• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: 13/ 12/ 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 78: UÂN UÂT(TIẾT 1) I.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các vần uân, uât; đọc đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uân, uât.

- Viết đúng các vần uân, uât (kiểu chữ thường); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uân, uât. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uân, uât có trong bài học; Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Đón Tết được gợi ý trong tranh; kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chương trình nghệ thuật chào xuân; bố con Hà đi chợ hoa xuân; một số cây cối...).

- Cảm nhận được tình cảm gia đình.

II.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên

- Máy tinh, tivi, tranh ảnh bài học, bộ chữ Học sinh

- Bộ chữ, bảng con, phấn, khăn lau III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1. Mở đầu (3 phút)

- HS hát chơi trò chơi

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức- Luyện tập, thực hành ( 20)

2.1. Nhận biết

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi Em thấy gì trong tranh?

- GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu cầu HS đoc theo, GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Chúng em xem/ chương trình nghệ thuật/ chào xuân.

- GV giới thiệu các vần mới uân, uât.

Viết tên bải lên bảng.

2.2. Đọc

- Hs chơi

- Chúng em xem chương trình nghệ thuật chào xuân.

- u – â – n – uân

- u – â – t – uât

(2)

a. Đọc vần

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần uân, uât.

+ GV yêu cầu một số (4-5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uân.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ n, ghép t vào để tạo thành uât.

- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh uân, uât một số lần.

- So sánh các vần

+ GV giới thiệu vần uân, uât.

+ GV yêu cầu một số (2-3) HS so sánh các vần ươn, ương để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

b. Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng xuân. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng xuân.

+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng xuân . Lớp đánh vần đồng thanh tiếng xuân.

+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng xuân. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng lượn.

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có

uân, uât

- HS tìm và ghép

- Giống nhau: đều có âm uâ đứng đầu vần

- Khác nhau: vần uân có âm n đứng cuối vần. Còn vần uât có âm t đứng cuối vần

- x -uân – xuân

(3)

trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng női tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.

+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.

+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần uân, uât.

+ GV yêu cầu 1-2 HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.

+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: tuần tra, mùa xuân, võ thuật Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn tuần tra, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ tuần tra xuất hiện dưới tranh.

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần uân trong tuần tra, phân tích và đánh vần tuần tra, đọc trơn từ ngữ tuần tra - GV thực hiện các bước tương tự đối với mùa xuân, võ thuật

- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

2.3. Viết ( 10P)

*Viêt bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần uân, uât.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uân, uât.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uân, uât và tuần, thuật. (chữ cỡ vừa).

chuẩn khuân huân tuần khuất luật thuật xuất

- HS tìm và ghép tiếng

khu vườn, hạt sương, con đường

- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp

- Cá nhân, nhóm, cả lớp

- HS viết bảng con

(4)

- HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

TIẾT 2

*. Viết vở (10P)

- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uân, uât ; từ tuần tra, võ thuật.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.

2.4. Đọc đoạn(10p) - GV đọc mẫu cả đoạn.

- GV yêu cầu HS đọc thẩm và tìm các tiếng có vần uân, uât.

- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần uân, uât trong đoạn văn một số lần.

- GV yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn văn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu, khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng

- GV yêu cầu một số (2 – 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.

HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:

+ Gần Tết, bố và Hà đi đâu?

+ Hai bố con mua gì?

+ Cây đào và cây quất hai bố con mua thế nào?

+ Em đã bao giờ cùng bố hoặc mẹ đi chợ hoa chưa?

2.5. Nói theo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng cầu hỏi và HS trả lời theo từng cầu:

- Em thấy gì trong tranh?

- Em thường làm gì trong những ngày

- HS lắng nghe

- HS viết

- sương, vươn

- Bố và Hà đi chợ hoa mua đào và quất.

- Cành đào chi chít lộc non, nụ hoa phát hồng e ấp nở. Cây quất xum xuê, quả vàng óng.

- Hs trả lời

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời

(5)

Tết?

- Em có thích Tết không? Vì sao?

- Không khí gia đình em trong ngày Tết thường như thế nào?

3. Hoạt động 3. Vận dụng(5’)

- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần uân, uât và đặt câu với từ ngữ tìm được.

3. Hoạt động 3. Vận dụng(5’)

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần uân, uât và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- HS trả lời

- HS nêu

- Lắng nghe, ghi nhớ

__________________________________________

Ngày soạn: 13/ 12/ 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 79: UYÊN UYÊT(TIẾT 1-2) I.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các vần uyên, uyêt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uyên, uyêt.

- Viết đúng các vần uyên, uyêt; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uyên, uyêt.

Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uyên, uyêt có trong bài học; kỹ năng nói theo chủ điểm Cảnh vật được gợi ý trong tranh; kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (Bà kể chuyện;

tranh về trăng, tranh về cảnh vật: thuyền và trăng).

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, tình cảm gia đình.

II.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên

- Máy tinh, tivi, tranh ảnh bài học, bộ chữ Học sinh

- Bộ chữ, bảng con, phấn, han lau III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. HĐ 1:MỞ ĐẦU (3 phút)

- HS hát chơi trò chơi

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức- Luyện tập, thực hành (10p)

2.1. Nhận biết

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh?

- Hs chơi

Bà kể chuyện hay tuyệt

(6)

- GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Bà/ kể chuyện hay tuyệt.

- GV giới thiệu các vần mới uyên, uyêt.

Viết tên bài lên bảng.

2.2. Đọc a. Đọc vần

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần uyên, uyêt.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần. Một số (4 -5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số (4 – 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uyên.

+ HS tháo chữ n, ghép t vào để tạo thành uyêt.

- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh uyên, uyêt một số lần.

+ GV yêu cầu một số (2-3) HS so sánh các vần uyên, uyêt để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

b. Đọc tiếng

+ GV giới thiệu mô hình tiếng chuyện.

GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng chuyện.

+ GV yêu cầu một số (4 – 5) HS đánh

- u – y – ê – n – uyên - u – y – ê – t – uyêt

uyên, uyêt

- HS ghép vần

- Giống nhau: đều có âm uyê đứng đầu vần

- Khác nhau: vần uyên có âm n đứng cuối vần. Còn vần uyêt có âm t đứng cuối vần

- ch- uyên – chuyên – nặng –

chuyện

(7)

vần tiếng chuyện. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng chuyện.

+ GV yêu cầu một số (4 – 5) HS đọc trơn tiếng chuyện. Lớp đọc trơn đóng thanh tiếng chuyện.

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nổi tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.

+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.

+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.

+ GV yêu cầu 1 – 2 HS phân tích tiếng, 1- 2 HS nêu lại cách ghép.

+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con thuyền, đỗ quyền, truyền thuyết.

- hanhi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn con thuyền, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ con thuyền xuất hiện dưới tranh.

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần uyên trong con thuyền , phân tích và đánh vần từ con thuyền, đọc trơn từ ngữ con thuyền,

- GV thực hiện các bước tương tự đối với đỗ quyền, truyền thuyết.

- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- chuyến luyện thuyền chuyện

duyệt khuyết tuyết tuyệt

đóa hoa, váy xoè, chích chòe

2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp

đọc đồng thanh một số lần.

(8)

- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

2.3. Viết (10p)

* Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần uyên, uyêt. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uyên, uyêt.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con:

uyên, uyêt , thuyền, thuyết (chữ cỡ vừa).

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn, - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- Cá nhân, nhóm, cả lớp

TIẾT 2

*. Viết vở(10p)

- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uyên, uyêt; từ ngữ con thuyền, truyền thuyết.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó han khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.

2.4. Đọc đoạn(10p) - GV đọc mẫu cả đoạn.

- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uyên, uyêt.

- GV yêu cầu một số (4 – 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần uyên, uyêt trong đoạn văn một số lần.

- GV yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn văn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng cầu (mỗi HS một cầu), khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- GV yêu cầu một số (2-3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:

+ Sân nhà bạn nhỏ sáng nhờ đâu?

- HS viết

- HS lắng nghe

- khuyết, thuyền

- Nhờ ánh trăng soi sáng

- Trăng tròn như cái đĩa, trăng

khuyết như thuyền trôi.

(9)

+ Trăng tròn và trăng khuyết giống với sự vật nào?

+ Những câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ trong bài thơ và trăng rất thân thiết với nhau?

2.5. Nói theo tranh(5p)

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

Em thấy gì trong tranh?

Tìm những sự vật, hoạt động có tên gọi chứa vần uyên, uyết. (Gợi ý: trăng khuyết, con thuyền, chuyến đi, di chuyển,..);

Đặt câu với các từ ngữ tìm được; Nói về cảm nghĩ của em với cảnh vật.

- GV có thể mở rộng giúp HS có kĩ năng quan sát cảnh vật.

3. Hoạt động 3. Vận dụng(5’)

- HS tìm một số từ ngữ chứa các vần uyên, uyêt và đặt câu với từ ngữ tìm được.

*Tổng kết, dặn dò (5 phút)

GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- GV lưu ý HS ôn lại các vần uyên, uyêt và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Em đi trăng theo bước/ Như muốn cùng đi chơi.

- trăng, thuyền, biển

- HS nêu

- Lắng nghe

___________________________________________________________

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 1-TRANG 76) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Ôn tập tổng hợp về tính cộng trừ trong phạm vi 10

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào tính nhẩm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10; giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

- HS hứng thú, tích cực học tập, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. GV: Máy tính, ti vi, loa

2. HS: SGK Toán 1, Vở BT Toán 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo viên Học sinh

(10)

1. Hoạt động 1: Mở đầu (3-5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” . Ôn tập tính cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép cộng, trừ trong phạm vi 10.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV nêu mục tiêu tiết học, giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập(25-27’) Bài 1 : Tính nhẩm

- GV nêu yêu cầu bài tập

? Bài tập yêu cầu gì ? - Cho HS làm bài cá nhân

Chữa bài : Cho HS đọc bài làm của mình

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng-> Cho HS đổi vở, kiểm tra chéo bài và hỏi đáp kết quả các phép tính

- Gọi HS báo cáo kết quả - GV nhận xét

- Máy : Cột tính thứ 2

? Con có nhận xét gì về hai phép tính này?

- GV chốt: Khi thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.

? Thế các con có nhận xét gì về 4 phép tính này?

- GV chốt: Như vậy khi ta lấy kết quả của phép cộng trừ đi số này ta được số kia. Đây chính là mối quan hệ của phép cộng với phép trừ. Các con cần ghi nhớ để làm bài tập nhanh và đúng.

- Máy : Cột tính thứ 3

? Con có nhận xét gì về 2 phép tính này ? ( 4 + 0 ; 0 +6)

- GV nhận xét,chốt: Số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó

- GV hỏi tương tự với 2 phép tính : 8 - 0 ; 9 - 9

- HS lắng nghe

- HS chơi trò chơi Truyền điện - HS quan sát, lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài

- HS lắng nghe - 1 HS trả lời

- HS làm bài vào vở bài tập

- 2 HS làm bảng phụ ( mỗi HS làm 2 cột)

- 2 HS làm bảng đọc bài làm của mình

- HS khác nhận xét

- HS cùng bàn đổi vở, chấm chéo và đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả các phép tính tương ứng.

- 1, 2 nhóm HS báo cáo HS khác nx

- HSTL - nhận xét - HS lắng nghe - HSTL - nhận xét - HS lắng nghe

- HS trả lời: 4 + 0 = 4; 0 + 6 = 6 - HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có

- 1, 2 HS trả lời - nhận xét

(11)

- GV nhận xét,chốt số 0 trong phép trừ

? GV hỏi để chốt : Để nhẩm đúng và nhanh kết quả các phép tính ở bài tập 1 các con cần làm gì?

- GV chốt : Cần ghi nhớ các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 đã học

* Thư giãn giữa giờ

Bài 2 : Nêu các phép cộng có kết quả là 8 từ những thẻ số sau :

- GV nêu yêu cầu bài tập

? Bài tập yêu cầu gì ?

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh.

- GV lưu ý HS : Từ các thẻ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, tìm hai số để khi cộng lại ta được kết quả là 8. Nghĩa là nếu chọn trước một số, tìm số còn lại sao cho cộng hai số ta được kết quả là 8.

VD : Nếu chọn số thứ nhất là 7 thì số còn lại phải là 1 để có 7 + 1 = 8, ...

- Cho HS thảo luận nhóm bàn để làm bài tập

- Gọi Hs chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng ( máy)

* GV có thể tổ chức cho HS làm bài qua trò chơi Tiếp sức

? Để làm đúng và nhanh bài tập 2, các con cần phải làm gì ?

- GV nhận xét, lưu ý HS học thuộc lòng các phép cộng trong phạm vi 8

Bài 3 : Số ?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

? Bài tập yêu cầu gì ?

- Lưu ý HS dựa vào kiến thức đã học về các phép cộng trừ trong phạm vi 10 để làm bài tập - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập

- Chữa bài : Gọi HS đọc bài làm của mình - GV nhận xét, chốt bài làm đúng trên máy

? Tại sao con lại điền 3 vào ô trống ở cột thứ nhất ?

- GV nhận xét: Như vậy cô thấy các con đã vận dụng tốt mối quan hệ của phép cộng với phép trừ để làm bài tập rồi đấy - khen HS.

- 1, 2 HS trả lời - nhận xét - HS lắng nghe

- HS lắng nghe - 1 HS trả lời

- HS quan sát, lắng nghe

- HS thảo luận làm bài vào vở bài tập và chia sẻ bài làm của mình trong nhóm bàn

- 1, 2 nhóm HS chia sẻ bài làm trước lớp

- HS khác nhận xét

- 1, 2 HS trả lời - HS khác nhận xét

- 1 HS đọc - 1 HS trả lời - HS lắng nghe

- HS làm bài cá nhân - 1 HS đọc

- 1 HS khác nhận xét - 1, 2 HS trả lời - HS khác nhận xét - HS lắng nghe - HS trả lời

- HS quan sát, lắng nghe

(12)

- Nhắc HS ghi nhớ mối quan hệ của phép cộng với phép trừ để tính đúng và nhanh kết quả các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10

* GV có thể tổ chức cho HS làm bài thông qua trò chơi “Đố bạn”.

3. Hoạt động 3: Vận dụng (5-7’)

- GV yêu cầu HS liên hệ tìm tình huống

thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10 và chia sẻ với các bạn

*Tổng kết, nhận xét

- Học bài hôm nay, em biết thêm được điều gì ? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS

- HS hỏi đáp

VD: Tôi đố bạn 6 cộng mấy bằng 9 ?

9 trừ mấy bằng 6 ?, ...

- HS thực hiện

- 1,2 HS chia sẻ trước lớp

- HS trả lời - HS lắng nghe ____________________________________

HĐTN

Chủ đề 4: AN TOÀN CHO EM

Bài 10: Sử dụng đồ dùng an toàn trong gia đình I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

HS có khả năng:

1. Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình; Kể tên, nêu được tác dụng của việc sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.

2. Phân biệt được hành động an toàn và không an toàn về việc sử dụng đồ dùng trong gia đình.

3. Tự giác chấp hành những quy định về việc sử dụng đồ dùng gia đình an toàn khi giúp đỡ gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Máy tính, ti vi, loa, băng nhạc các bài hát Bé quét nhà - Phần thưởng cho HS

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 - Thẻ mặt cười, buồn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

(13)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. Mở đầu (5-7’)

- Gv bật nhạc bài hát Bé quét nhà cả lớp hát.

- Gv: Giới thiệu bài

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới:(10-12’)

* Xác định những hành động sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn và không an toàn

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể chuyện về đồ dùng gia đình”. Cách chơi như sau: Mỗi em lấy một tờ giấy, vẽ một đồ dùng gia đình mà em thích và thể hiện tác dụng, cách sử dụng đồ dùng đó.

Thời gian vẽ là 3 phút. Nếu không vẽ được hoặc không vẽ kịp, có thể ghi tên và tác dụng, cách sử dụng đồ dùng đó.

- GV khen ngợi, động viên, khuyến khích HS.

- GV nhận xét, bổ sung và khái quát: Có rất nhiểu đồ dùng gia đình. Mỗi loại đồ dùng đều có đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng riêng. Có những đồ dùng đơn giản, dễ sử dụng, không gây nguy hiểm, nhưng cũng có những đồ dùng có thể gây tai nạn, thương tích nếu không biết sử dụng đúng cách, an toàn.

- Yêu cầu HS mở SGK, quan sát các tranh trong hoạt động 1.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm cặp đôi để chỉ ra những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn và không an toàn.

- GV nhắc lại từng ý kiến

- GV tập hợp kết quả hoạt động của HS và bổ sung thêm một số hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn hoặc

- Vừa hát vừa vận động - HS mở SGK, đọc tên bài

- HS tham gia chơi

HS sẽ trình bày trước lớp những hiểu biết của em vể đồ dùng đó. HS nào vẽ đồ dùng trùng lặp với bạn đã trình bày trước sẽ nhường quyển cho bạn khác.

Khi không còn ai có ý kiến khác, trò chơi kết thúc.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

- Những HS ngồi dưới lớp lắng nghe và quan sát.

- HS cả lớp thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ thẻ.

-HS lắng nghe -HS theo dõi

(14)

không an toàn vào bảng như sau:

Những hành động sử dụng đổ dùng gia đình không an toàn có

thể gây tai nạn thương tích

Những hành động sử dụng đổ dùng gia đình an Rót nước sôi từ ấm đun toàn

nước to, nặng quá sức vào

Dùng chổi để quét nhà, quét sân

Cẩm tay vào dây điện khi đang cắm điện

Dùng điểu khiển bật ti-vi

Dùng dao to để chặt vật cứng

Dùng chậu, rổ, rá để rửa rau, vo gạo

Đùa nghịch trong lúc dùng kéo cắt giấy

Dùng dụng cụ chuyên gọt để gọt củ, quả

Chạm tay vào ấm điện

đang đun Bật quạt điện Dùng kéo cắt giấy thủ công

- GV nhận xét và kết luận hoạt động 1:

Khi làm việc nhà, các em chú ý thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, phù hợp với sức của mình; tuyệt đối không được thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn để tránh những tai nạn, thương tích có thể xảy ra.

Hoạt động 3. Luyện tập – Thực hành:

(10-12’)

Nhận xét các hành vi sử dụng đồ dùng gia đình

- GV Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thảo luận và nhận xét hai hành vi được thể hiện trong tranh ở hoạt động 2:

- Gợi ý HS thảo luận: Hành vi sử dụng đồ dùng gia đình của các bạn trong tranh 1, tranh 2 có an toàn không? Có thể gây tai nạn, thương tích gì? Nếu là bạn của những bạn trong tranh, em sẽ khuyên bạn như thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng gia đình?

- Mời đại diện các nhóm HS lần lượt trình bày kêt quả thảo luận của nhóm mình.

- Mời một số HS nêu điều đã học được và cảm nhận của em sau khi tham gia

-HS theo dõi, lắng nghe

- Thảo luận theo gợi ý

+ Bạn sờ tay vào ấm điện đang cắm.

+ Một bạn nam cầm kéo đùa với một bạn nữ.

-HS chia sẻ

- Các nhóm khác nhận xét -HS chia sẻ

- HS lắng nghe và ghi nhớ

(15)

hoạt động 1, 2

Hoạt động 4. Vận dụng(5-7’) Thực hành ở gia đình

- Yêu cầu HS vể nhà thực hiện những việc sau:

- Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điểu đã học hỏi được vể việc sử dụng dụng cụ gia đình an toàn.

- Nhờ bố mẹ, người thân hướng dẫn cách sử dụng một số đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn.

- Thực hành sử dụng một số đồ dùng vào việc giúp đỡ gia đình những việc vừa sức như quét nhà, lau bàn ghế, rửa rau, chăm sóc cây,...

- Nghe bố mẹ, người thân nhận xét việc sử dụng đồ dùng gia đình của em.

* Nhận xét - Tổng kết:

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

___________________________

Ngày soạn: 14/ 12/ 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 80: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm vững cách đọc các vần oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy, uân, uât, uyên, uyêt; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy, uân, uât, uyên, uyêt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học;

kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện Cặp sừng và đôi chân. Qua câu chuyện, HS còn được rèn luyện bước đầu kỹ năng ghi nhớ chi tiết, xử lí vấn đề trong các tình huống... và góp phần giúp HS có ý thức về giá trị của mỗi bộ phận trên cơ thể.

- Yêu bản thân, biết giữ gìn bảo vệ thân thể.

II.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên

- Máy tinh, tivi, tranh ảnh bài học, bộ chữ Học sinh

- Bộ chữ, bảng con, phấn, khăn lau

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(16)

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1. Mở đầu (3 phút)

- HS nghe bài hát

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức- Luyện tập, thực hành: (20 phút)

2.1. Đọc vần, tiếng, từ ngữ

- Đọc vần: HS (cá nhân, nhóm) đánh vần các vần . Lớp đọc trơn đồng thanh.

- Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ. Lớp đọc trơn đồng thanh. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại, HS tự đọc ở nhà.

2.2. Đọc đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.

- GV đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.

- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

+ Hà thưởng được nghe bà kể chuyện khi nào?

+ Hà đã được bà kể cho nghe những truyện gì?

+ Giọng kể của bà thế nào?

+ Hà có thích nghe bà kể chuyện không?

+ Câu văn nào nói lên điều đó?

2.3. Viết câu

- GV hướng dẫn viết vào vở Tập viết 1, tập một cầu “Xuân về, đào nở thắm, quất trĩu quả” (chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ).

Số lần lặp lại tùy thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

- Vừa hát vừa vận động

- ngoa, loát, thoăn, hoắt, loài, huệ, tùy, luận, luật, chuyển, duyệt.

- ngoan ngoãn, tuyệt vời, ngoái lại, thoăn thoắt, lưu loát, xum xuê, vành khuyên, thủy thủ, tuần lễ, xuất phát.

- Khi mỗi lần Hà về quê

- Truyền thuyết Lạc Long Quân, Thánh Gióng, hồ Hoàn Kiếm và sự tích cây quất, cây xoài,…

- Giọng kể của bà trầm ấm

- Hà rất thích nghe bà kể chuyện.

- “Hà bị cuốn vào các câu chuyện suốt từ đầu đến cuối”.

TIẾT 2

2.4. Kể chuyện(30p)

(17)

* GV kể chuyện, đặt cầu hỏi và HS trả lời

Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện.

Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.

Đoạn 1: Từ đầu đến trông thật xấu xí.

GV hỏi HS:

1. Vì sao hươu nghĩ nó là con hươu đẹp nhất khu rừng?

2. Hươu có thích đôi chân của mình không?

Đoạn 2: Từ Một ngày đến cảm thấy vô cùng vướng víu. GV hỏi HS:

3. Khi tha thẩn trong rừng, hươu gặp phải chuyện gì?

4. Khi gặp sói, cặp sừng hay đôi chân giúp hươu thoát nạn?

Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:

5. Thoát nạn, hươu nghĩ gì

- GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra cầu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của cầu chuyện được kể

c. HS kể chuyện

-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV.

Một số HS kể toàn bộ cầu chuyện. GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra cầu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của cầu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ cầu chuyện và thi kể chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả,

3. Hoạt động 3. Vận dụng (5 phút)

+ Qua câu chuyện em học tập được điều gì?

- GV chốt

- Với cặp sừng lung linh, hươu tự nhủ mình là con hươu đẹp nhất khu rừng.

- Nhưng nó lại chẳng hề thích đôi chân chút nào vì cho rằng chúng trông thật xấu xí.

- Khi đang tha thẩn trong rừng, hươu phát hiện một con sói lớn đang lao về phía mình.

- Đôi chân của hươu khỏe mạnh giúp hươu chạy thật nhanh thoát nạn.

- Hươu nghĩ thầm “Thật là nguy hiểm! Minh gần như không thể trốn thoát được với cặp sừng này. May sao đôi chân đã cứu mình. Thì ra, cái gì cũng có giá trị riêng của nở”

HS nêu

(18)

*Tổng kết, dặn dò

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

_______________________________________

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG(TIẾT 2- TRANG 77) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập tổng hợp về tính cộng, trừ trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Các thẻ số và phép tính.

HS: Bộ đồ dùng toán, SGK, VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập tính cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép cộng, trừ trong phạm vi 10.

- HS chơi

2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Bài 4

- Cho HS thực hiện phép tính, rồi so sánh kết quả phép tính với số đã cho.

- HS thực hiện

- Chia sẻ với bạn cách so sánh của mình, suy nghĩ tìm cách so sánh nhanh chóng, chính xác.

- GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài 5

- Cho HS thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc trừ.

- HS thực hành tính Đổi vở, chữa bài, kiểm tra kết quả các phép tính.

Chia sẻ với bạn cách thực hiện tính.

Bài 6

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh.

- Chia sẻ trong nhóm.

Ví dụ: Bên trái có 6 quả su su. Bên phải có 3

(19)

quả su su. Có tất cả bao nhiêu quả su su?

Thành lập các phép tính: 6 + 3 = 9 hoặc 3 + 6 = 9; 9-6 = 3 hoặc 9-3 = 6.

3. Hoạt động vận dụng

GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS chia sẻ trước lớp

*Tổng kết, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

__________________________________________

TIẾNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn lại các vần đã học; Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, chép chính tả một đoạn văn bản ngắn (có độ dài khoảng 12 - 15 chữ) có chứa âm, vần đã học.

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh ảnh trong SGK, giài giảng Powerpoint - Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 5-6’)

- HS hát chơi trò chơi: Chọn con vật em yêu thích.

- GV phổ biến cách chơi.

- HS tham gia chơi.

- GV nhận xét, đánh giá HS

2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành( 24-26’)

a. Đọc

- GV đọc bài

Hoa giấy Ai bảo là giấy

Nắng không bạc màu?

Ai bảo là giấy

- Hs chơi: chọn con vật mình thích và đọc những từ, câu sau con vật đó.

(20)

Mưa không ướt nhàu?

Mỏng như là giấy Mưa nắng nào phai Tên nghe rất mỏng Nhưng mà dẻo dai.

(Nguyễn Lãm Thắng) - Gv y/c hs đọc bài và tìm tiếng chứa vần au, ong , ăng?

-Gv yêu cầu hs đọc bài - Gv nhận xét, đánh giá.

b. Dựa vào bài đọc, hoàn thiện những câu dưới đây.

- Gv gọi hs đọc: Đàn kiến - y/c Hs đọc

- Gv yêu cầu hs hoàn thiện câu sau:

+ Khi phát hiện mẩu bánh rơi, kiến (…) + Kiến báo tin cho nhau bằng cách (…).

- GV nhận xét đánh giá

+ Khi phát hiện mẩu bánh rơi, kiến nó bò quanh quẩn mẩu bánh và chạy nhanh về gọi đàn đến để khiêng mẩu bánh về.

+ Kiến báo tin cho nhau bằng cách chạm râu để báo tin.

3. Hoạt động 3: Vận dụng( 3-5’)

- GV yêu cầu học sinh tìm tiếng, từ ngoài bài có vần: ôn, êch

- GV gọi HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS đọc và tím tiếng:

+ au: màu, nhàu + ong: mỏng + ăng: nắng

- Hs đọc nối tiếp cá nhân, nhóm và tổ - Cả lớp đọc đồng thanh

-1-2 hs đọc: Đàn kiến.

- Hs đọc nối tiếp cá nhân, nhóm và tổ - HS đọc câu hỏi

- HS tìm từ ngữ điền vào chỗ còn thiếu của câu.

+ Khi phát hiện mẩu bánh rơi, kiến nó bò quanh quẩn mẩu bánh.

+ Kiến báo tin cho nhau bằng cách chạm râu để báo tin.

-HS lắng nghe

-3-4 HS nêu: gôn, trốn, hôn, lệch, ếch…

(21)

GV nhận xét, ghi bảng nhanh tiếng, từ Hs vừa tìm và yêu cầu HS đọc lại

*Tổng kêt – nhận xét:

- GV hệ thống kiến thức ôn tập - Nhận xét giờ học.

-HS đọc lại

-HS lắng nghe

______________________________________- TIẾNG VIỆT.

BÀI 81: ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn lại các vần đã học; Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, chép chính tả một đoạn văn bản ngắn (có độ dài khoảng 12 - 15 chữ) có chứa âm, vần đã học.

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh ảnh trong SGK, bài giảng Powerpoint - Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 5-7’)

- HS hát chơi trò chơi: Chọn con vật em yêu thích.

- GV phổ biến cách chơi.

- HS tham gia chơi.

- GV nhận xét, đánh giá HS

2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.

( 24-26)

a. Ghép các chữ đứng liền nhau (thêm dấu thanh phù hợp) để tạo từ ngữ chỉ loài vật

- Hoạt động nhóm. GV nêu yêu cầu thảo luận: Các nhóm đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng lin nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật.

Từng

thành viên trong nhóm chia sẻ hiểu biết của mình vẽ loài vật mà cá nhân yêu thích.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc lại các từ vừa ghép được.

- Hs chơi: chọn con vật mình thích và đọc những từ, câu sau con vật đó.

- HS thảo luận

- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm: lạc đà, chó sói, con rùa, con nhím, con khỉ, con lợn, con chó, con mèo, con gấu, con cá, cho hổ.

(22)

b. Đọc

Tết đang vào nhà Hoa đào trước ngõ Cười tươi sáng hồng Hoa mai giữa vườn Lung linh cánh trắng.

Sân nhà đầy nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối.

Tết đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa.

(Nguyễn Hồng Kiên) - Y/C tìm tiếng có chứa các vấn ơi, ao, ăng.

? Những câu thơ nào có tiếng chứa vần ơi? Những tiếng nào chứa vần ơi?

- GV thực hiện tương tự với các vần ao, ăng.

- GV giải thích nghĩa từ câu đối : Câu đối được treo ở đình, chùa hoặc những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối thường có nội dung ca ngợi những giá trị tốt đẹp.

Vào ngày Tết, một số gia đình Việt Nam có truyền thống treo câu đối để thể hiện mong ước tốt lành cho một năm mới.

- GV đọc mẫu.

- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

?Loài hoa nào đượC nói tới trong bài thơ?

? Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó.

? Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết?

? Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết?

? Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- Gv nhận xét, đánh giá.

- HS đọc và tím tiếng:

+ ơi: Mẹ phơi áo hoa Đất trời nở hoa.

(phơi, trời)

+ ao: Hoa đào trước ngõ Mẹ phơi áo hoa Tết đang vào nhà (đào, áo, vào) + ăng: Lung linh cánh trắng Sân nhà đầy nắng.

(trắng, nắng) - Hs lắng nghe

- HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.

- Hoa đào, hoa mai.

- Hoa đào: Cười tươi sáng hồng - Hoa mai: lung linh cánh trắng.

- Mẹ phơi áo hoa, em dán tranh gà, ông treo câu đối.

- Hs trả lời

(23)

3. Hoạt động 3: Vận dụng( 3-5’)

- GV yêu cầu học sinh tìm các hoạt động đón tết.

- GV gọi HS trả lời GV nhận xét, đánh giá

*Tổng kêt – nhận xét:

- GV hệ thống kiến thức ôn tập - Nhận xét giờ học.

- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật, về ngày Tết truyền thống của dân tộc.

-HS trả lời: gói bánh chưng, treo câu đối, đi chợ tết…

-HS lắng nghe.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Mở đầu( 5-6’)

- Gv cho HS nghe bài hát: Sắp đến tết rồi - Y/ c Hs đọc lại bài đọc ở tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá

2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.

( 23-25’)

*Tìm trong bài thơ Tết đang vào nhà những tiếng có vần ơi, ao, ăng

- GV y/c HS làm việc nhóm đôi cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần ơi, ao, ăng.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

+ Tiếng: đào, áo, trắng, nắng, phơi, vào, trời.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

*Viết chính tả

- GV đưa 2 khổ thơ cuối

? Đầu mỗi khổ thơ ta phải làm gì?

? Mỗi khổ thơ có mấy chữ?

- GV đọc hai khổ thơ cuối của bài thơ.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

- Thu vở chấm chữa ( 6-8 bài) 3. Hoạt động 3: Vận dụng( 5-6’) - Gv cho hs xem một số hình ảnh về tết.

? Các con đã giúp bố mẹ những công việc việc gì khi tết đến?( lau dọn nhà cửa, treo câu đối...)

? Khi giúp bố mẹ công việc đó con cảm thấy thế nào?( rất vui, hạnh phúc, phấn khởi...)

-Hs hát và nhún nhảy theo giai điệu bài hát.

- 2-3 Hs đọc

- HS luyện đọc nhóm đôi - HS trả lời

- HS lắng nghe.

-2 hs đọc lại khổ thơ - 2-3 Hs trả lời

- HS chép hai khổ thơ cuối.

- HS trả lời

-Hs nêu cảm nghĩ của mình - Hs kể

(24)

? Tết đến con sẽ nói lời những chúc gì đến mọi người xung quanh?

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Nhận xét, tổng kết.

- Gv nhận xét tiết học.

- GV, y/c Hs về nhà đọc cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè khổ đầu của bài thơ Tết đang vào nhà.

- Hs lắng nghe

____________________________________

Ngày soạn: 14/ 12/ 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 82: ÔN TẬP( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật, loài hoa); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: tranh ảnh trong SGK, giài giảng Powerpoint - Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 3-4’)

- HS hát bài: Tết đến rồi

2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành( 25- 27’)

*Viết

- GV yêu cầu HS đọc nhẩm một lần các số.

- GV hướng dẫn HS viết vào vở các từ chỉ số.

0: không; 1: một; 2: hai; 3: ba; 4: bốn;

5:năm; 6: sáu; 7: bảy; 8: tám; 9: chín - GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

* Tìm từ cùng vần với mỗi từ chỉ số ( theo mẫu)

VD:Một- bột- hột- sốt- tốt.

- Tìm từ có cùng vần với mỗi từ chỉ số GV có thể sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau cho nội dung dạy học này.

- HS tìm và nêu kết quả nối tiếp.

+ Không: mộng, sông, trông…

+ Một: Nhột, bột, nốt….

- Hs hát

- HS viết

- HS Thảo luận nhóm.

-1-2 nhóm lên trình bày

(25)

+ Hai: Tai, mai, sai…

+ Ba: Cha, má, ca…

+ Bốn: Trốn, rốn, môn…

+ Năm: Băm, tăm, chăm…

+ Sáu: Báu, máu, màu…

+ Bảy: Chảy, nảy, sảy…

+ Tám: tam, chám, sạm..

+ Chín: Kín, xin,…

- GV nhận xét, đánh giá.

*Luyện chính tả

-Tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.

+ GV gắn thẻ chữ c, k lên bảng.

+ Khi nào thì tiếng được dùng là k?

+ HS làm việc nhóm đôi: tìm những tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp (đọc tiếng tim được, phân tích cấu tạo của tiếng).

Cờ, cá, cọ, cổng….

Kem, kế, kim, kiêng, kính…

-Tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh.

(ghế, ghẹ, ghim…;Gỗ, gụ, ga, găng….) Các bước thực hiện tương tự như c, k.

- Tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.

Các bước thực hiện tương tự như c, k.

- Dựa vào đâu để phân biệt khi nào dùng g, gh? (Luật chính tả: gh đi với e, ê, i)

- HS viết các tiếng tìm được vào Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một

+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.

+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

- Thu vở chấm chữa ( 6-8 bài) 3. Hoạt động 3: Vận dụng( 3-5’)

- GV yêu cầu học sinh tìm tiếng, từ ngoài bài có âm: gh, ngh, c

- GV gọi HS trả lời

GV nhận xét, ghi bảng nhanh tiếng, từ Hs vừa tìm và yêu cầu HS đọc lại

*Tổng kêt – nhận xét:

- GV hệ thống kiến thức ôn tập - Nhận xét giờ học.

- Hs đọc yêu cầu

- khi đắng sau nó là e , ê, i thì dùng k.

- Hs lắng nghe và quan sát - HS tìm

- 2-3 Hs trình bày

- HS thực hiện tìm:

-2-3 Hs trả lời

- HS viết

-HS nêu: ghế, ghẹ. Nghề, nghỉ, củ, ca…

-HS đọc lại các tiếng vừa tìm được

-HS lắng nghe TIẾT 2

1. Họt động 1: Mở đầu( 3-4’)

(26)

- Gv cho hs nghe bài hát: Hoa lá mùa xuân 2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành( 25- 27’)

* Đọc

- GV đọc mẫu: Mùa xuân đến

- GV giải thích nghĩa từ ngữ: trầm ngâm.

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn

- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

+ Có những loài hoa nào được nói tới trong đoạn văn?

+ Tìm những từ ngữ nói về đặc điểm của loài hoa đó?

+ Kể tên các loài chim được nói đến trong bài?

+ Tìm những từ miêu tả đặc điểm của chúng?

?Theo em, đoạn văn miêu tả cảnh vật vào mùa nào trong năm? Vì sao em biết?

- GV nhận xét, đánh giá.

* Tìm trong đoạn văn Mùa xuân đến những tiếng cùng vần với nhau

Mẫu: Ngày- nảy

- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có vần giống nhau.

- GV hỏi HS về các tiếng có vần giống nhau:

?Những câu nào có tiếng chứa vần giống nhau?

?Những tiếng nào có vần giống nhau?

?Hãy phân tích cấu tạo của tiếng lâm và tấm...

GV thực hiện tương tự với các câu còn lại.

lâm - tấm, chào mào, trầm ngâm,..

* Tìm trong và ngoài đoạn văn tiếng có vần anh, ang

- Tìm những tiếng trong đoạn văn có vần anh, ang.

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận các câu hỏi sau: Những câu nào có vẫn anh? Những câu nào có vần ang?

+ Hãy phân tích cấu tạo của tiếng có vần

- HS cả lớp nhún nhảy theo giai điệu bài hát.

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp câu, đoạn. (theo cá nhân, nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.

+ Hoa bưởi, hoa nhãn, hoa cau.

+ Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thơm dịu.

+ Chim chích chòe, khướu, cu gáy.

+ Chích choè: nhanh nhảu Khướu: lắm điều

Cu gáy: trầm ngâm - Mùa xuân… .

- HS đọc và tìm - HS trả lời

- HS trả lời - HS phân tích

- HS trao đổi.

+ ang: Nắng vàng ngày càng rực rỡ.

anh: Những anh chích chòe nhanh nhảu.

+ vàng gồm âm v đứng trước vần ang đứng sau và dấu huyền trên đầu âm a.

Càng: âm c đứng trướng vần ang

(27)

anh/ ang

+ Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

- Tìm những tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang.

+ Nhóm đôi thảo luận theo yêu cầu của GV:

Tìm các tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang. Sau đó chia sẻ kết quả với nhóm khác để điều chỉnh, bổ sung số lượng tiếng có vần anh, ang của nhóm mình.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

+ GV nhận xét, đánh giá.

3. Hoạt động 3: Vận dụng( 4-5’) - Gv giới thiệu về mùa xuân.

? chúng ta cần làm gì để bảo về cây xanh,các loài động vật?

* Nhận xét, tổng kết.

- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các âm, vấn xuất hiện trong bài ôn.

- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về mùa xuân.

đứng sau và dấu huyền trên đầu âm a.

Nhanh: âm nh đứng trước vần anh đứng sau.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- anh: chanh, lanh, lạnh, xanh, bánh, cánh, mảnh, sảnh…

- ang: trang, mang, thang, sáng,…

- HS trao đổi.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe

- 3-4 Hs kể việc làm của mình.

_____________________________________________

TOÁN

Bài 36. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, nhận biết thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10. Củng cố kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Hoàn thành BT 1,2,3

- Phát triển các NL toán học: NL giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh như trong bài học.

- Một số tình huống thực tế.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu( 4-6’) Khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”

(28)

ôn tập về các số trong phạm vi 10 phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 10. HS nêu yêu cầu, mời một bạn trả lời. Chẳng hạn: đếm từ 0 đến 7, đếm tiếp từ 6 đến 10,...; 3 + 5 = ?,...

- HS thực hiện chơi

2. Hoạt động thực hành, luyện tập( 24-26’) Bài 1

- Cho HS thực hiện các phép tính.

Yêu cầu đổi vở, kiểm tra kết quả các phép tính đã thực hiện.

- HS thực hiện - HS đổi vở KT Bài 2. Cho HS quan sát tranh vẽ, nhận biết

phép tính thích họp với từng tranh vẽ. Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát tranh vẽ, Chia sẻ trước lớp.

Bài 3. HS quan sát hình vẽ, chỉ ra các đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

Chia sẻ với bạn.

- HS chia sẻ

____________________________________________

TIẾNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn lại các vần đã học; Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, chép chính tả một đoạn văn bản ngắn (có độ dài khoảng 12 - 15 chữ) có chứa âm, vần đã học.

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh ảnh trong SGK, giài giảng Powerpoint - Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Mở đầu( 4-5’)

- Gv cho HS nghe bài hát: Mùa xuân của bé.

- Y/ c Hs đọc lại bài đọc ở tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá

2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.

( 24-26’)

-Hs hát và nhún nhảy theo giai điệu bài hát.

- 2-3 Hs đọc

(29)

*Viết

- GV đưa câu: Đào lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân đã đến.

? Đầu câu ta phải làm gì?

? Sau mỗi dấu chấm ta phải viết như thế nào?

- GV đọc câu và cho hs viết vào vở.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

- Thu vở chấm chữa ( 6-8 bài)

* Chọn chữ phù hợp với ô vuông

a. c hay k ? con ▉á chữ ▉í b. ng hay

ngh ? con ▉é ▉õ nhỏ

c. g hay gh ? ghế ▉ỗ con ▉ẹ

- Gv gọi hs lên bảng - Gv nhận xét, đánh giá.

a. c hay k? con cá chữ k í

b. ng hay ngh? Con nghé ngõ nhỏ c. g hay gh? Ghế gỗ con ghẹ 3. Hoạt động 3: Vận dụng( 3-5’)

- GV yêu cầu học sinh tìm tiếng, từ ngoài bài có vần: ôm, ươt

- GV gọi HS trả lời

GV nhận xét, ghi bảng nhanh tiếng, từ Hs vừa tìm và yêu cầu HS đọc lại

*Tổng kêt – nhận xét:

- GV hệ thống kiến thức ôn tập - Nhận xét giờ học.

- 3-4 HS đọc lại câu.

-HS trả lời: Đầu câu ta phải viết hoa Sau mỗi dấu chấm ta phải viết hoa.

-Hs viết bài

-HS đọc yêu cầu bài.

- 3-4 HS lên bảng hoàn thành bài

-3-4HS nêu: đốm, chôm, gốm, mượt, lướt….

-HS đọc lại

- Hs lắng nghe

_____________________________

SINH HOẠT LỚP TUẦN 16 CHỦ ĐỀ 4: AN TOÀN CHO EM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Sơ kết tuần

- Giáo viên đánh giá tình hình học tập và nề nếp trong tuần 16 của học sinh.

- Học sinh nhận biết được nhược điểm trong tuần để rút kinh nghiệm phát huy những ưu điểm vào tuần 17.

- HS có ý thức thực hiện tốt những nội quy, nề nếp.

2. Hoạt động trải nghiệm

(30)

- HS biết chia sẽ việc sử dụng đồ dùng trong gia đình an toàn

- HS thực hiện một số việc cam kết sử dụng đồ dùng an toàn. HS biết khuyên bạn không thực hiện những hành vi sử dụng đồ dùng không an toàn..

- HS biết đánh gia bản thân và bạn bè theo 3 mức độ.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên:

+ Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt.

+ Máy tính có kết nối internet.

- Học sinh:

+ Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần + Thẻ đánh giá theo 3 mức độ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần( 10’) a. Sơ kết tuần 16:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 16.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm - Học tập - Nề nếp

- Các hoạt động khác

* Tồn tại

………

- Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt.

b. Phương hướng tuần 17:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt, phòng bệnh ....

2. Hoạt động trải nghiệm( 10’)

Sinh hoạt theo chủ đề “Chia sẻ việc sử dụng đồ dùng trong gia đình an toàn.”

GV tổ chức cho HS chia sẻ:

- Những điều đã học được trong tiết sinh hoạt dới cờ vể việc đảm bảo an toàn khi ở nhà và khi vui chơi ở nơi công cộng.

- Những đồ dùng gia đình và cách thức sử

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi nhớ - HS lắng nghe, ghi nhớ

- Hs chia sẻ

(31)

dụng đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn.

- Việc em đã sử dụng đồ dùng trong gia đình khi làm việc nhà và ý kiến của bố mẹ, người thân vể những việc em đã làm.

- Những điểu em học được và cảm nhận của em khi sử dụng đồ dùng gia đình làm việc nhà đảm bảo an toàn.

* Chơi trò chơi hoặc tập hát, giao lưu văn nghệ trong lớp.

* Đánhgiá:

- Cá nhân tự đánh giá:

GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:

- Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau:

+ Phân biệt được những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, không an toàn.

+ Nhận xét được việc sử dụng đồ dùng trong nhà co an toàn hay không.

+ Sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn.

+ Chủ động, tự tin thực hiện những hành động an toàn để bảo vệ bản thân.

- Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên.

- Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên.

- Đánh giá theo tổ:

GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau:

- Chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân.

- Tích cực vận dụng những hiểu biết vể sử dụng an toàn đồ dùng trong gia đình vào hoạt động thực hành.

Thái độ tham gia hoạt động: tích cực, tự giác, hợp tác, có trách nhiệm

- Đánh giá chung của GV

- GV dựa vào quan sát, đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.

3. Tổng kết, nhận xét( 2’)

- GV hệ thống lại nội dung tiết học.

- Tuyên dương, nhắc nhở HS

- HS đánh giá lẫn nhau bằng cách đưa thẻ tương ứng với 3 mức độ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ - Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ

(32)

- Nhắc nhở vận dụng vào thực tiễn.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD của tuần 16.

_________________________________

AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 4: Ngồi an toàn trên các phương tiện giao thông (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được vị trí, cách ngồi an toàn trên các phương tiện giao thông phổ biến như: xe đạp, xe máy, ô tô, ghe, thuyền….

- Nhận biết và phòng tránh những nguy hiểm khi ngồi không đúng vị trí hoặc không đúng cách.

- Thực hiện chia sẻ với người khác về vị trí ngồi, cách ngồi an toàn trên các phương tiện giao thông.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh vẽ phóng to - HS: Sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy và học.

Hoạt động GV Hoạt động HS

TIẾT 2:

3/ Hoạt động thực hành: (5p)

3.1. Quan sát tranh và chỉ ra những bạn ngồi không an toàn trên các phương tiện giao thông.

- GV cho HS quan sát tranh theo nhóm đôi, trao đổi :

- GV mời HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Trong quá trình HS trình bày, GV đặt câu hỏi để khai thác từng bức tranh.

- GV chốt lại nội dung của hoạt động.

2. Xử lí tình huống trong tranh có thể gây nguy hiểm khi bản thân tham gia giao thông. (5p)

- GV cho HS quan sát từng tình huống thảo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một