• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyên đề công nghệ 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chuyên đề công nghệ 8"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN CÔNG NGHỆ 8.

NĂM HỌC 2018 -2019

PHẦN A: LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ

GD&ĐT hiện nay ở nước ta đang theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Hướng tới đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí giáo dục.

Căn cứ công văn số 694/ GD &ĐT – THCS về việc tổ chức hội thảo chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường.

Dưới sự chỉ đạo của BGH Trường THCS Đại Đồng , nhóm Công Nghệ chúng tôi nghiên cứu và xây dựng chọn các tiết dạy và học theo chủ đề về: MỐI GHÉP.

TIẾT 22; BÀI 25: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH – MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC TIẾT 23; BÀI 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC

TIẾT 24; BÀI 27: MỐI GHÉP ĐỘNG.

PHẦN B: NỘI DUNG

1.Cơ sở lý luận:

Thực hiện theo công văn chỉ đạo số: 4612 của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn Số: 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018

Thực hiện công văn số 1466/SGDĐT – GDTrH ngày 09/11/2018 của Sở GD

&ĐT Vĩnh Phúc về tổ chức Hội thảo chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS.

Thực hiện theo công văn số 694/ GD &ĐT – THCS về việc tổ chức hội thảo chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường.

2. Cơ sở thực tiễn:

(2)

Trong những năm qua trường THCS Đại Đồng, cũng như các trường khác đã được trang bị phòng máy, kết nối mạng Internet, có đủ phòng học bộ môn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy. Và thực tế, điều đó đã đem lại hiệu quả cao trong dạy và học.

3.KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN CÔNG NGHỆ 8.

NĂM HỌC 2018 -2019 Bước 1: Xây dựng chủ đề dạy học:

1.1. Xác định tên chủ đề: MỐI GHÉP ( Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 3 tiết) 1.2. Các tiết dạy theo chủ đề:

Tiết 22; Bài 25: Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được.

Tiết 23; Bài 26: Mối ghép tháo được.

Tiết 24; Bài 27: Mối ghép động.

Bước 2: Nội dung kiến thức chủ đề:

TIẾT 22: BÀI 25:

MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH- MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC I. Mối ghép cố định.

II. Mối ghép không tháo được:

1.Mối ghép bằng đinh tán.

2.Mối ghép bằng hàn.

TIẾT 23; BÀI 26:

MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC 1.Mối ghép bằng ren.

2.Mối ghép bằng then và chốt.

TIẾT 24; BÀI 27: MỐI GHÉP ĐỘNG.

I.Thế nào là mối ghép động.

II. Các loại khớp động.:

1. Khớp tịnh tiến.

2. Khớp quay.

Bước 3: Xác định mục tiêu của chủ đề:

3.1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

3.1.1 Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm, phân loại mối ghép cố định.

- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.

- Trình bày được khái niệm mối ghép bằng ren ; mối ghép bằng then và chốt.

- Mô tả được cấu tạo, đặc điểm của mối ghép bằng ren và mối ghép bằng chốt.

- Liệt kê được các ứng dụng của hai loại mối ghép trên.

(3)

- Hiểu được khái niệm mối ghép động.

- Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp:

khớp tịnh tiến, khớp quay.

3.1.2. Kỹ năng :

- Phân biệt được mối ghép đinh tán, mối ghép hàn. Nắm được quá trình tạo thành hai mối ghép trên.

- Phân biệt được mối ghép bằng ren, then, chốt. Ứng dụng của từng mối ghép vào thực tế.

- Phân biệt được khớp tịnh tiến, khớp quay. Ứng dụng của hai mối ghép trong thực tế hàng ngày.

3.1.3. Thái độ :

- Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập.

- Tập trung, nghiêm túc khi thảo luận nhóm.

3.1.4. Giáo dục bảo vệ môi trường:

- Mối ghép bằng hàn:

+ Trong quá trình hàn tạo ra nhứng chất thải, rác thải làm ảnh hướng xấu đến môi trường (Chú ý dầu mỡ bị cháy khi hàn ... ảnh hưởng xấu đến môi trường). Do đó cần có biện pháp xử lí để bảo vệ môi trường.

- Mối ghép thaó được:

+ Khi ghép nối chi tiết với nhau cần tuân theo quy trình về vệ sinh môi trường như:

Dọn dẹp cẩn thận ngăn nắp dụng cụ sau khi thực hành.

3.2. Định hướng phát triển năng lực:

3.2.1 Định hướng các năng lực được hình thành

Năng lực giải guyết vấn đề, năng lực thực nghiêm, năng lực dự đoán, thiết kế và thực hiện các phương án thí nghiệm, đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

3.2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề Nhóm năng

lực Năng lực thành phần Mô tả mức độ thực hiện trong chuyên đề

Nhóm NLTP liên

quan đến sử dụng kiến thức Công nghệ

K1: Trình bày được kiến thức về mối ghép.

- HS trình bày được khái niện về các mối ghép.

K2: Trình bày được các ứng dụng của mỗi mối ghép.

HS nhận biết được mối liên hệ giữa các mối ghép dùng trong thực tế hàng ngày.

K3: Sử dụng được kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

HS sử dụng được kiến thức đã học và thảo luận :

+ Nhận biết được đặc điểm của các mối ghép.

K4: Vận dụng (giải thích, tính toán, đề ra giải pháp …) kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn.

- HS vận dụng kiến thức: tháo, lắp các mối ghép tháo được.

- HS: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và cuộc sống.

Nhóm NLTP về

phương

P1: Đặt ra những câu hỏi về các mối ghép.

P2: Mô tả được các hiện tượng tự HS nêu các hiện tượng kĩ thuật.

(4)

pháp (tập trung vào năng lực

thực nghiệm và

năng lực mô hình

hóa)

nhiên bằng ngôn ngữ kĩ thuật và chỉ ra các quy luật trong hiện tượng đó.

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập công nghệ.

HS trả lời những câu hỏi liên quan của các vấn đề trong chủ đề.

P4: Vận dụng sự tương tự và TBDH có trong cuộc sống để xây dựng kiến thức.

HS trực sưu tầm các mối ghép.

P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ vật lý phù hợp trong học tập công nghệ.

P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của các mối ghép.

điều kiện quan sát các mối ghép.

P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.

P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả lắp ghép và rút ra nhận xét.

HS đề suất được phương án hoạt động của các mối ghép để quan.

Nhóm NLTP trao

đổi thông tin

Trao đổi kiến thức và ứng dụng công nghệ bằng ngôn ngữ kĩ thuật và các cách diễn tả đặc thù của môn Công nghệ.

Học sinh trao đổi các hiện tượng quan sát được.

Phân biệt được những mô tả các hiện tượng bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ kĩ thuật (chuyên ngành).

Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.

Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, Công nghệ.

Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…).

Học sinh ghi lại được các kết quả từ hoạt động học tập của mình.

Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập công nghệ của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…) một cách phù hợp.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm mình trước cả lớp. Cả lớp thảo luận để đi đến kết quả.

- Học sinh trình bày được các kết quả từ hoạt động học tập của cá nhân mình.

Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn kĩ thuật.

Thảo luận nhóm về kết quả , rút ra nhận xét của nhóm mình.

(5)

Tham gia hoạt động nhóm trong học tập Công nghệ.

Học sinh tham gia hoạt động nhóm trong học tập.

Nhóm NLTP liên quan đến cá

nhân

1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập Công nghệ.

Xác định được trình độ về kiến thức.

Nắm được những khái niệm của mối ghép. Nhận biết các ứng dụng trong cuộc sống hang ngày.

2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao trình độ bản thân.

Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, điểu chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà cho phù hợp với điều kiện học tập của chủ đề.

3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế trong các trường hợp cụ thể trong môn Công nghệ và các môn khác.

4: So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh kĩ thuật- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

5: Nhận ra được ảnh hưởng của kỹ thuật lên các mối quan hệ xã hội.

Bước 4: Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học sinh:

Nội dung

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Mối ghép

cố định – Mối ghép không tháo được.

1.Khái niệm về mối ghép cố định.

2. Các điều kiện để tạo thành mối ghép đinh tán, mối ghép hàn?

3. Phân biệt được mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

4. So sánh sự giống và khác nhau của mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

Mối ghép tháo được.

5.Cấu tạo của mối ghép bằng ren.

6. Đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren.

7. Nhận biết các mối ghép bằng ren.

8. Phân biệt được các mối ghép bằng ren.

9. So sánh điểm giống và khác nhau của các mối ghép bằng ren.

Mối ghép động.

10. khái niệm về mối ghép động.

11. Cấu tạo của khớp tịnh tiến, khớp

12. Tìm hiểu ứng dụng của khớp tịnh tiến,

13. Giải thích vì sao sử dụng khớp tịnh tiến,

(6)

quay. khớp quay.

khớp quay trong từng trường hợp cụ thể trong đời sống.

Bước 5: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV

- Các loại mối ghép: Hàn thiếc; hàn hồ quang; mối ghép đinh tán; mối ghép ren; Ghế gấp; pittong; xi lanh; bao diêm... .

- Phiếu học tập.

- Các hình ảnh bài 25,26,27 để trình chiếu; máy chiếu.

2. Chuẩn bị của HS

- Sưu tầm các mối ghép theo từng bài . - Nghiên cứu trước nội dung bài.

Bước 6: Tổ chức các hoạt động học của học sinh:

TT HOẠT ĐỘNG

CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Năng lực được

hình thành TIẾT 22.

1. HĐ1:

Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề:

(5 phút).

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề: (5 phút).

a. Kiểm tra :

- Em hãy nêu khái niệm về mối ghép cố định? Lấy ví dụ?

b. Đặt vấn đề.

- Để có một chiếc xe đạp hoàn chỉnh thì phải sử dụng những loại mối ghép nào khi ghép các chi tiết với nhau?

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

- HS: Lên bảng trả lời, các HS dưới lớp chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn và nêu nhận xét.

- HS suy nghĩ và tìm cách trả lời.

2. HĐ2:

Tìm hiểu mối ghép cố định:

(10 phút)

Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép cố định:

GV: Quan sát tranh sách giáo khoa và cho biết mối ghép hàn và mối ghép bằng ren có điểm gì giống và khác nhau?

C2. Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của hai mối ghép trên?

HS: Thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi vào phiếu.

I.Mối ghép cố định:

Mối ghép cố định gồm 2 loại:

+ Mối ghép tháo được: mối ghép bằng ren, then, chốt.

+ Mối ghép không tháo được: mối ghép hàn, đinh tán, gò...

- Đối với mối ghép ren: Có thể tháo rời các chi tiết và giữ nguyên hình dạng ban đầu.

- Mối ghép hàn: Nếu muốn tháo rời

Nhận biết và phân biệt được các loại mối ghép

(7)

3. HĐ3:

Tìm hiểu mối ghép không tháo được: (25 ph)

- Đánh giá, nhận xét:

+ Các nhóm nhận xét chéo.

+ GV: Nhận xét và kết luận.

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối ghépkhông tháo được:

GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau.

C1. Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép gì? Cấu tạo của mối ghép?

C2. Em hãy nêu cấu tạo của đinh tán, vật liệu chế tạo?

C3. Hãy nêu trình tự quá trình tán đinh?

C4: Khi nào thì dùng mối ghép đinh tán? Lấy ví dụ?

C5. Ứng dụng của mối ghép?

HS: Thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi vào phiếu.

- Đánh giá, nhận xét:

+ Các nhóm nhận xét chéo.

+ GV: Nhận xét và kết luận.

GV : Cho HS quan sát hình vẽ mối ghép bằng hàn h25.3 SGK - 88.

HS: Quan sát SGK .

GV: Hãy cho biết phương pháp làm nóng chảy vật hàn?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Em hãy so sánh hai mối ghép hàn và môi ghép đinh tán có điểm gì giống nhau?

- Làm thế nào để có thể tháo rời các chi tiết?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

GV: Thế nào là hàn nóng chảy ? HS: Trả lời cá nhân.

GV: Thế nào là hàn áp lực?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Thế nào là hàn thiếc?

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

GV: Các mối hàn này em thường

các chi tiết bắt buộc phải phá hủy một bộ phận nào đó của mối hàn.

II.Mối ghép không tháo được:

1.Mối ghép bằng đinh tán.

a. Cấu tạo mối ghép :

G ồm: đinh tán và chi tiết được ghép

+ Chi tiết được ghép thường ở dạng tấm mỏng.

+ Đinh tán: là chi tiết hình trụ, đầu có mũ (hình chỏm cầu hay hình nón cụt) được làm bằng kim loại dẻo:

Nhôm, thép cácbon thấp.

b. Đặc điểm và ứng dụng:

Được dùng khi:

- Vật liệu ghép không hàn được hoặc khó hàn

- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao ( Như nồi hơi..)

- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh

Ứng dụng: Được dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình.

2. Mối ghép bằng hàn:

a. Khái niệm:

khi hàn, người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau.

- Các kiểu hàn:

+ Hàn nòng chảy: KL ở chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái chảy.

+ Hàn áp lực: KL ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo sau đó dùng lực ép chúng kết dính lại với nhau.

+ Hàn thiếc (Hàn mềm): Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung

n óng chảy làm dính kết KL với nhau.

b.Đặc điểm và ứng dụng:

(8)

gặp ở những vật dụng nào trong cuộc sống?

HS: Trả lời cá nhân.

Mối hàn có những đặc điểm gì?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Em hãy nêu ứng dụng của các mối hàn?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

- Được hình thành trong thời gian rất ngắn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành(vì thời gian chuẩn bị ít).

-Nhược điểm:

Dễ bị nứt, giòn và chịu lực kém.

- Ứng dụng: Tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử.

4.HĐ4:

Củng cố - hướng dẫn về nhà (5 ph).

Hoạt động 4: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5 ph).

a. Củng cố:

- Tại sao người ta không hàn quai xoong vào xoong mà phải tán đinh?

- So sánh ưu, nhược điểm của mối ghép bằng hàn và bằng đinh tán?

b. Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK – 89.

- Đọc trước bài 26. Sưu tầm các loại mối ghép ren.

Vận dụng được kiến thức để trả lời câu hỏi

TIẾT 23 5. HĐ 5:

Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – (5 phút).

- Nêu đặc điểm, ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán?

- Nêu đặc điểm, ứng dụng của mối ghép bằng hàn?

HS trả lời, GV nhận xét và cho điểm

6. HĐ 6:

Hướng dẫn tìm hiểu mối ghép bằng ren:

(20 phút).

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mối ghép bằng ren:

GV: Yêu cầu hs qs hình 26.1 SGK – 89.

HS: Quan sát hình 26.1.

GV: - Nêu cấu tạo của mối ghép bằng bu lông, vít cấy, đinh vít?

- Kể tên các loại mối ghép bu lông?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Yêu cầu hs hoàn thành chỗ chấm trong SGK – 90.

HS: Làm việc cá nhân.

1.Mối ghép bằng ren:

a.Cấu tạo mối ghép

- Mối ghép bulông: bu lông, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông.

- Mối ghép vít cấy: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy.

- Mối ghép đinh vít: chi tiết ghép và đinh vít.

Phân biệt được cấu tạo của các mối ghép bằng ren

(9)

GV: Nhận xét, điều chỉnh, kết luận.

GV: Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng ra ta có những biện pháp gì?

HS: Trả lời cá nhân.

GV:So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa 3 mối ghép?

Gợi ý: So sánh về chi tiết ghép, lỗ ghép, cấu tạo.

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nêu đặc điểm và ứng dụng của các mối ghép?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét, chốt kt.

b. Đặc điểm và ứng dụng:

- Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp - Mối ghép bulông: Ghép các chi tiết có chiều dày không lớn, có thể tháo, lắp được

- Chi tiết có bề dày quá lớn: Vít cấy - Chi tiết ghép chịu lực nhỏ: Đinh vít

7. HĐ 7:

Tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt: (15 phút)

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt: (15 phút) GV: Yêu cầu hs qs hình 26.2 SGK – 90.

HS: Quan sát hình 26.2

GV: Nêu cấu tạo mối ghép bằng then?

Nêu cấu tạo mối ghép bằng chốt?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Mối ghép bằng then và chốt gồm những chi tiết nào? Nêu hình dáng của then và chốt?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nêu cách lắp then và chốt:

-Hãy phát biểu sự khác biệt giữa then và chốt?

HS: Nghe, trả lời cá nhân.

GV: Hãy nêu ưu, nhược điểm của then và chốt?

- Nêu phạm vi ứng dụng của then và chốt?

HS: Tr ả lời cá nhân.

GV: Ngận xét, chốt kt.

2.Mối ghép bằng then và chốt:

a. Cấu tạo mối ghép:

- Mối ghép bằng then: trục, bánh đai, then.

- Mối ghép bằng chốt: đùi xe, trục giữa, chốt trụ.

- Hình dáng của then và chốt đều là chi tiết hình trụ.

* KL: - Then được cài trong lỗ giữa 2 mặt phân cách của 2 chi tiết.

- Chốt cài trong lỗ xuyên ngang mặt phân cách của 2 chi tiết được ghép.

b. Đặc điểm và ứng dụng:

* Ưu điểm: - Đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế.

* Nhược điểm: - Khẳ năng chịu lực kém.

* Ứng dụng: - Then dùng để ghép trục với bánh răng, đĩa xích... để truyền chuyển động quay.

- Chốt: Hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.

Phân biệt được cấu tạo của các mối ghép bằng then và chốt

8. HĐ 8:

Củng cố - hướng dẫn

Hoạt động 4: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5 ph).

a. Củng cố:

Vận dụng kiến thức

(10)

về nhà (5 ph).

- Nêu công dụng của mối ghép tháo được?

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

b. Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK – 91.

- Đọc trước bài 27.

trả lời câu hỏi

TIẾT 24 9. HĐ 9:

Kiểm tra bài cũ (5 phút).

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : (5 phút).

- Em hãy nêu các đặc điểm của mối ghép bằng ren?

- Em hãy nêu các đặc điểm của mối ghép bằng then, chốt?

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

- HS lên bảng trả lời, các HS dưới lớp chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn và nêu nhận xét.

- HS chữa bài tập trên bảng.

10. HĐ 10:

Tìm hiểu thế nào là mối ghép động:

( 10 phút)

Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là mối ghép động: (10 phút) GV: Thực hiện các thao tác trên chiếc ghế xếp ở 3 tư thế: Gấp, đang mở, mở hoàn toàn.

HS: Quan sát .

GV: Chiếc ghế gồm mấy chi tiết ghép với nhau? Chúng được ghép theo kiểu nào?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Khi gấp ghế lại và mở ghế ra, tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Đưa ra một số loại khớp động đã chuẩn bị sẵn cho hs qs.

-Hình dáng của chúng như thế nào?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

GV: Nêu khái niệm cơ cấu.

HS: nghe.

I. Thế nào là mối ghép động?

- Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động.

- Công dụng của khớp động là ghép các chi tiết thành cơ cấu, chúng gồm : khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu .

-Các loại khớp động Khớp tịnh tiến.

Khớp quay.

Khớp cầu...

Hiểu khái niệm về mối ghép động

11. HĐ 11:

Tìm hiểu các loại khớp động:

(25 phút)

Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại khớp động: (25phút)

GV: Cho HS quan sát H27.3/

SGK và các mô hình đã chuẩn bị , để trả lời câu hỏi.

+ Bề mặt tiếp xúc của các khớp

II. Các loại khớp động:

1.Khớp tịnh tiến.

a.Cấu tạo:

-Mối ghép pittông – Xi lanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ.

-Mối ghép sống trượt – Rãnh trượt

Ứng dụng của khớp tịnh tiến, khớp quay

(11)

tịnh tiến trên có hình dáng ntn ? HS: Tự điền vào vở ghi các câu chưa hoàn chỉnh theo y/ c SGK - 94.

GV: Cho khớp chuyển động từ từ , cho HS quan sát kĩ và trả lời câu hỏi. (Bao diêm)

+ Trong khớp tịnh tiến , các điểm trên vật chuyển động ntn ? + Khi 2 chi tiết trượt trên nhau sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này có lợi hay có hại?Khắc phục chúng ntn?

+ Khớp tịnh tiến có ứng dụng gì ?

+ Em hãy quan sát trong lớp, đồ vật và dụng cụ nào có cấu tạo khớp tịnh tiến ? Kể tên một số loại khớp tịnh tiến đã biết ? HS: QS, trả lời cá nhân các câu hỏi của gv.

GV: Yêu cầu HS quan sát H27.4- SGK- 94.

+Khớp quay gồm bao nhiêu chi tiết ?

+ Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì ? HS: QS, trả lời cá nhân.

GV : Cho HS quan sát ổ trục xe đạp , sau đó tháo khớp quay , yêu cầu HS trả lời .

+ Trục xe đạp gồm mấy chi tiết ? Mô tả cấu tạo ?

+ Để giảm ma sát cho khớp quay , trong kĩ thuật người ta có giải pháp gì ?

HS: QS, trả lời cá nhân.

GV: Chốt lại nêu cấu tạo của khớp quay.

+ Khớp quay có ứng dụng ntn ? + Em hãy quan sát xung quanh xem có vật dụng, dụng cụ nào ứng dụng khớp quay ?

có mặt tiếp xúc là mặt phẳng.

b.Đặc điểm:

-Mọi điểm trên vật tịnh tiến chuyển động giống hệt nhau.

-Bề mặt tiếp xúc gây ma sát lớn, có biện pháp giảm ma sát.

-Làm nhẵn bóng bề mặt rồi bôi trơn bằng dầu mỡ.

c.Ứng dụng:

-Dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại.

-Hộp bút nắp trượt, ngăn kéo bàn, ống tiêm, cửa kéo...

2.Khớp quay:

a.Cấu tạo:

-Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.

-Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.

-Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục.

-Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.

b.Ứng dụng:

-Thường sử dụng nhiều trong các máy móc thiết bị có chuyển động quay như: Bản lề, ổ trục….

trong thực tế

(12)

HS: QS, trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

12. HĐ 12:

Củng cố - hướng dẫn về nhà (5 ph).

.

Hoạt động 4: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5 ph).

a. Củng cố:

- Ở chiếc xe, khớp nào là khớp quay?

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

- GV tóm tắt nội dung chính của bài.

b. Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK – 91.

- Đọc trước bài 28.

Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi

PHẦN C: KẾT LUẬN

Việc sử dụng PPDH gắn liền với hình thức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; trong lớp học, ngoài lớp học… Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

Cần sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiếu đã quy định.

Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Giáo án minh hoạ tiết dạy chuyên đề:

(13)

Tiết 22 - B ài 25:

MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH.

MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

* Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm, phân loại mối ghép cố định.

- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.

* Kỹ năng:

- Phân biệt được các mối ghép trên.

* Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của các mối ghép trong đời sống và sản xuất.

2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh : - Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Có tinh thần tự học, ham học.

B. CẤU TRÚC NỘI DUNG:

- Nội dung bài học gồm 2 phần:

I. Mối ghép cố định.

II. Mối ghép không tháo được.

1. Mối ghép bằng đinh tán.

2. Mối ghép bằng hàn.

C. CHUẨN BỊ DẠY HỌC:

1. Đối với GV:

- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Phiếu học tập.

* Phương tiện dạy học:

- Các mối ghép tháo được, mối ghép hàn, mối ghép đinh tán.

- Một số hình ảnh về mối ghép.

2. Đối với học sinh:

- Đọc trước sách giáo khoa và chuẩn bị bài.

- Sưu tầm các mối ghép.

3. Lựa chọn phương pháp dạy chủ yếu:

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó chú trọng tới hoạt động tự học của học sinh như học cá nhân…

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

(14)

1. Tổ chức: 8A:

2.Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy nêu khái niệm về mối ghép cố định? Lấy ví dụ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động:

1. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học đồng thời mở rộng thêm các lĩnh vực hiểu biết chung từ đó dẫn dắt vào bài học mới và tạo không khí học tập vui vẻ.

2. Phương thức: Hoạt động tập thể.

- GV giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:

- Để có một chiếc xe đạp hoàn chỉnh thì phải sử dụng những loại mối ghép nào khi ghép các chi tiết với nhau?( Hình ảnh chiếc xe đạp)

- HS Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

HS: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

Gồm mối ghép hàn, đinh tán, mối ghép bằng ren.

- GV Đánh giá, nhận xét

GV: Nhận xét và kết luận gồm “Mối ghép cố định. Mối ghép không tháo được”

3. Kết nối bài mới.

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp những mối ghép này ở đâu, ứng dụng của nó như thế nào trong từng mối ghép?. Để hiểu rõ hơn thầy trò ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: “Mối ghép cố định. Mối ghép không tháo được”.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép cố định:

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, dạy học nhóm.

- KT: Hiểu được mối ghép cố định. Mổi ghép không tháo được.

- KN: Phân biệt được 2 loại mối ghép trên.

GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau.

- Phát phiếu học tập cho các nhóm:

I.Mối ghép cố định:

Mối ghép cố định gồm 2 loại:

+ Mối ghép tháo được: mối ghép bằng ren, then, chốt.

+ Mối ghép không tháo được: mối ghép hàn, đinh tán, gò...

- Đối với mối ghép ren: Có thể tháo rời các chi tiết và giữ nguyên hình dạng ban đầu.

(15)

C1. Quan sát tranh sách giáo khoa và cho biết mối ghép hàn và mối ghép bằng ren có điểm gì giống và khác nhau?

Giống nhau

Khác nhau Mối ghép

hàn

Mối ghép ren C2. Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của hai mối ghép trên?

Mối ghép hàn Mối ghép ren HS: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

HS: Thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi vào phiếu.

- Báo cáo kết quả

+ Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình

C1:

Giống nhau

Khác nhau

Dùng để ghép nối chi tiết

Mối ghép hàn

Mối ghép ren Mối ghép

hàn thì không tháo được.

Mối ghép ren thì tháo được.

C2:

Mối ghép hàn Mối ghép ren Nếu muốn tháo

rời các chi tiết bắt buộc phải phá hủy một bộ phận nào đó của mối hàn.

Có thể tháo rời các chi tiết và giữ nguyên hình dạng ban đầu.

- Đánh giá, nhận xét:

+ Các nhóm nhận xét chéo.

+ GV: Nhận xét và kết luận.

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối ghépkhông tháo được:

Mối ghép bằng đinh tán.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan,

- Mối ghép hàn: Nếu muốn tháo rời các chi tiết bắt buộc phải phá hủy một bộ phận nào đó của mối hàn.

II.Mối ghép không tháo được:

1.Mối ghép bằng đinh tán.

a. Cấu tạo mối ghép :

G ồm: đinh tán và chi tiết được ghép + Chi tiết được ghép thường ở dạng tấm mỏng.

+ Đinh tán: là chi tiết hình trụ, đầu có mũ (hình chỏm cầu hay hình nón cụt) được làm bằng kim loại dẻo: Nhôm, thép cácbon thấp.

(16)

dạy học nhóm.

- KT: Biết được cấu tạo, khái niệm , đặc điểm, ứng dụng của mối ghép đinh tán, mối ghép hàn.

- KN: Phân biệt được mối ghép hàn và mối ghép đinh tán. Ứng dụng của các mối ghép này trong cuộc sống.

GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau.

Cho HS quan sát các mối ghép dùng đinh tán ở các vật dụng khác nhau trong đời sống hang ngày.

C1. Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép gì? Cấu tạo của mối ghép?

C2. Em hãy nêu cấu tạo của đinh tán, vật liệu chế tạo?

C3. Hãy nêu trình tự quá trình tán đinh?

C4: Khi nào thì dùng mối ghép đinh tán?

Lấy ví dụ?

C5. Ứng dụng của mối ghép?

C6. Kể tên những đồ vật trong gia đình dùng đinh tán?

HS: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

HS: Thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi vào phiếu.

- Đánh giá, nhận xét:

+ Các nhóm nhận xét chéo.

+ GV: Nhận xét và kết luận.

Mối ghép bằng hàn.

GV : Cho HS quan sát hình vẽ mối ghép bằng hàn h25.3 SGK - 88.

HS: Quan sát SGK .

GV: Hãy cho biết phương pháp làm nóng chảy vật hàn?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Em hãy so sánh hai mối ghép hàn và môi ghép đinh tán có điểm gì giống nhau?

- Làm thế nào để có thể tháo rời các chi tiết?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

GV: Thế nào là hàn nóng chảy ?

b. Đặc điểm và ứng dụng:

Được dùng khi:

- Vật liệu ghép không hàn được hoặc khó hàn

- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao ( Như nồi hơi..)

- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh

Ứng dụng: Được dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình.

2. Mối ghép bằng hàn:

a. Khái niệm:

khi hàn, người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau.

- Các kiểu hàn:

+ Hàn nòng chảy: KL ở chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái chảy.

+ Hàn áp lực: KL ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo sau đó dùng lực ép chúng kết dính lại với nhau.

+ Hàn thiếc (Hàn mềm): Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nóng chảy làm dính kết KL với nhau.

b.Đặc điểm và ứng dụng:

- Được hình thành trong thời gian rất ngắn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành(vì thời gian chuẩn bị ít).

-Nhược điểm:

Dễ bị nứt, giòn và chịu lực kém.

- Ứng dụng: Tạo ra các loại khung

(17)

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Thế nào là hàn áp lực?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Thế nào là hàn thiếc?

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

GV: Các mối hàn này em thường gặp ở những vật dụng nào trong cuộc sống?

HS: Trả lời cá nhân.

Mối hàn có những đặc điểm gì?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Em hãy nêu ứng dụng của các mối hàn?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử.

Hoạt động 4 : Vận dụng và mở rộng kiến thưc:

GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau.

- Phát phiếu học tập cho các nhóm.

C1. Hoàn thành bảng sau

Hình 1

Hình 2

Hình 3

(18)

Ảnh Loại mối ghép Hình 1

Hình 2 Hình 3

C2. Tại sao người ta không hàn quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh?

1. Dự kiến sản phẩm C1.

Ảnh Loại mối ghép

Hình 1 Mối ghép đinh tán

Hình 2 Mối ghép hàn

Hình 3 Mối ghép ren

C2. Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu lực lớn, ghép đơn giản, hỏng dễ thay.

GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:

- So sánh ưu, nhược điểm của mối ghép bằng hàn và bằng đinh tán?

- Về nhà em hãy vẽ lại sơ đồ tư duy bài học?

- Trả lời câu hỏi SGK trang 89.

- Đọc trước bài 26 và sưu tầm các mối ghép ren.

2. Sản phẩm:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.

Đại Đồng, ngày 23 tháng 11 năm 2018 Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hương

(19)

Phòng giáo dục& đào tạo vĩnh tờng TRờng thcs đại đồng

---

***

---

Báo cáo chuyên đề

Môn công nghệ công nghệp

Tên chuyên đề

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Ngời thực hiện:

NGUYễN THị THU HƯƠNG

NĂM HọC 2018 - 2019

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ở bệnh nhân Wilson mang đột biến trên gen ATP7B gây thiếu hụt enzym này làm r i loạn quá trình vận chuyển đồng trong cơ thể và gây ra các triệu chứng

Các bệnh nhân phát hiện đột biến gen gây bệnh Wilson kèm theo các biến đổi xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu dù chưa có triệu chứng lâm sàng cũng được điều trị sớm

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng không thấy có mối liên quan đáng kể nào giữa các đột biến cắt ngắn proteinRB trong các đột biến vô nghĩa và lệch khung dịch

- Mối ghép bu lông thường được dùng để ghép chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp - Đối chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít

Đâu không phải là ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán:?. ứng dụng trong khung xe đạp

- Viết được hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và điện trở, hệ thức liên hệ cường độ dòng điện và điện trở ở trong đoạn mạch mắc nối tiếp và

Ứng suất dư và biến dạng hàn là hiện tượng song hành luôn xuất hiện trong quá trình hàn do sự nung nóng và làm nguội không đều của mối hàn dưới tác dụng của nguồn

Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép Câu 16: (0,3đ) Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép động.. Mối