• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

NS: 1/11/2017

ND: Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2017 Toán

Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Củng cố về:

- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.

- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tỉ số.

2. Kĩ năng: rèn cho HS kĩ năng giải toán, chuyển đổi chính xác, trình bày bài khoa học.

3. Thái độ: HS biết vận dụng vào trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DH : Bảng phụ, VBT

III. CÁC HĐ DH :

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- GV gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu HS làm bài tập .

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh.

2. Bài mới.(30') a. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng học tập về các ph- ương pháp chuyển các phân số thành số thập phân, đọc, viết số thập phân, so sánh số đo độ dài và giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị ” hoặc “tìm tỉ số”.

b. Hư ớng dẫn luyện tập .

Bài 1: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân. (8’)

- GV hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét, củng cố bài.

(Củng cố cách chuyển PSTP ® STP).

Bài 2:

- GV hướng dẫn HS đổi các đơn vị đo trong bảng cho sẵn.

- 1HS chữa bảng, lớp nhận xét bổ

sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- 1 HS lên bảng là bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

* Kết quả:

a) 10

127 = 12,7 b)

100

65 = 0,65

c)1000

2005= 2,005 d)

1000

8 = 0,008 - HS xđ yêu cầu- HS tự làm VBT.

- Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.

(2)

- GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

(C/cố về quan hệ giữa các đ/vị đo độ dài)

Bài 3. Y/c HS trao đổi với nhau để thống nhất kết quả.

-Y/c HS nhắc lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài và đo diện tích.

-Y/c HS so sánh việc đổi đơn vị đo diện tích với đơn vị đo độ dài.

Bài tập 4:

Tóm tắt:

12 hộp : 180000đồng 36 hộp : … ? đồng - GV hướng dẫn HS làm bài.

- GV củng cố bài

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

(Củng cố cách giải toán = p2 rút về đơn vị và phương pháp tìm tỉ số)

3. Củng cố dặn dò.(5')

- Y/c HS nêu lại cách chuyển số đo độ dài, số đo khối lượng sang số thập phân.

- Cách chuyển phân số thập phân sang số thập phân.

- Dặn HS về ôn bài và tập chuyển đổi cho nhanh và chính xác các đơn vị đo.

* Kết quả:

11,02km = 11,020km = 11020m Vậy các số đo độ dài nêu ở phần b , c d đều = 11,02 km .

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng làm.

* Kết quả: 4m 85cm = 4,85m 72ha = 0,72km2

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm việc cá nhân.

- HS tự làm bài, 1 HS làm trên bảng.

- Lớp đổi chéo vở, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài, chữa bài.

* Bài giải:

C1: Mua một hộp hết số tiền là:

180000 : 12 = 15000(đồng) Mua 36 hộp hết số tiền là:

15000 36 = 540000(đồng) Đáp số: 540000đồng C2: 36 hộp gấp 12 hộp số lần là:

36 : 12 =3(lần)

Mua 36 hộp đồ dùng toán là:

180 000 x 3 =540000(đồng) ĐS: 540000đồng

--- Tập đọc

Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc trong 9 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng / phút; Biết đọc diễn

(3)

cảm đoạn thơ, đoạn văn; 2- 3 bài thơ, đoạn vă dễ nhớ; Hiểu nội dung chính, ý

nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

3.Thái độ : HS có ý thức tự giác ôn bài.

II. CÁC KNSCB:

- Tìm kiếm và xử lí thông tin, biết hợp tác để xử lí thông tin bảng thống kê. Thể hiện được sự tự tin khi khi thuyết trình kết quả.

III. ĐỒ DÙNG DH :

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học, để HS bốc thăm.

- Phiếu giao việc cho bài tập 2.

IV. CÁC HĐ DH :

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

Đọc bài “ Đất Cà Mau” và nêu nội dung bài.

B. Dạy bài mới:

1- Giới thiệu bài: ( 2 phút )

GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10:

Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.

Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.

2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:

(25 phút)

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV cho điểm .

HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.

3-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9:

- Y/C HS đọc yêu cầu.

-GV phát phiếu thảo luận.

-Cho HS thảo luận nhóm 4.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- Mời 2 HS đọc lại .

2HS đọc và trả lời câu hỏi

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập.

- Đại diện nhóm trình bày.

* B ng th ng kê các b i th ã h c trong các gi t p à ơ đ ờ ậ đọ ừ ầc t tu n 1 đến tu n 9:

Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung Việt Nam

Tổ quốc em

Sắc màu em yêu

Phạm Đình Ân Em yêu tất cả các sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.

Cánh chim

Bài ca về trái đất

Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh.

hoà bình Ê-mi-li, con... Tố Hữu Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu

(4)

trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Con người với

Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà

Quang Huy Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.

thiên nhiên

Trước cổng trời

Nguyễn Đình Ánh

Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng núi cao.

C- Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.

--- Chính tả

Tiết 10: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Nghe viết đúng đoạn văn “ Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.

Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc trong 9 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng / phút; Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; 2- 3 bài thơ, đoạn vă dễ nhớ; Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

2. Kĩ năng: : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng viết đúng, đẹp.

3.Thái độ : HS có thái độ tự giác, chủ động ôn tập.

*GDMT: HS nên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước

II. ĐỒ DÙNG DH :

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).

III. CÁC HĐ DH :

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

A. Kiểm tra:

Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 2 HS - GV cho điểm .

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.

B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1') 2- Nội dung (37')

a - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:

- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học - HS bốc thăm đọc bài tuần 1 - 9- mở phiếu đọc bài, trả lời câu hỏi.

- G + H nhận xét đánh giá.

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).

(5)

- 2 HS đọc bài viết - GV giải nghĩa từ khó

b- Nghe viết chính tả:

+ Nội dung đoạn văn nói gì ?

- 2 H viết bảng H khác viết vở (G đọc - H viết) Nhận xét- chốt lại.

- GV đọc cho HS viết bài - Đọc cho HS soát lỗi

- GV chấm bài (7 em) HS đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét chung

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - G hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

* Thể hiện nỗi niềm trăn trở băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn ngồn nước.

- Từ khó viết: Đà, Hồng (tên riêng) nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ.

* Viết bài :

Lắng nghe

--- NG: Thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2017

Toán

Tiết 47 : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân.

So sánh STP, đổi đơn vị đo diện tích, giải bài toán bằng cách Tìm tỉ số hoặc Rút về đơn vị.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo, viết STP, giải toán.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác khi làm bài.

II. ĐD DH: Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: 1p 2. Luyện tập: 30p

Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

- Gv yêu cầu hs đọc đề bài toán và nêu cách làm

- Gv yêu cầu hs làm bài

- Gv gọi hs chữa bài trên bảng lớp của bạn

- Gv yêu cầu hs giải thích cách làm

Bài 2 :

- Gv yêu cầu hs đọc đề bài toán - Gv yêu cầu hs khá tự làm bài và đi giúp đỡ những hs còn

-Hs đọc đề bài rồi nêu cách làm

-Hs lên bảng làm bài ,hs cả lớp làm vào vở

a)1km234m=1,234km 2km45m= 2,045km 3km7m =3,007km

5hm3dam=0,53km 2dam8m = 0,028km 4m5dm =0,0045km -Hs nhận xét bài bạn làm đúng/sai.Nếu sai thì

sửa lại cho đúng

-Hs lần lượt giải thích cách làm -1 hs đọc đề bài trước lớp

-Hs có thể trao đổi với nhau để tìm cách làm -1 hs khá lên bảng làm

(6)

lúng túng

- Gv gọi 1 hs khá trình bày cách làm

Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:

- Gv yêu cầu hs đọc đề bài toán và nêu cách làm

Bài 4 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

- Các bước tiến hành tương tự bài 1

C/.HĐ 3:Củng cố,dặn dò:

- Gv nhận xét đánh giá giờ học

Tóm tắt: 15 phút : 3,75km 2 giờ : ? km Đổi : 2giờ = 120 phút 3,75km = 375dam

120 phút gấp 15 phút số lần là:

120 : 15 = 8 (lần )

Trong 120 phút người đó đi được là:

375 x 8 = 3000 (dam ) Đổi 3000 dam = 30 km

Vậy trong 2 giờ người đó đi được 30 km -1 hs đọc đề bài trước lớp

-1 hs lên bảng làm -hs cả lớp làm vào vở

A. 36,5m = 3,65km C. 36,5m = 0,0365km B. 36,5m= 0,365km D. 36,5m = 0,00365km

-hs khoanh vào C

a)2kg 5hg = 2,5kg 3kg 14dag= 3,14kg 4kg 7dag = 4,07kg 5kg 6g = 5,006kg

b)1kg 230g= 1,230kg 2kg 400g = 2,4kg 35hg = 3,5kg 8g =0,008kg -Phần C học sinh làm tương tự

-Hs nhận xét bài bạn làm đúng/sai.Nếu sai thì

sửa lại cho đúng.

--- Lịch sử

TIẾT 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I – MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh biết:

1. Kiến thức: - Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.

- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

*Giảm tải: - Kể được một vài sự kiện về buổi lễ tuyên ngôn.

2. Kĩ năng: - Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ƯDPHTM

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/

Kiểm tra bài cũ : (5’)

(7)

? Em hãy nêu diễn biến, kết quả và ý

nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

- GV nhận xét.

B. Bài mới 1/

Giới thiệu bài

- Giáo viên yêu cầu hs đăng nhập vào phòng học.

- Gv gửi cho hs theo dõi đoạn tư liệu về Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.

2. Các hoạt động:

a

/ Hoạt động 1 : Diễn biến của buổi lễ

tuyên bố Độc lập. (15’)

Hình 1; Hãy miêu tả quang cảnh ngày 2- 9-1945 ở Hà Nội?

? Em hãy một số nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình.

- Gv yêu cầu học sinh dùng máy tính bảng tìm các tranh ảnh về cuộc mit tinh 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình.

- Gv chia sẻ hình ảnh hs tìm được.

- Nhận xét hoạt động của hs

b/ Hoạt động 2 : Nội dung và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập. (15’)

- Làm việc theo nhóm vào phiếu học tập nội dung:

? trình bày nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập - được trích trong SGK.

? Em hãy nêu ý nghĩa của của sự kiện ngày 2-9-1945?

? Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố Độc lập ? - Giáo viên cho học sinh đọc phần Ghi nhớ - SGK

3/ Củng cố - Dặn dò (5’) - Nhận xét chung.

+ Nêu ý nghĩa của bản tuyên ngôn

- HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs đăng nhập phòng học.

- HS theo dõi.

- Cho học sinh đọc đoạn: "Ngày 2- 9-1945 ...bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập", kết hợp quan sát ảnh SGK -

- Học sinh thảo luận theo nhóm;

đại diện trình bày; các nhóm khác bổ sung.

- Học sinh thảo luận và trình bày theo suy nghĩ của mình (theo nội dung SGK)

- Hs dùng máy tính bảng tìm hình ảnh sau đó gửi lại cho gv

- Hs theo dõi

- Cho học sinh đọc tiếp đoạn: "Hỡi đồng bào cả nước ... quyền tự do, độc lập ấy".

- Học sinh thảo luận và nêu được các nội dung:

+ Khảng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

+ Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

- Khảng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, khai sinh ra chế độ mới.

- Học sinh thảo luận theo nhóm ; đại diện trình bày; các nhóm khác bổ sung.

(8)

- Về nhà xem lại bài cũ; chuẩn bị trước bài: "Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp …

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

--- Luyện từ và câu

Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (tiết 3) I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc trong 9 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng / phút; Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn;

2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã

học.

2. Kĩ năng: : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác ôn bài

II. ĐỒ DÙNG DH : - Phiếu học tập cho bài 2. Phiếu to cho bài 1.

III. CÁC HĐ DH :

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra:

Giọi HS đọc bài tập đọc tuần 8 B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1') 2 - Thực hành (37')

Bài 1 : Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học:

3 HS đọc

- GV nêu yêu cầu giờ học - GV nêu yêu cầu của bài

- HS làm việc nhóm, ghi các trường hợp tìm được vào phiếu

- Đại diện nhóm nêu kết quả, lớp và GV n xét Việt Nam - Tổ quốc

em

Cánh chim hoà bình

Con người với thiên nhiên

Danh từ - Tổ quốc, đất nước, giang sơn, nước non, quê hương, đồng bào

- Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, tình hữu nghị

- Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh, rạch, núi rừng, núi đồi, nương rẫy

Động từ Tính từ

- Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, cần cù, anh dũng, kiên cường

- Hợp tác, bình yên, tự do, thái bình, sum họp,

- Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, tô điểm

Thành ngữ, tục ngữ

- Quê cha đất tổ

- Nơi chôn rau cắt rốn - Giang sơn gấm vóc - Uống nước nhớ nguồn

- Bốn biển một nhà - Kề vai sát cánh - Chia ngọt sẻ bùi - Đoàn kết là sức mạnh

-Lên thác xuống ghềnh - Chân lấm tay bùn - Chân cứng đá mềm - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa, trái - Thực hiện tương tự như bài tập 1

(9)

nghĩa với mỗi từ : Bảo vệ, bình yên, đoàn kết, bạn bè, mênh mông

- GV điền kết quả đúng vào bảng - 2 HS điền kết quả- lớp nhận xét- ĐG.

- 2 H nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa

bảo vệ bình yên đoàn kết bè bạn mênh mông

Từ đồng nghĩa

- Giữ gìn - Gìn giữ

- Bình an - Thanh bình - Yên ổn

- Đoàn kết - Liên kết

-Bạn hữu - Bầu bạn - Bè bạn

- Bao la - Bát ngát -Mênh mông Từ trái

nghĩa

- Phá hoại - Tàn phá - Huỷ hoại - Huỷ diệt

- Bất ổn, - Náo động - Náo loạn

- Chia rẽ -mâu thuẫn - Phân tán - Xung đột

- Kẻ thù - Kẻ địch

- Chật chội - Chật hẹp - Hạn hẹp

C. Củng cố, dặn dò: (2') - G hệ thống nội dung bài.

Nhận xét giờ dạy

- Lắng nghe

--- Kể chuyện

Tiết 10 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (tiết 4) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.

2. Kĩ năng: Nhận biết danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ gắn với các chủ điểm đã học.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ trong chủ điểm đã

học.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Phiếu ghi các bài tập đọc

III. CÁC HĐ DH :

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra:

Gọi 2 hs đọc bài tập đọc tuần 9 B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1')

- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 2- Nội dung ( 37')

a- Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:

- H lên bốc thăm- mở phiếu, đọc bài- trả lời câu hỏi.

- G + H nhận xét - ĐG.

Bài 2: - GV ghi tên 4 bài văn lên bảng nêu yêu cầu của bài 2 :

+ Chọn 1 bài văn ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong bài.

+ Giải thích lí do - H làm bài.

2 HS đọc

5-7 HS bốc thăm đọc bài

Bài 2: Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học:

- Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Một chuyên gia máy xúc

- Kì diệu rừng xanh - Đất Cà mau

(10)

- HS tiếp nối nói chi tiết mà mình thích - Lớp và GVnhận xét, biểu dương

C. Củng cố, dặn dò

- G hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học

- Tuyên dương cá nhân học tốt - Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà

VD: Trong bài văn miêu tả “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” em thích nhất chi tiết những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống…treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm miêu tả màu sắc, gợi cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng.

- Hình ảnh so sánh chùm quả xoan với chuỗi hạt bồ đề - lơ lửng thật bất ngờ, chính xác.

--- NG: Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2017

Toán

Tiết 48: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện cộng hai số thập phân. Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng và giải toán liên quan đến phép cộng.

3. Thái độ: HS học tập nghiêm túc, tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH : Máy chiếu, bảng tương tác, máy tính.

III. CÁC HĐ DH :

Phương pháp dạy học Nội dung

A- Kiểm tra bài cũ (5’):

- Đặt tính rồi tính:

325 + 214 5432 + 1274 B-Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1’):

2- HD HS thực hiện phép cộng hai số thập phân (14’):

a) Ví dụ 1:

- GV vẽ đường gấp khúc ABC lên bảng, sau đó nêu bài toán.

C 2,45m

1,84m

A B

? Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ABC ta làm như thế nào.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS lắng nghe.

- HS nhìn vào sơ đồ nêu lại bài toán.

+ Ta tính tổng 1,84m + 2,45m.

(11)

- Cho HS đổi các đơn vị ra cm sau đó thực hiện phép cộng.

- GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép cộng hai số thập phân.

- Cho HS nêu lại cách cộng hai số thập phân 1,84 và 2,45.

b) Ví dụ 2:

- GV nêu ví dụ : Đặt tính rồi tính 15,9 + 8,75.

- Hướng dẫn HS làm bài.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp.

- GV cùng lớp nhận xét.

- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.

c) Ghi nhớ:

- Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần kết luận.

- HS đổi ra đơn vị cm sau đó thực hiện phép cộng ra nháp.

1,84

2, 45

4,29 (m) - HS nêu.

- HS thực hiện đặt tính rồi tính:

+ 15,9 8,75 24,65 - HS nêu.

- HS đọc kết luận trong (SGK- 50)

2-Luyện tập (15’):

*Bài tập 1: (VBT-60) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài ở bảng phụ - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2: (VBT-60) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3 : (VBT-60) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết cả 2 con cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam ta làm thế nào?

- Gọi HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa bài.

C-Củng cố, dặn dò (5’):

? Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào.

*Kết quả:

73,8; 46,52; 443,80; 1,664 .

*Kết quả:

94,68; 80,44; 10,265.

Tóm tắt:

Vịt : 2,7kg

Ngỗng : 2,2kg

Bài giải:

Con ngỗng cân nặng là:

2,7 + 2,2 = 4,9 (kg) Cả hai con cân nặng là:

4,9 + 2,7 = 7,6 ( kg )

Đáp số: 7,6 kg.

(12)

- GV chốt lại KT của bài. nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau.

--- Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (tiết 5) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS tiếp tục ôn luyện tập đọc.

2. Kĩ năng: HS biết nhập vai để thể hiện tính cách của nhân vật diễn lại sinh động vở kịch Lòng dân.

3. Thái độ: Thể hiện sự tự nhiên, diễn đạt khéo léo phù hợp với nhân vật mình nhập.

II. ĐỒ DÙNG DH : Bảng phụ

III. CÁC HĐ DH :

HĐ của GV HĐ của HS

1 Kiểm tra bài cũ.(3')

- Y/c HS đọc bài tiếng vọng và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét cho điểm 2. Bài mới.(30') a) Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(15’)

-Y/c HS lên gắp thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài.

- GV nhận xét cách đọc kết hợp hỏi nội dung bài đã học.

c) Hướng dẫn làm bài 2.(15’) + Em đã được học những chủ điểm nào?

+ Kể tên các bài thơ thuộc 3 chủ điểm - GV phát phiếu học tập to cho từng nhóm 4.

-Y/c nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài.

HS có thể mở vở ghi để tìm ND chính của mỗi bài.

- GV hệ thống lại các bài đã học.

-3- 4 em đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân.

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi của GV - Y/c đọc các bài:

Thư gửi các học sinh.

Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

Nghìn năm văn hiến.

Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai. Sắc màu em yêu...

- HS mở mục lục SGK và trả lời.

+ Chủ điểm:

- VN - Tổ quốc em.

- Cánh chim hoà bình.

- Con người với TN

+ Các bài thơ thuộc 3 chủ điểm trên là:

- Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân) - Bài ca về trái đất( Định Hải) - Ê -mi- li, con...( Tố Hữu)

- Tiếng đàn ba - la- lai – ca trên sông Đà (Quang Huy)

- HS tự làm bài theo nhóm, đại diện

(13)

làm phiếu to để chữa bài.

- HS hoàn thành VBT.

Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung

Việt Nam tổ

quốc em

Sắc màu em yêu

Phạm Đình Ân Em yêu tất cả những màu sắc gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam

Cánh chim hoà bình

Bài ca về trái đất

Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có

chiến tranh.

Ê-mi-li, con....

Tố Hữu Chú Mo-xi-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

Con người với thiên nhiên

Tiếng đàn ba-la-lai- ca trên sông Đà

Quang Huy Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.

Trước cổng trời

Nguyễn Đình Ánh

Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của "Cổng trời" ở vùng núi nước ta.

3. Củng cố dặn dò.(2')

- Bài hôm nay ôn tập về những chủ điểm nào? Những bài thơ nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS ôn lại một số bài đã học.

- CBị :Ôn tập tiết 2

-Hs trả lời - HS lắng nghe

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 19: Ôn tập giữa kì I (tiết 6) I. MỤC TIÊU:

- HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng từ.

- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ.

- Bồi dưỡng cho HS ý thức dùng từ đúng theo nghĩa của nó.

II. ĐỒ DÙNG DH : - Phiếu học tập to cho nội dung bài 1.

III. CÁC HĐ DH :

Phương pháp dạy học Nội dung

A. Kiểm tra:

Giọi 3 HS đọc bài t-9 B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1') 2- Nội dung (37')

3 HS đọc bài tùân 9

- Ôn tập giữa kì I ( Tiết 6).

(14)

a - Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Thay thế từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn :

Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu

+ Vì sao cần thay những cụm từ in đậm đó

bằng từ đúng nghĩa khác ? - HS làm bài cá nhân

- HS nêu ý kiến, lớp và GV nhận xét - chốt lại.

Câu

Từ dùng không chính xác

Lí do

Thay bằng từ

đúng nghĩa Hoàng bê chén nước

bảo ông uống

bê bảo

- chén nước nhẹ không cần bê.

- bảo ông là thiếu lễ phép.

bưng mời

Ông vò đầu Hoàng vò

- Không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng trên tóc cháu (vò là chà đi xát lại làm cho rối).

xoa

Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ

thực hành

- Chỉ việc áp dụng lí thuyết vào thực tế không hợp với giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như học tập.

làm

Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ đã cho với mỗi ô trống.

no, chết, bại, đậu, đẹp

Bài 4: Đặt câu với mỗi nghĩa của từ " đánh " :

- Đánh bạn là không tốt - Lan đánh đàn rất hay

- Em thường đánh ấm chén giúp mẹ

C. Củng cố, dặn dò:

- G hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học

- 1 H đọc yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.

- GV dán phiếu lên bảng

- 2 HS thi làm và đọc thuộc các câu tục ngữ - Lớp và GV nhận xét

- HS làm vào vở

- Nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt nhận xét- ĐG.

Lắng nghe

--- NG:Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2017

Kĩ thuật

BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I.- MỤC TIÊU :

1.KT: -Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.

2. KN:- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn trong gia đình.

(15)

3. TĐ: có ý thức giúp đỡ bố mẹ, ông bà khi ở nhà II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố và nông thôn.

-Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.

III.- Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS - Cho HS nhắc lại ghi nhớ

2) Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Để bày những món ăn lên bàn cho đẹp mắt, ta bày như thế nào? Tiết học hôm nay, cô giúp các em biết bày, dọn bữa ăn sao cho đẹp mắt được thực hiện qua bài “ Bày, dọn bữa ăn trong gia đình”

b) Giảng bài:

HĐ1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

-Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục a1 (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải hích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

-Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.

-Nhận xét và tóm lại một số cách bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, (Nhiều gia đình sắp xếp món ăn, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất.

Cũng có nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa, thìa, đĩa trực tiếp lên bàn ăn). GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách trình bày món ăn, dụng cụ, ăn uống để minh hoạ.

- HS nhắc lại ghi nhớ.

-HS lắng nghe

-HS quan sát hình 1

-HS quan sát tranh, cách bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn.

-HS tự nêu cách bày thức ăn lên mâm hoặc lên bàn tùy theo gia đình của mình

(16)

-Việc bày dọn trước bữa ăn: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống.

-Ở gia đình em thường bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào?

-Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.

HĐ2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn H: Hãy trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em?

-Đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình. Gợi ý HS liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK.

-Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.

-Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.

Lưu ý HS: công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn.

-Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.

HĐ3: Đánh giá kết quả học tập

- GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.

-GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án tự đánh giá kết quả

- Hs nêu cách trình bày của gia đình mình

- Dồn thức ăn thừa không dùng được nữa để đổ bỏ và cất những thức ăn còn. Xếp các dụng cụ ăn uống vào mâm để mang đi rửa. Nếu ngồi ăn ở bàn thì phải lau bàn sạch sẽ.

- Hs theo dõi

- HS dựa trên câu hỏi và tự đánh giá.

HS nhắc bài học trong SGK

(17)

học tập của mình.

GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

3) Củng cố- Dặn dò:

- Cho HS nhắc phần ghi nhớ bài học.

-GV nhận xét

- Hs theo dõi

- Hs nêu ---

Toán

Tiết 49 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cộng hai số thập phân.

+ Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân

+ Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng và giải toán liên quan đến phép cộng.

3. Thái độ: HS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DH : - Bảng phụ

III. CÁC HĐ DH :

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ. (3’)

- Muốn cộng hai số thập phân ta làm ntnào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới .

HĐ1 . Giới thiệu bài .

- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2 . H ướng dẫn HS làm bài tập . Bài 1: Tính rồi so sánh. (7’)

- GV kẻ sẵn như SGK lên bảng.và giới thiệu từng cột sau đó yêu cầu HS tính giá trị của a + b và b+a sau đó so sánh - GV và HS củng cố lại cách cộng hai số thập phân và rút ra tính chất giao hoán.

Bài 2. Tính rồi thử lại bằng tính chất giao hoán. (9’)

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài - GV và HS cùng chữa bài.

- Củng cố lại cách thực hiện phép cộng (chú ý cách đặt tính và cách thử lại.)

- HS nêu.

- Lớp nhận xét.

- HS làm việc cá nhân.

- Đại diện 2 em làm bảng

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS làm nháp và bảng lớp.

- HS làm việc cá nhân theo Y/c của bài vào vở, 1 em chữa bảng.

- Lớp nhận xét chốt kết quả đúng.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài.

- 3HS lên bảng lớp làm VBT.

- Lớp n/xét chốt lại kết quả đúng

* Kết quả:

a. 13,26 b. 70,05 c. 0,16 - HS đọc yêu cầu.

(18)

Bài 3. (8’) Y/c HS đọc kĩ đề bài và tự giải.

+ Hãy nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài.

- GV thu vở chấm chữa bài.

- Củng cố lại cách tính chu vi HCN.

Bài 4. Y/c HS đọc đề phân tích đề và làm bài. (9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Nêu cách tìm số trung bình cộng.

- GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài.

- GV và HS cùng chữa bài, củng cố lại cách tính trung bình cộng.

3. Củng cố dặn dò.(4’)

- Y/c HS nêu lại cách thực hiện cộng hai số thập phân.

- Dặn HS về ôn bài và tập cộng cho chính xác.

- HS trả lời.

-HS tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở.1 em làm phiếu to để chữa bài.

* Lời giải:

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhất là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m)

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là: (24,66 + 16,34) x 2 = 82

(m) Đáp số: 82 m - HS đọc yêu cầu..

- HS suy nghĩ làm bài

- 1HS lên bảng - lớp làm VBT - Lớp n/xét chốt lại kết quả đúng.

* Lời giải:

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

(314,78 + 525,22) : 14 = 60 (m) Đáp số: 60 (m)

- HS nêu cách cộng hai số thập phân.

- HS lắng nghe.

--- Luyện từ và câu

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (tiết 7) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc thầm bài Mầm non. Hiểu các từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

Củng cố về từ loại, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ láy.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc hiểu, sử dụng từ.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

A/ Kiểm tra bài cũ:

+ Đọc đoạn văn tả cảnh đã viết lại giờ trước?

- GV nhận xét, đánh giá.

B/ Dạy bài mới

Hđ1. Giới thiệu bài: Trực tiếp Hđ2 Hướng dẫn học sinh ôn tập.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.

- GV giúp HS hiểu nghĩa từ.

- 2 HS đọc bài.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

(19)

Mầm non - đọc thầm SGK/98.

- GV nêu lại yêu cầu:

+ Đọc thầm bài rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ, suy nghĩ kĩ cộng với các kiến thức về từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đã học để làm bài.

- GV thu bài của HS nhận xét, chữa bài cho HS.

- GV trả bài để HS sửa bài.

C. Củng cố- dặn dò:

- GV hệ thống lại các kiến thức vừa ôn.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn tập.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ, tự làm bài vào vở.

* Đáp án:

Câu 1: ý d. mùa đông

Câu 2: ý a. Dùng những động từ chỉ hoạt động.

Câu 3: ý a. Nhờ những âm thanh…

Câu 4: ý b. Rừng thưa thớt…

Câu 5: ý c. Miêu tả sự uyển chuyển

Câu 6: ý c. Trên cành cây … Câu 7: ý a. Rất vội vã

Câu 8: ý b. Tính từ

Câu 9: ý c. nho nhỏ, lim dim…

Câu 10: ý a. lặng im

- HS xem lại bài, rút kinh nghiệm.

-

--- NG:Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017

Toán

Tiết 50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết tính tổng nhiều số thập phân như tổng hai số thập phân, Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tính toán thành thạo.

3. Thái độ: HS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DH : - Bảng phụ bài số 2.

III. CÁC HĐ DH :

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Y/c HS chữa bài 4 trang 51.

- Nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.

-1 HS chữa bảng, lớp NX, bổ sung.

(20)

2. Bài mới.(30')

* HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

*HĐ2. Hướng dẫn HS tự tính tổng của nhiều số thập phân.

- GV đưa ra VD a và Y/c HS tự đặt tính và tính.

.- Thùng 1: 27,5 l - Thùng 2: 36,75 l - Thùng 3: 14, 5 l Cả 3 thùng.... l ?.

- HD HS viết phép tính:

27,5 + 36,75 + 14,5 = ? ( l) - HD đặt tính:

- Y/c HS:

- Nêu cách tính tổng của nhiều số thập phân ?

Bài toán (b )

-Y/c HS đọc bài toán.

- Nêu cách tính chu vi tam giác.

- Lớp làm nháp, 1 HS lên bảng làm.

GV quan sát lớp.

- HS nêu lại cách cộng nhiều STP.

=> GV Kl. SGK.

*HĐ 3. Thực hành.

Bài 1 . Y/c HS tự làm bài.

- GV và HS củng cố lại cách cộng nhiều số thập phân

Bài 2. HS thực hiện theo yêu cầu.

- GV và HS cùng chữa bài.

-Y/c HS so sánh và rút ra tính chất kết hợp của phép cộng.

Bài 3. Y/c HS vận dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính bằng cách thuận tiện.

- GV thu vở chấm chữa bài.

- HS làm việc cá nhân.

- HS làm theo hướng dẫn của GV. HS làm nháp và bảng lớp.

27, 5 + 36, 75 14,5 78,75 ( l)

- HS làm nháp và bảng lớp.

- Tương tự như tính tổng 2 số TP - Bằng tổng độ dài các cạnh.

Chu vi hình tam giác là:

8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm) Đáp số: 24,95 dm .

+ Ta đặt số hạng nọ dưới số hạng kia sao cho thẳng hàng, thẳng cột.... dấu phẩy thẳng hàng.

+ Cộng như cộng số tự nhiên.

- HS làm bài vào vở.2 em làm phiếu to để chữa bài.

a) 2,16 b. 6,7 + 7,93 19,47 4, 05 20,16 40,14 46,60 - Hs đọc yêu cầu

- Hs so sánh và rút ra tính chất kết hợp của phép cộng.

a b c (a+b)+c a+(b+c)

2,5 6,8 1,2 (2,5+6,8) +1,2=10,5

2,5+(6,8+

1,2)=10,5 - Hs đọc yêu cầu

- Hs tự ;àm bài vào vở a. 6,9 + 8,75 + 3,1 = (6,9 + 3,1) + 8,75

(21)

- Củng cố lại các tính chất của phép cộng.

3. Củng cố dặn dò.(5')

- Y/c HS nêu lại cách thực hiện cộng nhiều số thập phân và các tính chất của phép cộng.

- Dặn HS về ôn bài và tập cộng cho chính xác. Chuẩn bị bài: Luyện tập.

= 10 + 8,75 = 18,75 b. 4,67+ 5,88 + 3,12 = 4,67+ ( 5,88+3,12) = 4,67+ 9

= 13,67 - HS nhận xét

--- Tập làm văn

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 8)

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố văn tả cảnh

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DH: bảng phụ

III. CÁC HĐ DH:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (2 phút)

2. Ôn luyện (35 phút) Bài 1:

- Yêu cầu HS nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh

- Gọi HS nêu dàn ý đã chuẩn bị - YC HS viết bài

- GV nhận xét- bổ sung 3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - NX tiết học - VN ôn lại bài

- 2 Hs trả lời.

- 3 em

- HS viết bài vào vở

- Một số Hs đọc bài văn đã viết - HS nhận xét, bổ sung.

--- SINH HOẠT LỚP TUẦN 10 I.MỤC TIÊU:

- Thông qua tiết sinh hoạt giúp HS thấy được mặt tiến bộ và những tồn tại cần khắc phục ở các mặt HĐ trong tuần 10

- Có ý thức tự rèn luyện bản thân về mọi mặt trong tuần 11.

(22)

II. ĐD DH: Các tổ tự chuẩn bị ý kiến của mình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1/ Tổ chức lớp:

2/ Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhắc nhở chung.

3/ Dạy bài mới:GT bài :GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

*HĐ1: NX hoạt động của tuần 10:

+Cho cả lớp hát, sau đó yều cầu từng tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ

+Lớp trưởng tập hợp ý kiến chung.

Nhận xét hoạt động của lớp, sau đó báo cáo GV.

+GV nhận xét hoạt động chung của lớp, rút ra những ưu khuyết điểm chính, nêu hướng khắc phục

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

*HĐ2: Đưa ra phương hướng tuần 11.

...

...

...

...

...

...

...

...

*HĐNT: Nhận xét buổi sinh hoạt,yêu cầu HS cố gắng thực hiện tốt nội quy.

-Hát

-HS chú ý lắng nghe.

-Lần lượt từng tổ báo cáo theo các nội dung đã chuẩn bị:

Nề nếp .học tập, rèn luyện đạo đức, ý thức đội viên, truy bài…

-Hs lắng nghe.

- HS về thực hiện trong tuần tiếp theo.

(23)

BUỔI CHIỀU

NG: Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP (TIẾT 1 TUẦN 10) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho HS về cộng hai số thập phân.

(24)

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tính toán thành thạo.

3. Thái độ: HS biết vận dụng vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- GV và HS Vở thực hành toán và tiếng việt

II. CÁC HĐ DH:

--- Tiếng Việt

LUYỆN TẬP ( TIẾT 1 TUẦN 10) I. MỤC TIÊU:

1. KiẾN thức: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó trong bài Chiều xuân - Hiểu các từ ngữ trong bài – Làm được các bài tập.

- Củng cố từ đồng âm, nhiều nghĩa, trái nghĩa.

- Ôn luyện dấu thanh.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm, sử dụng từ đúng.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CÁC HĐ DH:

(25)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (2 phút)

2. Ôn tập (30 phút)

Bài 1: - Gọi HS lần lượt đọc bài tập đọc:

Chiều xuân.

- HS đọc theo nhóm, cá nhân nối tiếp.

- GV đọc mẫu

- GV nêu câu hỏi về nội dung các bài tập đọc Đ/án: a-1 ; b-3 ; c-3 ; d-1 ; e-1 ; g-2.

GV nhận xét

- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về từ đồng âm.

- GV chữa bài

Bài 2: - gọi Hs nêu y/c và nhắc lại từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa.

- T/c cho hs làm bài trong nhóm sau đó thi nối nhanh.

- Nh.xét, tuyên dương.

Bài 3: - Gọi Hs nêu y/c của bài, sau đó làm bài cá nhân, chữa bài.

- Nh.xét, ghi điểm.

3. Củng cố – dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học.

- HS nối tiếp - Nhận xét

- HS trả lời câu hỏi- thực hành VBT

- Lớp nhận xét

HS nêu và thực hành làm BT còn lại

- 1 Hs nêu y/c.

- hs nêu lại Kt.

- hs thực hiện

- 1 Hs sau đó làm bài cá nhân.

nước – ướt – ngược – ngựa - trưa

--- Đạo đức

Bài 5: TÌNH BẠN ( tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn hoạn nạn.

2. Kĩ năng: Thân ái đoàn kết với bạn bè.

3. Thái độ: Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.

* THQTE: Các em có quyền được kết giao bạn bè, HS nam và HS nữ giúp đỡ nhau trong học tập.

II. CÁC KNSCB:

- KN tự phê phán và ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.

- KN giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.

- KN thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

HS sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát,...về chủ đề tình bạn.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ 5’

(26)

- Nêu các biểu hiện của tình bạn đẹp?

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài 1’: Trực tiếp 2. HD HS thực hành (27’)

Hoạt động 1: Làm BT1 SGK - Đóng vai.

B 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ B2: HS thảo luận để chuẩn bị đóng vai.

B3: Các nhóm lên đóng vai.

B 4: Thảo luận cả lớp(Câu hỏi SGV) - GV kết luận:

Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân Bước 1: HS tự liên hệ bản thân.

Bước 2: HS làm việc cá nhân.

Bước 3: HS trao đổi nhóm đôi. Một số HS trình bày .

Bước 4: GV kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi ngời chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.

Hoạt động 3: HS hát, kể truyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (Bài tập 3 - SGK).

3.Hoạt động tiếp nối 3’

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS có có

tình bạn đẹp và cách ứng xử phù hợp.

- Dặn về học bài, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Chuẩn bị bài 6.

- 2 em

-6 nhóm

- NT điều khiển các nhóm

4 em trả lời

- làm bài cá nhân

HS thực hiện với tinh thần xung phong.

--- NG:Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2017

Địa lý

TIẾT 10 : NÔNG NGHIỆP I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS:

1. HS biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp , chăn nuôi đang ngày càng phát triển.

- HS biết nước ta trồng nhiều loại cây , trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.

2. HS nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta.

3.Yêu quý, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi , cây trồng.

II/ ĐÒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.

- Tranh ảnh về các vùng lúa , cây công nghiệp , cây ăn quả ở ta.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ :(5' )

(27)

- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?

- Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới :(30') a). Giới thiệu bài 1. Ngành trồng trọt * HĐ1( làm việc cả lớp )

- GV nêu câu hỏi: Dựa vào mục 1 trong SGK

+ Ngành trồng trọt có vai trò ntnào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ? - GV tóm tắt: SGV

* HĐ2( làm việc theo cặp )

-Yêu cầu HS quan sát hình 1 và thảo luận các câu hỏi:

+ Kể tên một số cây trồng ở nước ta?

+Loại cây nào được trồng nhiều hơn cả? Trồng nhiều ở đâu?

Kết luận: Nuớc ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.

+ Vì sao nc ta chủ yếu là cây xứ nóng?

+ Nước ta đã đạt được thành tựu gì

trong việc trồng lúa gạo

- GV tóm tắt:Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới ( chỉ đứng sau Thái Lan )

* HĐ3 ( làm việc cá nhân )

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK , kết hợp với vốn hiểu biết của mình, cho biết cây lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm ( chè, cà phê, cao su,..) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng.

- GV treo bản đồ Kinh tế Việt Nam trên bảng, kết hợp vừa chỉ bản đồ vừa kết luận.

+Tổ chức cho HS thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình.

- 2 HS trả lời.HS khác nhận xét.

+Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp

+ ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.

- Lúa, cây ăn quả, cà phê, chè...

- Cây lúa nhiều hơn.Trồng (cấy )nhiều ở đồng bằng.

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới.

- Xuất khẩu lúa gạo đứng nhất nhì thế giới.

- Thảo luận theo cặp.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- HS quan sát hình1.Trình bày kết quả.

- HS quan sát , lắng nghe.

- 1 số HS thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình.

(28)

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Ngành chăn nuôi HĐ4( làm việc cả lớp )

-Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?

- Dựa vào hình 1, em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?

GV liên hệ: Gia đình em nuôi các con vật nào? Các con vật đó có ích lợi gì? Em đã chăm sóc chúng như thế nào?

- Qua bài học này, em biết được những điều gì về nông nghiệp của nước ta?

3- Củng cố, dặn dò:(5')

- Tổ chức chơi trò chơi: Phóng viên.

- GV nhận xét và kết luận.

- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- Chuẩn bị bài: Lâm nghiệp và thuỷ sản.

+ Do nhu cầu của người tiêu dùng, khoa học kĩ thuật ngày càng cao,…..

+Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi.

+ Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.

- HS trả lời và tự liên hệ ở gia đình.

- HS trả lời và rút ra kết luận SGK.

- HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học .VD:

+ Theo bạn, ngành nào là ngành có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp?

+ Hãy kể tên một số cây trồng ở nước ta...

--- NG:Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống Bài 2: AI CHẲNG CÓ LẦN NHỠ TAY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận thấy được tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác Hồ . 2. Kĩ năng: Biết cách thể hiện tinh thần trách nhiệm khi mắc lỗi

3. Thái độ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi của mình II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1.KT bài cũ: Bác chỉ muốn các cháu được học hành- - Em đã học được ở Bác Hồ đức tính gì trong bài này?

2.Bài mới: Ai chẳng có lần lỡ tay a.Giới thiệu bài

b.Các hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

(29)

- GV đọc đoạn truyện “Ai chẳng có lần lỡ tay ” + Cho HS làm trên bảng phụ:

Hãy sắp xếp các nội dung dưới đây theo diễn biến câu chuyện bằng cách đánh số từ 1 đến 4 vào ô º trước mỗi nội dung đó:

º Đồng chí Lâm rụng rời tay chân, mặt tái mét, run như lên cơn sốt

º Khi chuyển món quà quý này lên máy bay,đồng chí

Lâm đã làm gãy một cành lớn.

º Bác Hồ vỗ vai đồng chí nhẹ nhàng nói: “Ai chẳng có

lần lỡ tay”

º Đồng chí Lâm lắp bắp mãi không thưa được câu gì với Bác.

+ Món quà quý được nhắc dến trong câu chuyện là gì?

+ Món quà đó được dùng để làm gì? Vì sao món quà đó

lại quý?

.Hoạt động 2:

- GV chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận :

+Nhận xét về thái độ cử chỉ củaĐồng chí Lâm khi làm gãy cành san hô

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng

- 1. Những hành vi và việc làm nào sau đây biểu hiện tinh thần dám chịu trách nhiệm? Khoanh tròn vào chữ cái trước hành vi và việc làm đó.( ghi sẵn trên bảng phụ) a) Sẵn sàng nói xin lỗi khi em làm sai

b) Đổ lỗi cho bạn

c) Tiếp thu ý kiến của cha mẹ, thầy cô

d) Luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao e) Ngại đóng góp ý kiến cho bạn vì sợ mất lòng 2) Em hiểu thế nào về câu danh ngôn sau: Nếu một người sợ trách nhiệm về việc mình làm thì đó là một kẻ hèn nhát

. Hoạt động 4 GV cho HS thảo luận nhóm đôi:

+ Kể cho bạn nghe câu chuyện về một lần em đã từng mắc lỗi và các giải quyết của em lúc đó.

+ Thảo luận và chia sẻ những việc em sẽ làm để tránh(hạn chế) mắc lỗi trong học tập và cuộc sống.

3. Củng cố, dặn dò:

-Câu chuyện này có ý nghĩa gì?

Nhận xét tiết học

-HS lắng nghe - HS lên bảng làm

Các bạn trong lớp chỉnh sửa, bổ sung

- Nhận xét - HS trả lời cá nhân

-Hoạt động nhóm 6 - HS thảo luận theo nhóm- Đại diện nhóm trình bày -Các nhóm khác bổ sung - HS tự nguyện lên bảng làm bài

- Các bạn sửa sai, bổ

sung

- HS trả lời cá nhân theo suy nghĩ của mình

-Hoạt động nhóm

- Đại diện các nhóm trả lời - Nhận xét

- HS trả lời

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật làm nổi bật những sự vật, sự việc,hoạt động, những sự vật, sự việc,hoạt động, trạng thái,...

Giáo (sách Tiếng Việt 2,tập hai, trang 136 )tìm những từ trái nghĩa điền vào chỗ trống:. ào ào ,ngốn ngấu mạnh

- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa

a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo

Nghĩa gốc là nghĩa thực ( nghĩa chính) của từ. Em hiểu thế nào là nghĩa gốc của từ ?.. Răng của chiếc cào Làm sao nhai được ?.. Chỉ răng

c)Söï di chuyeån nhanh cuûa phöông tieän giao thoâng. d)Söï di chuyeån nhanh baèng chaân.. b)Söï vaän ñoäng nhanh. c)Di chuyeån baèng chaân. Doøng naøo döôùi ñaây

Bài tập 5 : Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài

Cụ thể gồm các kiến thức: các văn bản truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười; các đơn vị tiếng Việt từ và cấu tạo của từ, nghĩa của từ, từ mượn, từ loại và cụm từ;