• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 1: tiet_8_bai_8_guong_cau_lom_li7_24520197

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 1: tiet_8_bai_8_guong_cau_lom_li7_24520197"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 8.

Bài 8: GƯƠNG CẦU LÕM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm.

- Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và trong kĩ thuật.

- Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.

2. Kĩ năng:

- Làm TN để nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.

- Quan sát các tia sáng đi qua gương cầu lõm.

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, có ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

- Mỗi nhóm HS:

 1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng;

 1 gương phẳng có bề ngang bằng đường kính của gương cầu lõm.;

 1 cục pin; 1 màn chắn sáng có giá đỡ di chuyển được;

 1 đèn pin để tạo chùm tia song song và phân kì.

- Giáo viên: 1 thước thẳng, các hình phóng to, 1 cây nến, 1 bật lửa.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số - Nhắc nhở:

2. Kiểm tra bài cũ: (4 ph) Giáo viên Kiểm tra:

- Câu 1: + Phát biểu kết luận về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

+ Người lái xe dùng gương cầu lồi đặt trước mặt có tác dụng gì?

+ Tại sao không dùng gương phẳng?

- Câu 2: + Phát biểu kết luận về vùng nhìn thấy của gương cầu lồi?

+ Ở chỗ đường gấp khúc, có vật che khuất, người ta đặt một gương cầu lồi có tác dụng gì?

Trả lời:

- HS 1:+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật

+ Quan sát được vùng sau gương rộng hơn gương phẳng.

- HS 2: + Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

+ Người lái xe quan sát được người và xe cộ bị che khuất phía trước.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Xây dựng tình huống học tập (1 ph) Xây dựng tình huống:

- Yêu câu HS quan sát một gương cầu lồi và một gương cầu lõm, cho nhận xét sự giống khác nhau của hai gương?

- Nêu vấn đề như SGK.

Học sinh

- Quan sát một gương cầu lồi và một gương cầu lõm, nêu nhận xét.

Hoạt động 2: Thí nghiệm, quan sát ảnh tạo bởi gương cầu lõm (18 ph).

(2)

Giáo viên

- Yêu cầu HS làm TN đặt vật sát gương cầu lõm, đự đoán các t/c của ảnh này C1.

- Yêu cầu bố trí một TN kiểm tra đự đoán trên C2.

- Gợi ý làm TN kiểm tra giống như với gương cầu lồi

- Cho trả lời C1, C2

Học sinh

- Hoạt động nhóm quan sát ảnh tạo bởi gương cầu lõm và dự đoán t/c. C1

- Tiến hành bố trí TN kiểm tra dự đoán. C2.

- Đại diện các nhóm trình bày C1, C2.

Ghi bảng

I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm

1) Thí nghiệm:

C1)ảnh ảo, lớn hơn vật

C2)Vật đặt sát gương cầu lõm, thấy ảnh ảo lớn hơn vật Hoạt động 3: Kết luận (3 ph).

Giáo viên

- Cho tự tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong lời kết luận.

- Yêu cầu một số HS phát biểu, sửa chữa cho đúng.

Học sinh - Tự làm kết luận.

- Một số HS phát biểu kết luận.

- HS khác sửa chữa, bổ xung.

Ghi bảng 2) Kết luận:

“ảo”; “lớn hơn”

Hoạt động 4:Tìm hiểu sự phản xạ AS trên gương cầu lõm (18 ph).

Giáo viên

- Yêu cầu các nhóm làm TN như hình 8.2 SGK

- Cho thảo luận làm kết luận - Yêu cầu đại diện nhóm nêu kết luận.

- Sau đó thảo luận trả lời C4.

- Yêu cầu các nhóm trả lời C4

- Cho thảo luận lớp thống nhất lời giải.

- Yêu cầu làm TN H8.4 C5.

- Thảo luận nhóm thống nhất kết luận.

Học sinh

- Tiến hành TN theo nhóm như hình 8.2

- Thảo luận làm kết luận.

- Đại diện nhóm trình bày lời kết luận C3.

- Thảo luận câu C4

- Đại diện nhóm trình bàyC4 - Thảo luận lớp:

- AS từ mặt trời tới gương coi như // , cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương, nên có thể làm cho vật đặt tai chỗ AS hội tụ sẽ nóng lên.

- Làm TN C5

- Thảo luận làm kết luận.

Ghi bảng II. Sự phản xạ AS trên gương cầu lõm

1) Chùm tia tới song song:

a ) Thí nghiệm: H8.2 C3)

b ) Kết luận: “hội tụ”

C4) Chùm sáng phản xạ hội tụ đun nóng vật.

2) Chùm tia tới phân kỳ:

a)Thí nghiệm: H8.4 C5)

b)Kết luận: “phản xạ”

4. Củng cố - Vận dụng (3 ph).

-Yêu cầu các nhóm tìm hiểu đèn pin như SGK

-Yêu cầu vận dụng kết luận trả lời C6

-Yêu câu trả lời C7

-Cho đọc mục ghi nhớ cuối bài.

-Quan sát cấu tạo pha đèn pin. Bật đèn sáng. Xoay nhẹ pha đèn thay đổi vị trí bóng đèn để thu được chùm phản xạ //

-Trả lời C6 -Trả lời C7

III.Vận dụng:

1)Tìm hiểu đèn pin:

2) C6: nhờ gương cầu lõm ta có thể thu được chùm sáng phản xạ // truyền đi xađược, sán rõ không phân tán

3)C7: Ra xa gương 5. Hướng dẫn về nhà (2 ph).

(3)

 Học kỹ các kết luận trong bài.

 Đọc thêm mục có thể em chưa biết.

 BTVN: Từ 8.1 đến 8.3 SBT.

Rút kinh nghiệm:

...

...

...

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cùng một vật lần lượt đặt trước 3 gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm; cách gương cùng một khoảng, gương nào tạo được ảnh ảo

[r]

(1,0 điểm) Tại sao trong lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của

Câu 12 (3 điểm) Đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.. Ảnh

Cả hai gương đều tạo ra hai ảnh như nhau nhưng bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương cầu lõm.. Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh ảo hoặc ảnh thật

Quan sát ảnh của một vật qua các gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm thì ảnh lớn nhất nằm trên.. Không có

Câu 3(2đ) : Nêu tính chất của ảnh tạo bỡi gương phẳng.. So sánh sự giống nhau ,khác nhau của gương phẳng, gương cầu lồi và gương

Câu 7: (0,3đ) Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn.. Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải