• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 13/11/2021 Tiết: 20 BÀI 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài này HS sẽ phải:

1. Kiến thức

- Nhận dạng được mối ghép ren trong thực tế kỹ thuật và đời sống.

- Trình bày được khái niệm mối ghép bằng ren

- Mô tả được cấu tạo, đặc điểm của mối ghép bằng ren . - Liệt kê được các ứng dụng của hai loại mối ghép trên.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận dạng được mối ghép ren, mối ghép bằng đinh tán trong thực tế kỹ thuật và đời sống.

- Sử dụng công nghệ: Tháo, lắp được các mối ghép bằng ren.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự học và tự chủ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan các loại mối ghép, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4, phiếu học tập, đề kiểm tra, giấy A0.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

8A 15/11/2021

8B 20/11/2021

2. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (4’) a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Giới thiệu mối ghép bằng ren

(2)

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra tình huống: Có một số chiếc bút như sau

? Để thay ruột bút bi trên, chúng ta cần thực hiện thao tác nào?

GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình huống.

HS tiếp nhận tình huống.

Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.

Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình huống.

GV theo dõi, hỗ trợ HS lúc khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Vậy mối ghép bằng ren có cấu tạo, đặc điểm như thế nào, có ứng dụng trong đời sống và sản xuất ra sao thì chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren (27’)

a.Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép tháo được: mối ghép bằng ren.

b. Nội dung: Mối ghép bằng ren

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

(3)

GV chia học sinh làm 4 nhóm đặt tên là nhóm chuyên gia số 1, nhóm chuyên gia số 2, nhóm chuyên gia số 3, nhóm chuyên gia số 4. Nhiệm vụ của các nhóm chuyên gia như sau:

Nhóm chuyên gia số 1, 2: Tìm hiểu về cấu tạo mối ghép bằng ren và trình bày ra giấy nội dung sau:

1, Cấu tạo của mối ghép bằng ren

Nhóm chuyên gia số 1, 2: Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren và trình bày ra giấy nội dung sau:

2, Đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren

Thời gian hoàn thành nhiệm vụ của mỗi nhóm chuyên gia là 10 phút.

GV chia nhóm 1,2 với nhóm 3, 4 thành các nhóm học tập. Nhiệm vụ thứ nhất của nhóm học tập: Từng thành viên trình bày nội dung đã tìm hiểu từ nhóm chuyên gia cho các thành viên khác. Thời gian thực hiện nhiệm vụ thứ nhất là 9 phút.

Nhiệm vụ thứ 2: Hoàn thành PHT. Thời gian là 4 phút.

GV yêu cầu các nhóm học tập trao đổi sản phẩm PHT cho nhau.

GV cung cấp đáp án PHT cho các nhóm học tập để các nhóm học tập xác định số câu trả lời đúng.

II. Mối ghép tháo được 1. Mối ghép bằng ren Mối ghép bằng ren gồm: Mối ghép bu lông, mối ghép vít cấy, mối ghép đinh vít.

- Mối ghép bu lông: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông.

- Mối ghép vít cấy: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy.

- Mối ghép đinh vít: Chi tiết ghép và đinh vít.

* Tùy theo mục đích sử dụng mà lựa mối ghép thích hợp.

* Khi tháo lắp cần thao tác đúng kĩ thuật (đủ lực, đúngdạng ren) để tránh làm hỏng ren

b. Đặc điểm và ứng dụng

- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.

- Mối ghép bu lông thường được dùng để ghép chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp - Đối chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy.

- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.

Thực hiện nhiệm vụ HS thành lập nhóm chuyên gia và thực hiện

nhiệm vụ được giao theo nhóm.

HS tìm hiểu nội dung và thảo luận trên giấy.

HS chủ động ghi nhớ kiến thức đã được hình thành từ nhóm chuyên gia.

HS hình thành nhóm học tập. Hoàn thành

(4)

nhiệm vụ của nhóm học tập

Các nhóm trao đổi PHT với nhau.

Các nhóm đối chiếu và thực hiện

Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày.

Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nội dung vào vở.

Hoạt động 3: Luyện tập (8’)

a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về mối khớp bằng ren b. Nội dung: Mối khớp bằng ren

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV phát phiếu kiểm tra cho từng học sinh. Thời gian làm bài là 4 phút.

Hoàn thành bài kiểm tra Thực hiện nhiệm vụ

HS làm bài kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra giáo viên chiếu kết quả. Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, chấm.

HS chiếu đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.

GV nhận xét và khen bạn có nhiều câu đúng nhất.

HS nghe.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 4: Vận dụng (5’)

a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

b. Nội dung: Mối khớp bằng ren c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4 d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

(5)

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS kể tên các đồ dùng ở gia đình em có mối khớp bằng ren. Ghi vào giấy A4, giờ sau nộp cho GV.

Bản ghi trên giấy A4 Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ của mình.

Báo cáo, thảo luận 1-2 HS cá nhân trình bày.

HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

PHỤ LỤC 1: Phiếu học tập 1

Câu 1: Nêu cấu tạo của mối ghép bằng ren?

...

...

Câu 2. Nêu ứng dụng của mối ghép bằng ren?

...

...

PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Mối ghép bằng ren gồm có:

A. Mối ghép bu lông, mối ghép vít cấy, mối ghép đinh vít

B. Mối ghép bu lông, mối ghép vít cấy, mối ghép bằng đinh tán.

C. Mối ghép bu lông, mối ghép bằng đinh tán, mối ghép đinh vít D. Mối ghép bằng đinh tán, mối ghép vít cấy, mối ghép đinh vít

Câu 2. Mối ghép bằng bu lông thường được sử dụng trong trường hợp sau A. Chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.

B. Chi tiết có chiều dày lớn và cần tháo lắp.

C. Chi tiết có chiều dày quá lớn và cần tháo lắp.

D. Chi tiết có chiều dày không lớn và không cần tháo lắp.

Câu 3. Mối ghép bằng vít cấy thường được sử dụng trong trường hợp sau A. Chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.

B. Chi tiết có chiều dày lớn và cần tháo lắp.

C. Chi tiết có chiều dày quá lớn và cần tháo lắp.

D. Chi tiết có chiều dày không lớn và không cần tháo lắp.

Câu 4. Mối ghép bằng đinh vít thường được sử dụng trong trường hợp sau

(6)

A. Chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.

B. Chi tiết có chiều dày lớn và cần tháo lắp.

C. Chi tiết ghép chịu được lực nhỏ.

D. Chi tiết có chiều dày không lớn và không cần tháo lắp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào… Một lát sau, I-va-nốp đứng dậy nói: “Đồng chí Lê-nin,

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. - Yêu cầu học sinh mở hộp thiết bị lắp ghép hình que và quan sát giáo viên giới thiệu lấy từng chi tiết lắp

- Yêu cầu học sinh mở hộp thiết bị lắp ghép hình que và quan sát giáo viên giới thiệu lấy từng chi tiết lắp ghép thành các hình khối..

Mối ghép giữa thùng xe và gía đỡ ben có nên lắp chặt không?.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến mối ghép cố định, mối ghép không tháo được, lắng nghe và phản

(2) Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn /, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi

- KT: Biết được cấu tạo, khái niệm , đặc điểm, ứng dụng của mối ghép đinh tán, mối ghép hàn.. - KN: Phân biệt được mối ghép hàn và mối

Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép Câu 16: (0,3đ) Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép động.. Mối