• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 37:

CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ

- Xa ngắm thác núi Lư (Khuyến khích học sinh tự đọc) Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tiếp tục cho HS làm quen với những lỗi thường gặp về quan hệ từ: Dùng thiếu quan hệ từ, dùng quan hệ từ không thích hợp hoặc dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết và cách sửa lỗi

- Biết cách sửa lỗi về quan hệ từ trong câu, đoạn văn 2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: phát hiện và sửa lỗi chính xác về quan hệ từ khi nói và viết.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập và thíc đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng để mở rộng hiểu biết

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi Pac-man c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện

- Gv chia lớp thành 2 đội (đội nam (A) và đội nữ (B))

- Các đội sẽ bốc thăm xem đội nào được quyền chọn câu hỏi trước sẽ trả lời trước.

Mỗi câu trả lời đúng sẽ đc 10đ. Sau khi các đội đã chơi xong, gv tổng kết điểm và phân thắng thua. Đội thắng sẽ đc thưởng mỗi bạn 1 chiếc bút bi.

(2)

- Gv nhận xét thái độ của các đội chơi - Dẫn dắt vào bài

Trong khi nói và viết hàng ngày, chúng ta hay sử dụng quan hệ từ để cho lời nói hoặc câu văn trau chuốt, rõ ý. Tuy nhiên có những lúc chúng ta không để ý đến việc sử dụng quan hệ từ như thế nào cho hợp lí và có hiệu quả nên dẫn đến hậu quả là dùng sai quan hệ từ khiến cho người nghe khó tiếp nhận thông tin. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những lỗi về quan hệ từ là gì và cách sửa ra sao.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Các lỗi thường gặp về quan hệ từ

a. Mục tiêu: Hs nhận ra được trong khi nói và viết, các em thường mắc những lỗi về quan hệ từ

b. Nội dung: Các lỗi về quan hệ từ c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu những lỗi thường mắc về quan hệ từ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu ngữ liệu và y/c hs đọc ngữ liệu - Hs đọc và trả lời câu hỏi (hoạt động cá nhân) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng?

- Đừng nên...mà đánh giá kẻ khác

- Câu ... đối với xã hội xưa, còn đối với xã hội...

* HS đọc VD 3, 4

? Quan hệ từ “và, để” có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu không? Em thay bằng quan hệ từ nào thì phù hợp?

+ Câu 3: Hai bộ phận của câu diễn đạt ý tương phản -> Dùng quan hệ từ “và” không phù hợp -> thay bằng “nhưng”

+ Câu 4: Phần 2 của câu muốn giải thích vì sao chim sâu là bạn của người nông dân -> dùng quan hệ từ

“để” không được phải thay bằng quan hệ từ “vì”

? Hai câu trên dùng quan hệ từ như thế nào?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

a. Thiếu quan hệ từ

* Cách chữa:

- Thêm quan hệ từ phù hợp

b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.

* Cách chữa: Thay quan hệ từ thích hợp với nội dung câu

(3)

- Không thích hợp về nghĩa

* Gọi HS đọc VD 5, 6

? Phân tích các thành phần câu trong 2 câu trên?

- Hai câu đều thiếu chủ ngữ

? Vì sao?

- Vì các quan hệ từ đã biến chủ ngữ thành vị ngữ.

? Em hãy sửa lại câu cho đúng?

- Bỏ quan hệ từ ở đầu câu

* Gọi HS đọc VD 7, 8

? Các câu gạch chân sai ở đâu? Hãy chữa lại ? + Câu 7: Thiếu quan hệ từ tạo thành cặp quan hệ từ nhượng bộ – tăng tiến

-> Sửa: Không những giỏi Văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa.

+ Câu 8: Quan hệ từ “với” không có tác dụng liên kết cụm từ thứ 2 với cụm từ thứ nhất

-> Sửa :...không thích ( tâm sự) với chị Bước 3: Báo cáo kết quả

- Hs trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

? Ta thường gặp những lỗi như thế nào khi dùng quan hệ từ?

- 2 HS phát biểu -> GV chốt -> Gọi 1 HS đọc ghi nhớ

c. Thừa quan hệ từ

* Cách chữa: bỏ quan hệ từ thừa

d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

* Cách chữa:

2. Ghi nhớ:sgk (107) 2. Hoạt động 2: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Bài làm của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm một bài tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, tìm hiểu

Bước 3: Báo cáo - Hs báo cáo kết quả Bài 1 (107)

- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối - Con xin báo một tin vui (để cho) cha mẹ mừng Bài 2 (107)

- Thay: với = như ; bằng = về Tuy = dù

Bài 3 (108)

- Bỏ các quan hệ từ: đối với; với, qua Bài 4 (108)

(4)

- Đúng: a, b, d, h

- Sai: Các trường hợp còn lại 3. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Bài kiểm tra giữa kỳ c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Trong bài kiểm tra giữa kỳ, em có sử dụng sai quan hệ từ không? Hãy chỉ rõ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs đọc và suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs báo cáo kết quả tìm hiểu Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

IV. Hướng dẫn về nhà

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Nắm được những nội dung cơ bản của bài học

- Chuẩn bị bài Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 38,39:

TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM

Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hs hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và phân biệt được 3 lớp từ này

- Các em biết vận dụng lý thuyết để làm bài tập 2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp;

b. Năng lực đặc thù

(5)

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: nhận biết được từ đồng nghĩa trong văn bản; phân biệt được từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn

- Biết cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: yêu TV, giữ gìn sự trong sáng của TV.

- Chăm chỉ: : Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập và thíc đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng để mở rộng hiểu biết

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM

* Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác

- Lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả - Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Phiếu học tập, sgk, giáo án, máy chiếu.

- Học sinh soạn bài, trả lời câu hỏi trong sgk, chuẩn bị theo định hướng của gv.

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Hình ảnh về từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu hình ảnh, y/c hs tìm từ tương ứng với hình ảnh

(6)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ và tìm từ

Bước 3: Báo cáo - Hs trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định - Gv nhận xét thái độ của hs 2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Từ đồng nghĩa

a. Mục tiêu: Hs biết cách sử dụng từ đồng nghĩa sao cho phù hợp b. Nội dung: Hiểu biết về việc sử dụng từ đồng nghĩa

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu việc sử dụng từ đồng nghĩa

- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu ngữ liệu. Y/c hs đọc - Hs hoạt động cá nhân

1. Thử thay các từ đồng nghĩa: “quả- trái”, “bỏ mạng - hi sinh’’ trong các VD trên rồi nhận xét ?

2. Tại sao đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc’’ lấy tiêu đề “Sau phút chia li’’?

3. Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điểm gì ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs suy nghĩ

+ Gv quan sát, hỗ trợ - Bước 3: Báo cáo kết quả + Hs trả lời

+ Kết quả dự kiến

1. Sử dụng từ đồng nghĩa

- Thay thế cho nhau

- Lựa chọn từ phù hợp với ngữ cảnh

(7)

1. Từ : trái - quả : thay thế được

+ Bỏ mạng - hi sinh: không thay thế được vì sắc thái biểu cảm khác nhau...

2. Hai từ “ chia tay và chia li’’ đều có nghĩa “rời nhau, mỗi người đi một nơi” nhưng “chia li’’ mang sắc thái cổ xưa và diễn tả đư- ợc cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

2. Ghi nhớ 2.2. Hoạt động 2: Từ đồng âm

a. Mục tiêu: Hs biết cách sử dụng từ đồng nghĩa sao cho phù hợp b. Nội dung: Hiểu biết về việc sử dụng từ đồng âm

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu việc sử dụng từ đồng âm

- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu ngữ liệu. Y/c hs đọc - Hs hoạt động cá nhân

1. Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ

“lồng” trong 2 ngữ liệu trên?

2. Câu “Đem cá về kho” nếu tách ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?

3. Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs suy nghĩ

+ Gv quan sát, hỗ trợ - Bước 3: Báo cáo kết quả + Hs trả lời

+ Kết quả dự kiến

1. Ngữ cảnh sử dụng của mỗi từ (câu)

2. 2 nghĩa : - Cách chế biến thức ăn (kho cá) - Cái kho (chỗ chứa cá)

3. Đem cá về mà kho.

- Đem cá về để nhập kho.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

1. Sử dụng từ đồng âm

- Khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý đến ngữ cảnh sử dụng từ, câu.

2. Ghi nhớ 2 - sgk (136) 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

* Từ đồng nghĩa

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tổ. Y/c các nhóm thảo luận BT, mỗi nhóm một BT Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

(8)

- Các nhóm suy nghĩ, thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả - Dự kiến kết quả

+ BT 1

+ Gan dạ - dũng cảm + Chó biển - hải cẩu + Nhà thơ - thi sĩ + Đòi hỏi - yêu cầu + Mổ xẻ - phẫu thuật + Năm học - niên khoá + Của cải - tài sản + Loài người - nhân loại + Nước ngoài - ngoại quốc + Thay mặt - đại diện + BT 2

.) Máy thu thanh – Rađiô + Xe hơi - ô tô .) Sinh tố - Vitamin + Dương cầm – Pianô Bài 3 (115)

+ Heo - lợn + Bố - ba, thầy, tía + Má- mẹ, u, bầm + vô - vào

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

TIẾT 2

* Từ trái nghĩa

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs hoạt động chân

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs lên bảng thực hiện yêu cầu Bước 3: Báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến

tươi

Cá tươi cá ươn cá khô cá héo hoa tươi hoa héo hoa khô hoa úa hoa tàn

yếu

ăn yếu – ăn khoẻ

học lực yếu học lực giỏi học lực khá

xấu Chữ xấu - chữ đẹp đất xấu - đất tốt

- BT 3, HS trả lời miệng 5 thành ngữ

- Kết quả dự kiến

a) mềm d) mở g) trọng k) ráo

b) về d) ngửa h) đực

c) xa e) phạt i) cao

(9)

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

* Từ đồng âm

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc phần BT trong sgk

- Gv chia lớp thành 4 nhóm theo sở thích môn học; Toán, Lý, Anh, Văn. Mỗi nhóm thảo luận 1 BT trong vòng 3’

+ Nhóm 1: Toán – BT 1 + Nhóm 2: Lý – BT 2 + Nhóm 3: Anh – BT 3 + Nhóm 4: Văn – BT 4

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm suy nghĩ, thảo luận - Gv quan sát, hỗ trợ

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

- Sau khi các nhóm thảo luận xong sẽ chuyển kết quả cho nhau để hoàn thiện và trình bày.

- Kết quả dự kiến BT 1

+ Thu: - mùa thu (DT) ; Ba: - ba má (DT) - thu tiền (ĐT) - ba người (ST) + Cao: - nhà cao (TT) ; Tranh: - mái tranh - Cao hổ (DT) - tranh giành + Sang: - sang trọng (TT) ; Sức: - sức lực

- Sang sông (ĐT) - sức nước hoa + Nam: - nam giới (DT) ; Nhè : - nhè cơm

- Phương Nam (DT) - khóc nhè + Tuốt: - tuốt lúa (ĐT) ; Môi: - làn môi - nghỉ tuốt - môi trường BT2

a) Cổ : - phần nối giữa đầu và thân: Cái cổ

- phần nối giữa cánh tay và bàn tay : Cổ tay - phần nối giữa ống chân và bàn chân: Cổ chân - phần nối giữa miệng và thân chai: Cổ chai

=> Là từ nhiều nghĩa

b) Từ đồng âm : cổ kính (cũ); cổ đông BT3

a) Mẹ em và cô giáo ra bàn vừa uống nước vừa bàn việc.

( Bàn 1 : DT; Bàn 2 : ĐT)

b) Cày sâu tốt lúa nhưng phải trừ sâu mới có năng suất cao. ( TT – DT) c) Tôi xa nhà đã 5 năm. ( ST – DT)

BT4

+ Lí do không trả vạc nhờ hiện tượng đồng âm

+ Cách làm: Căn cứ vào ngữ cảnh để khẳng định “vạc đồng”

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

(10)

- GV chốt - động viên.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Bài ca dao

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hãy kể một câu chuyện hay đọc một bài thơ, một câu đố trong đó có sử dụng hiện tượng từ đồng âm và phân tích?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo

+ Dự kiến: Bài ca dao bà già đi chợ cầu Đông……

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

IV. Hướng dẫn về nhà

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học bài, tập viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm hoặc có thể tìm ví dụ về phép chơi chữ có sử dụng từ đồng âm, phân tích hiện tượng đồng âm.

- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt

+ Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về phần tiếng Việt đã học + Hoàn thiện tất cả các bài tập ở mỗi bài học

+ Tập viết các đoạn văn có sử dụng các loại từ V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 40:

CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

- Phong Kiều dạ bạc (Khuyến khích học sinh tự đọc) Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

(11)

- Biết cách tìm ý và lập ý cho bài văn biểu cảm

- Thành thạo những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm - Vận dụng cách lập ý cho bài văn để tạo lập văn bản

2. Năng lực:

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ :

+ Biết cách tìm ý, lập ý cho bài văn biểu cảm.

+ Vận dụng được những cách lập ý phù hợp đối với các đề văn cụ thể 3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập. Tìm tòi nhiều nguồn kiến thức, tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

* Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận phù hợp với mục đích giao tiếp

* Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường

* Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, phiếu học tập, sgk, giáo án, máy chiếu.

- Học sinh soạn bài, trả lời câu hỏi trong sgk, chuẩn bị theo định hướng của gv.

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Tổ chức thực hiện

? Cho biết các bước để làm một bài văn biểu cảm?

- Hs trình bày, gv dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Những cách lập ý trong bài văn biểu cảm thường gặp a. Mục tiêu: Hs hiểu được có nhiều cách lập ý cho một bài văn biểu cảm b. Nội dung: Các cách lập ý

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu những cách lập ý cho một bài văn biểu cảm

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv y/c hs đọc thầm các ngữ liệu trong sgk

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên theo thứ tự A,B,C, y/c các nhóm thảo luận theo KT công đoạn, mỗi nhóm một phần

+ Nhóm 1: Phần 1 + Nhóm 2: Phần 2 + Nhóm 3: Phần 3a

(12)

+ Nhóm 4: Phần 3b + Nhóm 5: Phần 4

- Các nhóm thảo luận trong thời gian 5’, sau khi thả luận xong các nhóm sẽ huyển kết quả cho nhau để bổ sung (nhóm 1 chuyển nhóm 2, nhóm 2 chuyển nhóm 3, nhóm 3 chuyển nhóm 4, nhóm 4 chuyển nhóm 5, nhóm 5 chuyển nhóm 1). Sau khi các nhóm bổ sung hoàn thiện, các nhóm trình bày kết quả lên bảng

+ Bước 2: Tổ chức hoạt động - Các nhóm suy nghĩ thảo luận + Bước 3: Báo cáo kết quả - Dự kiến kết quả

Nhóm 1 Nhóm 2 bổ

sung

Câu hỏi Trả lời

? Cây tre đã gắn bó với con người VN bởi những công dụng của nó như thế nào?

- Chia bùi sẻ ngọt - Là bóng mát, là khúc nhạc...

- Làm cổng chào, đu tre, sáo diều...

? Để thể hiện sự gắn bó

“còn mãi” của cây tre, đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai?

Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào?

- Cây tre gắn bó với con người cả về vật chất lẫn tinh thần

- Tre còn mãi ->

bóng mát -> khúc nhạc -> cổng chào -> đu tre ->

sáo diều

? Tác giả đã biểu cảm trực

tiếp bằng cách nào? - Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai -

>bày tỏ tình cảm

Nhóm 2 Nhóm 3 bổ

sung

Câu hỏi Trả lời

? Tác giả say mê con gà

đất như thế nào? - Giả làm gà gáy vào buổi sáng

? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?

- Suy nghĩ, đánh giá về đồ chơi con trẻ ... trong hiện tại

? Qua đoạn văn em cho

biết cách lập ý ở đây? - Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

Nhóm 3 Nhóm 4 bổ

sung

Câu hỏi Trả lời

? Đoạn văn đã gợi những - Cô giữa đàn em

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Liên hệ hiện tại với tương lai

- Tưởng tuợng tình huống hứa hẹn, mong ước.

(13)

kỉ niệm gì về cô giáo? nhỏ, nghe tiếng cô giảng bài, cô theo dõi lớp học…

? Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo người viết đã làm như thế nào?

- Biểu cảm trực tiếp bằng câu cảm thán

? Tác giả đã tưởng tượng

những gì? Tác dụng? - Tưởng tượng ra tình huống để bày tỏ tình cảm với cô giáo

Nhóm 4 Nhóm 5 bổ

sung

Câu hỏi Trả lời

? Tác giả đã tưởng tượng những gì trong đoạn văn?

- Ở cực bác nghĩ về cực nam, ở trên núi ngĩ về vùng biển, nơi đầy chim nghĩ về xứ cá tôm

? Việc tưởng tượng ấy đã giúp tác giả thể hiện những tình cả gì?

- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước và khát vọng thống nhất tổ quốc

Nhóm 5 Nhóm 1 bổ

sung

Câu hỏi Trả lời

? Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “u tôi”?

- Bóng dáng, khuôn mặt người mẹ đã già

? Những hình ảnh ấy được miêu tả như thế nào?

- Bóng đen hòa lẫn bóng tối…

- Khuôn mặt trăng trắng…

? Tình cảm được bộc lộ trong đoạn văn là gì?

- Thể hiện lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình

+ Bước 4: Đánh giá kết quả

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, bổ sung

? Có mấy cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm?

- Hs trả lời, gv chốt

- Hồi tưởng quá khứ và hiện tại.

- Quan sát, suy ngẫm 2. Ghi nhớ - sgk 3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS

(14)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc BT 1 – sgk

- Gv chia lớp thành 4 nhóm theo màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng (mỗi nhóm 8 bạn theo số thứ tự 1,2,3…)

+ Nhóm 1,3 (xanh+đỏ) lập dàn ý đề 1 + Nhóm 2,4 (tím+vàng) lập dàn ý đề 3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận trong 10’

Bước 3: Báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến

+ Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý + Bước 2: Dàn ý

a. Đề 1: Cảm xúc về vườn nhà

1) Mở bài: Giới thiệu vườn nhà, tình cảm đối với vườn nhà.

2) Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch vườn - Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình...

- Vườn và lao động của bố mẹ - Vườn qua 4 mùa...

3) Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà b. Đề 3: Cảm xúc về người thân

1) Mở bài: Giới thiệu người thân và tình cảm đối với người đó 2) Thân bài: Kể và miêu tả về các sắc thái tình cảm

- Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng của 2 người trong quá khứ

- Niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt,học tập, vui chơi thể hiện sự gắn bó giữa hai người

- Bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, mong muốn của mình khi nghĩ về hiện tại và tuơng lai của người đó

3) Kết bài: Cảm xúc với người đó trong hiện tại và tương lai + Bước 4: Đánh giá kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt 4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b. Nội dung: Dàn ý

c. Sản phẩm: Bài làm của hs d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nếu phải lập ý cho đề văn: Cảm xúc về một con vật nuôi thì em sẽ lập ý bằng cách nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Kết quả dự kiến

+ HS trả lời

+ Dự kiến: Lập ý bằng cách tưởng tượng tình huống….

Bước 4: Đánh giá kết quả

(15)

- Gv và hs cùng nhau nhận xét IV. Hướng dẫn về nhà

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Chuẩn bị bài luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người

+ Hãy tìm ý và lập ý cho đề văn Cảm nghĩ về thầy cô giáo những “người lái đò”

đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập d.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến

vonfam Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống a, Mục tiêu : Học sinh ứng dụng kiến thức và thực tiễn cuộc sống b, Nội dung : Phân biệt chất và

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã họca. Nội dung: Gáo

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học..

Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS vận dụng kiến thức

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS vận dụng kiến thức

Phát triển năng lực : Rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được