• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 08 / 11/ 2019 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 11/ 11/ 2019

Buổi sáng TOÁN

TIẾT 46: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố về:

- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.

- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tỉ số.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng giải toán, chuyển đổi chính xác, trình bày bài khoa học.

3. Thái độ: HS biết vận dụng vào trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ, VBT - Phấn màu, bảng phụ.

- ƯDPHTM phần KTBC sử dụng chức năng khảo sát làm các BT sau:

Bài 1: 8m 6dm = …m Số thích hợp viết vào ô trống là:

a) 86 m ; b) 8,6m ; c) 8,06m Bài 2: 4 tấn 562kg = ….tấn

Số thích hợp viết vào ô trống là:

a) 45,62 tấn ; b) 4,0562 tấn c) 4,562 tấn Bài 3: 1654 m2 = ….ha

Số thích hợp viết vào ô trống là:

a) 0,1654 ha ; b) 1,654 ha c) 1,6540 ha - Ư DPHTM BT 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Ổn định :1 B. KTBC:4’

- Yêu cầu Hs khởi động máy tính bảng và làm các bài tập như phần chuẩn bị.

- Giáo viên nhận xét và đánh giá.

C. Bài mới: 28’

a. GTB:1’

b. Ôn tập

Luyện tập chung.

Bài 1: Chuyển phân số thập phân thành số thập phân rồi đọc

- Cho HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- Hát

- Hs làm bài tập Bài 1: b) 8,6m Bài 2: c) 4,0562 tấ Bài 3: a) 0,1654 ha - Lớp nhận xét.

Kết quả:

a. 127

10 =12,7 b. 65

100=0,65.

(2)

- Gv quan sát HS làm bài - 1 HS lên bảng làm bài

- Chữa bài: Cho HS đó đọc lại bài làm của mình

• Giáo viên chốt lại bài tập Bài 2: Số nào bằng 11,02km?

- Cho HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS mở máy tính bảng và làm bài với thời gian 1p30g

- Chữa bài cho HS: Vì sao em chọn đáp án đó ? - GV chốt: vì đổi rat a được

b) 11,020 km = 11,02 km c) 11km 20m = 11,02 km d) 11 020m = 11,02 km

Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - Cho HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gv quan sát HS làm bài - 1 HS lên bảng làm bài - Chữa bài, nhận xét Bài 4:

- Cho HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì ?

- Đây là dạng toán gì các em đã được học ? Em hãy nêu lại các bước giải ?

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp - Gv quan sát HS làm bài - 2 cặp làm bảng phụ - Chữa bài, nhận xét

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Bài luyện tập hôm nay đã giúp các em ôn lại những kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài về nhà

c. 2005

1000 =2,005 d. 8

1000=0,008

- HS nêu - HS làm bài

b. 11,020km c. 11km20m d. 11020m

- HS làm bài.

a. 4m 85cm = 4,85m b. 72ha = 0,72km2 -

- HS đọc bài - Hs trả lời

- Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. Có hai cách giải, cách 1:

Rút về đơn vị, cách 2: Dùng tỉ số.

- Học sinh làm bài.

Bài giải

Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là:

180 000 : 12 = 15 000 (đồng) Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là:

15 000 x 36 =540 000 (đồng) Đáp số : 540 000 đồng - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.

------

(3)

TV-TẬP ĐỌC

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc trong 9 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng / phút; Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; Hiểu nội dung chính, ý

nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác ôn bài.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Tìm kiếm và xử lí thông tin, biết hợp tác để xử lí thông tin bảng thống kê. Thể hiện được sự tự tin khi khi thuyết trình kết quả.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học, để HS bốc thăm.

- Phiếu giao việc cho bài tập 2.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

Đọc bài “ Đất Cà Mau” và nêu nội dung bài.

II. Dạy bài mới:

1- Giới thiệu bài: (2 phút)

GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10:

Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.

Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.

2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:

(25 phút)

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV nhận xét.

HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.

3. Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ TĐ từ tuần 1 đến tuần 9:

- Y/C HS đọc yêu cầu.

-GV phát phiếu thảo luận.

-Cho HS thảo luận nhóm 4.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- Mời 2 HS đọc lại .

2HS đọc và trả lời câu hỏi

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập.

- Đại diện nhóm trình bày.

* B ng th ng kê các b i th ã h c trong các gi t p à ơ đ ờ ậ đọ ừ ầc t tu n 1 đến tu n

Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung

Việt Nam Sắc màu Phạm Đình Ân Em yêu tất cả các sắc màu gắn

(4)

Tổ quốc em

em yêu với cảnh vật, con người trên đất

nước Việt Nam.

Cánh chim

Bài ca về trái đất

Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh.

hoà bình Ê-mi-li, con... Tố Hữu Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Con người với

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Quang Huy Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.

thiên nhiên

Trước cổng trời

Nguyễn Đình Ánh

Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng núi cao.

4- Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.

------ ĐẠO ĐỨC

Tiết 10: TÌNH BẠN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết:

1. Kiến thức: - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền kết giao bạn bè.

2. Kĩ năng: - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

* GD KNS:

- Kĩ năng tư duy phê phán: Biết đánh giá, phê phán những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè.

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.

3. Thái độ: - Thân ái đoàn kết với bạn bè.

*GDQTE: Quyền được kết bạn, tôn trọng tình bạn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: SGK, VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: + Vì sao chúng ta cần đối xử tốt với

bạn bè ?

+ Các em đã làm được những việc gì tốt đối với bạn bè mình.

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt.

- Vài H nêu.

- Lớp nhận xét.

(5)

2. Bài mới: G giới thiệu bài.

+ Theo em thế nào là người bạn tốt?

- Dựa ý HS nêu, GV giới thiệu bài.

HĐ1: Đóng vai (BT1)

* Mục tiêu: H biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai.

*Cách tiến hành:

- G chia nhóm, yêu cầu H thảo luận, đóng vai các tình huống trong bài tập.

- G giúp đỡ thêm các nhóm.

- G cho lớp thảo luận:

+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?

+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận và trách bạn không?

+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?

- Kết luận: sgv 31.

HĐ2: Tự liên hệ.

* Mục tiêu: H biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.

* Cách tiến hành:

- G yêu cầu H tự lên hệ sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.

- G khen H và kết luận.

HĐ3: Hát, đọc thơ, kể chuyện...(BT3)

* Mục tiêu: Củng cố bài học.

* Cách tiến hành:

- G yêu cầu H trình bày theo sự chuẩn bị trước.

- G giới thiệu thêm.

*QTE: GV GD HS có quyền kết bạn, được kết bạn làm cho cuộc sống trong tình bạn càng gắn bó hơn.

* KNS: Qua bài giáo dục các kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán: Biết đánh giá, phê phán những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè. Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống. Kĩ

- HS nêu ý kiến.

- Lớp theo dõi.

- Các nhóm đọc kĩ tình huống của nhóm mình và tập đóng vai cách xử lí.

- Các nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét.

- H nêu ý kiến.

- H nêu ý kiến.

- H nêu.

- H trao đổi cặp, vài H nêu trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- H lên trình bày theo sự chuẩn bị trước.

- Lớp nhận xét.

- HS theo dõi.

(6)

năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.

- G nhận xét giờ học, dặn dò.

------ LỊCH SỬ

TIẾT 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. Đây là sự kiện trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc ta.

2. Kĩ năng: Nắm được không khí, diễn biến của buổi lễ.

Ghi nhớ sự kiện trọng đại của dân tộc.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.

*GT: Không yêu cầu tường thuật, chỉ nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám?

2. GV giới thiệu bài (2 phút) GV nêu nhiệm vụ bài học.

3. Tìm hiểu bài. (25 phút) Hoạt động 1. Làm việc nhóm đôi

- HS quan sát hình 1/ SGK và đọc đoạn từ đầu đến lễ đài mới dựng.

+ Em có nhận xét gì về quang cảnh ngày 2- 9-1945 ở Hà Nội ?

- Đại diện nhóm trả lời ; Lớp nhận xét bổ

sung - GV chốt ý đúng

Hoạt động 2 : (làm việc theo nhóm)

- GV chia lớp thành các nhóm HS thảo luận nhóm 2 và hoàn thành vào phiếu học tập 2 nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập trong SGK.

+ Nêu một số đặc điểm cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 ?

- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận - GV KL

Hoạt động 3 : ( làm việc cả lớp)

+ Sự kiện ngày 2-9-1945 có tác động ntn tới lịch sử nước ta ?

- 2-3 HS nêu

1. Không khí tưng bừng của buổi lễ Độc lập:

- Cờ, hoa mọc đầy các phố…

2. Diễn biến của buổi lễ :

+ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.

+ Buổi lễ kết thúc trong không khí

vui sướng và quyết tâm của nhân dân: đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải giữ vững độc lập dân tộc.

(7)

+ Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập?

+ HS tự do nêu ý kiến của mình.

- GV kết luận ý đúng + HS đọc kết luận SGK.

- Y/c Hs tìm các hình ảnh về buổi lễ

02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình.

Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò.( 3 phút ) - GV củng cố nội dung chính của bài.

- N.xét tiết học - CB cho tiết học sau

3. Ý nghĩa lịch sử:

Bản tuyên ngôn Độc lập đã :

+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

+ Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do ấy.

+ Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới.

------ Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 09 / 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 12 / 11/ 2019

Buổi sáng TOÁN

TIẾT 47: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức- kĩ năng:

- Củng cố cho học sinh rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ.

2.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh say mê toán học, yêu môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Gv: Hệ thống bài tập dành cho hs trong lớp ,bảng phụ.

- Hs: SGk-vở, nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.ổn định tổ chức : 2’

B. Luyện tập: 35’

Bài 1: : Điền số vào chỗ chấm : a) 2ha 4 m2 = ………ha

49,83dm2 = ……… m2 b) 8m27dm2 = ……… m2; 249,7 cm2 = ………….m2 Bài 2 : Điền dấu > ; < =

a) 16m2 213 cm2 …… 16400cm2; b) 84170cm2 ……. 84,017m2

c)

9,587 m2 ……9

m2.60dm2

-Hs hát tập thể.

- HS làm bài Bài giải :

a) 2ha 4 m2 = 2,000004ha;

49,83dm2 = 0,4983 m2 b) 8m27dm2 = 0,07 m2; 249,7 cm2 = 0,02497m2 Bài giải :

a) 16m2 213 cm2 > 16400cm2; (160213cm2)

b) 84170cm2 < 84,017m2 (840170cm2) c) 9,587 m2 < 9 m2.60dm2 (958,7dm2) (960dm2) -Hs nêu yêu cầu bài tập.

(8)

Bài 3: Dựa vào tóm tắt làm bài toán Tóm tắt:

12 người : 4 ngày 16 người : ...ngày?

- Yêu cầu Hs làm bài

Bài 4 : HSNK

Nửa chu vi một khu vườn hình chữ nhật là 0,55km, chiều rộng bằng 65 chiều dài. Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu m vuông ? bao nhiêu ha ?

C. Củng cố-Dặn dò: 3’

- Khắc sâu nội dung bài - Nhận xét giờ

- Hs nêu bài toán: 12 người làm xong một công việc trong 4 ngày. Hỏi 16 người làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày?

Bài giải

1 người làm xong công việc đó trong thời gian là:

4 x 12 = 48 (ngày)

16 người làm xong công việc đó trong thời gian là:

48 : 16 = 3(ngày)

Đáp số: 3 ngày Bài giải :

Đổi : 0,55km = 550m

Chiều rộng của khu vườn là : 550 : (5 + 6)  5 = 250 (m) Chiều dài của khu vườn là : 550 – 250 = 300 (m) Diện tích khu vườn đó là : 300  250 = 75 000 (m2) = 7,5 ha

Đáp số : 75 000 m2 ; 7,5 ha.

------ TV-CHÍNH TẢ

TIẾT 10: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Nghe viết đúng đoạn văn “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.

HS đọc trôi chảy các bài tập đọc trong 9 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng/phút; Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ

nhớ; Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ: HS có thái độ tự giác, chủ động ôn tập.

*GDMT: HS nên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra:

Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 2 HS - GV nhận xét.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

(9)

- HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.

B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1') 2- Nội dung (37')

a - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:

- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học

- HS bốc thăm đọc bài tuần 1 - 9- mở phiếu đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Gv + Hs nhận xét đánh giá.

- 2 HS đọc bài viết - GV giải nghĩa từ khó b - Nghe viết chính tả:

+ Nội dung đoạn văn nói gì?

- 2 Hs viết bảng Hs khác viết vở (Gv đọc - Hs viết) Nhận xét- chốt lại.

- GV đọc cho HS viết bài - Đọc cho HS soát lỗi

- GV nx bài (7 em) HS đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét chung

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - G hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

* Thể hiện nỗi niềm trăn trở băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn ngồn nước.

- Từ khó viết: Đà, Hồng (tên riêng) nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ.

* Viết bài :

Lắng nghe TV-LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (tiết 3) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc trong 9 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng / phút; Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; Hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác ôn bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu ghi các bài tập đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Giới thiệu bài: 1’

- Nêu Mục đích của tiết học B. Nội dung: 36’

1. Kiểm tra tập đọc - Tiến hành như ở tiết 1

(10)

2. Hướng dẫn bài tập Bài 2

? Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.

+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.

+ Chon chi tiết mà mình thích

+ Giải thích lý do vì sao mình thích chi tiế ấy. (Để giải thích lý do thích em viết thành đoạn văn (5 câu) trong đó lưu ý đến nội dung câu văn, các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả, cách dùng từ của tác giả có gì đặc sắc để tạo nên cái đẹp của câu văn, bài văn.

- Gọi 1 HS trình bày phần bài làm của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS (Nếu có)

- Nhận xét, khen ngợi những HS phát hiện được những chi tiết hay trong bài văn và giải thích được lý do.

* Lưu ý: GV đi theo từng bài văn để nhiêu HS có thể tìm thấy những chi tiết hay trong 1 bài.

- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu:

+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa;

Một chuyên gia máy xúc;Kỳ diệu rừng xanh; Đất Cà Mau.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 1 HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tự

làm vào vở bài tập.

Ví dụ:

a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- Em thích chi tiết: Trong vường lắc lư những chùm quả …. chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì tác giả quan sát sự vật rất tinh tế. Từ Vàng lịm tả màu sắc của chùm quả xoan, gời cho tả cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng. Tác giả dùng hình ảnh so sánh những chùm quả xoan chín mọng như những chuỗi tràng hạt khổng lồ thật chính xác và kinh tế.

- Em thích chi tiết: Ngày không nắng, không mưa, …. kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã . Ở đây con người rất chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Tác giả miêu tả hoạt động của con người giữa bức tranh quê làm cho bức tranh quê ấy thêm đẹp và sinh động....

b) Một chuyên gia máy xúc

- Em thích chi tiết tả ngoại hình cỉa anh A-tếch-xây: Cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng.... tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật. Sự

miêu tả ấy thật đúng với ngoại hình của một người ngoại quốc, vừa toát lên vẻ gần gũi, thân mật của anh với công việc, con người Việt Nam...

c) Kì diệu rừng xanh

- Em thích nhất chi tiết: Một thành phố bnấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.

Tác giả đã có sự so sánh thật chính xác và gần gũi. Mỗi chiếc nấm như một

(11)

C. Củng cố - dặn dò: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ tục ngữ ở ba chủ điểm đã học.

lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân tác giả như mộ người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc nhưng người tí hon. Cách miêu tả, so sánh của tác giả làm cho người đọc có những liên tưởng thú vị, bất ngờ...

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau

------ KHOA HỌC

TIẾT 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nêu được một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

2. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năngthực hiện một số biện pháp để đảm bảo An toàn giao thông

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Hình vẽ trong SGK trang 40, 41 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. KTBài cũ:

- Hãy nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?

- Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?

- Nêu những người em có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại?

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài : “ Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ”

Hoạt động 1: một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1,2, 3,4 trang 40 SGK, thảo luận và chỉ ra những vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình và hậu quả có thể xảy ra đối với những người vi phạm luật trong từng hình, hoàn thành vào bảng sau:

-2 Học sinh trả lời, lớp nhận xét.

-Học sinh thảo luận, chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông

- Điều gì có thể xảy ra đối với người tham gia giao thông?

- Hoàn thành vào phiếu bài tập.

(12)

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- Theo các em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ?

Hoạt động 2: Một số biện pháp để thực hiện An toàn giao thông.

- Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5,6,7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.

- Cho hs đại diện các cặp nêu kết quả thảo luận.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các biện pháp An toàn giao thông.

® Giáo viên chốt lại các ý chính ghi bảng.

3. Củng cố, dặn dò:

- Thi đua (2 dãy) Trưng bày tranh ảnh tài liệu sưu tầm và thuyết trình về tình hình giao thông hiện nay.

- Em có thể làm gì để thực hiện An toàn giao thông?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo dục hs chấp hành tốt An toàn giao hàng ngày.

- Nhận xét tiết học.

- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp, lớp nhận xét bổ sung . - Nội dung H1 :Người đi bộđi dưới lòng đường, trẻ em chơi dưới lòng đường

+ Hậu quả có thể xảy ra : Xe ôtô , xe máy chạy tới có thể va vào các em, các em sẽ bị thương …

- 2 HS ngồi cặp cùng quan sát H5,6, 7 Tr 41 SGK

- H5 : Thể hiện việc HS được học về Luật Giao thông đường bộ

- H6: Một bạn đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm

- H7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định

+ Cần học và tìm hiểu về luật giao thông đường bộ.

+Chấp hành đi bộ, đi xe đạp, xe máy đúng phần đường quy định.

+ Chấp hành đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên phương tiện tham gia giao thông

+ Không chơi dưới lòng đường …

- Hs trưng bày tranh ảnh, tài liệu sưu tầm và thuyết trình về tình hình giao thông hiện nay.

------

ĐỊA LÍ

TIẾT 10: NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU

(13)

1. Kiến thức: Nắm vai trò của trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng chủ yếu và vùng phân bố, chăn nuôi đang ngày càng phát triển. Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất. Quan sát, phân tích biểu đồ, bảng thống kê, lược đồ để tìm kiến thức.

2. Kĩ năng: Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của 1 số loại cây trồng chính ở nước ta.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tự hào về nông nghiệp (nhất là trồng trọt) đang lớn mạnh của đất nước.

*GT: Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp và thuỷ sản (không yêu cầu nhận xét).

*SDLLTKHQ: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp như lúa, gạo...

*GDBVMT: Bảo vệ môi trường xung quanh, trong nông nghiệp không phun thuốc sâu, hoá chất bừa bãi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. KTBC:

- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Vùng sinh sống?

- Mật độ dân số nước ta là bao nhiêu? Cao hay thấp?

- Dân cư nước ta phân bố thế nào? (chỉ lược đồ).

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới. - Giới thiệu bài- ghi đầu bài.

“Nông nghiệp”

Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt trong nông nghiệp.

- Dựa vào mục 1 trong sgk, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ? - Giáo viên kết luận.

Hoạt động 2: Các loại cây trồng.

Bước 1. Cho hs quan sát hình 1 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi mục 1 trong sgk.

- Kể tên một số cây trồng ở nước ta ?

- Trong các cây trồng, cây nào được trồng nhiều nhất?

- Học sinh trả lời.

- HS đọc sách giáo khoa.

1/ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

2/ Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi

- HS quan sát theo cặp

- Lúa, cây ăn quả, cà phê, chè, cao su,.. .

- Cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.

(14)

Þ Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó, cây lương thực được trồng nhiều nhất, sau đó là cây công nghiệp.

- Vì sao ta trồng nhiều cây xứ nóng?

- Nước ta đã đạt thành tích gì trong việc trồng lúa gạo?

Liên hệ: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp như lúa, gạo...

Hoạt động 3: Vùng phân bố cây trồng.

- Em hãy quan sát hình 1, cho biết lúa, gạo, cây công nghiệp lâu năm( chè, cà phê, cao su,…) được trồng chủ yếu và cao nguyên hay đồng bằng ?

- Nhận xét, kết luận

Hoạt động 4: Ngành chăn nuôi.

- Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta ? - Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?

- Dựa vào hình 1, em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?

3. Củng cố, dặn dò:

- Cho các nhóm thi đua trưng bày tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp của nước ta.

* Liên hệ: Bảo vệ môi trường xung quanh, trong nông nghiệp không phun thuốc sâu, hoá chất bừa bãi.

- Công bố hình thức thi đua.

- Đánh giá thi đua.

- Gọi hs đọc lại ghi nhớ.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: “Lâm nghiệp và thủy sản” .

- Vì cây xứ nóng phù hợp khí hậu nhiệt đới.

- Đủ ăn, dư để xuất khẩu (xuất khẩu lúa gạo đứng đầu trên thế giới trong mấy năm gần đây).

- Quan sát lược đồ phân bố cây trồng, chuẩn bị trả lời câu hỏi 2.

- Trình bày kết quả (kết hợp chỉ bản đồ vùng phân bố cây trồng).

- Về vùng phân bố lúa gạo (đồng bằng); cây công nghiệp (núi và cao nguyên); cây ăn quả (đồng bằng Nam Bộ, Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc).

- Trâu, bò, lợn, gà.

- Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo và nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân ngày càng nhiều thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

- Miền núi và cao nguyên có sẵn đồng cỏ, bãi chăn thả nên nuôi nhiều trâu bò.

- Đồng bằng: Có nhiều nhiều lương thực, cá tôm nên nuôi nhiều lợn, gia cầm.

- Các nhóm thi đua trưng bày tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp của nước ta.

- Nhắc lại ghi nhớ.

(15)

------ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 3: ĐI XE BUÝT MỘT MÌNH AN TOÀN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được khi đi Xe buýt một mình an toàn cần chú ý điều gì.

2. Kĩ năng:

- Có thói quen quan sát khi lên, xuống Xe buýt.

- Biết xác định trạm Xe buýt mà mình cần xuống.

3. Thái độ:

- Biết tuyên truyền cho mọi người biết cách đi Xe buýt an toàn.

- Có ý thức thực hiện các quy định trên xe buýt để đảm bảo an toàn tính mạng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài.

- HS: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động trải nghiệm: (5 phút)

- GV đưa ra tình huống: Khi đi xe buýt em cần chú ý điều gì?

- Khi đi xe buýt chúng ta phải đi NTN cho an toàn?

2. Hoạt động cơ bản: (10 -12 phút)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc truyện và đọc câu hỏi.

- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 2 HS.

- GV giao việc cho các nhóm: Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi cuối truyện.

(Thời gian thảo luận là 4 phút)

1. Chủ nhật tuần này, lần đầu tiên Tuấn tự làm việc gì?

2. Điều gì đã giúp Tuấn đi xe buýt một mình về thăm nội mà không bị lạc và an toàn?

3. Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì ở Tuấn?

4. Để đi xe buýt một mình an toàn, chúng ta cần lưu ý những điều gì?

- 2 học sinh lên sắm vai.

- 4 HS đọc truyện.

- Nhóm cử nhóm trưởng, thư kí và thảo luận- ghi phiếu.

- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp:

1. Tuấn tự đi xe buýt một mình về thăm nội.

2. Tuấn tìm chỗ ngồi an toàn, quan sát kĩ hai bên đường để xác định trạm xe buýt, đợi cho xe dừng hẳn Tuấn mới xuống và còn xếp hàng trật tự.

3. Tuấn chấp hành tốt luật ATGT.

4. Cần nắm vững lộ trình chuyến đi, quan sát kĩ hai bên đường để xác

(16)

- GV nhận xét, chốt ý đúng và rút ra ghi nhớ

* Ghi nhớ: SGK (T.13)

3. Hoạt động thực hành: (13- 15 phút) - GV cho HS quan sát các hình SGK, nêu ý

kiến của em khi xem những hình ảnh đó.

* GV nhận xét, chốt ý đúng.

- Khi đi xe buýt phải nhớ không chen lấn xô đẩy, đuổi theo xe khi xe đang chạy.

* Ghi nhớ: SGK (T.14)

4. Hoạt động ứng dụng: (4 - 5 phút)

* Tình huống: Chiều nay mẹ bận việc không đi đón được nên Nga tự đi xe buýt về nhà. Từ trường cô bé chỉ cần đi bộ một đoạn đường ngắn là đến trạm xe buýt. Đứng đợi khá lâu, xe buýt mới đến. Nga vội vã lên xe rồi nhanh chóng tìm chỗ ngồi. Xe chạy được một đoạn thì rẽ trái. Nga lấy làm lạ, vì thường ngày đến đoạn đường này là xe rẽ phải. Nga thắc mắc hỏi cô nhân viên, cô ấy trả lời: “ Không phải cháu ơi, chắc cháu đi nhầm tuyến xe rồi!”. Nga lúng túng không biết phải làm gì…

Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc tình huống bài 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tại sao Nga lại đi nhầm xe?

- GV gọi HS trình bày.

Bài 2:

- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi: Theo em, Nga nên làm gì khi đi nhầm xe buýt ?

- GV gọi học sinh trình bày.

* Ghi nhớ: SGK (T.15)

5. Tổng kết dặn dò: (2 – 3 phút) - GV yêu cầu HS đọc lại các ghi nhớ.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học.

định trạm xe buýt, để cho xe dừng hẳn mới lên xuống xe, xếp hàng trật tự.

Hs nx, bổ su - 2 HS đọc lại ghi nhớ .

- HS thảo luận trong nhóm bàn và nêu ý kiến.

- HS trình bày kết quả và giải thích - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh đọc ghi nhớ.

- HS đọc tình huống, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS nhận xét bạn có cách xử sự

đúng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ (T.15)

- 2 HS đọc các ghi nhớ SGK.

(17)

Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 10 / 11/ 2019 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 13 / 11/ 2019

Buổi sáng TOÁN

TIẾT 48: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Giúp HS biết thực hiện cộng hai số thập phân.

- Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

2. Kĩ năng: Thực hiện phép cộng và giải toán liên quan đến phép cộng số TP đúng, nhanh.

3. Thái độ: HS học tập nghiêm túc, tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bảng phụ - ƯDPHTM phần KTBC với nội dung sau:

1. Đặt tính rồi tính:

a. 23452 + 45098 b. 14527 + 32126 2. Điền tiếp vào chỗ chấm cho đúng:

Muốn cộng hai số tự nhiên có nhiều chữ số ta làm như sau:

- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng...

- Tính cộng từ trên xuống dưới, từ ...qua..., các số phải nhớ thì cộng vào hàng cao hơn ...trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt đông dạy A. Bài cũ: 5’

Ư DPHTM

- GV gửi đến HS bài tập có nôi dung như phần chuẩn bị.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 33' 1/ Giới thiệu bài:

2/ Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân

Hoạt động học

- Học sinh nhận bài sử dụng máy tính bảng làm và gửi bài.

a, Ví dụ:

* Hình thành phép cộng hai số thập phân.

- Gv vẽ đường gấp khúc ABC như sgk lên bảng, sau đo nêu bài toán: Đương gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m, đoạn thẳng BC dài 2,45cm. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?

? Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm như thế nào?

? Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC.

- Gv nêu: Vậy để tính độ dài của đường gấp khúc ABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45. Đây

- Học sinh nghe và phân tích đề toán

- Ta tính tổng độ dài của hai đoạn thẳng AB và BC.

- Tổng 1,84m + 2,45m.

(18)

là mộ tổng của hai số thập phân.

* Đi tìm kết quả:

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách giải. ( G gợi ý: có thể đổi ra đơn vị mét)

Gv gọi học sinh trình bày kết quả tính của mình trước lớp.

- GV hỏi lại: vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu?

* Giới thiệu kĩ thuật tính

- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng 1,84 + 2,45 m các em sẽ phải đổi từ đơn vị mét sang đơn vị xăng- ti - mét rồi tính, sau khi có được kết quả lại đổi về đơn vị mét.

Làm như vậy rất mất thời gian, vị vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.

* Đặt tính: Viết 1,84 rồi viết 2,45 dưới 1,84 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột với nhau( đơn vị thẳng đơn vị, phần mười thẳng phần mười, phần trăm thẳng phần trăm).

* Tính: Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- GV khẳng định: cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,54.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 184 + 245.

- GV yêu cầu HS so sánh để tìm điển giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện.

- GV hỏi tiếp: Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy trong phép tính cộng hai số thập phân.

- HS thực hiện đổi 1,84m và 2,45m thành số đo có đơn vị là xăng -ti-mét và tính tổng:

1,84m = 184cm 2.45m = 245cm

Độ dài đường gấp khúcABC là:

184 + 245 = 429(cm) 429cm = 4,29m

- 1 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nêu: 1,84 + 2,45 = 4,29 m

- HS cả lớp theo dõi thao tác của giáo viên .

- HS thực hiện:

- HS so sánh hai phép tính:

* Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện cộng.

*Khác nhau ở chỗ 1 phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.

- Trong phép tính cộng hai số thập phân (viết theo cột dọc), dấu phẩy ở các số hạng và dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với nhau.

(19)

b, Ví dụ 2

- GV nêu ví dụ: Đặt rồi tính 15,9 + 8,75

- GV yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ

cách đặt tính và thực hiện tính của mình.

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.

3. Ghi nhớ

- GV hỏi: Qua hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân?

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và yêu cầu học thuộc lòng ở lớp.

4. Luyện tập - thực hành Bài 1 ( 50-sgk)

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi:

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi học sinh chữa bài của bạn trên bảng.

- HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm ra giấy nháp.

65 , 24

75 , 8

9 ,

 15

- HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất:

*Đặt tính: viết 15,9 rồi viết 8,75 dưới 15,9 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

* Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng với các dấu phẩy của các số hạng.

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS tự học thuộc lòng ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân.

Bài 1 ( 50-sgk)

- 2 học sinh đọc đề bài

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

5 , 82

3 , 24

2 ,

58

23,44

08 , 4

36 ,

19

99 , 324

19 , 249

8 ,

 75

863 , 1

868 , 0

995 ,

0

GV yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính của mình.

- HS nhận xét bài của bạn đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- 2 HS vừa lên bảng lần lượt nêu, mỗi học sinh nêu cách thực hiện1 phép tính.

Ví dụ phép tính đầu tiên:

* Đặt tính: Viết 58,5 sau đó viết 24,3 dưới 58,3 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, hàng phần mười thẳng hàng phần mười, đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục.

* Thực hiện phép cộng như cộng các

(20)

- GV hỏi: Dấu phẩy ở tổng của hai số thập phân được viết như thế nào?

- Gv nhận xét học sinh.

Bài 2 ( 50-sgk)

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi:

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính tổng hai số thập phân.

- GV yêu cầu HS làm bài

số tự nhiên:

. 2 cộng 3 bằng 5 , viết 5.

. 8 cộng 4 bằng 12 viết 2 nhớ 1.

. 5 cộng 1 là 6. 6 cộng 2 bằng 8, viết 8.

* Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- HS : Dấu phẩy ở tổng viết thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

Bài 2 ( 50-sgk)

- HS đọc thầm đề bài và nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính tổng hai số thập phân.

- 1 HS nêu như phần Ghi nhớ, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

17,4 6 , 9

8 ,

7

44,57 75 , 9

82 ,

34

93,018 37 , 35

648 , 57

- Gv yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn

trên bảng.

- GV có thể yêu cầu HS nêu rõ cách tính của phép tính cụ thể( nếu cần)

- GV nhận xét học sinh.

Bài 3( 50-sgk)

- GV gọi 1 HS đọc đề trước lớp.

- Gv yêu cầu HS tự làm bài .

- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính :

32,6 + 4,8 = 37,4 - GV nhận xét và HS.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

* Rút kinh nghiệm tiết dạy:

- Cần lưu ý học sinh cách đặt tính, sao cho dấu phẩy thẳng hàng với dấu phẩy.

- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài 3( 50-sgk)

Bài giải Tiến cân nặng là:

32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) Đáp số: 37,4 kg

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và kiểm tra.

(21)

TV- KỂ CHUYỆN

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (tiết 4) I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.

2. Kĩ năng: Nhận biết DT, ĐT, TT, thành ngữ, tục ngữ gắn với các chủ điểm đã học.

3. Thái độ: GD HS có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ trong chủ điểm đã học.

(22)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu học tập cho bài 2.

- Phiếu to cho bài 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra:

Giọi HS đọc bài tập đọc tuần 8 B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1') 2 - Thực hành (37')

Bài 1: Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học:

3 HS đọc

- GV nêu yêu cầu giờ học - GV nêu yêu cầu của bài

- HS làm việc nhóm, ghi các trường hợp tìm được vào phiếu

- Đại diện nhóm nêu kết quả, lớp và GV n xét

Việt Nam – Tổ quốc em Cánh chim hoà bình

Con người với thiên nhiên

Danh từ - Tổ quốc, đất nước, giang sơn, nước non, quê hương, đồng bào

- Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, tình hữu nghị

- Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh, rạch, núi rừng, núi đồi, nương rẫy

Động từ Tính từ

- Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, cần cù, anh dũng, kiên cường

- Hợp tác, bình yên, tự do, thái bình, sum họp,

- Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, tô điểm

Thành ngữ, tục ngữ

- Quê cha đất tổ

- Nơi chôn rau cắt rốn - Giang sơn gấm vóc - Uống nước nhớ nguồn

- Bốn biển một nhà - Kề vai sát cánh - Chia ngọt sẻ bùi - Đoàn kết là sức mạnh

-Lên thác xuống ghềnh

- Chân lấm tay bùn - Chân cứng đá mềm - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ : Bảo vệ, bình yên, đoàn kết, bạn bè, mênh mông

- Thực hiện tương tự như bài tập 1 - GV điền kết quả đúng vào bảng - 2 HS điền kết quả- lớp nhận xét- ĐG.

- 2 H nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa

bảo vệ bình yên đoàn kết bè bạn mênh

mông Từ đồng

nghĩa

- Giữ gìn - Gìn giữ

- Bình an - Thanh bình - Yên ổn

- Đoàn kết - Liên kết

-Bạn hữu - Bầu bạn - Bè bạn

- Bao la - Bát ngát -Mênh mông Từ trái

nghĩa

- Phá hoại - Tàn phá

- Huỷ hoại - Huỷ diệt

- Bất ổn, - Náo động - Náo loạn

- Chia rẽ -mâu thuẫn - Phân tán - Xung đột

- Kẻ thù - Kẻ địch

- Chật chội - Chật hẹp - Hạn hẹp

(23)

C. Củng cố, dặn dò: (2') - Gv hệ thống nội dung bài.

Nhận xét giờ

- Hs lắng nghe

------ Ngày soạn: Thứ hai, ngày 11 / 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 14 / 11/ 2019

Buổi sáng TOÁN

TIẾT 49: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cộng hai số thập phân.

+ Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân

+ Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng và giải toán liên quan đến phép cộng.

3. Thái độ: HS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Bài cũ: 5’

- Gọi học sinh chữa bài 3, 4 VBT.

- Nhận xét.

? Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?

- Nhận xét

- 2 học sinh lên bảng làm.

- Ta cộng như cộng số tự nhiên, lưu ý

các đặt tính sao cho dấu phẩy thẳng hàng với dấu phẩy, các hàng thẳng cột với nhau.

B. Bài mới: 32’

1 Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1( 50 - sgk)

- Yêu cầu học đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề.

- Yêu cầu học sinh làm bài

- Học sinh đọc thầm bài trong sgk.

- Bài cho biết các số a,b yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức a + b và b + a.

- 1 học sinh làm bài, học sinh dưới lớp làm bài vào vở.

a 5,7 14,9 0,53

b 6,24 4,36 3,09

a + b 5,7 + 6,24 =11,94 14,9 + 4,36 = 19,26 0,53 + 3,09 = 3,62 b + a 6,24 + 5,7 =11,94 4,36 + 14,9 = 19,26 3,09 + 0,53 = 3,62 - GV yêu cầu học sinh nhận xét bài

làm của bạn trên bảng.

- GV hỏi:

- HS nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

HS trả lời:

(24)

+ Em có nhận xét gì về giá trị, về vị trí

các số hạng của hai tổng a+ b và b +a khi a =5,7 và b =6,24?

+ Gv hỏi tương tự với hai trường hợp còn lại.

- GV hỏi tổng quát: Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức a + b và b +a ?

+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì được tổng nào? Tổng này có giá trị như thế nào so với tổng a +b ? - Gv khẳng định: Đó chính là tính chất giao hoán của phép cộngcác số thập phân. Khi đổi chỗ hai số hạng trong cùng một tổng thi tổng không thay đổi.

- GV hỏi: Em hãy so sánh tính chất giao hoán của phép cộng các số tự

nhiên, tính chất giao hoán của phép cộng phân sốvà tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

+ Hai tổng này có giá trị bằng nhau.

+ Khi đổi chỗ cho các số hạng của tổng 5,7+ 6,24 thì ta được tổng 6,24 + 5,7.

- HS nêu : a + b = b +a

+ Khi ta đổi chỗ các số hạng trong tổng a + b thì được tổng b + a có giá trị bằng tổng ban đầu.

- HS nhắc lai kết luận về tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

- HS nhớ lại và nêu: Dù là phép cộng với số tự nhiên, hay phân số hay vsố thập phân thì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng vẫn không thay đổi.

Bài 2( 50 - sgk)

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.

- Gv hỏi: Em hiểu yêu cầu của bài"

dùng tính chất giao hoán để thử lại"

như thế nào?

- GV yêu cầu HS là bài.

- Gv yêu cầu HS nhận xét bài là của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

- Học sinh đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS nêu: Thực hiện tính cộng sau đó đổi chỗ các số hạng để tính tiếp. Nếu hai phép cộng có kết quả bằng nhau tức là đã tính đúng, nếu hai phép cộng cho hai kết quả khác nhau tứ là đã tính sai.

- 3 HS lên bảng là bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a,

26 , 13

8 , 3

46 .

 9

thử lại

26 , 13

46 , 9

8 , 3

 b,

05 , 70

97 , 24

08 ,

45 thử lại

05 , 70

08 , 45

97 ,

24

c,

16 , 0

09 , 0

07 ,

 0

thử lại

16 , 0

07 , 0

09 ,

0

- HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

(25)

Bài 3 ( 51-sgk)

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài học sinh.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Chiều dài của hình chữ nhật là:

16,34 + 8,32 = 24,66(m) Chu vi của hình chữ nhật là:

(16,34 + 24,66) x 2 = 82(m) Đáp số: 82m

Bài 4 ( 51- sgk)

- GV gọi học sinh đọc đề bài toán.

- Gv hỏi: Bài toán cho em biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

+ Em hãy nêu cách tính số trung bình cộng.

+ Để tính được trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải em phải biết được những gì?

+ Tổng số mét vải bán được là bao nhiêu?

+ Tổng số ngày bán hàng là bao nhiêu ngày?

- GV chữa bài của học sinh trên bảng, sau đó nhận xét HS.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc đề trong SGK.

- HS: bài toán cho bết: Tuần đầu bán 314,78m vải

Tuần sau bán 525,22m vải - Bán tất cả các ngày trong tuần.

- Bài toán yêu cầu tính trung bình số mét vải bán trong 1 ngày.

- HS nêu.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Tổng số mét vải bán được trong cả hai tuần lễ là:

314,78 + 525,22 = 840(m) Tổng số ngày bán hàng trong hai tuần lễ

là:

7 x2 = 14( ngày)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

840 : 14 = 60 (m) Đáp số: 60m C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV tổng kết và nhận xét tiết hoc.

- Dặn dò về nhà: Học và chuẩn bị bài.

TẬP ĐỌC

TIẾT 20: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (tiết 5) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng từ.

2. Kĩ năng: Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ.

(26)

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức dùng từ đúng theo nghĩa của nó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập to cho nội dung bài 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra:

Gọi 3 HS đọc bài t-9 B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1') 2- Nội dung (37')

a - Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Thay thế từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn :

3 HS đọc bài tuần 9

- Ôn tập giữa kì I ( Tiết 5).

Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu

+ Vì sao cần thay những cụm từ in đậm đó bằng từ đúng nghĩa khác ?

- HS làm bài cá nhân

- HS nêu ý kiến, lớp và GV n.xét - chốt lại.

Câu

Từ dùng không chính

xác

Lí do

Thay bằng từ đúng

nghĩa Hoàng bê chén nước

bảo ông uống

bê bảo

- chén nước nhẹ không cần bê.

- bảo ông là thiếu lễ phép.

bưng mời

Ông vò đầu Hoàng vò

- Không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng trên tóc cháu (vò là chà đi xát lại làm cho rối).

xoa

Cháu vừa thực hành

xong bài tập rồi ông ạ Thực hành

- Chỉ việc áp dụng lí thuyết vào thực tế không hợp với giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như học tập.

làm

Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ đã cho với mỗi ô trống.

no, chết, bại, đậu, đẹp

Bài 4: Đặt câu với mỗi nghĩa của từ

"đánh " :

- Đánh bạn là không tốt - Lan đánh đàn rất hay

-Em thường đánh ấm chén giúp mẹ C. Củng cố, dặn dò:

- Nêu lại nội dung bài – N.xét

- 1 H đọc yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.

- GV dán phiếu lên bảng

- 2 HS thi làm và đọc thuộc các câu tục ngữ

- Lớp và GV nhận xét - HS làm vào vở

- Nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt nhận xét.

Lắng nghe

------ TV- TẬP LÀM VĂN

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (tiết 6) I. MỤC TIÊU:

(27)

1. Kiến thức: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng từ.

2. Kĩ năng: Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức dùng từ đúng theo nghĩa của nó.

* Giảm tải: Không làm bài tập 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Phiếu học tập to cho nội dung bài 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra:

Gọi 3 HS đọc bài tuần 9 B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1') 2- Nội dung (37')

a - Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Thay thế từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn :

3 HS đọc bài tuần 9

- Ôn tập giữa kì I ( Tiết 6).

Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu

+ Vì sao cần thay những cụm từ in đậm đó bằng từ đúng nghĩa khác ?

- HS làm bài cá nhân

- HS nêu ý kiến, lớp và GV n.xét - chốt lại.

Câu

Từ dùng không chính xác

Lí do

Thay bằng từ đúng

nghĩa Hoàng bê chén

nước bảo ông uống

bê bảo

- chén nước nhẹ không cần bê.

- bảo ông là thiếu lễ phép.

bưng mời

Ông vò đầu Hoàng vò

- Không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng trên tóc cháu (vò là chà đi xát lại làm cho rối).

xoa

Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ

Thực hành

- Chỉ việc áp dụng lí thuyết vào thực tế không hợp với giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như học tập.

làm Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với mỗi

từ đã cho với mỗi ô trống.

no, chết, bại, đậu, đẹp Bài 4: Đặt câu với mỗi nghĩa của từ "đánh " :

- Đánh bạn là không tốt - Lan đánh đàn rất hay

-Em thường đánh ấm chén giúp mẹ

C. Củng cố, dặn dò:

- Nêu lại nội dung bài – N.xét

- 1 H đọc yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.

- GV dán phiếu lên bảng

- 2 HS thi làm và đọc thuộc các câu tục ngữ - Lớp và GV nhận xét

- HS làm vào vở

- Nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt nhận xét- ĐG.

Lắng nghe

(28)

------ Ngày soạn: Thứ ba, ngày 12 / 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 15 / 11/ 2019

Buổi sáng TOÁN

TIẾT 50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết tính tổng nhiều số thập phân như tổng hai số thập phân, Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tính toán thành thạo.

3. Thái độ: HS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Phiếu học tập cho bài số 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A-Kiểm tra bài cũ: 5’

- Chữa bài tập 2,3 ở VBT

- Nêu cách cộng hai số thập phân?

B-Bài mới: 33’

1-Giới thiệu bài:

2-Nội dung:

a) Ví dụ 1:

- GV nêu ví dụ:

Ta phải tính: 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? - GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng tương tự như cộng hai số thập phân:

Đặt tính rồi tính. 27,5 + 36,75 14,5 78,75

- Cho HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.

b) Ví dụ 2:

- GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.

- Mời một HS lên bảng làm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- Cho 2-3 HS nêu lại cách tính tổng nhiều STP

- 2 HS lên bảng

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

Bài giải:

Chu vi của hình tam giác là:

8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm) Đáp số: 24,95 dm

- Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.

3-Luyện tập:

*Bài tập 1 (51): Tính - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào vở - GV nhận xét.

*Bài tập 1 (51): Tính

*Kết quả:

a) 28,87 b) 76,76 c) 60,14

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

a) Hãy viết một câu có dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt. b) Hãy viết một câu có dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của

Kiến thức: - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có và từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa

KT: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt

KT: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt

a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo

Nghĩa gốc là nghĩa thực ( nghĩa chính) của từ. Em hiểu thế nào là nghĩa gốc của từ ?.. Răng của chiếc cào Làm sao nhai được ?.. Chỉ răng

Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ đó:.. Bài tập 3: Dưới đây là những nghĩa phổ biến của các từ cao,

c)Söï di chuyeån nhanh cuûa phöông tieän giao thoâng. d)Söï di chuyeån nhanh baèng chaân.. b)Söï vaän ñoäng nhanh. c)Di chuyeån baèng chaân. Doøng naøo döôùi ñaây