• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

Ngày soạn: 26/12/2019

Ngày giảng: Thứ hai 30/12/2019 Toán

TIẾT 81: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC(tiếp theo) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện đúng các phép tính trong BT.

c) Thái đô: GD tính cẩn thận, ham học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Bài cũ: 5’

- Nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức không có dấu ngoặc đơn.?

- GV nhận xét . 2. Bài mới: 20’

a) Giới thiệu bài

b) HD HS quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn

+ Gv viết biểu thức: (30 + 5) : 5 - Thực hiện

- Nêu thứ tự thực hiện biểu thức này?

- Gv nêu : Nếu biểu thức có dấu ngoặc đơn thì thực hiện trong ngoặc đơn trước.

- Yc hs nêu lại quy tắc

+ Gv viết tiếp biểu thức : 3 x (20 - 10) + Gọi hs nêu qui tắc và thực hiện Thực hành.

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: ( UDPHTM) GV gửi tập tin H nhận bài, làm và gửi bài GV nhận xét

a) 90 - (30 - 20) = 90 - 10 b) 100 - (60 + 10) = 100 - 70 = 80 = 30

c) 135 - (30 + 5) = 135 - 35 d) 70 + ( 40 - 10) = 70 + 30 = 100 = 100 - Gọi H nêu y/c, sau đó t/c cho H làm bài cá nhân.

- Gọi 4 H lên bảng chữa bài.

- Gv nx, củng cố

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức

a) (370 + 12) : 2 = 382 : 2 b) (231 – 100) x 2 = 131 x 2

- 2 hs thực hiện yêu cầu

- Lớp theo dõi

+ trong ngoặc đơn trước

- Hs nêu lại . - Hs thực hiện

3 x (20 - 10) = 3 x 10 = 30

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

- Hs nêu y/c sau đó làm bài cá nhân, chữa bài.

- Hs làm và chữa bài.

- Một số H nêu lại cách làm.

Bài 2: Tính giá trị

(2)

= 191 = 262 c) 14 x (6 : 2) = 14 x 3 d) 900 - (200 - 100) = 900 - 100

= 42 = 800 - Gọi hs nêu yêu cầu

- GV t/c cho hs làm bảng con.

- Gv nx, y/c H nêu cách làm.

Bài 3: Giải toán. (cách 1) Tóm tắt: 2 đội : 88 bạn Mỗi đội: 4 hàng Mỗi hàng: … bạn?

- Gọi H đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu bạn ta cần biết gì? Làm như thế nào?

- GV nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Nhắc lại qui tắc tính giá trị BT có dấu ngoặc đơn.

- Nx tiết học

của biểu thức

- H/s đọc yêu cầu.

- HS thực hiện yêu cầu

Bài 3: Giải toán.

- Hs đọc bài toán.

- H/s tự tóm tắt, làm vào vở

+ Cần biết mỗi đội có bao nhiêu bạn.

Lấy 88 : 2.

- 1 H lên bảng làm.

Cách 1 Bài giải

Mỗi đội có số bạn là:

88 : 2 = 44 (bạn) Mỗi hàng có số bạn là:

44 : 4 = 11 (bạn) Đáp số: 11 bạn - Hs thực hiện yêu cầu

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tậpđọc - kể chuyện MỒ CÔI XỬ KIỆN I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc a) Kiến thức

- Hiểu các từ khó: công đường, bồi thường.

- Thấy sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân bằng cách xử kiện rất thông minh , tài trí và công bằng.

b) Kĩ năng

- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi).

- Đọc đúng các từ ngữ : vùng quê nọ, nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giẵy nảy, ...

c) Thái độ

(3)

- Giáo dục tình cảm khâm phục cách xử kiện thông minh, công bằng của Mồ Côi.

B. Kể chuyện

1. Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện theo theo tranh và trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tư duy sáng tạo; Ra quyết định: giải quyết vấn đề; Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Tiết 1 TẬP ĐỌC A. Bài cũ: (5’)

- Em hãy đọc thuộc lòng bài: Về quê ngoại.

- GVnhận xét B. Bài mới 1) Giới thiệu bài 2) Luyện đọc: 20’

a) GV đọc toàn bài:

- GV cho h/s quan sát tranh minh hoạ.

b/ Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ

(+) Đọc từng câu: GV chú ý phát âm từ khó:

nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giãy nảy (+) Đọc từng đoạn trước lớp

+ Yêu cầu h/s đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc h/s ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu 2 chấm.

+ GV kết hợp giải nghĩa từ: bồi thường.

(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: GV yêu cầu h/s đọc theo nhóm 3.

- Yc 2 nhóm thi đọc

- GV theo dõi, sửa cho H/s 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:15’

+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1

- Câu chuyện có những nhân vật nào?

- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?

+ Gọi 1 h/s đọc đoạn 2.

- Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?

- Khi nghe bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán Mồ Côi phán thế nào ?

- Thái độ của bác nông dân khi đó như thế

- 3 học sinh đọc.

- Học sinh theo dõi.

- H/s đọc nối tiếp từng câu

- H/s đọc nối tiếp từng đoạn .

- 1em đọc đoạn 1, 1 em đọc tiếp đoạn 2, 1 em đọc đoạn 3 sau đó đổi lại.

- 2 nhóm thi đọc.

- Hs đọc đoạn 1

+ Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.

+ Về chuyện bác ta vào quán hít mùi thơm của thức ăn mà không trả tiền.

- 1 HS đọc.

+ Tôi chỉ vào quán…không mua gì cả.

+ Bác phải bồi thường...

+ Bác giãy nảy.

(4)

nào?

+ Yêu cầu h/s đọc thầm đoạn 2 và 3

- Tại sao mồ Côi lại bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?

- Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà?

- Em hãy đặt tên khác cho truyện . - Gv nx và nêu ND chính của bài.

Tiết 2

4) Luyện đọc lại: 15’

- GV đọc diễn cảm đoạn 2,3.

Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm đoạn 3, sau đó t/c cho H thi đọc.

- T/c cho H đọc phân vai giữa 2 tổ.

+ Vì như vậy mới đủ 20 đồng mà lão chủ quán đòi bác phải trả.

+ Bác này đã bồi thường.

+ Vị quan thông minh, Phiên xử thú vị.

- 2 HS đọc.

- H/s thi đọc đoạn 3 - H thực hiện.

KỂ CHUYỆN (20’)

1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện “ Mồ Côi xử kiện".

2. Hướng dẫn h/s kể toàn bộ câu chuyện theo tranh : - GV treo tranh vẽ, yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ.

+ H/s nêu nội dung từng bức tranh.

- GV gọi 3 h/s nối tiếp nhau kể 3 đoạn ( theo tranh).

- Gọi 1 h/s kể toàn bộ câu chuyện C. Củng cố - dặn dò: 2’

- Qua câu chuyện này, em thấy Mồ Côi là người như thế nào ?

- nx tiết học, HD học ở nhà.

- 1/ hs kể mẫu đoạn 1.

- Từng cặp h/s kể cho nhau nghe.

+ Mồ Côi là người rất thông minh và là vị quan biết bênh vực lẽ phải –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tự nhiên xã hội

BÀI 33: AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Bước đầu biết một số quy định đối với người đi xe đạp.

- HS nêu được các trường hợp đi xe đạp đúng luật và sai luật giao thông.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết các cách đi xe đạp an toàn c) Thái độ

- HS có ý thức tham gia giao thông đúng luật, an toàn.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.

- Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.

- KN làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.

(5)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu hình trang 64, 65/ SGK, tranh, áp phích về an toàn giao thông.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1) Khởi động: 1’

2) Kiểm tra bài cũ: 4’

- Hãy nêu sự khác nhau giữa làng quê và đô thị?

- Kể tên một số nghề nghiệp ở làng quê?

- Kể tên một số nghề nghiệp ở đô thị?

- Gv nx, tuyên dương 3) Bài mới: 27’

a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu An toàn khi đi xe đạp.

b) Các hoạt động

Hoạt động 1: Đi đúng, đi sai luật( UDCNTT) Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, học sinh hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.

Tiến hành

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi

+ Trong hình, ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông Vì sao ?

- Gọi HS trình bày kết quả.

Hoạt động 2: Luật giao thông

Mục tiêu: học sinh thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.

Tiến hành

- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 học sinh, thảo luận câu hỏi

+ Đi xe đạp thế nào cho đúng luật giao thông?

Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.

- Hs thực hiện yêu cầu

- Tập hợp nhóm, quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày + Tranh 1 : người đi xe máy đúng luật vì có đèn xanh, người đi xe đạp và em bé là đi sai vì sang đường lúc không đúng đèn báo hiệu.

+ Tranh 2 : người đi xe đạp đi sai luật vì đi vào đường 1chiều.

- Thảo luận, cử đại diện trình bày:

Đi xe đạp

Đúng luật Sai luật Đi về bên phải

đường

Đi hàng một

Đi đúng phần đường

Đèo người Đi về bên trái

Dàn hàng trên đường

Đi vào đường ngược chiều Đèo 3 người

(6)

Hoạt động 3: trò chơi đèn xanh, đèn đỏ

Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở học sinh có ý thức chấp hành luật giao thông.

Tiến hành

- HD: đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải. khi trưởng trò hô:

Đèn xanh : cả lớp quay tròn hai tay. Đèn đỏ : cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị.

- Tổ chức trò chơi.

4) Củng cố: 2’

- Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?

- Gv nx tiết học

- Nắm cách chơi.

- Tham gia trò chơi.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Đạo đức

Tiết 17: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.

2. Kĩ năng: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

3. Thái độ: Kính trọng biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng nhiều việc làm phù hợp với khả năng.

* Lưu ý: Không yêu cầu học sinh thực hiện và báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương; có thể cho học sinh kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương mà em biết.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.

- Các phương pháp: Trình bày 1 phút. Thảo luận. Dự án.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ minh hoạ truyện”Một chuyến đi bổ ích - Hà Trang”. Tranh, ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động khởi động (5’)

- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.

- Nhận xét, nhận xét chung.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính

a. Hoạt động 1: Kể tên việc em đã làm hoặc trường em tổ chức (10’)

* Mục tiêu: Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương

(7)

binh, liệt sĩ.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS dựa vào kết quả tìm hiểu (trong yêu cầu về nhà ở tiết1) trả lời/báo cáo.

- Ghi lại một số việc làm tiêu biểu, những việc được nhiều HS thực hiện lên bảng.

- Hỏi: Tại sao chúng ta phải biết ơn?

- HS lần lượt báo cáo.

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (10’)

* Mục tiêu: HS làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ.

* Cách tiến hành

- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí các tình huống trong phiếu nhóm.

- GV tóm tắt ý kiến thảo luận của cácnhóm.

Kết luận: Chỉ bằng những hành động rất nhỏ, ta cũng đã góp phần đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ.

- Tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận- Nhóm có cùng tình huống sẽ nhận xét, bổ sung. Cácnhóm khác góp ýnhận xét.

c. Hoạt động 3: Xem tranh và kể về các anh hùng liệt sĩ (10’)

* Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu các nhóm HS xem tranh, thảo luận, trả lời 2 câu hỏi sau:

+ Bức tranh vẽ ai?

+ Hãy kể đôi điều về người trong tranh- (GV treo tranh: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản lên bảng).

GV kết luận và yêu cầu HS hát 1 bài ca ngợi gương anh hùng (Anh Kim Đồng…) hoặc GV có thể hát cho HS nghe(nghe băng).

3. Hoạt động nối tiếp (3’)

- Nhận xét giờ học, kết thúc tiết học, chuẩn bị bài sau.

- Tiến hành thảo luận (mỗi nhóm1 tranh)

- Đại diện mỗi nhóm lên bảng chỉ vào tranh và giới thiệu về anh hùng trong

tranh.

- 1 HS hát

- Hs lắng nghe

––––––––––––––––––––––––––––––––

Phòng học trải nghiệm

(8)

Bài 7: CẤU TRÚC CHO SỰ BỀN VỮNG( T2) I. MỤC TÊU:

1. Kiến thức:

-Hiểu những nguyên nhân gây ra động đất -Những giải pháp giúp ngăn ngừa thiên tai...

-Hiểu các khối lập trình 2. Kĩ năng:

- Lắp ráp mô hình thiết bị rung 3. Thái độ, tình cảm:

- Yêu thích môn học và có ý thức bảo vệ môi trường sống II. ĐỒ DÙNG

Bộ lắp ghép wedo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: 5p

- Giờ trước học bài gì?

- Nêu nguyên nhân gây ra động đất

- Nêu các bộ phận của mô hình thiết bị rung:

2. Lập trình: 30p

a) Tìm hiểu các khối lập trình. (Xem Clip)

* Khối xanh lá - Khối động cơ.

- Khối lệnh mức độ động cơ:

- Khối lệnh thời gian động cơ :

* Khối màu đỏ - Khối hiển thị.

- Khối hiển thị số:

- Khối hiển thị số cộng:

- Khối vòng lặp:

- Khối chờ có điều kiện:

b) Cách lập trình cho mô hình robot:

- Yêu cầu hs xem cách lập trình hướng dẫn trên phần mềm.

- Yêu cầu hs tự lập trình theo nhóm.

- GV quan sát uốn nắn cho hs

- Gọi Đai diện các nhóm lên lập trình - GV nhận xét

3. Củng cố dặn dò: 3p

- Theo các em động đất là gì?

-. Kể tên một số ảnh hưởng/ thiệt hại mà động đất gây ra cho con người?

- Nêu một số biện pháp giúp con người có

- HS nêu nguyên nhân - Hs khác nhận xét

- Hs quan sát

- hs xem cách lập trình giáo viên hướng dẫn trên phần mềm.

- hs tự lập trình theo nhóm.

(9)

thể giảm và phòng ngừa được những thiệt hại do các trận động đất gây ra?

=================================================

Chính tả (nghe - viết) VẦNG TRĂNG QUÊ EM I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài “Vầng trăng quê em”.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. Làm đúng các bài tập chính tả.

c) Thái độ

- Gd học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

*THBVMT: HS yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Bài cũ: 5’GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ : trật tự, chật chội, con trâu, châu chấu

- nhận xét 2. Bài mới a.Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn nghe - viết: 17’

- GV đọc bài chính tả.

- Hỏi: Vầng trăng đang nhô lên đẹp ntn?

- Liên hệ cho H ý thức BVMT…

- Trong bài có những chữ nào được viết hoa?

- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó: luỹ tre làng, gió nồm nam, khuya.

- Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.

c. GV đọc bài cho HS viết bài d. Chấm 1 số bài , nhận xét.

Hướng dẫn làm bài tập:8’

- BT2/a: treo bảng phụ: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống

- Gọi 1 em lên điền - NX chốt lời giải đúng.

- YC hs giải câu đố

3. Củng cố, dặn dò: 2’ Dặn HS về nhà luyện viết chữ khó

- 2 HS viết bảng lớp . - Lớp viết bảng con.

- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK..

- Trăng lóng lánh, đậu vào... ôm ấp mái tóc...

- chữ đầu câu, tên riêng

- viết bảng con.

- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.

- Điền vào VBT

Đ/án: + gì – dẻo – ra – duyên (cây mây) + gì – Ríu ran

(cây hoa gạo)

––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 26/12/2019 Ngày giảng: Thứ ba 31/12/2019

(10)

Toán

TIẾT 82: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.

- Học sinh biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu >, <, =.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức c) Thái độ

- Gd tính ham học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Bài cũ: 5’ Nêu 4 qui tắc tính giá trị của biểu thức.

- GV nhận xét 2.Bài mới

a) Giới thiệu bài

- 4 H/s nêu.

- Lớp nhận xét.

b) Thực hành: 25’

Bài 1: Gv ghi bảng: 417 – (37 – 20) - Gọi hs nêu yêu cầu

- Em hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính của biểu thức này.

- Yêu cầu hs thực hiện tính các phép tính còn lại vào vở.

b) 826 – (70 + 30) = 826 – 100 c) 148 : (4: 2) = 148 : 2 = 726 = 74 d) (30 + 20) x 5 = 50 x 5

= 250

- Gọi 3 H lên bảng làm, chữa bài - Gv nhận xét.

Bài 2

a) 450 – (25 – 10) = 450 – 15 b) 180 : 6 : 2 = 30 : 2 = 435 = 15 450 – 25 – 10 = 425 – 10 180 : (6 : 2) = 180 : 3 = 415 = 60 - T/c cho H làm tương tự như bài 1, chú ý so sánh kết quả giữ hai cách tính của từng biểu thức.

Bài 3: điền dấu.

(87 + 3) : 3 = 30 25 + (42 – 11) > 55 100 < 888 : (4 + 4) 50 > (50 + 50) : 5 - Gọi HS nêu y/c và nêu cách làm.

- T/c cho HS thi điền nhanh giữa 2 tổ.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

Bài 1

- Hs nêu y/c.

- Thực hiện trong ngoặc đơn trước

- H làm bài cá nhân

- H chữa bài.

Bài 2

- Hs thực hành tính, chữa bài.

Đ/án phần c và d:

330 và 390 32 và 32 Bài 3: điền dấu.

- H nêu y/c sau đó làm bài cá nhân.

- Mỗi tổ cử 4 thành viên tham gia.

3. Củng cố - dặn dò: 3’

- Nhắc lại quy tắc tính giá trị BT. - Hs thực hiện yêu cầu

(11)

- Nx tiết học.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc ANH ĐOM ĐÓM I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Hiểu các từ khó trong bài, biết về các con vật: Đom Đóm, cò bợ, vạc.

- Hiểu ý nghĩa của bài : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.

b) Kĩ năng

- H/s đọc đúng một số từ, biết ngắt nghỉ hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

- Chú ý các từ ngữ: gác núi, lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, rộn rịp. - Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ .

- Thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài c) Thái độ

- Giáo dục tình cảm yêu quý anh Đom Đóm và cảnh vật sinh động ở làng quê.

* QTE: Quyền được yêu quý các con vật II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Bài cũ: (5)

- Giờ trước các em đợc học bài gì?

- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?

- GV nhận xét .

- Mồ Côi xử kiện.

- 2 học sinh lên bảng.

- Lớp nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:(1) 2. Luyện đọc:(12)

a. GV đọc toàn bài thơ: Giọng kể nhẹ nhàng.

- GV cho h/s quan sát tranh minh hoạ.

- Học sinh theo dõi.

b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ

- Đọc từng dòng thơ: GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.

- Đọc từng khổ thơ trước lớp:

- Bài chia làm mấy khổ ? Nêu rõ từng khổ ? - Yêu cầu h/s đọc nối tiếp nhau từng khổ , GV nhắc h/s ngắt nghỉ hơi đúng.

- GV kết hợp gntừ: mặt trời gác núi, Cò Bợ.

- Đọc từng khổ thơ trong nhóm: GV yêu cầu h/

s đọc theo nhóm 3.

- GV theo dõi, sửa cho H/s.

- H/s đọc nối tiếp 2 dòng thơ

- 6 khổ thơ

- H/s đọc nối tiếp từng khổ thơ

- HS l.đọc nhóm 3 sau đó đổi lại.

- Đại diện 1 số nhóm lên đọc.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’) + Yêu cầu lớp đọc thầm khổ thơ 1 , 2

(12)

- Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu?

- Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm .?

+ Gọi 1 h/s đọc to khổ thơ 3, 4 .

Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?

- Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ.

- Em thấy anh Đom Đóm trong bài thơ là người như thế nào?

4. Học thuộc lòng bài thơ:(7) - GV đọc lại bài thơ .

- Yc HS học thuộc lòng theo hình thức xoá dần.

- Anh đi gác cho mọi người.

- Chuyên cần.

- Thấy chị Cò Bợ ru con,...

- Anh Đóm quay vòng - Anh rất chăm chỉ

- HS đọc TL, thi đọc thuộc . 5. Củng cố - dặn dò: 2’

- Qua bài thơ này, em học được điều gì ở anh Đom Đóm?

- Nhận xét giờ học.

- Cần có đức tính chăm chỉ, chịu khó.

––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 26/12/2019 Ngày giảng: Thứ tư 1/1/2020

Toán

TIẾT 83: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.

2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2 (dòng 1); Bài 3 (dòng1); Bài 4; Bài 5.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

* Lưu ý: Bài tập 4 tổ chức dưới dạng trò chơi - theo chương trình giảm tải của Bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Bài cũ : 5’Gọi HS lên làm bài tập.

- Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn hs luyện tập: 25’

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính giá trị của biểu thức khi có phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Yêu cầu cả lớp làm vào bảng con.

- Nhận xét, chốt lại.

a) 365, 150 b) 7, 120 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức - Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Hs thực hiện yêu cầu

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức - 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- 2 HS nhắc lại quy tắc.

- Cả lớp làm vào bảng con

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

(13)

- Yêu cầu HS tự làm vào vở, 2 HS lên bảng thi làm bài làm.

- Nhận xét, chốt lại

a) 71 b) 104 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức

- Cho HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc

- Cho HS làm vào vở.

a) 246 b) 9

Bài 4: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?

- Cho HS chơi trò chơi tiếp sức

- Nêu cách chơi và tổ chức cho HS chơi - Chia lớp 2 đội, cho đại diện 2 đội lên bảng thi tiếp sức

Bài 5: Toán giải - Gọi hs đọc yc

+ Có tất cả bao nhiêu cái bánh?

+ Mỗi hộp có mấy cái bánh?

+ Mỗi thùng có mấy hộp?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta phải biết trước được điều gì?

- Gọi 2 HS lên bảng làm theo 2 cách - Nhận xét, sửa bài.

3. Củng cố dặn dò: (3’) - Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Cả lớp làm vào vở; 4 HS lên bảng thi làm bài làm.

- Nhận xét.

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức - 2 HS nêu quy tắc

- Làm vào vở

Bài 4: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?

- HS chơi trò chơi

Bài 5: Toán giải - Mời HS đọc đề bài:

- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi đặt câu hỏi gợi ý

- 2 HS lên bảng làm mỗi HS làm 1 cách

- Hs thực hiện yêu cầu ––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyện từ và câu

ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM

ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?- DẤU PHẨY I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Ôn về các từ chỉ đặc điểm của người, vật .

- Biết đặt câu theo mẫu, Ai, thế nào? Để miêu tả một đối tượng, đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu( BT3).

- Ôn luyện về dấu phẩy, ngăn cách các bộ phận đồng chức năng là vị ngữ trong câu b) Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng dùng từ đặt cauai thế nào ? c) Thái độ:

- Giáo dục ý thức tích cực trong học tập

* BVMT: Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(14)

A. Bài cũ: (4)

- Gọi 2 H/s nêu miệng BT 1 ( tuần 16 ) - Nhận xét

B. Dạy bài mới:

1, Giới thiệu bài và nêu yêu cầu(1) 2, Hướng dẫn H/s làm bài tập (30) Bài tập 1

- GV treo bảng phụ ghi bài tập 1, gọi hs đọc yc.

- Yc H/s trao đổi theo cặp rồi làm VBTTV .

- Gọi 3 em lên bảng chữa bài . - Gv chữa bài, nx.

Bài tập 2

- GV treo bảng phụ, gọi hs nêu yêu cầu - Bài tập yêu cầu làm gì ?

- Yêu cầu 1 H/s nêu mẫu .

VD : Bác nông dân rất chăm chỉ Lớp làm vở bài tập TV . Gọi H/s nêu câu của mình Lớp nhận xét – bổ sung Bài tập 3

- GV treo 2 bảng giấy ghi 3 câu . - Bài yêu cầu làm gì ?

- Gọị 3 H/s lên bảng chữa . + ……ngoãn , chăm ……..

+……ô , dù ……

+ …….cao , xanh ……trong , trôi …….

3. Củng cố, dặn dò:(1’) - Nhận xét giờ học

- Về nhà chuẩn bị bài sau

- H/s nêu

Bài tập 1

- HS nêu yêu cầu.

- H/s trao đổi theo cặp rồi làm VBTTV - HS chữa bài

Bài tập 2

- HS nêu yêu cầu

- Hs nêu yêu cầu

- Mến dũng cảm/tốt bụng.

Đom Đóm chuyên cần/chăm chỉ..

Bài tập 3

- HS nêu yêu cầu - HS lên chữa bài.

- HS làm VBT- 2H/S chữa.

- HS thực hiện yêu cầu.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập viết ÔN CHỮ HOA: N I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ viết hoa N thông qua bài tập ứng dụng.

+ Viết tên riêng : Ngô Quyền bằng cỡ chữ nhỏ.

+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ . c) Thái độ

(15)

- Giáo dục tính cẩn thận, tích cực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Bài cũ: (5’)

- Gọi 2 hs lên bảng viết M, Mạc Thị Bưởi GV nhận xét

- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.

B. Dạy bài mới: 25’

1.Giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . a) Luyện viết chữ hoa

- Tìm các chữ hoa có trong bài - Cho qs chữ N - HD viết chữ - Chữ N cao mấy ô?

Chữ N gồm mấy nét ?

- GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nêu cách viết.

- GV nhận xét sửa . - GV hd viết chữ: Q, Đ

- HS tìm N, Q, Đ + cao 2,5 ô

+ gồm 3 nét

- H theo dõi, ghi nhớ.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con: N

- Viết bảng con: Q, Đ b) HD viết từ ứng dụng: Ngô Quyền

- Gv treo chữ mẫu, gọi hs đọc - GT: Ngô Quyền….

- Từ Ngô Quyền gồm mấy tiếng?

- Có chữ cái nào viết hoa?

- GV viết mẫu- yc hs viết bảng

- HS đọc từ ứng dụng.

- 2 tiếng

- Chữ cái N và Q - HS viết bảng con.

c) Viết câu ứng dụng: Gv ghi .

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng - Hướng dẫn viết : Trong câu này có chữ nào cần viết hoa ?

- Những con chữ nào cao 2,5 ly, con chữ nào cao 1 ly? Khoảng cách giữa chữ nọ với chữ kia là bn?

3. Học sinh viết vào vở - GV nêu yêu cầu viết - GV quan sát nhắc nhở

- HS đọc.

- HS nêu

- 1 con chữ o

- Hs viết bảng con: xứ Nghệ, Non xanh

- Hs viết bài.

- Thu 1 số vở nhận xét C. Củng cố - dặn dò: (2’)

- GV nhận xét tiết học. - Hs lắng nghe

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Hoạt động ngoài giờ

Bác Hồ với những bài học về đạo đức lối sống Bài 5: HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI ĐỨC I. MỤC TIÊU

(16)

- Hiểu được tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ dành cho thiếu nhi trên toàn thế giới

- Hiểu được thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da.

Chúng ta phải biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè quốc tế.

- Biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong lớp, trong trường và cộng đồng. Thể hiện tính thân thiện hòa đồng với mọi người.

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3 - Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ:5’ Bác Hồ là thế đấy

- Câu chuyện cho em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ? HS trả lời, nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động

Hoạt động 1: 10’ Đọc hiểu

- GV kể lại câu chuyện “Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức”

(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Trang 18)

+ Vì sao Bác lại đề nghị cho ô tô dừng lại?

+ Bác đã có những hành động nào đối với các cháu thiếu nhi Đức?

+ Chi tiết nào cho chúng ta thấy Bác rất yêu và quan tâm tới các cháu thiếu nhi Đức?

Hoạt động 2:8’ Hoạt động nhóm

+ Em học được gì qua câu chuyện trên?

Hoạt động 3: 6’ Thực hành - ứng dụng - GV phát phiếu học tập cho HS điền vào + Điền chữ Đ vào ô trống trườc hành động em cho là đúng và S vào ô trống trườc hành động em cho là sai

º Tò mò đi theo trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.

º Ủng hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nhỏ nghèo Cu-ba

º Giới thiệu về đất nước với các bạn nhỏ nước ngoài đến VN.

º Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không

- HS lắng nghe

- HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS làm phiếu học tập - Lớp nhận xét

(17)

thể giúp đỡ các bạn

º Chỉ đường tận tình cho người nước ngoài khi họ cần sự giúp đỡ

- GV thu phiếu-sửa bài cho HS- Biểu dương ácc em làm đúng nhất

Hoạt động 4:8’ Trò chơi đóng vai

GV hướng dẫn HS chơi (Tài liệu trang 21) 3. Củng cố, dặn dò: 2’

+ Em học được gì qua câu chuyện trên?

Nhận xét tiết học

- Nộp phiếu

- HS thực hiện theo hướng dẫn và tham gia chơi

––––––––––––––––––––––––––––––

Bồi dưỡng Toán

LUYỆN TẬP TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố cho H về cách tính giá trị của biểu thức dạng có dấu ngoặc đơn.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức dạng có dấu ngoặc đơn.

c) Thái độ

- Giáo dục tính tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi ND bài tập 3.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Bài cũ: 5’Gọi H lên bảng thực hiện: 276 x 2 + 57 132 - 42 : 3

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn học sinh luyện tập: 25’

Bài 1,2: Tính giá trị của biểu thức.

- Gọi H nêu y/c, nêu đặc điểm của biểu thức (có dấu ngoặc đơn).

- Gọi 4 H lên bảng làm/bài sau đó nêu lại cách làm.

- Nx.

a) 46 + (12 – 8) = 46 + 4 b) 37 – (11 + 9) = 37 - 20

= 50 = 17 a)(23 + 11) x 2 = 34 x 2 (45 – 11) x 3 = 34 x 3 = 68 = 102 b) (17 + 43) : 6 = 60 : 6 (60 – 15) : 5 = 45 : 5 = 10 = 9 Bài 3: > < = ?

- Gọi hs đọc yc

- Tc cho hs thi điền nhanh: Chia lớp làm 3 tổ tham gia thi, mỗi tổ cử đại diện lên điền

- H nêu y/c và nêu dạng biểu thức, cách làm.

- H lên bảng chữa bài.

- 1 H đọc yêu cầu

- T/c cho H thi điền nhanh - H nêu y/c sau đó đại diện 3

(18)

(3 + 4) x 5 = 35;11 > (65 – 15) : 5; 5 < 3 x (6 - Nx, tuyên dương.

Bài 4: Giải toán.

- Gọi hs đọc bài toán Tóm tắt:

800 cây : 5 luống,

8 cây : 1 hàng Mỗi luống: … hàng?

(C2: Tìm số hàng cây giống sau đó tìm số hàng cây giống trên mỗi luống)

- Nx

3. Củng cố, dặn dò: 5’

Đố vui: Viết chữ số thích hợp vào ô trống:

32 < 3 x (7 + 20 x 5 ) - Nx tiết học, HDVN.

tổ tham gia thi điền nhanh.Giải thích.

- HS đọc bài toán, nêu tóm tắt - H làm bài, chữa bài.

Bài giải

Mỗi luống có số cây giống là:

800 : 5 = 160 (cây) Mỗi luống có số hàng là:

160 : 8 = 20 (hàng) Đáp số: 20 hàng - Hs thực hiện yêu cầu

---

Ngày soạn: 26/12/2019 Ngày giảng: Thứ năm 2/1/2020

Toán

TIẾT 84: HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Bước đầu có khái niệm về HCN.

- Biết cách nhận dạng HCN qua đặc điểm về cạch, góc của nó.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận dạng HCN qua đặc điểm về cạch, góc của nó.

c) Thái độ

- Gd tính cẩn thận, nhanh nhạy, ham học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HCN ,Ê ke III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Bài cũ: 5’

- Nêu qui tắc tính giá trị BT 2. Bài mới

a) Giới thiệu bài

b)Giới thiệu hình CN: 7’

- GV vẽ HCN

- Gọi hs nhắc lại

- Lấy ê ke kiểm tra 4 góc?

- H Quan sát

- 4 góc vuông .

- 2 cạnh dài bằng nhau.

- 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- Một số Hs nhắc lại.

A B

C D

0

(19)

- Dùng thước đo 2 cạnh dài AB và DC - Dùng thước đo 2 cạnh ngắn AD và BC

- KL: HCN có 4 góc vuông, có 2 cạnh ngắn bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau

- Đưa ra 1 số hình + Hình nào là HCN?

+ Hình nào không phải là HCN?

- Tìm xung quanh lớp học những vật có dạng HCN?

C.Thực hành: 20’

Bài 1: Tô màu HCN trong các hình sau.

- Gọi hs nêu yêu cầu

A B M N E G R S

D C Q P I H

U T

+ Y/cầu HS qs các hình, chỉ ra HCN sau đó tô màu.

- Gọi H nêu miệng - GV nhận xét

Bài 2: Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của HCN, viết tên cạnh…

- Gọi hs nêu yêu cầu

- Yc hs làm bài cá nhân, 1 hs lên bảng làm

A B M N

Q P D C + Y/cầu H đo độ dài các cạnh

+ Nx, củng cố.

Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm.

- GV vẽ hình. gọi hs nêu yêu cầu.

- Y/cầu H nêu miệng tên các HCN, độ dài các cạnh của mỗi HCN.

- Nx, củng cố.

Bài 4: GV vẽ sẵn hình ở bảng phụ, gọi hs nêu yc - Gọi 3 em lên kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được HCN.

- Nhận xét

3. Củng cố dăn dò: 2’

- Yc HS nhắc lại đặc điểm về góc và cạnh của HCN.

- QS trả lời

- Học sinh nêu yêu cầu

- H /s thực hiện cá nhân.

- H nêu miệng các HCN.

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 1 HS lên bảng làm.

- H nêu y/c, quan sát.

+ có 3 HCN

- H nối tiếp nêu miệng KQ.

- H/s nêu yêu cầu - 3 em lên kẻ, lớp qs

- Hs thực hiện yêu cầu

(20)

- Nx tiết học

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÍNH TẢ (nghe - viết) ÂM THANH THÀNH PHỐ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn cuối bài “ Âm thanh thành phố”

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.Làm đúng các bài tập chính tả c) Thái độ

- Gd học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Máy tính, máy chiếu, máy tính bảng - Ghi phiếu học tập ND BT 2/a.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Bài cũ: 5’

- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ : luỹ tre, làn gió nồm nam, khuya.

- Gv nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn nghe - viết: 25’

a) Chuẩn bị

+ GV đọc bài chính tả.

- Trong bài có những chữ nào được viết hoa?

- Giáo viên hd viết chữ khó: pi- a- nô, Bét - tô - ven, ngồi lặng.

- Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.

b) GV đọc bài cho HS viết bài c) Chấm 1 số bài , nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập: 8’

Bài tập 1: tìm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi - Gọi hs đọc yc

- Gọi 1 em lên viết từ đã tìm, hs dưới lớp làm VBT

- Gv nhận xét .

Bài tập 3a: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r có nghĩa( UDPHTM) GV gửi tập tin cho HS

- Gọi hs tìm.

- NX chốt lời giải đúng.

- Dặn HS về nhà luyện viết chữ khó.

4. Củng cố, dặn dò: 2’

- 2 HS viết bảng lớp . - Lớp viết bảng con.

- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK..

+ chữ đầu câu, các tên riêng.

- H viết bảng con.

- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.

Bài tập 1:

- Tìm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi

- 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT

Bài tập 3a: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r

giống, rạ, dạy

- Hs thực hiện yêu cầu.

(21)

- Nx tiết học.

- Y/c H về nhà tập chép lại bài chính tả, tìm thêm 5 từ có chứa âm d, 5 từ có âm r/ 5 từ có âm gi.

- Hs thực hiện yêu cầu

––––––––––––––––––––––––––––

Tự nhiên- Xã hội BÀI 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.

2. Kĩ năng: Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh, ảnh do HS sưu tầm. Hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng các cơ quan đó.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động khởi động (5’)

- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

Hát

2 em thực hiện

a. Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” (10’)

* Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

GV chuẩn bị tranh to (cỡ giấy khổ Ao) vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. Nếu có điều kiện thì nên chuẩn bị đủ cho HS hoạt động nhóm.

Bước 2:

Tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, GV tổ chức cho HS quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh. Có thể chơi theo nhóm trước, khi HS đã thuộc thì chia thành đội chơi.

Lưu ý: Sau khi chơi, GV nên chốt lại những đội gắn đúng và sửa lỗi cho đội gắn sai. Nên bố trí thế nào để động viên những em học yều

HS quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh.

(22)

và nhút nhát được chơi.

b. Hoạt động 2: Quan sát tranh (10’)

* Mục tiêu: HS kể lại được những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và thông tin liên lạc.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Chia nhóm và thảo luận

Có thể liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,… mà em biết.

Bước 2: GV có thể cho các nhóm bình luận chéo nhau.

c. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (8’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh giới thiệu về gia đình mình.

* Cách tiến hành:

- Yc hs vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình.

- Khi HS giới thiệu, GV theo dõi và nhận xét xem HS vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá HS.

3. Hoạt động nối tiếp (3’)

- Nhận xét tiết học. Liên hệ thực tiễn.

- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

- Quan sát hình theo nhóm : cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc trong các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK.

- Từng nhóm dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em đã sưu tầm được theo cách trình bày của từng nhóm.

- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thủ công

Tiết 17: CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ (T1) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Học sinh biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt dán chữ “VUI VẺ”.

b) Kĩ năng

- Kẻ, cắt, dán chữ “VUI VẺ” theo đúng quy trình kĩ thuật.

c) Thái độ

- Học sinh yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ cái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ VUI VẺ.

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

- Giấy thủ công, kéo, hồ dán …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (ổn định tổ chức).

2. Kiểm tra bài cũ:3’

(23)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới: 25’

a. Giới thiệu bài

* Hoạt động 1.

b. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được chữ VUI VẺ.

Cách tiến hành:

+ Giáo viên giới thiệu chữ mẫu VUI VẺ (h.1).

+ Giáo viên gọi vài học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán các chữ cái V, U, I, E.

+ Giáo viên nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ cái (h.1).

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

Mục tiêu: HS nắm được cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

Cách tiến hành:

- Bước 1. Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).

+Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E giống như đã học ở các bài trước.

+ Cắt dấu hỏi (?), kẻ dấu hỏi (?) trong 1 ô vuông như hình 2a.

+ Cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi (?) (h.2b).

- Bước 2. Dán thành chữ VUI VẺ.

+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên dường chuẩn như sau:

Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi (?) dán phía trên chữ E (h.3).

+ Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ cái và dán vào các vị trí đã ướm. Dán các chữ cái trước, dán dấu hỏi (?) sau.

+ Học sinh quan sát và nêu tên các chữ các trong mẫu chữ.

+ Nêu nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ.

+ Các con chữ cách nhau 1 ô vở.

+ Chữ VUI và VẺ cách nhau 2 ô vở.

+ Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.

- Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).

- Dán thành chữ VUI VẺ.

VUI VE

(24)

+ Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở (h.3).

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi (?) của chữ VUI VẺ.

4. Củng cố & dặn dò: 3’

+ Học sinh tập thực hành cắt chữ VUI VẺ.

+ Dặn dò tiết học sau thực hành trên giấy thủ công. Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán …

––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 26/12/2019

Ngày giảng: Thứ sáu 3/1/2020 Toán

TIẾT 85: HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Bước dầu có khái niệm về hình vuông.

- Biết cách nhận dạng hình vuông qua đặc điểm về cạnh, góc của nó.Vẽ được HV.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận dạng hìnhvuông qua đặc điểm về cạnh, góc c) Thái độ

- Gd tính ham học. chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình vuông, Ê ke III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Bài cũ: ( 5’)

- Nêu đặc điểm về góc và cạnh của HCN ? - Nx

2.Giới thiệu hình vuông:15’

- GV vẽ HV:

- Lấy ê ke kiểm tra 4 góc?

- Dùng thước đo 4 cạnh

- KL: HV có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau.

- So sánh Hv với Hcn?

- Giới thiệu thêm cho H biết được Hv là Hcn đặc biệt vì 4 cạnh của chúng bằng nhau. 4 cạnh của Hv bằng

- 2 H nêu.

- H Quan sát

+ 4 góc vuông . + 4 cạnh bằng nhau.

- H nối tiếp nhắc lại - H QS trả lời

A B

D C

(25)

nhau gọi chung là cạnh.

- Đưa ra 1 số hình : + Hình nào là HV?

+ Hình nào không phải là HV?

- Tìm XQ lớp học những vật có dạng HV?

3. Thực hành: 18’

Bài 1:Tô màu HV trong các hình sau.

Đ/án: a) HV EGHI b) Hv nằm trong Htròn; Hv ở giữa hai HTG; HV nằm trong HTG.

- Y/cầu hs nêu yêu cầu và H qs các hình, chỉ ra HV rồi sau đó tô màu.

- Gọi H nêu miệng các HV – Nx.

Bài 2:

- Gọi hs nêu yêu cầu

- Y/cầu H đo độ dài các cạnh cá nhân.

- Gọi H nêu miệng KQ.

- Nx, củng cố.

Bài 3

- GV vẽ sẵn hình ở bảng phụ, gọi hs nêu yc

- Gọi 3 em lên kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được HV - Nx, củng cố.

Bài 4: Vẽ theo mẫu

- GV vẽ hình mẫu lên bảng, HD H cách vẽ - Gọi 1 em lên vẽ theo

- Gv nx

4. Củng cố dặn dò: 2’

? Nhắc lại đặc điểm về góc và cạnh của HV.

- Gv nx tiết học

- H quan sát để TL.

Bài 1:Tô màu HV trong các hình sau.

- H nêu yêu cầu - H /s nêu . Bài 2:

- Đo rồi ghi số đo độ dài mỗi cạnh HV.

- Hs thực hiện yêu cầu - H nối tiếp nêu KQ.

Bài 3

- H/s nêu yêu cầu - 3 em lên kẻ, lớp qs Bài 4: Vẽ theo mẫu - H quan sát

- H vẽ vào vở BT.

- Hs thực hiện yêu cầu ––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

+ Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16 học viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị (nông thôn).

b) Kĩ năng

+ Trình bày đúng hình thức bức thư. Dùng từ đặt câu đúng ,lời lẽ tự nhiên c) Thái độ

+ Có tình cảm với người nhận thư II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Bài cũ: (5’)

- Kể những điều em biết về nông thôn (thành thị ) - 2 Hs kể.

(26)

- GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn làm bài tập: 30’

- Gọi H đọc yêu cầu của bài tập: Viết một bức thư ngắn (10 câu) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.

- Bài yc viết thư cho ai?

- ND của thư là gì?

- Bức thư gồm mấy phần? là những phần nào?

- Đầu thư viết gì?

- Lời chào xưng hô với bạn ra sao?

- Nội dung chính của bức thư?

- Cuối thư viết gì?

+Yêu cầu học sinh làm vào vở + Gọi 1 số em đọc thư của mình . - Gv nx, chỉnh sửa

C. Củng cố, dặn dò: 2’ Nhận xét giờ học

- Lớp nhận xét.

- Hs nêu yêu cầu.

+ cho bạn

+ kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn + gồm 4 phần: đầu thư, lời chào xưng hô, nội dung thư, cuối thư

+ Quảng Ninh, ngày….

+ Bạn (Lan) thân mến !

+ Tớ kể những điều về nông thôn cho bạn nghe….

- HS trả lời - H viết vào vở

- 3 – 5 H đọc bức thư.

- Lớp nx.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Sinh hoạt TUẦN 17 PHẦN I: SINH HOẠT LỚP

TUẦN 17 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 18 I. MỤC TIÊU

- Ôn định tổ chức lớp: sĩ số, nề nếp ra vào lớp, học bài và làm bài trước khi đến lớp.

- Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

II. TIẾN HÀNH

A. Ôn định tổ chức(1p) B. Các bước tiến hành(18p) - Cả lớp hát tập thể một bài.

- Lớp trưởng báo cáo việc chuyên cần và tình hình chung lớp của các bạn.

- Lớp phó học tập báo cáo việc học tập của các bạn.

- Lớp phó lao động báo cáo việc vệ sinh trong, ngoài lớp học.

1. Nhận xét tuần 17:

* Ưu điểm:

………

………

………..

………

(27)

*Tồn tại:

………

………

………

- Tuyên dương:……….

………

- Nhắc nhở:………...

………

2. Phương hướng tuần 18: Tiếp tục phát huy nề nếp đã đạt được ở tuần 17 - Tích cực học thuộc lòng các bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân đã học.

- Đi học đầy đủ, đúng giờ, không đi học muộn và nghỉ học vô lí do.

- Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả 15 phút truy bài đầu giờ.

- Thực hiện ATGT: Đội mũ BH đầy đủ khi ngối trên xe máy, xe đạp điện.

- Duy trì tốt tiếng trống sạch trường.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.

- Không mang quà vặt và tiền đến trường.

- Không đi dép giẫm lên các bồn cỏ xung quanh các gốc cây, trước cửa các phòng học.

- Thực hiện nghiêm túc hoạt động giữa giờ.

C, Củng cố, dặn dò(2p)

- GV nhắc nhở HS cần ghi nhớ các nội quy.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập và bài tập cho tuần học mới.

____________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

*Giáo duc quyền trẻ em: Quyền được vui chơi giải trí, quyền được phát triển, - Bổn phận phải chăm ngoan học tốt, biết ơn và có hoạt động cụ thể để đền đáp công

GDTTHCM: HS thấy được Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì tự do, độc lập, vì hạnh phúc của nhân dân. GDANQP: Giáo dục học sinh lòng biết ơn

-Liên hệ với Ban quản lí nghĩa trang hoặc đại diện hội cựu chiến binh để giao lưu, kể chuyện về những chiến công vẻ vang và sự hi sinh anh dũng của các anh hùng

3.Thái độ: Có ý thức rèn luyện bản thân, có những hành động thiết thực để thể hiện lòng biết ơn đối với các anh hùng thương binh, liệt

Thái độ: biết giữ vệ sinh lớp học sau tiết học,yêu thích môn học B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. báo cáo

Nêu chương trình hoạt động: Phát động và đăng kí thi đua học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn thầy cô của lớp, của tổ; nghe báo cáo và thảo luận kinh nghiệm

+Kể những việc mà em đã làm hoặc sẽ làm thể hiện sự biết ơn với các thương binh, liệt sĩ.. Hoạt động 4:  GVHD cho HS thảo