• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 34+35:

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn học: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học của các phân môn và biết vận dụng kiến thức để làm tốt bài kiểm tra

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ; Có ý thức tự giác, chăm chỉ làm bài, không ỷ lại dựa dẫm vào người khác.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bài làm của mình, biết tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hợp lý để làm bài

3. Năng lực

- Năng lực tư duy sáng tạo; Có khả năng tư duy tốt để tìm ra những phương án đúng nhất và định hướng đúng đắn cho bài làm của mình

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian: 90’

III. Thiết lập ma trận đề

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

Thấp Cao

Phần văn bản

Thơ trung đại

- Nhớ được tên tác giả, tác phẩm - Nhận ra hoàn cảnh sáng tác bài thơ, thể thơ

- Hiểu được nội dung đoạn văn

Số câu: 2 Số điểm:

1,25

Tỷ lệ: 12,5%

Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỷ lệ: 10%

Số câu: 3 Số điểm:

2,25

Tỷ lệ: 22,5%

Phần Tiếng Việt (từ láy, quan hệ từ)

- Phát hiện được từ láy được sử dụng trong đoạn văn

- Trình bày được tác dụng của từ láy được sử dụng trong đoạn văn - Biết sử dụng quan hệ từ trong đoạn văn và hiểu được ý

(2)

nghĩa của quan hệ từ Số câu: 1 (1/2)

Số điểm: 0,75 Tỷ lệ: 7,5%

Số câu: 1 (1/2) Số điểm:

0,75

Tỷ lệ: 7,5%

Phần Tập làm văn

Biết trình bày đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức phân tích được ý nghĩa của cụm từ thế giới kỳ diệu.

Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ

Biết viết một bài văn biểu cảm kết hợp miêu tả bố cục mạch lạc, trình bày logic, biểu cảm tự nhiên, chân thật

Biết vận dụng các kiểu câu để tạo nhịp điệu cho lời văn Số câu: 3

Số điểm: 3 Tỷ lệ: 30%

Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỷ lệ: 20%

Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỷ lệ: 50%

Số câu: 3 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100%

IV. Đề bài

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọ bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.

(Trích Ngữ văn 7 - tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1,0 điểm)

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 2 (1,0 điểm)

Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng?

Câu 3 (1,0 điểm)

Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn.

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

(3)

Câu 1 (2,0 điểm)

Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”, người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”. Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu ấy là gì, trong đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. Gạch chân dưới quan hệ từ và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của quan hệ từ đó.

Câu 2 (5,0 điểm) Loài cây em yêu.

V. Đáp án, biểu điểm

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (1,0 điểm)

- Bài thơ trích trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh

Quan 0,5

- Bài thơ được bà sang tác trên đường vào kinh đô Phú Xuân nhậm chức Cung trung giáo tập

0,5

Câu 2 (1,0 điểm)

- Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật 0,25 - Từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: Lom khom, Lác đác

- Tác dụng: Từ lom khom gợi dáng vẻ nhỏ bé, cực nhọc của người tiều phu; từ lác đác gợi sự sống thưa thớt của con người nơi Đèo Ngang

0,25 0,5

Câu 3

(1,0 điểm) - Đoạn thơ diễn tả sự mênh mông, rộng lớn, rậm rạp của cảnh Đèo Ngang nhưng hoang sơ, hiu hắt và sự sống con người thì thưa thớt, vắng vẻ.

1,0

Tổng 3,0

II. Phần tự luận: (7,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (2,0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn có bố cục rõ ràng, đúng hình thức đoạn văn, đủ dung lượng, có câu chủ đề, có sử dụng quan hệ từ và chỉ ra được ý nghĩa của quan hệ từ trong đoạn văn.

0,5

* Yêu cầu về nội dung:

- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu câu nói của người mẹ trong văn bản Tôi đi học

0,25 - Thân đoạn:

+ Trường học cung cấp và mở rộng tri thức 0,5

+ Giúp con người bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người.

0,25 + Giúp con người có ý chí và vươn lên trong cuộc sống. 0,25 + Kết đoạn: Khẳng định trường học là môi trường tốt nhất cho sự

hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người.

0,25

* Yêu cầu về hình thức: Biết viết bài văn biểu cảm kết hợp với miêu tả có cấu trúc 3 phần rõ ràng, mạch lạc, trình bày khoa học, sạch sẽ.

0,25

* Yêu cầu về nội dung 1. Mở bài

- Giới thiệu chung về loài cây, lí do yêu thích loài cây ấy. 0,5 2. Thân bài

(4)

Câu 2 (5,0 điểm)

- Giới thiệu xuất xứ của loài cây (nếu có) 0,25

- Biểu cảm về đặc điểm của loài cây em yêu + Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây + Đặc điểm cành, lá, hoa, quả

- Biểu cảm về những giá trị của cây

+ Cây cho hoa, quả, gỗ, củi (ví dụ: quả chuối vừa ăn ngon lại rất

bổ dưỡng)

+ Cây cho bóng mát (ví dụ: (em yêu những rặng tre xanh rì che nắng những trưa hè)

- Tình cảm của em với loài cây mà em yêu thích

+ Kể một kỉ niệm của em với loài cây đó (ví dụ: đã có lần em trèo lên cây dừa hái quả)

+ Em luôn chăm sóc và bảo vệ cây

1,0

1,0

1,0

3. Kết bài

- Khẳng định tình cảm, sự gắn bó của em đối với loài cây 0,5

* Sáng tạo: học sinh biết sử dụng các kiểu câu khác nhau, biết sử

dụng các biện pháp tu từ tạo sự đa dạng cho bài văn 0,25

* Ngữ pháp, chính tả: diễn đạt trôi chảy, cảm xúc tự nhiên, chân thật, không mắc lỗi chính tả.

0,25

Tổng 7,0

VI. Gv thu bài

V. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại toàn bộ các văn bản đã học

- Nắm chắc kiến thức phần tiếng Việt và Tập làm văn - Lập dàn ý cho phần tập làm văn

- Chuẩn bị bài: Bạn đến chơi nhà theo PHT V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 36:

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

(5)

(Nguyễn Khuyến) Môn học: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được vài nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến

- Thấy được sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ

- So sánh được cách sử dụng đại từ nhân xưng trong bài thơ với bài Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực văn học: Có kĩ năng đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; phân tích được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài. Vận dụng tốt kĩ năng đọc hiểu để cảm thụ một văn bản thơ Nôm theo thể Đường luật

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được ở trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.

* Tích hợp kĩ năng sống

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến, về những sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tình cảm yêu thương, trách nhiệm giữa những con người.

- Trân trọng vẻ đẹp và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.

* Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phong cách sống thanh đạm, trong sáng, giản dị, tâm hồn thoải mái, phong phú.

* Kĩ năng sống: kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tư duy sáng tạo, xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông

* Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phong cách sống thanh đạm, trong sáng, giản dị, tâm hồn thoải mái, phong phú

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Gv tìm đọc về tác giả Nguyễn Khuyến, tranh vẽ, phiếu học tập, sgk, giáo án, máy chiếu.

- Học sinh soạn bài, trả lời câu hỏi trong sgk, chuẩn bị theo định hướng của gv.

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

(6)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi Vượt chướng ngại vật c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi Vượt chướng ngại vật bằng cách chiếu hình ảnh cùng câu hỏi để hs lựa chọn câu hỏi rồi trả lời.

- Gv và hs cùng nhau đánh giá ý thức, thái độ của hs tham gia trò chơi - Gv dẫn dắt vào bài

Tình bạn là một trong những đề tài truyền thống, lâu đời của văn học VN. Có rất nhiều cách thể hiện tình bạn khác nhau.“ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là bài thơ hay trong đề tài này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Hs đọc diễn cảm văn bản, nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, bố cục, thể thơ)

b. Nội dung: Hiểu biết về tác giả, tác phẩm c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chung

(7)

* GV hướng dẫn đọc (chú ý cách ngắt nhịp, giọng điệu hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình cảm bạn bè đậm đà, tha thiết).

- Gv đọc mẫu – 2HS đọc lại

? Trong bài thơ, có từ nào em chưa rõ?

- Hs phát hiện trả lời, gv giải thích các từ: nước cả, khôn, rốn...

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV y/c hs theo dõi trong sách giáo khoa cùng sự chuẩn bị bài ở nhà để thuyết trình về tác giả, tác phẩm qua phiếu HT sau:

Phiếu HT số 1 Tác giả, tác phẩm

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

? Bài thơ có thể loại giống bài thơ nào đã học? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó?

? Xét về nội dung các phần trong bố cục bài thơ có gì đặc biệt?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Các nhóm trao đổi thống nhất nội dung - Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Hs báo cáo kết quả

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt - Hs phát hiện, trả lời.

- Gv bổ sung: Là bài thơ có thật viết về sự kiện Dương Khuê (bạn đồng khoa) đến thăm Nguyễn Khuyến khi ông về quê ở ẩn.

+ Ranh giới giữa các phần không rõ ràng.

- Câu 1: Lời chào

- 6 câu tiếp: Tình huống tiếp bạn - Câu 8: Khẳng định tình bạn

=> Sự sáng tạo của nhà thơ trong việc vận dụng thơ Đường luật.

2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả ( 1835 – 1909)

- Là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.

b. Tác phẩm

- Viết trong thời gian ông về quê ở ẩn

- Bố cục đặc biệt, ranh giới không rõ ràng

2.2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Hs hiểu được tình cảnh bi hài của nhân vật trữ tình và thấy được giọng điệu hóm hỉnh và tình bạn đáng quý, đáng trân trọng của nhà thơ

b. Nội dung: các giá trị nghệ thuật làm nổi bật nội dung của bài thơ

(8)

c. Sản phẩm: Kết quả phiếu HT d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu lời chào bạn của nhà thơ

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Y/c hs theo dõi vào văn bản và trả lời các câu hỏi qua phiếu HT

1. Lời chào bạn

Phiếu HT số 2 Lời chào bạn

? Trong câu thơ đầu của bài thơ có từ nào là từ xưng hô? Từ đó biểu thị thái độ gì?

? Cụm từ “ Đã bấy lâu nay” có ý biểu thị điều gì?

? Tâm trạng của chủ nhân như thế nào khi bạn đến chơi nhà?

? Bạn hình dung như thế nào về lời chào bạn của tác giả?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs suy nghĩa trả lời và ghi kết quả vào phiếu + GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở

- Bước 3: Báo các kết quả + Hs báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

Phiếu HT số 2 Lời chào bạn

? Trong câu thơ đầu của bài thơ có từ nào là từ xưng hô? Từ đó biểu thị thái độ gì?

Từ “ Bác”: thái độ niềm nở, thân mật, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè.

? Cụm từ “ Đã bấy lâu nay” có ý biểu thị điều gì?

Cụm từ “Đã bấy lâu nay”: Chỉ thời gian không cụ thể nhưng đã khá lâu ý bày tỏ niềm đợi chờ, mong nhớ bạn đến chơi đã từ lâu.

? Tâm trạng của chủ

nhân như thế nào khi bạn đến chơi nhà?

Tâm trạng hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng.

? Bạn hình dung như thế nào về lời chào bạn của tác giả?

Lời chào vồn vã, biểu lộ niềm vui mừng khôn xiết.

- Bước 4: Kết luận, nhận định + Gv và hs nhận xét, đánh giá, chốt

*GV: Bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian được đặt

- Cụm từ “Đã bấy lâu nay”: Chỉ thời gian không cụ thể nhưng đã khá lâu ý bày tỏ niềm đợi chờ, mong nhớ bạn đến chơi đã

(9)

lên đầu câu thơ diễn tả sự xa cách nhớ mong, niềm xúc động và niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn của nhà thơ.

từ lâu.

- Tâm trạng hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng.

- Là lời chào tự nhiên, thân mật, biểu lộ niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn hiền.

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu Tình huống tiếp bạn

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Y/c hs theo dõi vào văn bản và trả lời các câu hỏi qua phiếu HT

2. Tình huống tiếp bạn

Phiếu HT số 3 Tình huống tiếp bạn

? Khi gặp lại bạn như thế lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào?

? Thế nhưng Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn trong điều kiện hoàn cảnh nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặ biệt như thế?

? Bạn có nhận xét về giọng điệu thơ ở đây? Nghệ thuật?

Tác dụng?

? Qua cách miêu tả và giọng điệu bài thơ bạn hãy cho biết hàm ý của tác giả về cuộc sống của mình?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs suy nghĩa trả lời và ghi kết quả vào phiếu + GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở

- Bước 3: Báo các kết quả + Hs báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

Phiếu HT số 3 Tình huống tiếp bạn

? Khi gặp lại bạn như thế lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào?

Tiếp đãi bạn thịnh soạn vì thời gian xa cách đã lâu.

? Thế nhưng Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn trong điều kiện hoàn cảnh nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặ biệt như thế?

- Trẻ: đi vắng

- Chợ: xa => Tình thế éo le Có tất cả mọi thứ - Ao: sâu=> ko bắt được cá mà cũng như - Vườn: rộng => khó đuổi gà

- Cải: non, cà: mới nụ chẳng có gì - Bầu: non, mướp: đương hoa để đãi bạn - Trầu: không có

* Bức tranh vườn Bùi hiện lên sống động, vui tươi, bình dị đáng yêu: nhưng tất cả đều thiếu vắng trống trơn, thậm chí “miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có nốt.

- Dụng ý: Vừa như để thanh minh với bạn vừa giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình.

? Em có nhận xét về giọng điệu thơ + Giọng nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh,

(10)

ở đây? Nghệ thuật? Tác dụng? hài hước, yêu đời.

+ Phép đối +1 loạt tính từ được sử dụng thần tình làm hiện lên khung cảnh vườn tược xinh xắn.

+ Lối nói thậm xưng: thi vị hoá cái nghèo tạo cảm giác hóm hỉnh, vui vui để bày tỏ cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của nhà thơ khước từ lương bổng cuả TDP lui về sống bình dị giữa xóm làng.

? Qua cách miêu tả và giọng điệu bài thơ bạn hãy cho biết hàm ý của tác giả về cuộc sống của mình?

Đằng sau cái nghèo, thiếu hiện hữu như ẩn chứa, hứa hẹn 1 cuộc sống phong lưu...

- Bước 4: Kết luận, nhận định + Gv và hs nhận xét, đánh giá, chốt

*GV: Trong nghèo, thiếu con người không bi quan, than thở mà vẫn bình thản để giãi bày, tâm sự, cảm thông, chia sẻ để hiểu nhau hơn, quý trọng nhau hơn…

? Qua tình huống đó, em thấy tác giả là người như thế nào?

- Là ng trọng tình nghĩa hơn vật chất, là ng tin ở sự cao cả của tình bạn.

Tác giả muốn khẳng định: tình bạn chân thành, trong sáng, thuỷ chung sẽ vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất.

* Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu Cảm nghĩ về tình bạn của nhà thơ

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Y/c hs theo dõi vào văn bản và trả lời các câu hỏi qua phiếu HT

3. Cảm nghĩ về tình bạn

Phiếu HT số 4 Cảm nghĩ về tình bạn

? Trong câu kết của bài thơ, từ ngữ nào đáng chú ý nhất?

? Ta với ta là ai với ai?

:? Trong hoàn cảnh gặp gỡ đó thì ta với ta có ý nghĩa gì?

? So sánh cụm từ này với bài Qua Đèo Ngang?

? Câu kết muốn diễn tả điều gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs suy nghĩa trả lời và ghi kết quả vào phiếu + GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở

- Bước 3: Báo các kết quả + Hs báo cáo kết quả

(11)

+ Kết quả dự kiến

Phiếu HT số 4 Cảm nghĩ về tình bạn

? Trong câu kết của bài thơ, từ ngữ nào đáng chú ý nhất?

Cụm từ “ta với ta”.

? Ta với ta là ai với ai? Chủ nhân và khách.

:? Trong hoàn cảnh gặp gỡ đó thì ta với ta có ý nghĩa gì?

Không còn là quan hệ tách rời mà là quan hệ gắn bó, hòa hợp.

+ Cụm từ chỉ “ tôi và bác” không có khoảng cách -

> Bộc lộ niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng không gian và thời gian.

? So sánh cụm từ này với bài Qua Đèo Ngang?

- So sánh: cấu tạo ngữ pháp, từ ngữ giống nhau - Ý nghĩa khác nhau:

+ Qua Đèo Ngang: nói về cái tôi riêng lẻ, cô đơn + Bạn đến chơi nhà: nói về 2 người gắn bó thân mật ấm áp tình đời và sâu nặng tình bạn

? Câu kết muốn diễn tả điều gì? - Khẳng định: Tình bạn là trên hết, không thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ.

- Bước 4: Kết luận, nhận định + Gv và hs nhận xét, đánh giá, chốt

*GV: Mọi thứ đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết, sự nghèo thiếu tan biến để tình bạn, tình người thăng hoa. Câu kết là sự

“bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị mà chỉ cần có một tấm lòng, 1 tình bạn chân thành thắm thiết.

? Qua đây nhà thơ muốn bộc lộ điều gì?

- Hs suy nghĩ, trả lời.

- Gv chốt.

Tác giả bộc lộ niềm tin tưởng ở tình bạn trong sáng thiêng liêng.

* Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn hs tổng kết văn bản - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv y/c hs khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs suy nghĩ

- Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Hs báo cáo kết quả sau khi tổng kết - Bước 4: Kết luận, nhận định + Gv nhận xét, bổ sung, chốt

? Vì sao nói đây là bài thơ hay nhất về tình bạn?

4. Tổng kết 4.1. Nội dung 4.2. Nghệ thuật

- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm.

- Lập ý bất ngờ

- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện 4.3. Ghi nhớ sgk

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

(12)

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

? Em hãy đọc một bài thơ cũng nói về tình bạn mà em biết?

+ HS đọc bài, gv nhận xét, cho điểm 4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Sưu tầm thơ

c. Sản phẩm: Bài thơ hs sưu tầm được d. Tổ chức thực hiện:

? Hãy sưu tầm và đọc trước lớp những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến?

- Hs sưu tầm, đọc

- Dự kiến: Chùm thơ Thu IV. Hướng dẫn về nhà

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học thuộc lòng bài thơ và nộidu ng, nghệ thuật của bài thơ - Chuẩn bị bài: Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch

+ Tìm hiểu về nhà thơ Lí Bạch. Tại sao Lí Bạch lại được mệnh danh là “thi tiên”?

+ Ông là người như thế nào?

+ Tìm hiểu xuất xứ của hai bài thơ.

+ Tìm hiểu thể thơ của bài thơ

+ Phân tích cảnh thác núi Lư qua các từ ngữ như: động từ chiếu, sinh, quải, phi; hình ảnh tiền xuyên

+ Nhận xét về chữ lạc trong bài Xa ngắm thác núi Lư.

+ Hình dung của em về cảnh núi Lư.

+ Tình cảm của nhà thơ trước thức núi Lư thể hiện qua những từ ngữ: ngắm, trông, tưởng.

+ Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu trong sgk V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập d.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến

- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giãi

- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tếA. - Phát triển các NL toán học: NL giải

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã họca. Nội dung: Gáo

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học..

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.. b. Nội dung: Bài

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS vận dụng kiến thức

Phát triển năng lực : Rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được