• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 11/12/20

Ngày giảng: 16/12/20 Tiết: 58 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kĩ năng

- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sang tạo, kĩ năng nhận thức.

3. Thái độ

- Hs tự bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Từ đó giáo dục KNS ở các em thông qua bộ môn.

4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

- Năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực trình bày.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tính tự lập, tự chủ, tự tin trong công việc.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Trò: sgk, vở soạn, đọc và chuẩn bị bài viết ở nhà.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phân tích, thuyết trình tích cực, quy nạp, vấn đáp, luyện tập, thảo luận.

- Động não, trình bày một phút, đặt câu hỏi, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là kể chuyện đời thường? Kể chuyện đời thường cần đảm bảo những yêu cầu gì?

- Kể chuyện đời thường: kể về s/v, con người diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh ta.

- Yêu cầu đối với bài văn kể chuyện đời thường:

+ Nhân vật cần chân thực, không bịa đặt.

+ Sự việc chi tiết được lựa chọn phải tập trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể tuỳ tiện, rời rạc.

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề

(2)

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút - Thời gian: 5p

Gv cho học sinh chơi trò chơi sắm vai

Tình huống: Sắp đến Giáng sinh, em hãy nhập vai ông già Noel đến thăm lớp( giới thiệu mình bằng một đoạn văn)

Gv: nhận xét và tình huống bạn vừa kể( vui nhộn, hài hước, thú vị...) Tình huống đó có xảy ra trong thực tế đời sống không?

Tình huống trên không có trong thực tế mà nó yêu cầu chúng ta phải tưởng tượng ra để kể lại. Vậy thì kể chuyện tưởng tượng có đặc điểm gì? Để kể một chuyện tưởng tượng ta phải làm như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rõ hơn.

* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 20p

Hoat động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 20’

- Mục đích: giúp hs hiểu được thế nào là tưởng tưởng tượng, tưởng tượng dựa trên cơ sở nào, mục đích của tưởng tượng.

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp, thảo luận.

- KT động não, đặt câu hỏi, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tìm hiểu 3 ngữ liệu trong SGK:

+ Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì?

+ Tưởng tượng đó dựa trên những sự thật nào?

+ Mục đích của việc tưởng tượng đó?

- Vai trò, ý nghĩa của kể chuyện tưởng tượng.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

Gv giới thiệu kn “ kể chuyện tưởng tượng”.

Kể truyện tưởng tượng “không phải sao chép, kể lại sẵn có trong sách hay trong đời sống, mà phài biết dùng trí tưởng tượng để kể lại sáng tạo”.

? Tóm tắt lại truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?

- Hs tự tóm tắt lại.

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

(3)

Gv chốt: Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng là lão chẳng làm gì mà lại được ăn ngon, cuối cùng cả bọn không chịu làm gì, để cho lão Miệng không có gì ăn. Qua đôi ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, không chịu làm gì. Sau đó mọi người mới vỡ lẽ, nếu Miệng không ăn thì chúng không có sức. Thế rồi chúng cho lão Miệng ăn và mọi người lại có sức khỏe như xưa và sống hòa thuận với nhau.

? Trong truyện “Chân,...” nhân vật và sự việc có thật không?

- Nhân vật và sự việc không có thật.

? Tác giả dân gian đã tưởng tượng ra những gì?

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: là những con người biết nói, biết bì tị nhau trong c/s, biết giải quyết những mâu thuẫn, xung đột.

? Tưởng tượng trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” nhằm mục đích gì?

- Nhấn mạnh ý nghĩa: con người trong tập thể, trong XH phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được.

- Tưởng tượng: các bộ phận trên cơ thể người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng.

+ Chân, tay, tai, mắt chống lại cái miệng. Cuối cùng hiểu ra thì hòa thuận như cũ.

- Thật: 5 bộ phận của cơ thể con người, đều phải nượng tự vào nhau, phụ thuộc nhau.

Gv: Chuyện Chân, tay, tai, mắt chống lại miệng là hoàn toàn bịa đặt, không thể có được. Câu chuyện được kể như là một giả thiết, để cuối cùng phải thừa nhận một chân lí: cơ thể là một thể thống nhất: Miệng có ăn thì các bộ phận mới khỏe mạnh.

? Trong câu chuyện, tưởng tượng có tùy tiện ? Những tưởng tượng trong “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” có dựa trên cơ sở sự thật nào không?

- Có, dựa trên mối quan hệ tự nhiên lôgic giữa các bộ phận trong cơ thể con người.

? Vậy tưởng tượng trong tự sự có phải tùy tiện không, và cần có yêu cầu gì.

- Không được tưởng tượng tùy tiện, phải dựa trên

- Tưởng tượng: các bộ phận trên cơ thể người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng.

- Thật : 5 bộ phận của cơ thể con người, đều phải nượng tự vào nhau, phụ thuộc nhau.

- Mục đích: Để làm nổi bật một sự thật thong thường người ta trong xã hội phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau không thể tồn tại.

-> Tưởng tượng không được tùy tiện mà phải dựa vào lôgic tự nhiên, nhằm thể hiện một chủ đề, ý nghĩa nào đó.

* Lục súc tranh công - Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu

(4)

mối quan hệ lôgic và nhằm một mục đích nhất định.

Gv cho hs đọc truyện : “Lục súc tranh công” và

“giấc mơ trò chuyện với LL”.

? Trong 2 truyện người ta tưởng tượng ra những gì? Tưởng tượng đó dựa trên những sự thật nào? Mục đích của việc tưởng tượng đó?

- Gv chia lớp thành 4 nhóm nhỏ. Y/c các nhóm thảo luận t/g 4’. Đại diện nhóm trình bày kết quả - Gv và hs cùng nhau nhận xét, sửa chữa và bổ sung, chốt.

+ N1+2: văn bản “ Lục súc tranh công”

+ N3+4: văn bản “ Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu”

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

- Lục súc tranh công :

+ Tưởng tượng: Sáu con gia súc nói được tiếng người.

Sáu con gia súc kể công và kể khổ.

+ Sự thật: Dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật

+ Mục đích: thể hiện tư tưởng các giống vật khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì.

- Giấc mơ trò chuyện với LL :

+ Tưởng tượng: Giấc mơ trò truyện với LL

→ Tác giả cùng bạn ngồi thức canh nồi bánh chưng. Dựa trên cốt truyện của truyền truyết. Ý nghĩa của tục nấu bánh chưng trong ngày tết cổ truyền.

Gv chữa và cho hs đọc ghi nhớ sgk.

? Từ việc phân tích trên cho bài thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

- Là truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.

? Yếu tố nào được coi là quan trọng trong kể chuyện tưởng tượng?

Nghệ thuật nhân hóa, so sánh.

? Vai trò của yếu tố tưởng tượng trong văn tự sự?

- Tưởng tượng càng lôgic, tự nhiên phong phú thì sự sáng tạo càng cao.

-> Truyện tưởng tượng:

người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình.

-> Yếu tố quan trọng trong kể chuyện tưởng tượng:

Nghệ thuật nhân hóa, so sánh.

=> Lưu ý: Không được tưởng tượng tùy tiện, phải

(5)

? Những lưu ý khi kể chuyện tưởng tượng?

- Tưởng tượng dựa trên những điều có thật, sau đó sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn thú vị, nhằm thể hiện một ý nghĩa nhất định.

HS đọc ghi nhớ SGK/133 HS đọc

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

dựa trên mối quan hệ lôgic và nhằm một mục đích nhất định (có ý nghĩa giáo dục) 2. Ghi nhớ: SGK – T133

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: 5p

? Dựa vào kiến thức đã học, lấy ví dụ về một đề văn kể chuyện tưởng tượng?

VD:

- Hãy tưởng tượng mình là cá dưới đại dương, thường xuyên nuốt phải rác thải nhựa và kể lại câu chuyện đó

Hoặc

- Tưởng tượng mình là những tảng băng ở Bắc Cực đang ngày một bị tan chảy ra và kể lại câu chuyện đó?

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 7p

? Hãy lập dàn ý cho 1 trong các đề văn vừa nghĩ ra được.

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian: 5p

? Hãy tưởng tượng mình là cá dưới đại dương, thường xuyên nuốt phải rác thải nhựa và kể lại câu chuyện đó

Hoặc

? Tưởng tượng mình là những tảng băng ở Bắc Cực đang ngày một bị tan chảy ra và kể lại câu chuyện đó?

4. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học thuộc bài.

- Chuẩn bị bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”.

(6)

+ Chuẩn bị theo đề văn trong sgk.

+ Trả lời các câu hỏi phần đề bài luyện tập.

+ Chuẩn bị một bài kể chuyện tưởng tượng của bản thân.

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:11/12/20

Ngày giảng:17/12/20

Tiết : 54 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Hs nắm được đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Nội dung, đặc điểm, ý nghĩa, nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2. Kĩ năng

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học..

3. Thái độ

- Hs tự bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.

4. Định hướng phát triển phẩm chất – năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ - Năng lực tổng hợp, trình bày, năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tinh thần trách nhiệm trong công việc, tính tự lập, tự chủ, tự tin.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, máy chiếu - Trò: đọc và chuẩn bị bài ở nhà III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, thuyết trình tích cực, thảo luận

- KT động não, các mảnh ghép, công đoạn, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ

- GV lồng trong quá trình dạy bài mới 3. Bài mới

* HỌA ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp

(7)

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

Khởi động: Giáo viên tổ chức trò chơi ghép tên các tác phẩm đúng với thể loại.

Có nhiều tác phẩm ở các thể khác nhau, nhiệm vụ của các đội chơi là gắn tên tác phẩm đúng vị trí với thể loại: Thầy bói xem voi, đeo lục lạc cho mèo, Thỏ và Rùa, Tấm Cám, Cây khế, Thạch Sanh, Lợn cưới áo mới, Treo biển, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trầu cau...

Gv tổng kết trò chơi và cho điểm các đội nếu làm tốt

Từ đầu năm học đến nay, cô cùng các con đã cùng nhau tìm hiểu một số tác phẩm của phần truyện dân gian Việt Nam, hôm nay, chúng ta sẽ tổng kết lại quá trình này để chuyển sang phần khác của VHDG.

* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian: 25p

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs ôn lại các văn bản thuộc thể loại truyện dân gian Việt Nam đã học

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp - KT động não

? Chúng ta đã được học các thể loại văn học dân gian nào?

- Hs trả lời, gv chốt

? Hãy kể tên các phẩm thuộc các thể loại truyện dân gian đã học?

- Hs kể tên.

- Gv chốt trên màn hình

1. Các thể loại truyện dân gian

Truyện dân gian

(8)

Hoạt động 2: 15’

- Mục tiêu: hs ôn lại phần nội dung, nghệ thuật, mục đích của các thể loại truyện dân gian

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm

- PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích

- KT động não, kĩ thuật công đoạn, các mảnh ghép.

- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Y/c mỗi nhóm thảo luận một mảng.

+ Nhóm 1: truyền thuyết + Nhóm 2: cổ tích

+ Nhóm 3: ngụ ngôn + Nhóm 4: truyện cười

- Sau khi thảo luận xong các nhóm chuyển cho nhau để bổ sung những nội dung còn thiếu của nhóm bạn ( nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 1). Sau khi bổ sung xong cho nhóm bạn, các nhóm trình bày kết quả.

- Gv nhận xét, chốt, cho điểm.

2. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian

Nội dung Nghệ thuật Mục đích sáng tác

Tâm lí thưởng thức

Truyền thuyết

Truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ, có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.

Có nhiều yếu tốt tưởng tượng kì ảo đan xen với những chi tiết đời thường trong cuộc sống .

Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Người kể,

người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo.

Truyện kể về cđ, số phận của một số kiểu nhân vật

Có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo đan xen với

Thể hiện mơ ước, niềm tin của nhân dân

Người kể,

người nghe không tin câu

Truyện cười 1. Treo biển 2. Lợn cưới áo mới.

Truyện ngụ ngôn 1. Ếch ngồi đáy giếng

2. Thầy bói xem Truyện cổ tích

1. Thạch Sanh 2. Em bé thông minh

Truyện truyền thuyết 1. Con Rồng, cháu Tiên.

2. Bánh chưng, bánh giầy.

(9)

Truyện cổ tích

quen thuộc: người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em út, người dũng sĩ…

tưởng tượng ra, không có thật trong cđ.

những chi tiết đời thường. Cđ nhân vật được kể theo 3 chặng : mở đầu, phiêu lưu, thử thách, hạnh phúc.

về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.

chuyện là có thật.

Truyện ngụ ngôn

Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, chính con người để nói bóng gió

chuyện con

người. Là truyện

tưởng tượng

không có thật.

Cách nói gián tiếp, bóng gió, mang ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.

Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy con người trong cuộc sống.

Người kể,

người nghe không tin câu chuyện là có thật.

Truyện cười

Truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe phát hiện thấy. Là truyện tưởng tượng, không có thật.

Có yếu tố gây cười, khai thác những cái trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường để gây cười.

Nhằm gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng con

người tới

những cái tốt đẹp.

Người kể

người nghe không tin câu chuyện là có thật.

Hoạt động 3: 10’

- Mục tiêu: hs phân biệt được sự khác nhau giữa các thể loại của văn học dân gian.

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm

- PP thảo luận - KT chia nhóm.

- Gv chia lớp 2 nhóm theo hai màu: xanh, đỏ. Y/c các em thích màu xanh vào một nhóm, các bạn thích màu đỏ sẽ vào một nhóm.

+ Nhóm màu xanh thảo luận phần a.

+ Nhóm màu đỏ thảo luận phần b.

3. So sánh giữa các thể loại

a. Truyện cổ tích và truyện truyền thuyết

* Giống nhau:

- Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

- Đều có chi tiết (môtip) giống nhau: sự ra đời thần

(10)

- Y/c các nhóm thảo luận 5’

- Đại diện nhóm trả lời.

- Gv và hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt.

kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.

* Khác nhau:

Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích

- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.

- Trong truyện cả người kể và người nghe đều tin là có thật (dù có YT tưởng tượng).

- Kể về cđ của các kiểu nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

- Không tin có thật (dù chứa YT thực tế).

b. Truyện ngụ ngôn và truyện cười

* Giống nhau:

* Giống:

- Thuộc loại truyện dân gia

- Tình huống bất ngờ. Yếu tố gây cười.

- Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ. Nhắn gửi bài học giáo dục cuộc sống.

Truyện ngụ ngôn Truyện cười

- Mục đích khuyên nhủ, răn dạy một bài học cụ thể trong cuộc sống.

- Mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

* GV yêu cầu lấy ví dụ minh họa đặc điểm giống và khác nhau giữa các thể loại:

- Yếu tố gây cười; tình huống bất ngờ trong truyện: “Thầy bói xem voi” “Ếch ngồi đáy giếng” “Treo biển”...

- Bài học giáo dục ....

=> Truyện ngụ ngôn và truyện cười có nhiều đặc điểm tương đồng....

- Truyền thuyết: Cốt lõi lịch sử “Con ...

cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giày;

Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.”

- Cổ tích: ...

* GV khái quát một số đặc điểm tiêu biểu từng thể loại truyện đã học.

- Truyền thuyết: yếu tố sự thật lịch sử.

- Cổ tích: y/t tưởng tượng thần kỳ.

- Ngụ ngôn: Bài học về đạo đức, lẽ sống.

- Truyện cười: yếu tố gây cười.

(11)

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: 10p.

? Lựa chọn cách kể để kể lại một câu chuyện mà em thích bằng các cách sau:

+ Kể theo nhân vật.

+ Kể bằng lời văn.

+ Kể theo ngôi thứ nhất.

VD: Ta là sứ giả của đời vua Hùng thứ sáu. Lúc bấy giờ, đất nước có giặc Ân xâm lược. Nhà vua bèn cử ta đi khắp nơi tìm người đánh giặc cứu nước. Khi đi qua làng Gióng, ta được một bà lão mời vào nhà. Vừa trông thấy ta, đứa trẻ chỉ mới ba tuổi cất tiếng nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ta hoàn toàn kinh ngạc và bất ngờ trước những lời nói đó. Cậu bé ấy là Thánh Gióng, mặt mũi khôi ngô, lanh lợi. Bố mẹ của cậu là những con người làm ăn chăm chỉ và phúc đức nhưng đã nhiều tuổi mà vẫn chưa có con. Một hôm ra đồng, mẹ cậu thấy một vết chân to bèn đặt chân mình lên ướm thử. Bà mang thai và sinh ra Thánh Gióng sau mười hai tháng. Đây quả là một câu chuyện kì lạ nhưng kì lạ hơn là Thánh Gióng lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười, không biết đi, đứng. Chỉ khi nghe thấy tiếng rao tìm người tài giúp nước của ta cậu bé mới cất tiếng nói đầu tiên. Sau khi nghe xong lời dặn của cậu, ta về tâu với nhà vua để vua cho người làm gấp những thứ cậu bé cần. Lúc giặc đến chân núi Trâu cũng là lúc ta mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cho Thánh Gióng. Cậu bé bỗng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong. Nghe dân làng kể lại rằng từ sau khi gặp ta, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Người tráng sĩ hùng dũng ấy mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Ân để chiến đấu. Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc khiến chúng bỏ chạy tan tác. Thánh Gióng đuổi đến chân núi Sóc Sơn rồi lên đỉnh núi cởi bỏ áo giáp, người và ngựa bay về trời. Dấu tích mà người tráng sĩ ấy để lại là những bụi tre đằng ngà và những ao hồ liên tiếp do vết chân ngựa để lại. Nhà vua đã phong cho Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay trên chính quê hương ông. Hàng năm, làng Gióng đều mở hội vào tháng tư để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng đã xả thân vì dân tộc.

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, - Thời gian: 3p

?Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một truyện hoặc nhân vật, chi tiết mà em thích(Thánh Gióng, Thạch sanh,...)

(HS làm ở nhà)

4. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn lại toàn bộ những truyện đã học

(12)

- 3 tổ, mỗi tổ chuẩn bị một tờ giấy A0, bút chì, màu, bút dạ chuẩn bị vẽ tranh minh họa cho những câu chuyện đã học.

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:11/12/20

Ngày giảng:17/12/20

Tiết : 60 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Hs nắm được đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Nội dung, đặc điểm, ý nghĩa, nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2. Kĩ năng

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng xử lí tình huống.

3. Thái độ

- Hs tự bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.

4. Định hướng phát triển phẩm chất – năng lực

- Năng lực tổng hợp, trình bày, năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tinh thần trách nhiệm trong công việc, tính tự lập, tự chủ, tự tin.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, máy chiếu - Trò: đọc và chuẩn bị bài ở nhà III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, thuyết trình tích cực, thảo luận

- KT động não, các mảnh ghép, công đoạn, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ

- GV lồng trong quá trình dạy bài mới 3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: 44p

(13)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 4: 42’

- PP thảo luận

- KT động não, giao nhiệm vụ

?Viết một kết thúc mới cho truyện dân gian ( HĐ trải nghiệm, sáng tạo).

+ N1: truyện Bánh Chưng bánh Giầy + N2: truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.

+ N3: Thạch Sanh

+ N4: Ếch ngồi đáy giếng + N5: Treo biển

* Thi vẽ tranh: Các nhóm vẽ tranh theo truyện mà mình được giao

- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Y/c các nhóm vẽ tranh theo truyện

+ N1: truyện Thạch Sanh + N2: truyện Cây bút thần

+ N3: Ông lão đánh cá và con cá vàng.

- Sau khi các nhóm hoàn thành bài vẽ, một bạn đại diện nhóm lên kể lại truyện theo tranh.

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, sửa chữa.

4. Hoạt động ngoại khóa a. Sáng tạo cái kết

b. Vẽ tranh

- Thi vẽ tranh minh họa cho truyện và kể chuyện theo tranh

4. Hướng dẫn vế nhà.

- Học thuộc bài.

- Chuẩn bị bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”.

+ Chuẩn bị theo đề văn trong sgk.

+ Trả lời các câu hỏi phần đề bài luyện tập.

+ Chuẩn bị một bài kể chuyện tưởng tượng của bản thân.

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 11/12/20 Ngày giảng: 18/12/20

Tiết : 61 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được

(14)

- Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.

- Biết kể một câu chuyện do mình tưởng tượng ra.

2. Kĩ năng

- Xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.

- Biết kể chuyện tưởng tượng.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng, kĩ năng ra quyết định.

+ Giao tiếp, ứng xử: trình bày, suy nghĩ/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập tự giác cho hs.

4. Định hướng phát triển phẩm chất – năng lực.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày - Năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tinh thần trách nhiệm, tính tự lập, tự chủ, tự tin khi làm việc.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, máy chiếu, giấy A0, bút dạ - Trò: sgk, vở soạn, đọc và chuẩn bị bài ở nhà III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, luyện tập.

- KT động não, trình bày một phút, viết tích cực.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: Hỏi và trả lời - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 5p

Gv trình chiếu cho học sinh xem và yêu cầu các em hãy tưởng tượng về cuộc

(15)

sống của Phi hành gia và cuộc sống ở trên Sao Hỏa?

Hs có thể tưởng tượng và phát biểu suy nghĩ tự do

Gv chốt ý: ở mỗi người chúng ta có trí tưởng tượng vô cùng phong phú thông qua não bộ. Tuy nhiên, giữa việc tưởng tượng phong phú và việc diễn đạt nó để người khác hiểu và thấy hấp dẫn không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng để khắc phục được những hạn chế của bản thân.

* HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 25p

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 25’

- Mục tiêu: hs biết lập dàn ý cho đề văn tưởng tượng và viết đoạn văn trình bày trước lớp - Hình thức tổ chức: dạy học nhóm, dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, thuyết trình, luyện tập

- KT động não, trình bày một phút, viết tích cực, giao nhiệm vụ, các mảnh ghép

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tưởng những thay đổi có thể xảy ra.

- Thực hiện các bước làm bài văn tự sự.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Gv cho hs chép đề trên bảng vào vở.

Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.

? Yêu cầu của đề là gì?

- Kể chuyện tưởng tượng.

- Kể lại chuyện 10 năm sau em trở lại mái trường và những thay đổi.

- Chia lớp thành 3 nhóm theo tháng sinh:

+ Nhóm 1: tháng 1, 2, 3, 4 + Nhóm 2: tháng 5, 6 7, 8 + Nhóm 3: tháng 9, 10, 11, 12

- Y/c các nhóm thảo luận dàn ý cho đề văn trên giấy A0

- Các nhóm thảo luận trong t/g 5’

- Sau khi thảo luận xong, các nhóm trình bày kết quả.

Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tưởng những thay đổi có thể xảy ra.

1. Yêu cầu đề - Tưởng tượng.

- 10 năm sau trở lại trường.

2. Dàn ý

(16)

- Các nhóm cùng nhau nhận xét, đánh giá cho điểm vào phiếu

- Sau khi nhận xét, đánh giá, gv chiếu dàn bài để hs tham khảo.

* Mở bài:

- Lí do em sẽ trở lại thăm trường?

* Thân bài:

- Sự thay đổi của nhà trường trong tương lai (quang cảnh chung, nhà trường, khuôn viên, lớp học…).

- Những thay đổi về thầy cô giáo (thầy cô cũ và mới).

- Bạn cùng lớp cùng trang lứa? (nghề nghiệp, hình dáng, kỉ niệm ùa về…).

* Kết bài:

- Em cảm động, yêu thương và tự hào về nhà trường, bạn bè…

Lưu ý : hs sử dụng ngôi kể thứ nhất, tự do tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc, viết vào thời điểm khi mình đã trở thành người trưởng thành…

- Gv yêu cầu hs viết đoạn văn

- Chia lớp thành 5 nhóm nhỏ theo sở thích:

+ Nhóm 1: Nhà thơ (đoạn mở bài)

+ Nhóm 2: Họa sĩ (đoạn 1 phần thân bài) + Nhóm 3: Bác học (đoạn 2 phần thân bài) + Nhóm 4: Bác sĩ (đoạn 3 phần thân bài) + Nhóm 5: Diễn viên (đoạn kết bài)

- Mỗi nhóm sẽ viết một đoạn văn sau đó ghép thành một bài vă hoàn chỉnh

- Các nhóm viết bài xong, gv cho hs nói trước lớp và ghép các đoạn với nhau

- Gv + hs chữa bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

3. Viết đoạn văn

(17)

* HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 10p

Viết đoạn văn (7-9 câu) cho 1 trong 2 đề văn sau:

Đề 1: Hãy tưởng tượng mình là cuốn sách giáo khoa Ngữ văn. Em hãy viết thư cho các bạn học sinh để nói rằng cần phải trân trọng sách vở

Đề 2: Tưởng tượng mình là Thủy Tinh khi đến cầu hôn Mị Nương bị vua cha đưa ra lễ vật toàn là những thứ có lợi thế cho Sơn Tinh?

Gợi ý Đề 1:

- Xác đinh ngôi kể.

- Tìm ý

+ Đề 1: Các bạn học sinh đã sử dụng sách vở như thế nào? Làm như vậy co đúng không? Cảm nhận của cuốn sách khi bị đối xử như vậy? Mong muốn được nâng niu trân trọng.

+ Đề 2:

- Giới thiệu sự việc đên cầu hôn cả ST, TT.

- Lễ vật thách cưới của vua Hùng.

- Tâm trạng của TT: buồn, bực tức...

- Hỏi vua Hùng tại sao lễ vật toàn những thứ có lợi cho ST.

* HOẠT ĐỘNG 4: MƠ RỘNG, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian: 3p

Tham khảo bài văn sau:

Đề 1. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập.

Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.

Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏ. Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng ồm ồm:

- Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua để mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rác. Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.

(18)

Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:

- Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.

- Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Số má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....

Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.

Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:

- Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuống đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.

Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:

- Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.

Cả sách và vở cùng lên tiếng:

- Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.

Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.

Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:

- Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.

Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.

Thấy vậy, tôi giật mình hét to:

- Không! Tôi không phụ lòng các anh nữa. Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.

Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.

Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.

4. Hướng dẫn về nhà ( 2P ) - Học bài cũ:

+ Dựa vào dàn ý đã thống nhất -> Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

(19)

+ Đọc thêm bài tham khảo: Con cò với truyện ngụ ngôn. Lập dàn bài và tập kể lại chuyện theo dàn bài (đề c) ở phần các đề bài bổ sung.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt.

+ Hệ thống lại các kiến thức đã học

 Tù và cấu tạo từ

 Từ mượn

 Hiện tượng chyển nghĩa của từ.

 Nghĩa của từ

 Chũa lỗi dùng từ.

 Từ loại và cụm từ.

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền