• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 01 / 11/ 2019 Tiết: 22 Ngày giảng: /11/2019

CHƯƠNG IV : CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP

BÀI 24 :

KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và phân loại được chi tiết máy.

- Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy.

- Biết được công dụng của từng kiểu lắp ghép.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được nhóm chi tiết có công dụng chung và nhóm chi tiết có công dụng riêng.

- Phân biệt được mối ghép cố định và mối ghép động.

3. Về thái độ :

- Có ý thức vệ sinh và bảo vệ chi tiết máy.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, quản lí, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực bộ môn: Năng lực trình bày, năng lực sử dụng mẫu vật.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến bài học, mẫu một số chi tiết của cụm trục trước xe đạp : Trục, đai ốc, vòng đệm, côn, đai ốc hãm côn và một số chi tiết máy khác : Bulong, đai ốc, lò xo, bánh răng, vòng bi, khung xe đạp ; mảnh vỡ máy ...

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập...

III. Phương pháp - Kĩ thuật dạy học - Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp hoạt động cặp đôi.

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

IV. Tiến trình bài giảng- Giáo dục : 1. Ổn định tổ chức lớp:( 01 phút)

Lớ p

Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A

(2)

8B 8C

2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút)

Câu hỏi : Em hãy nêu những kĩ thuật cơ bản khi dũa kim loại ? Trả lời :

* Những kĩ thuật cơ bản khi dũa kim loại : a. Chuẩn bị :

- Chọn eto theo tầm vóc của người.

- Kẹp vật dũa chặt vừa phải.

- Đối với vật mềm cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má etô.

b. Cách cầm dũa và thao tác dũa :

- Cách cầm dũa : Tay phải cẩm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt lên đầu dũa.

- Thao tác dũa : Phải thực hiện hai chuyển động :

+ Đẩy dũa tạo lực cắt : Hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng.

+ Khi kéo dũa về không cần cắt, cần kéo nhanh và nhẹ nhàng.

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động ( 02 phút)

Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép lại với nhau. Khi hoạt động, máy thường hỏng hóc những chỗ lắp ghép. Vì vậy, để hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết bị. Chúng ta cùng nghiên cứu « Bài 24 : Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép ».

B. Hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chi tiết máy - Mục tiêu : Hiểu rõ hơn về chi tiết máy.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp.

- Thời gian : 17 phút

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, hoạt động cặp đôi, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : Theo em, chiếc ôtô hoặc xe máy

được tạo thành như thế nào ?

HS : Tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau.

GV : YCHS quan sát H24.1/SGK :

I. Khái niệm về chi tiết máy : 1. Khái niệm về chi tiết máy :

(3)

- Cụm trục trước xe đạp được hợp thành từ mấy phần tử ? Em hãy kể tên các phần tử đó ?

HS : 5 phần tử là trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn, côn.

GV : Em hãy cho biết công dụng của từng chi tiết ? Các phần tử đó có đặc điểm gì chung ?

HS :

+ Trục : Hai đầu có ren để lắp vào càng xe nhờ đai ốc.

+ Đai ốc hãm côn : Có nhiệm vụ giữ côn ở lại một vị trí.

+ Đai ốc, vòng đệm : Lắp trục với càng xe.

+ Côn : Cùng với bi, nối tạo thành ổ trục.

- Đặc điểm chung của các phần tử đó là không thể tách rời được nữa và có nhiệm vụ nhất định trong máy.

GV : Những phần tử đó chính là những chi tiết máy => Vậy, em hiểu gì về chi tiết máy ?

HS : Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : YCHS quan sát H24.2/SGK và thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút:

- Em hãy cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy ? Tại sao ?

HS : Báo cáo kết quả thảo luaanj trong thời gian 1 phút : Phần tử không phải là chi tiết máy : Mảnh vỡ máy vì nó cấu tạo không hoàn chỉnh.

GV : Vậy, dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là gì ?

HS : Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy : Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa.

- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

- Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy : Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa.

(4)

GV : Nhấn mạnh, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Dựa vào đâu để người ta phân loại chi tiết máy ?

HS : Dựa vào công dụng để phân loại.

GV : Em hãy kể tên các chi tiết máy mà em biết ?

HS : Bulong, đai ốc, bánh răng, trục khuỷu, khung xe đạp...

GV : Dựa vào công dụng, chi tiết máy được chia làm mấy nhóm ?

HS : Hai nhóm : Nhóm chi tiết có công dụng chung và nhóm chi tiết có công dụng riêng.

GV : YCHS quan sát tranh ảnh kết hợp quan sát mẫu vật :

- Em hãy sắp xếp các chi tiết đó vào hai nhóm chi tiết có công dụng chung và nhóm chi tiết có công dụng riêng ?

HS :

+ Nhóm chi tiết có công dụng chung : Bulong, đai ốc, bánh răng, lò xo... =>

được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau.

+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng : Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp... =>

chỉ được dùng trong một loại máy nhất định.

GV : Nhấn mạnh, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Em có nhận xét gì về các chi tiết máy hiện nay ?

HS : Các chi tiết máy đa dạng, đều được tiêu chuẩn hóa.

2. Phân loại chi tiết máy :

Chi tiết máy được chia làm hai nhóm :

+ Nhóm chi tiết có công dụng

chung : Bulong, đai ốc, bánh răng, lò xo... => được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau.

+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng : Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp... => chỉ được dùng trong một loại máy nhất định.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách lắp ghép của các chi tiết máy với nhau - Mục tiêu : Hiểu rõ hơn về cách lắp ghép của các chi tiết máy.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp.

- Thời gian 15 phút

(5)

- Kĩ thuật dạy học : kĩ thuật hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, hoạt động cặp đôi.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : YCHS đọc nội dung phần II/SGK :

- Các mối ghép được chia làm mấy loại ? HS : Các mối ghép được chia làm hai loại là mối ghép cố định và mối ghép động . GV : YCHS quan sát mô hình chiếc xe đạp kết hợp quan sát mẫu vật :

- Em hãy kể tên các chi tiết của chiếc xe đạp ?

HS : Khung xe đạp, bánh xe, líp, vành đĩa, tay phanh, ổ trục, yên xe, lồng xe ...

GV : Em hãy sắp xếp các chi tiết đó vào hai loại mối ghép ?

HS :

- Mối ghép cố định : Khung xe đạp, yên xe, lồng xe...

- Mối ghép động : Bánh xe, vành xe, líp, ổ trục, tay phanh...

GV : Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh

GV : YCHS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút : Qua các ví dụ đó em hãy phân biệt hai loại mối ghép cố định và mối ghép động ?

HS : Thảo luận, báo cáo kết quả trong khoảng thời gian 1 phút :

* Mối ghép cố định :

- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Gồm :

+ Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt...

+ Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn...

* Mối ghép động :

- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau như bánh ròng rọc và trục...

II. Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?

- Các mối ghép được chia làm hai loại là mối ghép cố định và mối ghép động .

a. Mối ghép cố định :

- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Gồm :

+ Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt...

+ Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn...

b. Mối ghép động :

- Là những mối ghép mà các chi tiết

(6)

GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Em hãy lấy một số VD trong thực tế về mối ghép cố định và mối ghép động.

HS : Liên hệ, trả lời.

được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau như bánh ròng rọc và trục...

C. Luyện tập – Vận dụng ( 03 phút)

- Đặt một số câu hỏi củng cố bài để học sinh khắc sâu kiến thức.

- Mời một vài HS đọc ghi nhớ SGK/Tr 85.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài ( 02 phút)

- Về nhà học bài, học thuộc ghi nhớ, trả lời câu hỏi cuối bài và hoàn thành bài tập.

- Đọc và chuẩn bị « Bài 25 : Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được».

- Trả lời câu hỏi :

Câu 1 : Sưu tầm các mối ghép mà em biết ?

Câu 2 : Lấy ví dụ về các mối ghép không tháo được mà em biết ? V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực