chúng ta chuyển sang BT2

Bài 2: Dưới đây là tên một số vị anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Em hãy nói về một vị anh hùng mà em biết rõ. (10p)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV nhắc HS kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì mình biết về 1 số anh hùng,

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK

- HS tham gia chơi.

- HS theo dõi trên bảng.

- 4, 5 HS đọc lai kết quả theo sự phân loại đúng.

- HS đặt câu

- HS chữa bài theo lời giải đúng.

- 1 HS đọc yêu cầu và tên các vị anh hùng

(32)

chú ý đến công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Có thể kể về các vị anh hùng qua những bài tập đọc đã học.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm hiểu, trao đổi thông tin về các vị anh hùng.

- Hướng dẫn: Kể những điều em biết, tập trung kể về công lao của vị anh hùng đó.

Câu văn ngắn gọn, rõ ràng. Cuối bài nói 1 hoặc 2 câu về tình cảm, suy nghĩ của em về vị anh hùng đó.

- Mời đại diện các nhóm thi kể.

- Hướng dẫn HS nhận xét:

+ Bạn đã kể được hết công lao to lớn của vị anh hùng đó chưa?

+ Lời kể ngắn gọn, lưu loát, dễ hiểu không?

+ Bạn đã nói được tình cảm, suy nghĩ của mình về vị anh hùng đó chưa?

- GV nhận xét, đánh giá HS, bình chọn HS kể hay nhất.

- Yêu cầu HS ghi vở về một người anh hùng

- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.

Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lí Bí (Lí Nam Đế), Triệu Quang Phục ( Triệu Việt Vương ), Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh.

- Y/c HS chữa bài theo lời giải đúng.

* GDTTHCM: Qua bài tập 2 chúng ta thấy Công lao to lớn của các vị anh hùng đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.Để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thì em cần làm gì?

Bài 3: Em đặt thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng? (5p)

- HS lắng nghe

- Thảo luận nhóm, tìm hiểu, trao đổi thông tin về các vị anh hùng.

- Đại diện các nhóm thi kể.

- Các nhóm khác nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.

- HS ghi vở về một người anh hùng

- HS chữa bài theo lời giải đúng.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

(33)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn.

- GV giới thiệu về anh hùng Lê Lai: Lê Lai là người Thanh Hoá, năm 1416 ông là một trong 17 người đã tham gia lễ hội thề Lũng Nhai, là hội thề của những người yêu nước, thề quyết tâm đánh đuổi giặc Minh giành lại non sông, đất nước. Năm 1419, quân khởi nghĩa bị vây chặt, Lê Lai đã đóng giả làm chủ tướng Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt….

- Y/c cả lớp đọc thầm đoạn văn và làm bài.

- GV treo bảng phụ và gọi 3 HS lên bảng.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- Gọi HS đọc lại 3 câu văn đã được đặt đúng dấu phẩy.

- Y/c HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.

Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, Quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.

- Khi đọc đoạn văn gặp dấu phẩy em cần chú ý điều gì?

- Dấu phẩy ngăn cách bộ phận cùng trả lời câu hỏi: Khi nào ?

- GV nhận xét

* GV chốt và chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu từ ngữ về tổ quốc, các anh hùng dân tộc có công lao to lớn với đất nước và ôn tập cách dùng dấu phẩy. Cô trò mình cùng tìm hiểu hoạt động tiếp theo

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5p) - Kể thêm một số từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc ?

+ Em cần làm gì để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?

+ Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc ?

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn.

- HS lắng nghe GV giới thiệu về anh hùng Lê Lai.

- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và làm bài.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Cả lớp nhận xét.

- 3 HS đọc lại 3 câu văn đã được đặt đúng dấu phẩy.

- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng.

- HS theo dõi trên bảng.

- HS

- HS liên hệ

- Quốc gia, quê hương

- Đát nước, nước nhà, non sông…

- Yêu những cảnh đẹp quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường,..

- Chăm học, kính trọng các chú bộ

(34)

- GV yêu cầu HS đặt , viết, nói 1 câu có dấu phẩy

+ Khi viết cuối câu em cần lưu ý điều gì - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.

đội,...

Chính tả (nghe - viết) Tiết 39: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I. Yếu cầu cần đạt

- Nghe viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong bài “Ở lại với chiến khu”.Làm được bài tập 2b điền vần uôt/uôc.

- Rèn kĩ năng viết, trình bày đúng hình thức.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.Tự hào về tinh thần bất khuất, dũng cảm, không quản ngại hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ.

II. Đồ dùng - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học 1.Hoạt động mở đầu 3- 5( phút) - Học sinh chơi trò chơi truyền điện:

Viết đúng các từ: liên lạc, nắm tình hình, ném lựu đạn ,…

- Nhận xét , kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(7- 8 phút)

- Đọc đoạn viết chính tả (đoạn 4).

- Yêu cầu 3 em đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo.

+ Lời hát trong đoạn văn nói lên điều gì?

+ Lời hát trong đoạn văn viết như thế nào ? - Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và viết nháp và viết các tiếng khó.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.

- 3 học sinh đọc lại bài.

+ Nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hy sinh, gian khổ của các chiến sĩ vệ quốc quân.

+ Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, viết trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu dòng thơ viết hoa, cách lề 2 ô ly.

- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết nháp một số từ như ( bảo tồn , bay lượn , rực rỡ... )

(35)

( 20- 23 phút)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, lắng nghe cô đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định

* Đọc cho học sinh viết vào vở .

* Chấm, chữa bài.

- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.

*HS làm bài tập chính tả:

Bài 2b:

- Nêu yêu cầu của bài tập .

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào VBT.

- Giáo viên mở bảng phụ.

- Mời 2HS lên bảng thi làm bài.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(4- 5 phút ).

- HS giải câu đố.

- Ăn không rau như đau không thuốc + Cả gió tắt đuốc nghĩa là gì?

+ Em hi u th ng nh ru t ng a nghĩa làể ẳ ư ộ ự nh thế nào?ư

- Nhức nhở hs tự hào về tinh thần bất khuất, dũng cảm, không quản ngại hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ.

- Nhận xét , dặn dò.

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.

- Học sinh nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì

- Đổi vở kiểm tra chéo.

- 2HS đọc yêu cầu BT.

- Học sinh làm bài.

- 2 em lên bảng thi làm bài. Lớp theo dõi nhận xét chữa bài.

- Ăn không rau như đau không thuốc - Cơm tẻ như mẹ ruột .

- Cả gió thì tắt đuốc.

- Thẳng như ruột ngựa .

=> Vì rau rất cần và quan trọng đối với sức khoẻ con người.

- Nghĩa là gió to, gió lớn thổi mạnh thì tắt đuốc.

- Tính tình thẳng thắn, có sao nói vậy, không giấu giếm, kiêng nể.

Đạo đức

ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ(T1)

(36)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

- HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.

* TTHCM: Bác Hồ luôn luôn đề cao tinh thần đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

* Giảm tải: Lưu ý: Không yêu cầu học sinh thực hiện đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp (theo chương trình giảm tải).

* MT: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các h

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với người đã hy sinh vì Tổ quốc (các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong

* Lưu ý: Không yêu cầu học sinh thực hiện và báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương; có thể

- Kính trong, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng2. - Tham gia các hoạt động đền ơn

- Hiểu nội dung: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.( trả lời các CH trong

-Liên hệ với Ban quản lí nghĩa trang hoặc đại diện hội cựu chiến binh để giao lưu, kể chuyện về những chiến công vẻ vang và sự hi sinh anh dũng của các anh hùng

*Giáo duc quyền trẻ em: Quyền được vui chơi giải trí, quyền được phát triển, - Bổn phận phải chăm ngoan học tốt, biết ơn và có hoạt động cụ thể để đền đáp công

Bác Hồ với các đại biểu dự Đại hội chiến sĩ thi đua, cán bộ gương mẫu lần thứ nhất .... ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

- Hiểu nội dung: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.( trả lời các CH trong