• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân

Tổ khoa học xã hội Họ và tên giáo viên

Nguyễn Thị Huyền

Tiết 61: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ

Môn học: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.

- Biết các chuẩn mực sử dụng từ.

- Nhận biết một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

- Năng lực tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống;

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ , tạo lập văn bản nói, viết 3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng, - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Bài học trong sgk c. sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện

? Khi sử dụng từ phải chú ý đến những chuẩn mực nào?

* Yêu cầu:

- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.

- Sử dụng từ đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp của từ

- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.

- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết

a. Mục tiêu: Hs củng cố lại những kiến thức đã học về chuẩn mực sử dụng từ b. Nội dung: Nội dung bài học trong sgk

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

(2)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Nhiệm vụ: Gv hướng dẫn hs

củng cố lại phần lý thuyết ở bài trước

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu ngữ liệu trên màn hình. Y/c hs đọc ngữ liệu

- Hs đọc

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định - Gv bổ sung thêm bài tập

? Tìm những từ địa phương được sử dụng trong các bài tuỳ bút đã học?

? Tại sao tác giả lại sử dụng từ địa phương?

- sử dụng từ địa phương hợp lí ->làm rõ nét P/C người SG, đặc biệt là các cô gái SG.

- Riêu riêu là cách dùng từ sáng tạo của tác giả.

- Cảm xúc mãnh liệt về mùa xuân quê hương đang trỗi dậy trong lòng tác giả

1. Câu văn sau đây dùng từ chuẩn mực ở các phương diện nào? Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng nhất?

“Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần HN”.

a. Đúng nghĩa.

b. Đúng NP, có sắc thái biểu cảm.

c. Đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng nghĩa.

2. Nếu viết lại như sau thì các từ trong câu văn phạm lỗi nào? Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng nhất?

“Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết hình thức làm bánh, làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm hết ý bằng làng Vòng gần Hà Nội”

a. Từ sai nghĩa, không hợp phong cách.

b. Từ sai nghĩa, sai chính tả.

c. Từ sai chính tả, không hợp phong cách.

3. Tìm các từ địa phương trong văn bản đã học:

- Thị thiềng, ui ui, chơn thành ( Sài Gòn tôi yêu) - riêu riêu ( Mùa xuân của tôi).

2. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gọi hs đọc và nêu yêu cầu BT1

Ghi lại những từ đã dùng sai (về âm, chính tả, về nghĩa, tính chất ngữ pháp, về sắc thái biểu cảm) và nêu cách sửa chữa.

GV HD hs đọc kĩ các bài tập làm văn của mình, chú ý các từ GV đã đánh dấu trong bài làm khi chấm bài, ghi lại những từ đã dùng sai

- Nêu cách sửa theo mẫu ( SGK)

(3)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc độc lập 15 phút Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs báo cáo kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt 3. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Gáo viên giao nhiệm vụ cho hs c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Sửa lại lỗi sai trong các câu sau

1. Những hàng che đã bao bọc, tre chở cho hàng xóm...

2. Yếu điểm của bạn ấy là lười biếng 3. Đứa bé bập bõm tập nói

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến

1. hàng che-hàng tre, tre chở-che chở 2. yếu điểm-điểm yếu

3. bập bõm-bập bẹ IV. Hướng dẫn về nhà

- Tự trau dồi vốn từ qua học tập trong sách vở, khi giao tiếp, sử dụng từ điển ...

- Chuẩn bị: Ôn tập tác phẩm tữ tình V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

(4)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 62: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH

Môn học: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp hs hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học

- Hiểu được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình, một số đặc điểm của thơ trữ tình, một số thể thơ đã học

- Biết được nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ , tạo lập văn bản nói, viết

- Năng lực văn học: cảm nhận và phân tích phân tích được các tác phẩm trữ tình.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng, tư liệu về nhà thơ Xuân Quỳnh

- Sgk, vở soạn, vở ghi III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Hình ảnh về các tác phẩm trữ tình đã học c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện

Trò chơi: Nhìn tranh đoán ý.

Luật chơi: Quan sát tranh ảnh, đoán tên tác phẩm và tên tác giả của những tác phẩm trữ tình đã học.

Trả lời cá nhân.

(5)

Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch Thiên trường vãn vọng – Trần Nhân Tông

Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương Côn Sơn Ca – Nguyễn Trãi

Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan Sau phút chia ly – Đoàn Thị Điểm

Cảnh khuya – Hồ Chí Minh Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

(6)

Phò giá về kinh – Trần Quang Khải 2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: các tác phẩm trữ tình đã học

a. Mục tiêu: Hs hệ thống lại những tác phẩm trữ tình đã học b. Nội dung: Kiến thức về tác giả, tác phẩm

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. 10’

Phiếu học tập

Tác phẩm Nội dung Thể thơ

Qua đèo Ngang Bài ca Côn Sơn

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tiếng gà trưa

Cảnh khuya

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs hoàn thành nội dung vào phiếu Bước 3: Báo cáo kết quả

- Sau khi hoàn thành, hs báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến

Tác phẩm Nội dung Thể thơ

Qua đèo Ngang Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô đơn thầm nặng giữa núi đèo hoang sơ.

Thất ngôn bát cú

Bài ca Côn Sơn Nhân cách thanh cao, sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.

Lục bát Cảm nghĩ trong

đêm thanh tĩnh

Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.

Ngũ ngôn tứ tuyết

Tiếng gà trưa Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Ngũ ngôn

(7)

Cảnh khuya Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan

Thất ngôn bát cú

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, sử chữa, bổ sung, chốt

* Yêu cầu HS trả lời bổ sung :

- Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú.

Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ song thất lục bát.

- So sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa : + Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú.

+ Lục bát và song thất lục bát.

+ Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.

+ Lục bát và lục bát biến thể.

+ Các loại biến thể của thơ lục bát.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tác phẩm trữ tình

a. Mục tiêu: Hs hiểu được thế nào được gọi là tác phẩm trữ tình b. Nội dung: Kiến thức về tác phẩm trữ tình

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ; Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm trữ tình Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs hoạt động cá nhân

1. Thế nào là tác phẩm trữ tình, ca dao trữ tình?

2. Tác phẩm trữ tình trong chương trình lớp 7 gồm những thể loại nào ?

3. Nêu đặc điểm chính của từng thể loại trữ tình ?

4. Cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm trữ tình ntn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trình bày kết quả - Kết quả dự kiến

2. Gồm 3 thể loại : ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút trữ tình.

3. Ca dao trữ tình: là loại thơ trữ tình biểu hiện những tình cảm nguyện vọng tha thiết cảm động của quần chúng nhân dân vốn được lưu hành trong dân gian.

+ Thơ trữ tình: là loại văn học phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

+ Tuỳ bút : là loại văn xuôi thiên về biểu hiện tình cảm,

1. Khái niệm

- Tác phẩm trữ tình: là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong cuộc sống.

- Ca dao trữ tình: là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết của nhân dân như tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn , tình yêu...

(8)

cảm xúc của người viết.

- Trực tiếp và gián tiếp (chủ yếu) Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh gái, chốt 2. Ghi nhớ: SGK (182) 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

1. Xác định ý kiến không chính xác - Ý kiến a, e, i, k

- Còn lại là đúng 2. Điền vào chỗ trống a. Tập thể và truyền miệng b. Lục bát

c. So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ 4. Hoạt động vận dụng:

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Gáo viên giao nhiệm vụ cho hs c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Khi phân tích thơ trữ tình cần lưu ý điều gì ?

? Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung là gì? ( tác giả là cá nhân: thơ ; là tập thể: ca dao. Tình cảm cá nhân tiêu biểu trong thơ nâng lên thành cảm xúc chung của của cộng đồng. VD thơ của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…)

? Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?

? Muốn hiểu đúng, hiểu sâu một văn bản, một tác phẩm trữ tình, người đọc, HS phải làm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

IV. Hướng dẫn HS về nhà

* Học bài cũ

- Học nắm chắc nội dung bài học. Đọc tài liệu tham khảo SGK.

- Hoàn thành bài tập SBT.

* Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Tiếng Việt.

- Hoàn thành sơ đồ thống kê về hệ thống từ phức, đại từ, từ loại V. Rút kinh nghiệm

(9)

...

. ...

...

....

...

.

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 63,64: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

Môn học: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp hs hiểu được cấu tạo của từ, từ loại TV, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, từ Hán Việt và các phép tu từ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp;

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ , tạo lập văn bản nói, viết 3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng, - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi Hộp quà bí mật c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi Hộp quà bí mật bằng cách hs sẽ lựa chọn một hộp quà, trong mỗi hộp quà đều chứa câu hỏi. Hs trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một phần quà nhỏ trong chiếc hộp

(10)

2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Từ loại và loại từ

a. Mục tiêu: Hs nắm được các từ loại đã học b. Nội dung: Kiến thức về từ loại TV

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ: Gv hướng dẫn hs ôn tập lại các loại từ và từ loại đã học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Các nhóm đã được giao nhiệm vụ từ tiết trước - Yêu cầu các nhóm thống nhất lại kết quả Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả Bước 3: Báo cáo kết quả

- Lần lượt các nhóm thuyết trình sản phẩm.

- Nhóm 1 cử đại diện báo cáo sản phẩm.

- Gọi HS nhóm khác lấy VD -> nhận xét.

1. Từ phức

Từ phức

Từ láy Từ ghép

Ghép ĐL

Ghép CP Láy bộ phận Láy toàn bộ

(11)

Nhóm 2 cử đại diện báo cáo.

Gọi HS nhóm khác lấy ví dụ -> nhận xét.

2. Đại từ

Nhóm 3 cử đại diện báo cáo. 3. Từ loại khác Từ loại

Quan hệ từ Danh từ Động từ Tính từ

Ý nghĩa

- Biểu thị các quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu

- Biểu thị người, sự vật, hiện tượng khái niệm

- Chỉ hành động, trạng thái của sự vật

- Biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật, hđộng, trạng thái.

Chức năng

- Liên kết các từ, cụm từ, các thành phần câu, các câu, các đoạn trong một văn bản.

- Làm chủ ngữ trong câu

- Làm VN

- Vị ngữ - Chủ ngữ mất khả năng kết hợp với:

đã, đang, sẽ..

- Vị ngữ - Chủ ngữ

Bước 4: Kết luận, nhận định - Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt

2.2. Hoạt động 2: Các lớp từ, biện pháp tu từ a. Mục tiêu: Hs nắm được các lớp từ đã học b. Nội dung: Kiến thức về các lớp từ

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Nhà bếp Sách vở Láy âm Láy vần

Xanh xanh

Lung linh Lao xao

Đại từ để hỏi Đại từ để trỏ

Trỏ số

lượng Hỏi người, sự

vật Đại từ

Trỏ hđ, tính chất Trỏ người,

sự vật Hỏi số lượng Hỏi hđ, tính

chất Tôi, tao, tớ Bấy nhiêu. Vậy, thế Ai, gì, nào Bao nhiêu Sao, thế nào

(12)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs ôn tập các lớp

từ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs hoạt động cá nhân

? Thế nào là từ Hán Việt? Đặc điểm?

Cách sử dụng?

? Nêu những hiểu biết của em về từ đồng nghĩa?

? Thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng?

? Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?

? Thế nào là thành ngữ? Vai trò ngữ pháp?

Ví dụ? Cách hiểu nghĩa thành ngữ?

? Thế nào là điệp ngữ? Các kiểu điệp ngữ?

Lấy mỗi kiểu một VD?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: báo cáo - Hs trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt

1. Từ Hán Việt

* Đơn vị cấu tạo từ Hán việt: Các yếu tố HV

* Từ ghép Hán việt: Đẳng lập Chính phụ

* Sử dụng:

- Tạo sắc thái biểu cảm Trang trọng Tôn kính Cổ xưa - Không lạm dụng từ Hán Việt.

2. Từ đồng nghĩa a. Khái niệm b. Phân loại

* Đồng nghĩa hoàn toàn: sắc thái giống nhau

* Đồng nghĩa không hoàn toàn: sắc thái khác nhau

c. Sử dụng: Chọn từ thích hợp với văn cảnh 3. Từ trái nghĩa

a. Khái niệm b. Sử dụng 4. Từ đồng âm 5. Thành ngữ a. Khái niệm

b. Vai trò ngữ pháp: Chủ ngữ, Vị ngữ, P/ngữ

c. Cách hiểu nghĩa thành ngữ

d. Tác dụng: Tính hình tượng và biểu cảm cao

6. Điệp ngữ a. Khái niệm

b. Các kiểu điệp ngữ

* Điệp nối tiếp

* Điệp chuyển tiếp

* Điệp cách quãng.

7. Chơi chữ a. Khái niệm b. Các lối chơi chữ 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS

(13)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS chuẩn bị vào phiếu học tập và trả lời miệng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến

3. Bài 3 (193)

- Bé Từ đồng nghĩa: nhỏ Trái nghĩa: To, lớn

- Thắng Từ đồng nghĩa: được (được kiện) Trái nghĩa: Thua

- Chăm chỉ Từ đồng nghĩa: siêng năng Trái nghĩa: lười biếng 4. Bài 6 (193)

- Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng - Bán tin bán nghi: Nửa tin nửa ngờ

- Kim chi ngọc điệp: Cành vàng lá ngọc

- Khẩu phật tâm xà: Miệng nam mô bụng một bồ dao găm..

5. Bài 7 (194)

a) Đồng không mông quạnh b) Còn nước còn tát

c) Con dại cái mang d) Giàu nứt đố đổ vách.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Hs biết vận dụng những kiến thức phần lý thuyết để làm bài tập/ tình huống gặp phải trong cuộc sống

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: Bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ.

2. Đọc đoạn văn sau:

“ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có ma riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp nhthơ mộng…” ( Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng)

a. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng điệp từ nào?

(14)

b. Tìm các từ láy trong văn trên?

c. Việc sử dụng những điệp từ và từ láy đã tìm được có tác dụng gì trong đoạn văn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trình bày

Gợi ý:

Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa

Bé (về mặt kích thước, khối lượng)

Nhỏ Lớn, to

Thắng Thành công Thua, thất bại

Chăm chỉ Cần cù Lười biếng

a. Điệp từ: mùa xuân; có.

b. Từ láy: riêu riêu; lành lạnh; xa xa.

c. Việc sử dụng những điệp từ và từ láy vừa tìm được để làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân đẹp đẽ, thơ mộng của đất Bắc - của Hà Nội thân yêu.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

IV. Hướng dẫn HS về nhà

* Học bài cũ

- Học nắm chắc nội dung bài học. Đọc tài liệu tham khảo SGK.

- Hoàn thành bài tập SBT.

V. Rút kinh nghiệm

...

.

...

.

...

.

...

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập d.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học... b) Nội dung: GV tổ chức

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.. b) Nội dung: GV tổ chức cho

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học..

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.. b. Nội dung: Bài

Phát triển năng lực : Rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được

- Năng lực tự học ( hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ,