• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 61

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục Tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về chuẩn mực sử dụng từ 2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

- Năng lực tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống;

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ , tạo lập văn bản nói, viết c. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

- Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài 1. Điền L hay N, ch-tr, s-x, gi-d-r vào chỗ trống:

a) ...ông dân ...àm việc ...ặng nhọc.

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

b) ...am ...ữ học sinh ...ớp em chăm …o học tập.

c) ...nà im ...ặng đến ...ỗi nghe được cả tiếng ...á xào xạc ngoài ...ũy tre.

d) Nó ...ả chịu ...ả tiền.

e) Bụi...e đã ...e lấp cả mái nhà.

g)… ận này kìm ...ân quân địch.

h) Cậu bé ...ăm sóc một ...ăm con vịt.

đ) Ông ...ay rượu đến nhà máy ...ay, ...uýt nữa ngã quay.

e) Một ngôi ...ao ở khoảng trời ...a không hiều ...ao ...a xuống.

g) Hôm nay có ...úp, có ...ôi, lạp ...ường, có thịt ...a ...íu, có bún ...ào nóng …ốt, mời cậu học ...inh ...ơi tạm.

đ) Cô bé ... ra ... đẹp khác thường (sinh, xinh).

e) Những cây ... mọc ... giữa lau lác (sen, xen).

g) Nócố gắng ... vẫn không làm ... được bài (song, xong).

đ) Chúng tôi ...ao hàng cho mậu dịch.

e) Công việc ...ạo này bận ...ộn.

g) Lửa cháy ...ừng ...ực, không ai ...ám vào.

h) Chúng tôi ...ót ...ượu mời ông ...ám đốc.

i) Sân trường khô ...áo, thầy ...áo và học sinh đểu có mặt.

Bài 2. Do hiểu sai nghĩa của từ nên có bạn viết như sau:

      a) Những đôi mắt ngây ngô, trong sáng chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo.

      b) Con luôn ghi nhớ những điều mẹ dặn trong suốt hành trang của mình.

      c) Muốn có bài văn hay, phải thường xuyên xâm nhập đời sống thực tế của xã hội.

      d) Dưới danh nghĩa phục hồi văn hoá truyền thống, nhiều nơi đã vô tình làm sống lại những thủ tục thời phong kiến.

đ) Không chịu được gian khổ là yếu điểm duy nhất của anh ta.

Hãy tìm các từ bị dùng sai nghĩa trong những câu trên. Tìm các từ thích hợp thay thế cho các từ dùng sai đó.

Bài 3. Đặt với mỗi từ sau một câu: ngây ngô, hành trang, xâm nhập, yếu điểm.

Bài 4. Tìm các từ bị dùng sai trong các câu sau và chữa lại các câu đó cho đúng.

(3)

      a) Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người.

      b) Đây là lĩnh vực kinh doanh béo bổ.

      c) Rừng cây rậm rạp, không nhìn thấy một khoảng trống vắng nào.

Bài 5. Từ đẹp có thể kết hợp với những từ ngữ: đẹp kinh khủng, đẹp chết người.

Các cách kết hợp như thế có được chấp nhận không ? Bài 8. Những câu sau sai ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng:

1. Khoa học tự nhiên nói chung, môn Văn nói riêng, đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều, ghi chép nhiều.

2. Ngô Tất Tố đã miêu tả cặn kẽ cuộc sống người nông dân dưới chế độ cũ trong tác phẩm “Bước đường cùng”.

3. Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong đócó cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào thế kỉ XI đã chứng tỏ tinh thần anh dũng quật cường của dân tộc Việt Nam.

4. Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

Bài 2.

– Tra từ điển để hiểu rõ nghĩa của các từ : ngây ngô, hành trang, xâm nhập, thủ tục, yếu điểm để thấy rõ các từ này bị hiểu sai nghĩa. Trên cơ sở đó, tìm các từ khác thích hợp để thay thế.

– Có thể thay thế các từ trên bằng các từ : ngây thơ, hành trình, thâm nhập, hủ tục, nhược điểm.

– Qua đó cần lưu ý: Có những từ gần âm với nhau nhưng nghĩa khác nhau, cần thận trọng khi dùng các từ đó.

Bài 3. Dựa vào nghĩa của các từ đã cho được tìm hiểu kĩ khi làm bài tập trên để đặt câu.

Bài 4. Tra từ điển để hiểu đúng nghĩa của các từ nhẹ nhàng, béo bổ, trống vắng và chữa lại các câu đó cho đúng.

Bài 5. Các cách kết hợp như vậy tưởng chừng như thiếu lô-gích, nhưng trên thực tế chúng vẫn được chấp nhận và sử dụng bình thường. Trong những cách kết hợp đó nghĩa

(4)

của các từ ngữ : kinh khủng, chết người đã bị biến đổi, chúng chỉ mức độ cao của tính chất do tính từ đi kèm biểu thị.

Bài 8.

a. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa, môn văn không thuộc vào khoa học tự nhiên. Câu này nên chữa lại như sau: Khoa học xã hội nói chung, môn văn nói riêng, đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều, ghi chép nhiều.

b)  Lỗi về phản ánh sai hiện thực khách quan, “Bước đường cùng” không phải tác giả là Ngô Tất Tố. Câu này nên chữa lại như sau: Nguyễn Công Hoan đã miêu tả cặn kẽ cuộc sống người nông dân dưới chế độ cũ trong tác phẩm “Bước đường cùng”

c)  Lỗi về phản ánh sai hiện thực khách quan, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng không phải vào thế kỉ XI mà vào năm 40 công nguyên. Câu này nên chữa lại như sau:

Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà  Trưng vào năm 40 công nguyên đã chứng tỏ tinh thần anh dũng quật cường của dân  tộc Việt Nam.

d)  Lỗi về phản ánh sai hiện thực khách quan, không thể úp nón lên mặt trước khi nằm xuống mà phải chữa lại thành như sau: Họ nằm xuống, úp nón lên mặt và ngủ một giấc cho đến chiều

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

(5)

Tiết 67+68

KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp HS vận dụng kiến thức đã học về các phân môn để làm bài kiểm tra tổng hợp. Qua đó đánh giá và có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời cho HS

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết các tín hiệu ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ trong quá trình học tập và làm bài - Trung thực trong quá trình làm bài

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian: 90’

III. Ma trận đề Mức độ

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Vận dụng Tổng

thấp

Vận dụng cao Phần văn: - HS hoàn

thành được .

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(6)

khổ thơ còn thiếu.

- Nêu được tg, tp, vị trí của khổ thơ.

- Số câu:

- Số điểm:

- Tỉ lệ

2/3 2

10% 10%

2/3 2 20%

Phần tiếng Việt:

- Chỉ ra được từ BPTT trong đoạn thơ và nêu tác dụng.

- Số câu:

- Số điểm:

- Tỉ lệ

1/3 1,5 15%

1/3 1.5 15%

Phần tập làm văn

- Học sinh biết viết đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức;

có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn rõ ràng.

- Sử dụng chính xác quan hệ từ.

- Biết vận dụng các kĩ năng làm văn biểu cảm để viết bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1 2 20%

1 5 50%

2 7 70%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

2/3 1.5 15%

1/3 1,5 15%

1 3 30%

1 5 50%

5 10 100%

(7)

IV. Đề bài

Câu 1 (3,0 điểm) Cho câu thơ sau

“Trên đường hành quân xa

………

………

………”

a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ.

b. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định vị trí của khổ thơ trong bài thơ?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên?

Câu 2 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa, chỉ ra từ trái nghĩa trong đoạn văn.

Câu 3 (5,0 điểm)

Cảm nghĩ của em về người thân.

II. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (3,0 điểm)

a. “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”

0,5

b. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Tiếng gà trưa’ của Xuân Quỳnh

- Khổ thơ nằm ở phần đầu của bài thơ (Khổ thơ đầu)

1,0

c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ là điệp từ và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và điệp từ “nghe” nhấn mạnh cảm giác mới lạ của người lính khi nghe âm thanh tiếng gà.

- Tiếng gà như ngưng lại làm xao động không gian và lòng người...

0,5 0,5 0,5

* Yêu cầu về hình thức

- Hs biết trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, sạch sẽ, đủ dung lượng số câu, có sử dụng từ trái nghĩa và chỉ ra được từ trái nghĩa

* Yêu cầu về nội dung

- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu được bài thơ và khái quát nội dung

0,25

(8)

Câu 2 (2,0 điểm)

bài thơ

- Thân đoạn: Trình bày được một số ý cơ bản sau:

+ Hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát xa gợi sự gần gũi thân thuộc giữa con người và thiên nhiên. Âm thanh của tiếng suối thật trong trẻo, thánh thót nghe như tiếng hát của con người từ xa xôi vọng lại

+ Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi tả ánh trăng lan tỏa, bao trùm trong không gian và lồng vào hàng cây cổ thụ, bóng cây lồng vào khóm hoa tạo cho khung cảnh thiên nhiên lung linh, huyền ảo như một bức tranh tuyệt đẹp.

+ Trước cảnh đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc, Bác không thể hờ hững bởi bác là người yêu thiên nhiên nhất là trăng nhưng hơn hết Bác chưa ngủ là vì lo nỗi nước nhà

0,5

0,5

0,5

- Kết đoạn: Khẳng định tình yêu, sự gắn bó hoà hợp giữa Bác với thiên nhiên qua bài thơ

0,25

Câu 3 (5,0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: hs biết làm một bài văn biểu cảm về người thân, có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc; biết vận dụng tốt một số yếu tố miêu tả, tự sự. Diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả

0,5

* Yêu cầu về kiến thức:

- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về người thân 0,5 - Thân bài:

+ Biểu cảm về nét tiêu biểu (ngoại hình, tính cách, sở thích...) + Biểu cảm về những kỉ niệm sâu sắc với người thân

+ Biểu cảm về cách đối xử của người thân với những người trong gia đình, đối với em và với mọi người

+ Vai trò và bài học mà người thân mang lại cho em

1,0 1,0 0,5 0,5

- Kết bài: Mở rộng vấn đề, tưởng tượng tình huống và hứa hẹn,

mong ước 0,5

* Sáng tạo

- Bài văn vận dụng linh hoạt yếu tố miêu tả, tự sự, sử dụng tốt các kiểu câu và các biện pháp tu từ.

0,25

* Ngữ pháp, chính tả: diễn đạt trôi chảy, lời văn chặt chẽ, dứt khoát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

Tổng 10

(9)

Tiết: 62

Văn bản:

ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học

- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình, một số đặc điểm của thơ trữ tình, một số thể thơ đã học

- Nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ , tạo lập văn bản nói, viết

- Năng lực văn học: cảm nhận và phân tích phân tích được các tác phẩm trữ tình.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên . d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Trò chơi: Nhìn tranh đoán ý.

Luật chơi: Quan sát tranh ảnh, đoán tên tác phẩm và tên tác giả của những tác phẩm trữ tình đã học.

Trả lời cá nhân.

(10)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về các tác phẩm trữ tình.

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức về các tác phẩm trữ tình.

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức về các tác phẩm trữ tình.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. (7 phút)

I. Củng cố kiến thức

Phiếu học tập

(11)

Tác phẩm Nội dung Thể thơ Sông núi nước Nam

Qua đèo Ngang

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết về buổi mới về quê

Rằm tháng giêng Cảnh khuya Tiếng gà trưa

- GV: Yêu cầu HS trả lời bổ sung :

- Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú.

Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ song thất lục bát.

- GV: So sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa : + Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú.

+ Lục bát và song thất lục bát.

+ Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.

+ Lục bát và lục bát biến thể.

+ Các loại biến thể của thơ lục bát.

- GV: Yêu cầu HS đọc Bài tập 4.

- GV: Thế nào là tác phẩm trữ tình ?

- GV: Tác phẩm trữ tình trong chương trình lớp 7 gồm những thể loại nào ? Gồm 3 kiểu : ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút trữ tình.

- GV: Nêu đặc điểm chính của từng thể loại trữ tình ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoàn thành phiếu, quan sát đáp án và sửa chữa.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS khác nhận xét đánh giá.

-Trả lời nhanh: Những ý kiến mà em cho là không chính xác : a, e, i, k . -Là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.

-Gồm 3 kiểu : ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút trữ tình.

+ Ca dao trữ tình: là loại thơ trữ tình biểu hiện những tình cảm nguyện vọng tha thiết cảm động của quần chúng nhân dân vốn được lưu hành trong dân gian.

+ Thơ trữ tình: là loại văn học phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

+ Tuỳ bút : là loại văn xuôi thiên về biểu hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

-GV công bố đáp án (bảng phụ):

Tác phẩm Nội dung Thể thơ

(12)

Sông núi nước Nam Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.

Qua đèo Ngang Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô đơn thầm nặng giữa núi đèo hoang sơ.

Thất ngôn bát cú

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.

Ngũ ngôn tứ tuyết

Ngẫu nhiên viết về buổi mới về quê

Tình cảm quê hương chân thành pha chút chua xót xa mới trở về quê.

Tiếng gà trưa Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Ngũ ngôn

Cảnh khuya Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan

Thất ngôn bát cú

Rằm tháng giêng.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Viết bài văn biểu cảm ngắn (khoảng 10 câu) về một tác phẩm trữ tình em yêu thích.

Hoàn thành phiếu HT.

Thu 15 phiếu, chữa trước lớp 4 phiếu, cho điểm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

(13)

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Khi phân tích thơ trữ tình cần lưu ý điều gì ?

HS: Khi phân tích thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không chỉ dừng lại ở bề mặt của ngôn từ mà còn sử dụng thêm kiến thức ngoài văn bản. 

? Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung là gì? ( tác giả là cá nhân: thơ ; là tập thể: ca dao. Tình cảm cá nhân tiêu biểu trong thơ nâng lên thành cảm xúc chung của của cộng đồng. VD thơ của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…)

? Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?

? Muốn hiểu đúng, hiểu sâu một văn bản, một tác phẩm trữ tình, người đọc, HS phải làm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

tưởng tượng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra... d) Tổ chức

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV cho hs tham gia trò chơi “

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho HS quan sát các bức tranh trong SGK và thảo luận, chuẩn bị cho hoạt động đóng vai theo tình huống trong

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.. c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học... b) Nội dung: GV

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện:.. - GV trình bày vấn đề: Trong

(1) Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức vừa học vào giải một số bài tập (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, động não, vấn đáp (3) Hình thức tổ chức

(1) Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức vừa học vào giải một số bài tập (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, động não, vấn đáp (3) Hình thức tổ chức