• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 28/12/2021 Ngày dạy: 4/12/2021

Tiết 23: CHỦ ĐỀ: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là mối ghép cố định, mối ghép không tháo được.

2. Kĩ năng:

- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.

3. Thái độ:

- Liên hệ tìm hiểu thực tế.

4. Định hướng phát triển kỹ năng.

- Phát triển kỹ năng biết cách tháo lắp các mối ghéptháo được và không tháo được.

II . Chuẩn bị :

1. Giáo viên: SGK, SGV, Các loại mối ghép: Đinh tán, bu lông đai ốc, hàn … 2. Học sinh: SGK, ôn tập kiến thức bài trước.

III. Tổ chức các hoạt động học:

A. Hoạt động khởi động: 5’

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.

- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- Gợi ý tiến trình: Hs lên bảng chỉ trên ròng rọc có những chi tiết nào và các chi tiết đó được ghép với nhau như nào?

HS:,..

*Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thảo luận nhóm.

- Dự kiến sản phẩm: Tùy thuộc vào từng nhóm.

*Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, ý kiến.

- G. thiệu: Gia công lắp rắp là 1 giai đoạn quan trọng để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng, nó quyết định chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm, phải

(2)

thuận tiện cho việc chế tạo sửa chữa và kiểm tra. Mối ghép cố định là ghép nhiều chi tiết đơn giản.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Hđ 1: Tìm hiểu mối ghép cố định : 10’

1. Mục tiêu: Nắm được công dụng, cấu tạo, phân loại của mối ghép cố định 2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động.

- Ghi vào vở

4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kết quả.

5. Tiến trình hoạt động.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- Giáo viên yêu cầu: Hoạt động cặp đôi quan sát vật thật và h25.1 mô tả cấu tạo, phân loạicủa các loại mối ghép cố định, ghi vào phiếu học tập.

*Thực hiện nhiệm vụ.

- Học sinh thảo luận cặp đôi.

- Dự kiến sản phẩm:

- Phiếu học tập.

- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

- Mối ghép cố định gồm 2 loại:

- Mối ghép không tháo được (như mối ghép hàn):

- Mối ghép tháo được (như mối ghép ren).

+ Báo cáo kết quả.

I. Mối ghép cố định:

- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

- Mối ghép cố định gồm 2 loại:

- Mối ghép không tháo được (như mối ghép hàn):

- Mối ghép tháo được (như mối ghép ren)

(3)

- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.

- Ý kiến bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

- H/s tự bổ sung ghi kiến thức vào vở ghi

Hđ 2: Tìm hiểu mối ghép không tháo được: 20’

1. Mục tiêu: Nắm được công dụng, cấu tạo, phân loại và nguyên lý làm việc của mối ghép không tháo được.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động.

- Phiếu học tập của nhóm.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kết quả.

5. Tiến trình hoạt động.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- Giáo viên yêu cầu: Hoạt động nhóm quan sát h25.2 ghi vào phiếu học tập.

? Nêu cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép không tháo được.

? Nêu khái niệm, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng hàn.

*Thực hiện nhiệm vụ.

- Học sinh thảo luận nhóm - Dự kiến sản phẩm:

- Phiếu học tập.

+ Cấu tạo mối ghép:

- Gồm chi tiết 1, 2 và đinh tán.

- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ được làm bằng kim loại dẻo.

II. Mối ghép không tháo được:

* Mối ghép bằng đinh tán a. Cấu tạo mối ghép:

- Gồm chi tiết 1, 2 và đinh tán.

- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ được làm bằng kim loại dẻo.

b. Đặc điểm và ứng dụng:

Được dùng khi:

- Vật liệu tấm ghép không hàn được.

- Mối ghép chịu nhiệt độ cao, chịu lực lớn, chấn động mạnh.

(4)

+ Đặc điểm và ứng dụng:

Được dùng khi:

- Vật liệu tấm ghép không hàn được.

- Mối ghép chịu nhiệt độ cao, chịu lực lớn, chấn động mạnh.

Hđ 2: Tìm hiểu về mối ghép bằng ren:

20’

1. Mục tiêu: Nắm được cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng ren.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động.

- Ghi vào phiếu học tập nhóm.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá, chéo lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kết quả.

5. Tiến trình hoạt động.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- Giáo viên yêu cầu: Hoạt động nhóm.

quan sát h26.1 mô tả cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng ren ghi vào phiếu học tập nhóm.

*Thực hiện nhiệm vụ.

- Học sinh thảo luận nhóm.

? Trong các mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ?

? Nêu các đặc điểm và ứng dụng của các loại mối ghép trên ?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Mối ghép bu lông + Mối ghép vít cấy + Mối ghép đinh vít

- Đặc điểm: đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép

2. Mối ghép bằng ren a. Cấu tạo mối ghép

- Mối ghép bằng ren có ba loại chính là:

+ Mối ghép bu lông + Mối ghép vít cấy + Mối ghép đinh vít

- Tuỳ theo mục đích sử dụng mà ta có thể chọn một trong ba kiểu mối ghép trên b. Đặc điểm và ứng dụng

- Đặc điểm: đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.

- Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.

- Đối với các chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn người ta dùng mối ghép vít cấy.

- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.

(5)

cần tháo lắp.

- Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.

- Đối với các chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn người ta dùng mối ghép vít cấy.

- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.

+ Báo cáo kết quả.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Ý kiến bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

- H/s tự bổ sung ghi kiến thức vào vở ghi.

- GV nhấn mạnh về các mối ghép:

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 3’

Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.

Nhiệm vụ : HS làm bài tập mà Gv giao cho.

Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân

Sản phẩm : Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở Gợi ý tiến trình hoạt động

Cho học sinh làm bài . Hãy chọn câu trả lời đúng:

Mối ghép nào sau đây không phải là mối ghép không tháo được?

A. Mối ghép bằng đinh tán B. Mối ghép bằng then C. Mối ghép bằng chốt D. Mối ghép bằng ren Đáp án: A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 4’

Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.

Nhiệm vụ : Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho.

Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Sản phẩm :. Câu trả lời của học sinh.

Tại sao người ta không dùng hàn thiếc quai vào nồi nhôm mà phải đinh tán ?

(6)

Hướng dẫn trả lời

Bởi vì không thể hàn nhôm được bởi vì chất nhôm sẽ bị chảy ra rất mau khi gặp độ nóng hơn nữa rất tốn kém khi phải sử dụng hợp chất hóa học rất nguy hiểm tới sức khỏe. Tại các nước văn minh người ta dùng keo dán kim loại để dán nhôm, tại Việt Nam vì kinh tế còn khó khăn và giá thành các thành phẩm này quá cao nên phải dùng đinh nhôm để tán quai và nồi nhôm ...

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 1’

Mục tiêu : Nhận biết được các loại mối ghép không tháo được.

Nhiệm vụ : Học sinh tìm các sản phẩm cơ khí trong nhà mình có sử dụng mối ghép không tháo được

Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân.

Gợi ý tiến trình hoạt động

Học sinh tìm các sản phẩm cơ khí trong nhà mình có sử dụng mối ghép không tháo được

* Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh