• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 08 / 11/ 2019 Tiết: 23 Ngày giảng:

Chủ đề : MỐI GHÉP ( 3 tiết)

Tiết thứ 1: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH – MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Tên chủ đề : Mối ghép.

II. Xây dựng nội dung bài học Tiết theo

chủ đề

Tiết theo PPCT

Nội dung Ghi chú

Tiết 1 23 Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được Tiết 2 24 Mối ghép tháo được

Tiết 3 25 Mối ghép động

III. Xác định mục tiêu bài học :

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được khái niệm, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép cố định.

- Biết được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép không tháo được : Mối ghép bằng hàn, mối ghép bằng đinh tán và mối ghép tháo được : Mối ghép bằng ren, then và chốt. Mối ghép động.

2. Về kỹ năng :

- Phân biệt được mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn, mối ghép bằng ren, then và chốt trong thực tế và kỹ thuật.

- Phân biệt được các loại khớp động thường gặp.

3. Về thái độ :

- Có ý thức sử dụng mối ghép hợp lý trong sản xuất.

- Tích hợp giáo dục đạo đức : Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các mối ghép khi sử dụng sản phẩm.

4. Định hướng phát triển các năng lực cho học sinh

* Năng lực chung:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và hợp tác nhóm.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

(2)

IV. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ

Nội

dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Các năng lực hướng

tới của chủ đề

Mối ghép

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Biết tên

các loại mối ghép: Mối ghép cố định và mối ghép động.

- Biết được các mối ghép thuộc mối ghép cố định và các mối ghép thuộc mối ghép động.

- Phân biệt được mối ghép cố định và mối ghép động.

- Phân biệt được mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

- Phân biệt được khớp tịnh tiến và khớp quay.

- Quan sát thực tế, nhận biết được loại mối ghép cố định và mối ghép động.

- Có thể ghép và thay thế các vật dụng trong gia đình có ứng dụng các mối ghép đã học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và hợp tác nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

V. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức

* Mức độ nhận biết

Câu 1: Hãy kể tên các mối ghép mà em biết?

Câu 2: Em hãy trình bày khái niệm về mối ghép cố định và mối ghép động?

* Mức độ hiểu

Câu 1: Mối ghép cố định và mối ghép động khác nhau như thế nào?

Câu 2: Em hãy phân biệt mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được?

* Mức độ vận dụng cao

Câu 1: Em hãy ghép các chi tiết sau bằng mối ghép tháo được ?

(3)

VI. Thiết kế tiến trình dạy và học 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.1. Chuẩn bị của GV:

- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến bài học, mẫu một số mối ghép : Mối ghép ren, mối ghép đinh tán, mối ghép hàn.

- Một số chi tiết máy : bulong, đai ốc, vòng đệm, các loại đinh tán...

1.2. Chuẩn bị của HS:

- SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập, mẫu sưu tầm...

III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp đặt câu hỏi.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

IV. Tổ chức các hoạt động 1.Ổn định tổ chức lớp:( 01 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút

Câu hỏi : Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không ? Tại sao ? Trả lời :

- Xích xe đạp và ổ bi được coi là chi tiết máy vì việc phân loại chi tiết máy chỉ là tương đối, trong chiếc xe đạp thì xích là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết mà là cụm chi tiết.

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động 1. Khởi động ( 02 phút) - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới - Hình thức tổ chức : Cả lớp

- Thời gian: 02 phút

- Phương thức tổ chức HĐ :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mỗi thiết bị do nhiều bộ phận,

nhiều chi tiết hợp thành. Mỗi bộ phận,

(4)

chi tiết có một yêu cầu nhất định về hình dáng, kích thước và tính chất khác nhau tùy theo công dụng, chức năng và điều kiện làm việc của chúng. Gia công lắp ráp là giai đoạn quan trọng để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng. Để hiểu được nguyên công cuối cùng của quy trình công nghệ, nó quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm, chúng ta cùng nghiên cứu « Bài 25 : Mối ghép cố đinh – mối ghép không tháo được »

Sản phẩm: Học sinh có hứng thú vào bài học mới.

B. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

Tiết thứ 1 : Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được

* Nội dung 1: Tìm hiểu về mối ghép cố định - Mục tiêu : Hiểu rõ hơn về mối ghép cố định.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp.

- Thời gian : 06 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : YCHS trình bày phần chuẩn bị bài ở

nhà :

Câu 1 : Sưu tầm các mối ghép mà em biết ?

Câu 2 : Lấy ví dụ về các mối ghép không tháo được mà em biết ?

HS : Trình bày trong khoảng 1 phút.

GV : Nhận xét cho điểm miệng HS có ý thức chuẩn bị bài tốt.

GV : YCHS quan sát tranh vẽ kết hợp quan sát mẫu vật về mối ghép bằng hàn và mối ghép ren :

- Em có nhận xét gì về hai mối ghép đó ? HS :

- Giống nhau : Dùng để ghép, nối chi tiết.

- Khác nhau : Mối ghép ren thì tháo được

I. Mối ghép cố định :

- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Gồm :

+ Mối ghép tháo.

+ Mối ghép không tháo.

(5)

còn mối ghép bằng hàn muốn tháo phải phá bỏ mối ghép.

GV : Nhấn mạnh, chốt lại :

- Mối ghép cố định gồm hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

GV : Chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

Sản phẩm: Kiến thức cơ bản về mối ghép cố định

* Nội dung 2: Tìm hiểu về mối ghép không tháo được

- Mục tiêu : Biết phân biệt mối ghép bằng đinh tán và mối ghép bằng hàn.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp.

- Thời gian : 17 phút

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : YCHS quan sát hình ảnh và hỏi :

- Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép gì ?

HS : Là mối ghép không tháo được.

GV : Mối ghép bằng đinh tán gồm mấy chi tiết ?

HS : Gồm 2 chi tiết.

GV : Mối ghép bằng đinh tán có đặc điểm gì ?

HS : Ghép các chi tiết có dạng tấm mỏng.

GV : YCHS quan sát mẫu vật về chi tiết ghép có khoan lỗ tán đinh một đầu : - Em hãy nêu cấu tạo và vật liệu chế tạo đinh tán ?

HS : Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ, được làm bằng kim loại dẻo như nhôm, thép cacbon thấp...

GV : Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Em hãy nêu trình tự quá trình tán

II. Mối ghép không tháo được :

1. Mối ghép bằng đinh tán :

a. Cấu tạo mối ghép :

- Đinh tán : Là chi tiết hình trụ, đầu có mũ, được làm bằng kim loại dẻo.

- Khi ghép, thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, rồi dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.

b. Đặc điểm và ứng dụng :

(6)

đinh ?

HS : Khi ghép, thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, rồi dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.

GV : Chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : YCHS quan sát mối ghép bằng đinh tán hoàn chỉnh :

- Mối ghép bằng đinh tán có đặc điểm gì ? HS :

- Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.

- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.

- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.

GV : Mối ghép bằng đinh tán thường được ứng dụng trong trường hợp nào?

HS : Dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình.

GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Trong gia đình em, những đồ vật nào được ghép bằng đinh tán ?

HS : Quai nồi, cán chảo...

GV : YCHS quan sát H25.3/SGK : - Em hiểu gì về mối ghép bằng hàn ?

HS : Hàn là người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại chỗ tiếp xúc để dính các chi tiết lại với nhau.

GV : Mối ghép bằng hàn có cấu tạo như thế nào ?

HS : Mỏ hàn ; Que hàn ; Vật hàn.

GV : Chốt lại, ghi bài.

HS : Ghi bài.

GV : Mối ghép bằng hàn gồm những kiểu hàn nào ?

HS : Gồm hàn nóng chảy, hàn áp lực, hàn

* Đặc điểm :

- Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.

- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.

- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.

* Ứng dụng :

- Dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình.

2. Mối ghép bằng hàn : a. Khái niệm :

- Hàn là người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại chỗ tiếp xúc để dính các chi tiết lại với nhau.

(7)

thiếc.

GV : Các kiểu hàn : Hàn nóng chảy, hàn áp lực, hàn thiếc có đặc điểm gì ?

HS :

- Hàn nóng chảy : Kim loại chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái chảy bằng ngọn lửa hồ quang, ngọn lửa khí cháy...

- Hàn áp lực : Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo, rồi dùng lực, ép chúng dính lại với nhau.

- Hàn thiếc : Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nóng chảy làm dính kết kim loại với nhau.

GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Mối ghép bằng hàn có đặc điểm gì ? HS : * Đặc điểm :

- Được hình thành trong thời gian ngắn.

- Tiết kiệm được vật liệu.

- Giảm giá thành.

- Mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém.

GV : Chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Mối ghép bằng hàn được ứng dụng để làm gì ?

HS : Để tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử...

GV : Chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Em hãy so sánh mối ghép bằng hàn và mối ghép bằng đinh tán ?

HS : So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn, kết cấu nhỏ, gọn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém.

Mối ghép bằng hàn được ứng dụng rộng rãi

b. Cấu tạo mối ghép bằng hàn : - Mỏ hàn.

-$Que hàn.

- Vật hàn.

c. Các kiểu hàn :

- Hàn nóng chảy : Kim loại chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái chảy bằng ngọn lửa hồ quang, ngọn lửa khí cháy...

- Hàn áp lực : Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo, rồi dùng lực, ép chúng dính lại với nhau.

- Hàn thiếc : Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nóng chảy làm dính kết kim loại với nhau.

đ. Đặc điểm và ứng dụng :

* Đặc điểm :

- Được hình thành trong thời gian ngắn.

- Tiết kiệm được vật liệu.

- Giảm giá thành.

(8)

trong nhiều lĩnh vực.

GV : Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán ?

HS : Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn, mối ghép đơn giản, khi hỏng dễ thay.

GV : Nhận xét, bổ sung.

- Mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém.

* Ứng dụng :

- Để tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử...

Sản phẩm: Phân biệt được mối ghép bằng đinh tán và bằng hàn.

4. Củng cố: (02 phút)

- GV đưa ra một số câu hỏi để củng cố bài học:

Câu 1: Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh?

Trả lời: Vì nhôm là vật liệu khó hàn. Mối ghép bằng đinh tán chịu được lực lớn, đơn giản, dễ thay khi hỏng.

- GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp.

- Đánh giá, cho điểm sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (02phút)

- Học và làm bài tập các nội dung đã học.

- GV chia lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ tiết học sau báo cáo:

+ Câu 1: Sưu tầm tranh ảnh , mẫu vật liên quan đến mối ghép tháo được: Mối ghép bằng bulong, vít cấy, đinh vít, mối ghép bằng then và chốt?

+ Câu 2: Quan sát, tìm hiểu chiếc xe đạp thường và ghi chép lại các bộ phận trên chiếc xe đạp của mình có ứng dụng mối ghép tháo được.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhiệm vụ : Học sinh tìm các sản phẩm cơ khí trong nhà mình có sử dụng mối ghép không tháo được.. Phương thức hoạt động : HĐ

CTCS có liệt tủy hoàn toàn, với tổn thương thần kinh trầm trọng, dù được phẫu thuật cố định cột sống, giải phóng chèn ép thì khả năng phục hồi gần như rất thấp.. Do

Ghép kênh phân chia theo tần số (FDM- Frequency Division Multiplexing) là kỹ thuật cho phép ghép các tín hiệu của nhiều kênh thông tin có băng tần khác nhau

Nhiều tác giả khi nghiên cứu về giải phẫu động mạch thận đều cho rằng những thận có nhiều động mạch thì động mạch chính là những động mạch tách ra trực tiếp

- Viết được hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và điện trở, hệ thức liên hệ cường độ dòng điện và điện trở ở trong đoạn mạch mắc nối tiếp và

- KT: Biết được cấu tạo, khái niệm , đặc điểm, ứng dụng của mối ghép đinh tán, mối ghép hàn.. - KN: Phân biệt được mối ghép hàn và mối

Ứng suất dư và biến dạng hàn là hiện tượng song hành luôn xuất hiện trong quá trình hàn do sự nung nóng và làm nguội không đều của mối hàn dưới tác dụng của nguồn

Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép Câu 16: (0,3đ) Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép động.. Mối