• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 25: Văn bản: ĐỌC THÊM

BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA ( Trần Nhân Tông)

- Côn Sơn ca (Khuyến khích học sinh tự đọc) Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua bài thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và phản hồi tích cực; Tiếp nhận được văn bản, nghệ thuật; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ;

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực văn học: Nhận biết được thể thơ tứ tuyệt đường luật, ngũ ngôn tứ tuyệt;

Biết được cách đọc - hiểu và phân tích thơ tứ tuyệt đường luật chữ Hán qua bản dịch Tiếng Việt

3. Phẩm chất

- Yêu nước, trách nhiệm: Có ý thức tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc đồng thời lên án hành động cướp nước của kẻ thù

- Chăm chỉ: : Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập và thíc đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng để mở rộng hiểu biết

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng, taift liệu tham khảo về vua Trần Nhân Tông

- Sgk, vở soạn, vở ghi III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi bắt bướm c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện

(2)

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi câu cá cùng Doremon bằng cách chiếu hình ảnh cùng câu hỏi để hs lựa chọn câu hỏi rồi trả lời.

- Gv và hs cùng nhau đánh giá ý thức, thái độ của hs tham gia trò chơi - Gv dẫn dắt vào bài

- Nói đến khu di tích chùa Yên Tử người ta nghĩ ngay đến phật hoàng Trần Nhân Tông. Bởi chính ông là vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm. Không nhưng thế, ông còn là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng là khoan hào, nhân ái. Đồng thời ông cũng là nhà thơ tiêu biểu thời Trần với những vần thơ nhẹ nhàng, bình dị thấm đượm chất quê.

2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Hs đọc diễn cảm văn bản, nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, bố cục)

b. Nội dung: Hiểu biết về tác giả, tác phẩm c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc

- Gọi hs đọc

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu tác gải và tác phẩm

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv hướng dẫn hs tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm qua phiếu HT số 1

Phiếu HT số 1 Tác giả, tác phẩm

1. Đọc, chú thích

2. Tác giả, tác phẩm

(3)

? Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả?

? Bài thơ được sang tác trong hoàn cảnh nào?

? Xác định thể thơ và bố cục của bài thơ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Các nhóm trao đổi thống nhất nội dung - Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Đại diện nhóm 1 trình bày trên máy chiếu về tác giả, xuất xứ

+ Đại diện nhóm 2 trình bày phần tóm tắt, bố cục + Kết quả dự kiến

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt 2.2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Hs cảm nhận được hồn thơ thắm thiết của nhà vua trước cảnh hoàng hôn trên cánh đồng quê hương

b. Nội dung: Cảnh chiều tà ở chốn làng quê c. Sản phẩm: Kết quả phiếu HT

d. Tổ chức thực hiện

(4)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu hai câu đầu

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Y/c hs theo dõi hai câu thơ đầu phần phiên âm và dịch thơ và trả lời các câu hỏi qua phiếu HT

1. Hai câu đầu

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs suy nghĩa trả lời và ghi kết quả vào phiếu + GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở

- Bước 3: Báo các kết quả + Hs báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

- Bước 4: Kết luận, nhận định + Không gian: xóm trước, làng sau

(5)

+ Gv và hs nhận xét, đánh giá, chốt + Thời gian: lúc về chiều, sắp tối.

+ Ánh sáng: mờ như khói phủ, sắc chiều man mác.

Tả thực, đối, điệp ngữ;

Gợi cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu hai câu cuối

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Gv chiếu hình ảnh minh họa

+ Gv y/c hs đọc hai câu cuối và trả lời các câu hỏi vào phiếu HT

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs suy nghĩa trả lời và ghi kết quả vào phiếu + GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở

- Bước 3: Báo các kết quả + Hs báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

(6)

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Gv và hs nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

* GV: Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ đầy âm thanh và màu sắc, thanh tao và dạt dào sức sống.

Cảnh quê và hồn quê chan hoà, thanh vắng mà thật có hồn.

Bài thơ đã vượt qua chặng đường trên 700 năm và hình ảnh cánh cò trắng bay trong dáng chiều vẫn chấp chới trong hồn ta. Những cánh cò biểu hiện cho sự yên ả, trong sạch. Khí thế nhà Trần đã xua tan bóng giặc đem đến sự bình yên cho đất nước và thời đại nhà Trần lại sản sinh ra những ông vua sáng, vua hiền, những ông vua yêu nước, văn võ song toàn. Đó là niềm tự hào muôn đời của nhân dân Việt Nam, con người Việt Nam.

+ Trẻ chăn trâu: thổi sáo + Cò trắng: liệng xuống đồng

 Tả, hình ảnh tượng trưng

Bức tranh làng quê thanh bình, dân dã, đầy sức sống

* Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần tổng kết văn bản

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Gv y/c hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

? Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs thảo luận và ghi kết quả vào phiếu + GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở - Bước 3: Báo các kết quả

+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

(7)

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Gv và hs nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt trên màn hình

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Đoạn văn của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bằng trí tưởng tượng của mình, hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ viết bài

Bước 3: Báo cáo - Hs đọc đoạn văn

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Lịch sử thời Trần c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs vận dụng kiến thức lịch sử và trả lời câu hỏi Em biết gì về lịch sử thời Trần nước ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo - Hs trả lời

(8)

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

* Khuyến khích hs tự đọc văn bản; Côn Sơn ca: 10’

- Tìm hiểu tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ “Bài ca Côn Sơn”

? Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi?

- Quê Chí Linh - Hải Dương.

- Là anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài ba, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới, là người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

? Trình bày những nét lớn về tác phẩm

HS: Được viết trong khoảng thời gian ông bị chèn ép đành cáo quan về sống ở Côn Sơn (1437 - 1442), viết bằng chữ Hán.

? Nêu hiểu biết của em về thể thơ lục bát?

HS: Lục bát không hạn định về số câu, chữ cuối của câu sáu bắt vần với chữ thứ sáu của câu tám, chữ cuối của câu tám lại bắt vần với chữ cuối của câu sáu tiếp theo…Thể thơ lục bát cũng có luật bằng trắc, cứ hai câu thì đổi vần mà là vần bằng.

- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài thơ

? Cảnh Côn Sơn được miêu tả với những nét tiêu biểu nào? Những câu thơ nào giới thiệu cảnh vật đó?

- Cảnh vật: suối, đá, thông, trúc - Câu thơ: Côn Sơn suối chảy rì rầm Côn sơn có đá rêu phơi

Trong ghềnh thông mọc như nêm Trong rừng có bóng trúc râm

? Em có hình dung như thế nào về cảnh vật Côn Sơn qua những chi tiết trên?

HS: Là một vùng núi đẹp, có suối chảy rì rầm như tiếng đàn, những tấm đá phủ rêu như những thảm chiếu êm. Côn Sơn còn có thông, trúc mọc xanh đồi núi

? Biện pháp nghệ thuật chủ yếu khi miêu tả cảnh vật? Ý nghĩa của nó?

- Đoạn thơ có cấu trúc tứ bình thể hiện vẻ đẹp hài hoà của thiên nhiên. Ba câu nói lên một cảnh đẹp

+ Suối: Chảy rì rầm -> đàn cầm: ẩn dụ

Bộc lộ niềm vui giao cảm với suối, coi suối là mảnh tâm hồn .

+ Đá: Rêu phơi: Một phần cuộc đời để ngắm cảnh suối rừng -> Tâm thế nhàn (ẩn dụ) + Thông: muôn chiếc lọng xanh rủ bóng -> chở che, tin cậy -> ẩn dụ

+ Trúc: Điệp trùng, xanh mát -> tỏa mát tâm hồn tác giả - So sánh thể hiện được cảnh vật sinh động, gợi cảm

GV: Sự liên tưởng của nhà thơ rất phong phú, liên tưởng đến những hình ảnh hết sức thi vị: đá có thảm rêu như chiếc chiếu, suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm gảy bên tai, thông trúc tượng trưng cho người quân tử… Suối, đá, trúc là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là nơi thi nhân giao hoà cảm xúc với cảnh vật…

? Cách tả cảnh vật có gì độc đáo?

- Tả suối bằng âm thanh, tả đá bằng màu rêu, tả thông, trúc bằng màu xanh mát.

? Em có nhận xét gì về cảnh vật côn sơn?

(9)

- Là một quần thể thiên nhiên nguyên thủy lâu đời, phong phú, đa dạng, với vẻ đẹp thanh cao, yên tĩnh trong lành.

? Tình cảm của tác giả ntn trước cảnh đẹp của côn sơn?

- Yêu mến, gắn bó và hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên Côn Sơn. Ông ngợi ca và quý trọng những giá trị của thiên nhiên

? Em cảm nhận được những gì khi đứng trước thiên nhiên Côn Sơn?

? Trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta với thiên nhiên như thế nào?

? Bài thơ kể các hoạt động gì của Nguyễn Trãi khi ở Côn Sơn?

- Nghe: Suối chảy - Ngồi: Trên đá - Nằm: Rừng thông

- Ngâm thơ: Dưới bóng trúc

? Từ “ta” trong bài chỉ ai? Được lặp lại mấy lần? Tác dụng?

- Là Nguyễn Trãi -> Lặp 5 lần, liền mạch nối tiếp - Cấu trúc: Câu 6 tả cảnh, câu 8 xuất hiện “ta”

=> TN: Cây rừng, đá núi, suối reo đan cài hoà quyện với Nguyễn Trãi => Con người và thiên nhiên như muốn hoà làm một tạo thành sự sống cho toàn cảnh thiên nhiên

? Qua bài thơ em hiểu ntn về tâm hồn Nguyễn Trãi?

- Cuộc sống thảnh thơi, thanh bạch, giản dị với tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc, hòa hợp với thiên nhiên và mến yêu cái đẹp.

- Thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn => Tâm hồn thi sĩ

* GV: Đoạn thơ tuy ngắn gọn nhưng đủ để cho ta thấy sự giao hòa giữa Nguyễn Trãi với cảnh vật Côn Sơn. Sự giao hòa đó vừa nói lên nhân cách thanh cao, vừa nói lên phẩm chất thi sĩ lớn lao của Nguyễn Trãi và tất cả là dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một, muốn sống thanh thản, con người hãy đến với thiên nhiên, tìm ở thiên nhiên những vẻ đẹp, những biến đổi kì diệu để có cách sống, cách ứng xử đẹp nhất.

? Hãy đánh giá thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

- Sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên - Nghệ thuật

+ Sử dụng từ xưng hô ta

+ Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người.

+ Sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ.

+ Giọng điệu nhẹ nhàng êm ái

- Gọi 2 HS đọc -> GV chốt bằng ghi nhớ IV. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc phần phien âm và dịch thơ - Nắm vững nội dung bài học

- Chuẩn bị bài Bánh trôi nước V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên

(10)

Tổ khoa học xã hội

Ngày: 17/10/2021

Nguyễn Thị Huyền

Tiết 26:

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM

Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS biết được bố cục của bài văn biểu cảm - Hiểu được yêu cầu của việc biểu cảm

- Nhận biết được cách biểu cảm trực tiếp và cách biểu cảm gián tiếp 2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết giải quyết những vẫn đề trong học tập và cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nhận biết được các đặc điểm của bài văn biểu cảm;

biết vận dụng yếu tố biểu cảm vào bài viết cụ thể.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, đọc tìm hiểu thêm thông tin để mở rộng tầm hiểu biết.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

* Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận phù hợp với mục đích giao tiếp.

* Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường

* Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, sách BT, phiếu HT - Sgk, vở soạn

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi: Cờ cá ngựa c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi Cờ cá ngựa bằng cách hs chọn các câu hỏi rồi trả lời

- Gv nhận xét, ý thức thái độ tham gia trò chơi của hs

(11)

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm

a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn bản biểu cảm như đối twongj biểu cảm, bố cục của bài văn biểu cảm, yêu cầu về tình cảm

b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs, vở ghi, giấy nháp d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu ngữ liệu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu ngữ liệu, y/c một hs đọc ngữ liệu

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, y/c các nhóm thảo luận nội dung bài học trong phiếu HT

Phiếu HT số 1

Câu hỏi Câu trả lời

? Bài viết nói về phẩm chất gì của tấm g- ương?

? Bài viết muốn biểu đạt tình cảm gì?

? Để biểu đạt tình cảm đó tác giả của bài văn đã làm

như thế nào?

? Bố cục bài văn gồm mấy phần?

? Mở bài và kết bài có quan hệ với nhau ntn?

? TB nêu những gì? Những ý này liên quan ntn đến chủ đề của văn bản?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Ngữ liệu 1:

(12)

- Các nhóm suy nghĩ và thực hiện vào phiếu HT - Gv quan sát, hướng dẫn nhắc nhở

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

- Các nhóm trình bày kết quả lên bảng (dính lên bảng đen) - GV và hs cùng nhau nhận xét

- Kết quả dự kiến Phiếu HT

Câu hỏi Câu trả lời

? Bài viết nói về phẩm chất gì của tấm gương?

- Trung thực, khách quan

? Bài viết muốn biểu đạt tình cảm gì?

- Ngợi ca đức tính trung thực của con người ghét thói xu nịnh, dối trá.

? Để biểu đạt tình cảm đó tác giả của bài văn đã làm

như thế nào?

- Mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa vì gương luôn luôn phản chiếu trung thành mọi vật. Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực.

? Bố cục bài văn gồm mấy phần?

- 3 phần

? Mở bài và kết bài có quan hệ với nhau ntn?

- MB: giới thiệu khái quát phẩm chất của gương

- KB: khẳng định lại phẩm chất đó

? TB nêu những gì?

Những ý này liên quan ntn đến chủ đề của văn bản?

- Các đức tính của gương -> Biểu dương tính trung thực qua 2 VD + Mạc Đĩnh Chi -> đáng trọng + Trương Chi -> đáng thương

=> Gương không vì tình cảm mà nói sai sự thật

=> Sáng tỏ chủ đề văn bản

? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng không? Điều đó có ý nghĩa ntn đối với giá trị của văn bản?

- Tình cảm đánh giá rõ ràng, chân thực ko thể bác bỏ

- Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi tạo nên giá trị của văn bản

-> Biểu cảm gián tiếp thông qua hình ảnh ẩn dụ tấm gương - Gọi HS đọc ngữ liệu 2

? Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?

- Tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ, thông cảm

? Tình cảm biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?

- Trực tiếp -> dấu hiệu: tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm (câu hỏi tu từ)

? Qua những VD trên em thấy văn biểu cảm có những đặc

- Biểu dương người trung thực.

- Phê phán kẻ dối trá.

- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm...

- Bố cục: 3 phần

+ MB (Đ1): Nêu phẩm chất của tấm gương.

+ TB: Nói về đức tính của tấm gương.

+ KB (đoạn cuối):

Khẳng định lại phẩm chất của tấm gương.

- Yêu cầu: tình cảm rõ ràng, trong sáng, chân thực

(13)

điểm gì?

- GV chốt bằng ghi nhớ - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ

Bước 4. Đánh giá, kết luận, nhận định - Gv và hs nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

* Ngữ liệu 2

- Đoạn văn biểu đạt tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ, thông cảm qua hình thức trực tiếp 2. Ghi nhớ sgk (86) 3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua các bài tập.

b. Nội dung: Các bài tập trong sgk c. Sản phẩm: Bài làm của hs d. Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV y/c hs đọc các bài tập trong sgk

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tổ. Y/c các nhóm thảo luận BT trong vòng 5’

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận

- Gv quan sát, hướng dẫn Bước 3: Báo cáo kết quả

- Các nhóm treo kết quả kết quả lên bảng - Kết quả dự kiến

* Tình cảm: buồn và chia li, nhớ bạn, nhớ trường

* Vai trò hoa phượng: mượn hình ảnh hoa phượng để biểu hiện tình cảm

* Là hoa học trò vì: nở vào cuối năm học-> biểu tượng chia ly

* Mạch ý: tả thực hoa phượng

-> sắc đỏ - > cảm xúc bối rối, thẫn thờ -> cảm xúc trống trải -> cảm xúc cô đơn nhớ bạn pha chút dỗi hờn

* Biểu cảm gián tiếp qua nỗi buồn của hoa phượng -> nỗi buồn xa lớp, xa trường của các bạn học sinh

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động - Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá

- Gv chốt kết quả lên màn hình để hs tham khảo 4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Viết đoạn văn có sử dụng tình thái từ c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Lấy ví dụ một đề văn biểu cảm cụ thể?

? Qua những ví dụ phân tích ở trên và ví dụ thực tiễn, em hãy cho biết văn biểu cảm, giáo dục cho con người những tình cảm nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

- Gv quan sát, hướng dẫn Bước 3: Báo cáo kết quả

(14)

- Hs trả lời

- Kết quả dự kiến

+ Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

+ Cảm nghĩ về quê hương.

+ Lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước, con người Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

- Gọi 2 hs đọc bài viết của mình

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá IV. Hướng dẫn về nhà

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Chuẩn bị Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm + Tìm hiểu các đề văn biểu cảm trong sgk

+ Tìm hiểu các bước làm bài văn biểu cảm + Trả lời các câu hỏi trong sgk

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Ngày: 16/10/2021

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Tiết 27: ĐỀ VĂN BIỂU CẢM

VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I . Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm - Thành thạo được cách làm bài văn biểu cảm 2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: nhận biết được đề văn biểu cảm, bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, đọc tìm hiểu thêm thông tin để mở rộng tầm hiểu biết.

(15)

* Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận phù hợp với mục đích giao tiếp

* Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng, bộ tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi Đào vàng c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi Đào vàng bằng cách chiếu hình ảnh cùng câu hỏi để hs lựa chọn câu hỏi rồi trả lời.

- Gv và hs cùng nhau đánh giá ý thức, thái độ của hs tham gia trò chơi - Gv dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

a. Mục tiêu: Hs xác định được đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm trong một bài văn biểu cảm. Nắm được các bước làm một bài văn biểu cảm

b. Nội dung: Các đề văn biểu cảm

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

(16)

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề văn biểu cảm

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu các đề văn trên màn hình - Y/c hs đọc và trả lời các câu hỏi

? Hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề trên?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Gv cho hs thảo luận cặp đôi, chia sẻ

- Các cặp đôi thảo luận trong 2’, chia sẻ cho nhau, trình bày kết quả

+ Bước 3: Báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến

a) quê hương -> lòng yêu quê hương b) đêm trung thu -> thích thú, mừng rỡ

c) nụ cười của mẹ -> yêu quý, biết ơn, kính trọng d) tuổi thơ -> cảm xúc vui, buồn, khó quên e) loài cây -> lòng yêu thiên nhiên

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

? Qua các đề trên, theo em đề văn biểu cảm thường có những yêu cầu gì?

- 2 HS trả lời, GV chốt

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu các bước làm bài văn biểu cảm

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc đề: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ và trả lời các câu hỏi

1. Đối tượng đề nêu ra là gì?

2. Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy?

Nhận xét về nụ cười của mẹ? Khi nào thì mẹ cười?

Tác động như thế nào đối với em?

3. Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ em cảm thấy ntn?

4. Làm thế nào để luôn thấy nụ cười của mẹ?

5. Muốn tìm ý cho 1 đề văn biểu cảm ta phải làm gì?

6. Hãy sắp xếp các ý vừa tìm được theo bố cục 3 phần 7. Em viết ntn để bày tỏ hết niềm yêu thương, kính trọng mẹ?

8.Khi viết xong cần đọc và sửa chữa bài ko? Vì sao?

9. Hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Gv cho hs thảo luận cặp đôi, chia sẻ

- Các cặp đôi thảo luận trong 7’, chia sẻ cho nhau, trình bày kết quả

1. Đề văn biểu cảm

Yêu cầu:

+ Nêu đối tượng biểu cảm + Định hướng tình cảm

2. Các bước làm bài văn biểu cảm

- Tìm hiểu đề và tìm ý

- Lập dàn ý

(17)

+ Bước 3: Báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến

1. Nụ cười của mẹ 2. Làm ấm lòng người - Nụ cười :- Vui

- Yêu thương - Khuyến khích - Chia sẻ, an ủi 3. Buồn, trống vắng, lẻ loi

4. Luôn yêu thương kính trọng mẹ, sống tốt chăm ngoan học giỏi

5. Hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong không gian, thời gian

- Nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình qua miêu tả và tự sự 6. a) Mở bài: Cảm xúc đối với nụ cười của mẹ (ấm lòng ..)

b) Thân bài: Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười c) Kết bài: Lòng yêu thương, kính trọng mẹ 7. Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm

8. Có sửa chữa, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt - 2 HS trả lời -> GV chốt ý bằng ghi nhớ - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ

- Viết bài

+ Chú ý cách diễn đạt: Cần kết hợp các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự, nghị luận...) + Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá...

+ Câu văn: hài hoà, linh hoạt, sử dụng các câu trần thuật, nghi vấn, câu dài, câu ngắn...

Lời văn: Có cảm xúc, từ ngữ

giàu hình ảnh, gợi cảm...

- Sửa bài

3. Ghi nhớ: SGK

2. Hoạt động 2: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu chuyện hs sưu tầm được d. Tổ chức thực hiện:

+ Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ - HS đọc bài tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm theo tổ. Yêu cầu các nhóm thảo luận ra giấy A0, thời gian 5’

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs thảo luận

- Gv quan sát

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

- Các nhóm trưng bày kết quả lên bảng - Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá - Kết quả dự kiến

- GV: Thân bài có 2 cảm xúc bao trùm + Nỗi nhớ và tình yêu tha thiết, nồng hậu + Niềm tự hào về quê hương anh hùng

a) + Tình cảm biểu đạt : tình yêu mến, thương nhớ và tự hào về An Giang - quê mẹ

(18)

+ Tên bài văn: An Giang, quê mẹ - mến yêu + Đề bài: Cảm nghĩ về quê hương yêu dấu b) Dàn ý:

+ MB: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang + Thân bài: Biểu hiện

- Tình yêu quê từ tuổi thơ

- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước

+ KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người đã từng trải, trưởng thành c) Phương tiện biểu cảm

- Vừa trực tiếp vừa gián tiếp qua miêu tả, tự sự và hoài niệm

? Qua những đề bài trên, nhắc nhở chúng ta điều gì?

HS: Lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, đất nước, con người.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả 3. Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Vẽ tranh

c. Sản phẩm: Tranh vẽ của hs d. Tổ chức thực hiện:

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Viết một đoạn văn từ 3-5 câu về lòng nhân ái.

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs viết bài

- Gv quan sát

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

+ HS nộp sản phẩm, gv thu và sửa chữa cho hs vào tiết sau + Bước 4: Đánh giá kết quả

- Gv nhận xét, đánh giá, khuyến khích IV. Hướng dẫn về nhà

- GV giao nhiệm vụ cho HS - Học bài, làm BT 2, 3 (SBT - 45)

- Chuẩn bị bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm + Đọc đê văn sgk (99) Loài cây em yêu

+ Lập dàn bài cho đề văn

+ Tập viết đoạn văn biểu cảm chủ đề tự chọn + Chuẩn bị kĩ tập chuẩn bị trước lớp

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Trường TH&THCS Việt Dân

(19)

Tổ khoa học xã hội

Ngày: 16/10/2021

Tổ khoa học xã hội

Tiết 28: BÁNH TRÔI NƯỚC

( Hồ Xuân Hương)

- Sau phút chia li (Khuyến khích học sinh tự đọc

Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được vài nét về nhà thơ HXH, nhận diện được thể thơ

- Cảm nhận được vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ - Giải thích được tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ 2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực văn học:

+ Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ Nôm: nghĩa hàm ẩn trong bài thơ, cách sử dụng một số từ ngữ và biện pháp nghệ thuật để làm toát lên nội dung, biết cách đọc hiểu một văn bản nghệ thuật

+ Rèn năng lực trình bày một vấn đề trước tập thể

+ Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng Việt.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Hiểu và cảm thông với cuộc đời, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tạp, ham đọc, tìm tòi kiến thức để mở rộng tầm hiểu biết.

* Kĩ năng sống

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ. Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tình cảm yêu thương, trách nhiệm giữa con người với con người - Trân trọng vẻ đẹp và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, sách BT, phiếu HT - Sgk, vở soạn

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động

(20)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: - Gv chiếu clip về bài hát Bánh trôi nước c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện - Gv cho hs sinh xem video

- Hs xem và nêu cảm nhận về bài hát - Gv dẫn dắt giới thiệu vào bài

Có lẽ, hình ảnh người phụ nữ đã trở thành đề tài bất tận cho thi ca từ cổ chí kim, từ những nhà thơ vô danh đến những nhà văn, nhà thơ tên tuổi trong nền thơ ca Việt Nam như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Tú Xương ….Họ đều là những con người có tấm lòng nhân đạo, cảm thông sâu sắc với những nỗi vất vả, gian truân mà ng phụ nữ phải trải qua. Và một trong những ng có đóng góp không nhỏ làm cho đề tài đó được phong phú là Hồ Xuân Hương với bài thơ Bánh trôi nước. Bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát theo dòng nhạc đương đại đã thu hút được đông đảo khán, thính giả trẻ hiện nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Hs đọc diễn cảm văn bản, nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, bố cục, phương thức biểu đạt)

b. Nội dung: Hiểu biết về tác giả, tác phẩm c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản - GV nêu yêu cầu đọc

- Gọi 2 HS đọc bài thơ - Giải thích một số thích khó

- Hs giải thích dựa vào phần chú thích trong sgk

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV y/c hs theo dõi trong sách giáo khoa cùng sự chuẩn bị bài ở nhà để thuyết trình về tác giả, tác phẩm

? Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ HXH?

? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?

- Gv phát phiếu HT cho hs, y/c hs suy nghĩ, điền thông tin theo cặp đôi

Phiếu HT số 1

Nhiệm vụ: Có ý kiến cho rằng nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

1. Đọc, chú thích

2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả

- Sống ở thế kỷ XVIII - Quê ở Nghệ An.

- Nói đến Hồ Xuân Hương là nói đến một nhà thơ đầy mạnh mẽ và cá tính.

- Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

(21)

- Hs suy nghĩ

+ Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs báo cáo kết quả

- Kết quả dự kiến (Gv chiếu trên màn hình)

+ "Bà chúa thơ Nôm": người đứng đầu, người đi tiên phong và bậc thầy trong việc sáng tác thơ chữ Nôm. Thơ Nôm của bà vừa độc đáo vừa mang những nét rất riêng hiếm thấy xưa nay.

+ Thứ nhất, Xuân Hương có một vốn từ rất đa dạng và phong phú. Cách dùng từ trong thơ của bà làm bậc lên một bản lĩnh, một nhân cách phi thường của một con người phi thường:

“Giơ tay với thử trời cao thấp, Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài”

Hay

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

+ Bà hướng ngòi bút sắc bén của mình vào trật tự phong kiến, vào những thứ chướng tai gai mắt của xã hội đương thời --> Lên án nó bằng ngôn từ trào lộng, khiến người đọc phát ra tiếng cười nhưng rất cay độc:

“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ, Lại đây cho chị dạy làm thơ.

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa”

+ Bà còn là một nhà thơ trữ tình với những bài thơ Nôm sâu lắng, thiết tha, chan chứa tình yêu quê hương đất nước và lòng nhân ái đối với những người phụ nữ bị áp bức, bóc lột.

-> Tóm lại, bằng một ngôn ngữ trào lộng và hết sức độc đáo, thơ Xuân Hương là một tiếng sấm giữa bầu trời của xã hội phong kiến đang thời kì mục nát suy đồi, là tiếng nói bênh vực quyền sống của những con người nghèo khổ. Ngòi bút của bà tung hoành trên các trang viết, suốt đời kiếm tìm cho mình "cái tôi" giữa dòng đời đen bạc.

Xuân Hương là con người của đất, của trời, của bốn phương, gót chân của bà đã đi tới tận cùng ngõ ngách từ đồi núi đến đồng bằng, để rồi nhiều áng thơ Nôm bất hủ lần lượt được ra đời và đi vào lòng hậu thế.

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

? Bài thơ thuộc thể loại thơ nào? Dựa vào đâu em xác định được?

- Hs phát hiện trả lời dựa vào đặc điểm số câu, số chữ, cách gieo vần.

b. Tác phẩm

- Bài thơ nằm trong chùm thơ vịnh vật, vịnh cảnh.

- Là bài thơ trữ tình đặc sắc, nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.

(22)

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt 2.2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Hs cảm nhận được hình ảnh chiếc bánh trôi và những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ

b. Nội dung: Hình ảnh chiếc bánh trôi và vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ

c. Sản phẩm: Kết quả phiếu HT d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu hình ảnh chiếc bánh trôi nước

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv y/c trả lời các câu hỏi sau + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* GV: “Bánh trôi nước” là một bài thơ đa nghĩa.

1. Vậy em hiểu thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?

2. Bài thơ có 2 lớp nghĩa, đó là những lớp nghĩa nào?

3. Với nghĩa thứ nhất (nghĩa đen - tả thực) bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?

Phiếu HT số 1

? Ở hai câu đầu, hình ảnh của chiếc bánh được miêu tả qua những chi tiết nào?

? Những chi tiết ấy gợi liên tưởng gì đến người phụ nữ?

? Dựa vào từ ngữ nào trong hai câu đầu em biết được đây là bài thơ nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?

? Cấu trúc thơ " vừa…lại vừa "có ý nghĩa ntn trong việc biểu đạt nội dung?

? Khi ví mình với chiếc bánh, người phụ nữ đã bộc lộ tình cảm gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs suy nghĩ trả lời và ghi kết quả vào phiếu + GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở

- Bước 3: Báo các kết quả + Hs báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

1. Đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn ngữ văn ch- ương thi ca nói chung… Các bài thơ của HXH thường là vịnh vật -> Thể hiện con người. Đây cũng là bài thơ như vậy.

1. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

Miêu tả bánh trôi nước, một thứ bánh dân dã, bình dị nhưng thể hiện nét bản sắc văn hoá của Việt Nam.

(23)

2. Vừa nói về bánh trôi nước vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ

3. Trắng, tròn, làm bằng bột nếp, có nhân bằng đường phên, nhào bột mà nhiều nước thì nát, cho vào nước đun sôi để luộc, nếu chín thì bánh nổi lên.

3. Ngày 3/3 âm lịch, nước ta có tục cúng bánh trôi…

Phiếu HT số 1

? Ở hai câu đầu, hình ảnh của chiếc bánh được miêu tả qua những chi tiết nào?

- Trắng, tròn, bảy nổi ba chìm

? Những chi tiết ấy gợi liên tưởng gì đến người phụ nữ?

- Liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng, tinh khiết, xinh xắn, hoàn hảo của người phụ nữ nhưng cuộc đời lại trôi nổi bấp bênh.

? Dựa vào từ ngữ nào trong hai câu đầu em biết được đây là bài thơ nói về thân phận người phụ nữ

trong xã hội xưa?

- Cụm từ thân em, mô tip này thường được dùng trong ca dao để nói về thân phận người phụ nữ

và thành ngữ bảy nổi ba chìm thường gợi liên tưởng đến thân phận trôi nổi, bấp bênh của người phụ nữ.

? Cấu trúc thơ " vừa…lại vừa "có ý nghĩa ntn trong việc biểu đạt nội dung?

- Gợi được vẻ đẹp đa dạng, hoàn hảo của chiếc bánh và cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời bộc lộ niềm tự hào về thân em

? Khi ví mình với chiếc bánh, người phụ nữ đã bộc lộ tình cảm gì?

- Niềm thương thân nhưng cũng rất tự hào về vẻ đẹp của mình.

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv y/c trả lời các câu hỏi sau

- Gv phát phiếu HT cho hs hoàn thiện câu trả lời vào phiếu Phiếu HT số 2

Nhiệm vụ

Câu hỏi Trả lời

2. Vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ.

(24)

? Em có nhận xét gì về phẩm giá của người phụ nữ qua hai câu cuối?

? Cấu trúc thơ "mặc dầu…mà…"nói lên điều gì?

? Nghệ thuật nổi bật của câu 2, 3 là gì? Tác dụng?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ, trả lời vào phiếu + Bước 3: Báo cáo kết quả

- Các nhóm trình bày kết quả trên bảng đen (dán) - Kết quả dự kiến

Phiếu HT số 2 Nhiệm vụ

Câu hỏi Trả lời

? Em có nhận xét gì về phẩm giá của người phụ nữ qua hai câu cuối?

- Cuộc đời người phụ nữ dù bị vùi dập nhưng vẫn gìn giữ

được phẩm giá trong sạch, son sắt.

? Cấu trúc thơ

"mặc dầu…mà…"

nói lên điều gì?

- Nhấn mạnh, khẳng định phẩm chất bên trong, tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ và lòng tin của họ trước hoàn cảnh

? Nghệ thuật nổi bật của câu 2,3 là gì? Tác dụng?

- Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”

=> thân phận chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời

- Quan hệ từ “với” đi kèm “nư- ớc non”: 1 cuộc đời xả thân, vị tha vì mọi người => đáng cảm phục và trân trọng

- Ngôn ngữ tương phản: Rắn - nát và hình ảnh ẩn dụ “Tay kẻ nặn” => sự lệ thuộc vào lễ giáo phong kiến…

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Gv và hs nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

*GV: Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, đức hạnh kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ

VN.

? Suy nghĩ của em về bài thơ?

- Hs bộc lộ.

Bằng những hình ảnh ẩn dụ, thành ngữ, HXH đã ca ngợi người phụ nữ đẹp trong trắng, son sắt, thuỷ chung, cho dù số phận trôi nổi bấp bênh.

(25)

GV: Bài thơ Bánh trôi nước đã cho ta thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ VN xưa 1 cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã 2 lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi, vừa nhân danh người phụ nữ để tự sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc những tình cảm trong sáng, nhân đạo. Bánh trôi nước đúng là 1 áng văn chương đa nghĩa độc đáo.

* Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần tổng kết văn bản

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Gv y/c hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

? Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

+ Nhóm 1,3 đánh giá thành công về nội dung

+ Nhóm 2,4 đánh giá thành công về nghệ thuật của bài thơ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs thảo luận và ghi kết quả vào phiếu + GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở - Bước 3: Báo các kết quả

+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

- Các nhóm báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến:

Nội dung

- Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đây người phụ nữ và khẳng định niềm tin vào phẩm giá của người phụ là tiếng nói phản kháng xã hội coi thường, chà đạp cs của nữ dù trong hoàn cảnh bị vùi dập.

Nghệ thuật

- Vận dụng thành công những quy tắc của thơ Đường luật

- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô tip dân gian.

- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.

+ Bước 4: Kết luận, nhận định - Gv và hs cùng nhận xét, đánh giá

3. Tổng kết 3.1. Nội dung

3.2. Nghệ thuật

3.3. Ghi nhớ: sgk (95)

(26)

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu chuyện hs sưu tầm được d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs đọc nội dung phần đọc thêm trong sgk

? Hãy tìm những câu ca có nội dung tương tự?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

- Hs đọc những bài ca dao vừa tìm được - Kết quả dự kiến

+ Thân em như ớt trên cây…..

+ Thân em như của ấu gai….

+ Bước 4: Đánh giá kết quả 4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Một số bài thơ của HXH c. Sản phẩm: Bài làm của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy sưu tầm những bài thơ của bà HXH?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo

- Hs đọc bài thơ sưu tầm được - Kết quả dự kiến:

+ Đề đền Sầm Nghi Đống + Quả mít

+ Ốc nhồi

+ Lấy chồng chung

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

IV. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới

- Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích nội dung , nghệ thuật của bài thơ - Chuẩn bị bài Qua đèo Ngang

+ Tìm hiểu về bà Huyện Thanh Quan + Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng bài thơ

+ Chú ý cách đọc bài thơ ( đọc giọng trầm buồn, cách ngắt nhịp 2/2/3, 4/3) + Cảnh ở hai câu đầu được miêu tả như thế nào, qua những chi tiết nào?

+ Hình ảnh con người được thể hiện qua những chi tiết nào? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu tiếp là gì?

(27)

+ Tâm trạng con người như thế nào trước cảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang?

+ Âm thanh xuất hiện trong hai câu tiếp là âm thanh như thế nào?

+ Tâm trạng nhân vật trữ tình như thế nào?

+ Đại từ nhân xưng trong bài có ý nghĩa gì?

+ Trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản V . Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập d.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.. b) Nội dung: GV tổ chức cho

- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giãi

- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tếA. - Phát triển các NL toán học: NL giải

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã họca. Nội dung: Gáo

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.. b. Nội dung: Bài

Phát triển năng lực : Rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được